lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Vinh Thăng Những Cánh Chim Trời Trấn Giữ Không Gian

lịch sử việt nam

Bay Vào Lòng Mẹ

Lịch Sử Việt Nam | anh hung nguyen manh dung, anh hùng nguyễn mạnh dũng

Tưởng Nhớ Anh-Hùng Nguyễn-Mạnh-Dũng

1, 2, 3, 4

Chinh Nguyên

...

Việt thở dài sau khi hút một hơi thuốc thật sâu vào phổi như cố nuốt nỗi buồn phiền, cay đắng vào tim, rồi miên man kể:

  • Chiến sự càng leo thang khốc liệt, Phi đoàn 516 Phi Hổ của anh Dũng càng hoạt động mãnh liệt không ngừng nghỉ. Các phi vụ yểm trợ đã được anh thi hành xuất sắc. Điển hình là phi vụ dội bom Cổ thành Quảng Trị, anh đã kể với em rằng: Muốn tiêu diệt Cộng quân đang núp trong cổ thành, người phi công phải gan dạ, có kỹ thuật thần sầu để bay xuống thật thấp, hầu tránh khỏi các hoả tiễn SAM của địch, sau

      đó dội bom xéo vào hông cổ thành, một cách đánh có hiệu quả duy nhất, vì nếu bom chỉ thả trên nóc cổ thành, chẳng gây nên thiệt hại gì cho địch quân. Kết quả là anh đã có mặt trong đoàn quân hào hùng của Quân lực Anh hùng, trong ngày diễn binh mừng ngày tái chiếm Quảng Trị.

      Anh đã miệt mài bay, ngoài khu vực trách nhiệm Vùng 1, biệt phái cho các Phi đoàn bạn tại Vùng 2, tại các mặt trận sôi bỏng nhất của cuộc chiến. Anh của em đã khóc khi đã phải bỏ bom xuống chính thành phố của anh để giải tỏa áp lực của Cộng quân khi chúng bao vây và tấn công Ban-Mê-Thuột hồi tháng 3 năm 75. Ngày Phi đoàn 516 của anh rút khỏi Đà Nẵng là lúc anh đang biệt phái sang mặt trận Pleiku.

-     Anh Dũng dội bom Ban-Mê-Thuột? tôi buột miệng hỏi Việt:

  • Vâng anh Dũng em đã dội bom ngay trên thành phố Ban-Mê-Thuột để giải toả áp lực của Việt Cộng với nỗi đau khổ dằn xé trong lòng trước khi quyết định. Không nỗi đau nào hơn là chính mình tàn phá nơi mình lớn lên bằng những trái bom thả lên thành phố, nơi đó có cha mẹ, anh em, bạn bè thân yêu, trong khi vợ anh và hai cháu nhỏ đã từ Ðà Lạt chạy xuống Nha Trang tỵ nạn.

 

  • Trời đất Dũng can đảm thật…! Nếu để anh vào trường hợp này không biết anh dám có quyết định như Dũng không! Vậy thì trong lúc đó mấy em ở đâu? Thày và cô ra sao?

Việt thở dài:

  • Lúc đó em đang cùng chiến hạm tuần tiễu vùng biển Phú Quốc, còn em trai tên Tiến của em ở trong Tiểu khu Darklac đã chạy bộ xuống Nha Trang rồi theo tàu Hải Quân về Sài Gòn sau khi Ban-Mê-Thuột thất thủ! Sau đó chúng em gặp anh Dũng ở Sài Gòn và với cố gắng vượt bực, anh Dũng đã thu xếp cho Tiến được nghỉ dưỡng bệnh tại Quân Y viện Nguyễn Văn Nhứt ở Cát Lở, Vũng Tàu trong lúc hỗn loạn này.

Tôi ôm lấy vai Việt an ủi:

  • Sống chết có số cả, tháng 02-75 anh đang ở Ðài Kiểm Báo Pyramid 621 Ban-Mê-Thuột phi trường L-19 thì ông trưởng đài bắt về Sài Gòn học tham mưu trung cấp. Sau khi anh về Sài Gòn trình diện khoá học, và mới học được nửa tháng thì Ban-Mê-Thuột bị tấn công, khóa anh học tan sau khi Ban-Mê-Thuột thất thủ. Anh không đường về nên chạy lung tung cuối cùng xuống tàu Trường Xuân.

Việt nhìn tôi:

  • Anh mà không đi học thì mất mạng rồi! Em Tiến nói rằng Đài Kiểm Báo tại phi trường L-19 bị nặng nhất, vì Cộng Sản pháo như mưa cả mấy tuần liền, sau đó chúng dùng cả chục T54 cán nát công sự luôn.
  • Anh có mười mấy người bạn tử vong tại đó…! Nhưng Dũng bay ở Phi đoàn 516 Phi Hổ Đà Nẵng, sao lại về Cần Thơ bay ở Phi đoàn 524?
  • Anh Dũng về Cần Thơ sau khi triệt thoái khỏi Đà Nẵng. Lúc về Cần Thơ trong giai đoạn sôi bỏng đó, hai anh em chỉ gặp nhau ngắn ngủi vài lần tại Sài Gòn. Anh em rất ít tâm sự vì mỗi người theo đuổi những ý nghĩ riêng tư. Anh đã lo lắng tìm kiếm gia đình bé nhỏ của anh sau mỗi phi vụ hành quân một cách vô vọng. Đầu tháng 04-75, em và anh Dũng ra Vũng Tàu hai ngày để anh có cơ hội tìm kiếm chị Tình và hai cháu nhỏ tên là Tiết Bảo và Tường Giao. Hai anh em đã đi khắp các trại chứa người tỵ nạn đông đảo từ Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang đổ về sân vận động thị xã và Cát Lở của Vũng Tàu, tìm trên các chiếm hạm Hải Quân cũng với hy vọng mong manh.  Nhưng chị Tình và hai cháu vẫn biệt tăm!    

Tôi lắc đầu và quay lại hỏi Việt:

  • Vậy tinh thần đâu mà nó còn đi bỏ bom?  Ngày Dũng học cùng lớp với anh, anh thấy Dũng ít nói, hay chiều chuộng bạn bè, ai ngờ sau khi ra đời nó có những hành động anh hùng như thế...!
  • Vâng, từ khi anh Dũng em gia nhập Không Quân rồi sau khi đã tốt nghiệp từ Hoa Kỳ trở về, với bản tính gan dạ sẵn có, rồi thấy rõ cái bộ mặt gian manh của Cộng Sản sau Tết Mậu Thân, anh cũng như bao anh hùng của Quân đội VNCH, vẫn hiên ngang, xả thân chống trả các cuộc tấn công của địch, dù biết rằng cuộc chiến đã đổi chiều từ Hiệp Định Paris năm 73.  Chẳng thế mà trong những ngày cuối của cuộc chiến, anh vẫn thi hành lệnh thượng cấp, mặc dù anh biết thượng cấp của anh cũng đang bối rối vì những sửa soạn riêng tư cho gia đình họ.

      Sau những phi vụ hành quân đầy hiểm nguy với hỏa lực phòng không, SA-7 hùng hậu của địch, anh vội vã phóng xe Honda tới những nơi chốn có thể, để tìm lại vợ con đang thất lạc trong vô vọng, ngoài nỗi lo lắng vô bờ về cha mẹ, anh em còn kẹt lại trong tay quân thù tại Ban Mê Thuột. Đọc quân sử thế giới, chắc chẳng thể có một quân đội nào, có thể sánh được với những khó khăn nguy hiểm như quân đội Miền Nam đã gánh chịu từ sau hiệp định bỏ rơi Paris 73, trong đó có cả những phi công của Không Lực VNCH. Những người lính anh hùng ấy đã chỉ biết tiến về phía trước mặt  mà không tính đến sự thoái lùi, và họ vẫn hiên ngang lao vào vùng lửa đạn... Họ đã quên chính bản thân, tiếp tục chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, không đếm xỉa đến các điều kiện tối thiểu cần thiết của một người lính hoặc của một phi công phản lực... Ôi, phi công danh tiếng muôn đời... Theo như anh Huỳnh Bách Khoa, người hoa tiêu cùng phi đoàn và rất thân với anh Dũng, cho em biết là vào những ngày cuối anh Dũng em và một người bạn phi công trẻ đã bàn tính một chương trình mà chỉ hai người đó biết, sống để bụng chết mang theo.

Tôi nhìn thẳng vào mặt Việt, trong khi Việt buồn rầu hít một hơi thuốc lá thật sâu, rồi ngửa mặt há miệng ép hơi nhả từng cuộn khói tròn theo nhau bay ra khỏi miệng xoay xoay trong không khí. Tôi hiểu được Việt đang cố giấu nỗi xúc động trong lòng, cũng như tôi đang đè nén tình cảm bạn bè để khỏi òa ra tiếng nấc.

1, 2, 3, 4

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed

free counters
un compteur pour votre site