lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Sơ Lược Nghi Thức Cúng Bái Và Lễ Tế Của Người Việt

cúng tế

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

...

Trong buổi Tế lễ này có mấy điều chú ý như sau:

- Khi chủ tế di chuyển đổi chỗ trên các chiếu, từ chiếu dưới lên chiếu trên thì phải bước ra khỏi chiếu rồi bước lên về phía bên phải của mình, và khi trở xuống cũng bước ra khỏi chiếu trở về phía bên trái của mình tức là bên phải của bàn thờ.

- Hai người bồi tế ngoài nhiệm vụ phụ giúp chủ tế trong việc hành lễ còn có nhiệm vụ thay thế người chủ tế nếu người này vì bất cứ lý do gì không hành lễ được.

- Khi đốt sớ, mọi người dự tế đều phải đứng quay mặt và ngó vào chỗ đốt sớ.

 Văn tế, văn chúc

Bài văn Tế thường do Chủ tế đọc.  Nhưng cũng có thể do một người nào đó trong ban Tế đã được chỉ định trước.  Ngày xưa, bài Văn Tế thường viết bằng chữ Hán… Tuy nhiên ngày nay dân gian dùng thẳng chữ Quốc ngữ (tương tự như văn khấn của cúng giỗ).

Cụ Dương Quảng Hàm định nghĩa văn tế ‘là một bài văn đọc lúc tế một người chết để kể tính nết công đức của người ấy và tỏ tấm lòng kính trọng và thương tiếc của mình’ (Dương Quảng Hàm. Việt Nam Văn Học Sử Yếu. Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu, Sài Gòn, 1968. Tr144). Định nghĩa như thế cho nên Cụ Dương đã chia các đoạn mạch của một bài văn tế ra như sau:

1/ Đoạn mở bài
2/ Đoạn kể công nghiệp, đức tính của người chết
3/ Đoạn than tiếc người chết
4/ Đoạn tỏ tình thương nhớ của người đứng ra làm lễ tế.

Tuy nhiên, bài văn tế có thể có các bố cục hơi khác một chút tùy một loại Tế.

Bài Văn tế tiêu biểu

(bài văn tế này đọc ở Lăng Ông Bà Chiểu và ở các đình làng Miền Nam)

Lược dịch phần ‘Lòng linh” (phần chính, không kể phần mở đầu) của bản Văn Tế Túc yết:

Thưa rằng:

Kính cẩn thưa Đức Thượng Công là sao sáng của song núi, do khí linh thiêng của song biển đúc thành. Chức giữ ba quân, đánh Bắc, dẹp Đông. Công mở nước thật không phải nhỏ. Quyền hạn đảm đương muôn dặm, miền Đông yên, vùng Tây lặng. Sức giữ yên đất nước, khó có ai tiến tăm bằng. Lúc sống thì làm tướng, khi chết trở nên Thần sáng rực rỡ vang lừng mà tiếng hiển hách chói lọi cao. Lúc vua nguy khốn thì phò, khi nướv yếu thì trợ. Hiếm có thay lúc Ngài sống đã tranh đấu cho sự vinh dự. Giúp đỡ dân mà hiển hách. Rất đẹp mà linh thiêng.

Thưa rằng, nhân lúc trời mùa Thu, cử hành lễ Túc Yết cung kính. Làm lễ vào buổi sáng sớm. Xin cáo với bậc Thần minh cảm nhận cho. Khấn nguyện bằng lễ này mong Ngài độ trì phù hộ. Vòi vọi ở trên đó, ngửa trông ban điềm lành, ban phước. Cao cả nơi linh thiêng, tất cả bằng Thần lực, không có điều xấu, không có thanh âm. Cúi lậy Đức Thượng Công ban cho thêm ân huệ.

Nay cúi lậy kính cẩn mà thưa vậy.

Lược dịch phần “Lòng linh” của bản Văn Tế Đoàn Cả (phần mở đầu tương tự nhu bà văn tế Túc yết):

Thưa rằng:

Kính cẩn thưa Đức Thượng Công, là bậc mở nước có công đầu, ít có ai trong triều đình lại giúp vua lớn như thế.

Làm hưng thịnh lên, phụ tá rực rỡ, quét sạch bọn tàn bạo, Làm bậc hổ tướng với quyền tước đương thời, dẹp yên bọn Chân Lạp, Xiêm La gian tham.
Tướng tài ít có hai, tài thao lược giúp được nhiều công lắm. Quốc sĩ vô song, trí dũng đáng tôn xưng là lớn cả.

Trải hơn 10 năm, dẹp yên quân cường khấu, tiếng thơm lừng lẫy chốn quân triều.

Mấy chục năm trời, đứng đầu nơi phiên trấn, oai dũng vang xa đều biết tới.

Hết lòng nuôi dân, mến kẻ sĩ, phong cách bậc nhân được nhớ lâu bền ở lòng người.

Để ý giúp đời trị nước, thành tích chánh đáng mãi còn trong sử chép.
Kính trọng lập đàn mà bái vọng, nghiễm nhiên lẫm liệt oai hùng,
Tôn sùng miếu vũ mà nhớ công cao cả dương dương chính khí.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info