lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Phụ Nữ, Xã Hội, Hạnh Phúc Gia Đình

Trang Mây Cao-Nguyên

Mây Cao-Nguyên | Mặt Nạ

Biên khảo: Mây-cao-Nguyên

Nhân ngày Halloween sắp tới, tôi xin kể hầu bạn “MA NÓI CHUYỆN” có nội dung như sau để chúng ta cùng suy ngẫm: “Có người sợ hùm, beo, rắn rít,…có người sợ những chuyện vu vơ, hão huyền như ma, quỉ…Nhưng bạn phải công nhận với tôi: “Người là loài tàn bạo hạng nhất trong các loài tàn bạo”. Bao nhiêu những sự phiền nhiễu, khổ nhục, hãm hại, giết chóc lẫn nhau chẳng phải tự người sinh ra để hại người cả sao!. Có người trốn tránh quân thù nghịch, đi ẩn núp ở chỗ núi thẳm, hang cùng.

Một đêm gió mát, trăng trong, người ấy bỗng thấy một con ma vẩn vơ quanh quẩn ở dưới cây dương liễu, sợ quá, cứ nằm phục xuống, không dám trở dậy.

Con ma thấy thế, lại tận nơi, bảo: “Sao không ra đây mà chơi?”.

Người kia run cầm cập mà trả lời:

-Thưa ông, con sợ ông lắm”.

Con ma nói: -Sao mà gàn thế! Việc chi mà sợ! Kẻ mà đáng sợ thì chỉ có giống người là đáng sợ hơn cả mà thôi. Bác thử nghĩ xem. Ai làm cho bác đến nỗi điên bái cơ cực như thế này, người hay ma?.

Ma nói xong, cười một hồi rồi biến mất”. 

Tôi cũng đã từng nghiên cứu về khoa Chiêm Tinh và Tâm-Ly’-Học rất nhiều, nhưng ít khi coi tướng cho ai, mặc dầu có rất nhiều người nhờ vả đến tôi. Mở đầu bài viết này, tôi xin gửi đến bạn ba cốt truyện “Thuật xem tướng”, “cách biết lòng người” và “Hai cái bị của người đời” của cổ nhân để tất cả anh chị em của chúng ta suy ngẫm:

1.-Thuật xem tướng: “Nước Kinh có người xem tướng giỏi, nói câu nào trúng câu ấy. Trong nước xa gần đâu cũng biết tiếng.

VuaTrangVương thấy thế, vời lại hỏi:

-Nhà ngươi dùng thuật gì mà xem tướng giỏi như thế?

Người xem tướng thưa rằng:

-Thần không có thuật gì lạ cả. Thần chỉ xem bạn người ta mà biết được người ta hay, hay dở. Như thần xem cho thường dân, mà thấy chơi với những người bạn hiếu, để, thuần, cẩn biết giữ phép nước, thì thần đoán người dân ấy là người hay, thân tất một ngày một vẻ vang, nhà tất một ngày một thịnh vượng.-Như thần xem cho quan lại mà thấy chơi với những người bạn thành, tín, có phẩm hạnh, thích điều phải, thì thần đoán cho ông quan ấy là người tốt, làm quan tất mỗi ngày một cao thăng, giúp vua tất mỗi ngày một ích lợi.-Như thần xem cho vua chúa, mà thấy quan gần có lắm người hiền, quan xa có lắm người trung, lúc có lỗi, nhiều người can ngăn, thì thần đoán là ông vua giỏi, vua tất mỗi ngày một tôn trọng, nước tất mỗi ngày một trì yên, thiên hạ tất mỗi ngày một quí phục…Thần quả không có thuật gì lạ, chỉ xem người mà biết được người hay, hay dở.

Vua Trang Vương cho nói là phải. Bây giờ kíp thu dùng những người tài giỏi, sau nước Sở thành cường thịnh nhất đời Chiến quốc”.

2.-Cách biết lòng người: “Lòng người ta nham hiểm hơn núi sông, khó biết hơn là biết trời.

Trời thì hàng năm còn có xuân, hạ, thu, đông, hàng ngày còn có buổi sáng, buổi tối, ta do đấy mà biết được.

Đến như người ta thì có kẻ ngoài rõ như cẩn hậu (cẩn thận trung hậu) mà trong thật kiêu căng, có kẻ trông rõ thật tài giỏi mà ngoài trông ra ngu độn, có kẻ ngoài rõ như vững vàng, thư thái mà trong cuống rối nóng nảy. Tâm tính bên trong, diện mạo bên ngoài trái nhau khó lường như thế.

Cho nên quân tử dùng người cho ở xa để xem lòng trung, cho ở gần để xem lòng kính, sai làm nhiều việc để xem cai tài, hỏi lúc vội vàng để xem cái trí, hẹn cho ngặt ngày để xem có tín, ủy cho tiền của để xem có nhân, giao cho việc nguy biến để xem có tiết, cho đánh chén say sưa để xem cử chỉ, cho ở chỗ phiền tạp để xem thần sắc. Xem người đại khái như vậy, thì họa mới có thể biết được người.

Trong hai câu chuyện trên, bạn thấy không? Người ta chỉ cách nhau một làn da, mà ai đã chắc biết được ai! Sông còn dò, núi còn đo được, vì nó hiển hiện ra ngoài, chớ lòng người ẩn phục bên trong, lấy gì mà cân nhắc, lấy gì mà lường xét. Cho nên ta chỉ trông thấy bề ngoài, thì ta chớ đã vội tin bên trong. Ta phải để tâm nhận cho kỹ; ta phải biết cách xem cho tường.

3.-Hai cái bị của người đời: -Thưa thầy, tôi không phải là người theo đạo Phật. Xin thầy chỉ dẫn cho phương pháp tu tập.

-Quý vị muốn phương pháp tu tập với mục đích gì và tại sao lại chọn chúng tôi để đặt câu hỏi?.

-Tôi thấy cuộc đời này sao mà khổ quá, như tôi đây cũng có trình độ học thức, có công ăn việc làm tốt, gia cảnh đầm ấm, nhưng vẫn thấy khổ tâm nhiều chuyện, nhiều lúc cảm thấy bất an đến độ ăn không ngon ngủ không yên, nhiều điều lo lắng, bực mình lắm! Tôi muốn được an tâm nên đi tìm phương pháp tu tập để thoát khỏi. Tôi chọn quy’ thầy để đặt câu hỏi, bởi tôi thường nhận các điện thư (emails) do các bạn bè chuyển tới, với các bài viết  tuy mang hình thức Phật giáo, nhưng nội dung hay quá. Các bạn của tôi thấy có ích lợi nên chuyển cho tôi, mặc dầu tôi không phải theo đạo Phật.

-Trên đời này, người nào không có tâm cố chấp, không có tâm phân biệt, không mang nặng hình thức thế gian thì người đó sống đời an lạc với hạnh phúc xuất thế gian.

-Kính xin Thầy giảng rõ hơn.

-Người đời thường mang hai cái đãy (cái bị). Một cái trước ngực chứa đầy lỗi lầm của người khác. Một cái sau lưng chứa đầy lỗi lầm của chính bản thân. Do đó, người đời thường bực bội, bất an trước các lỗi lầm quá dễ thấycủa người khác. Trái lại,  với các lỗi lầm của chính bản thân, người đời thường che giấu, không muốn ai thấy, chính mình cũng không thừa nhận, không nhận ra, cho nên khó khá được, cho nên khổ dài dài. Muốn hết khổ, muốn bớt khổ, người đời- dù theo tôn giáo nào- nên đổi vị trí của hai cái bị nói trên.

Khi nhận thấy chính bản thân cũng có quá nhiều khuyết điểm, nhược điểm, người đời chắc chắn không còn dám cất cao giọng chỉ trích nhục mạ người khác, cũng như không còn chỉ trích tôn giáo, tín ngưỡng của người khác đang theo.

-Kính cảm tạ lời chỉ giáo của Thầy. Thực hay quá. Nhưng riêng tôi, tôi không muốn đổi vị trí của hai cái bị đó thì sao, thưa Thầy?.

-À, quy’ vị không muốn đổi vị trí của hai cái bị,  thì quí vị đổi nội dung của chúng cũng được mà.

-Tôi chưa hiểu rõ y’ của Thầy.

-Nếu quí vị vẫn giữ vị trí của hai cái bị: cái bị trước ngực quí vị đựng toàn là ưu điểm của người khác. Cái bị sau lưng quí vị chứa đựng toàn là ưu điểm của bản thân.

-Tôi vẫn chưa tỏ tường.

-À, khi đó quí vị sẽ thấy ưu điểm của người khác quá nhiều, lắm khi vượt trội hơn mình, mình thật ra chẳng bằng nhiều người lắm. Từ đó, mình bớt đi phê phán, phỉ báng người khác-hãy thu mình lại, quan sát chính bản thân, mình sẽ được bình an ngay.

-Thực là quí hóa, tôi hiểu rồi. Kính chúc Thầy tâm luôn bình an. Kính cảm tạ.
Trong những buổi tiệc tùng bạn thử xem từng mỗi cá nhân, bạn sẽ thấy từng mỗi cá nhân đều có những cá tính riêng biệt không ai giống ai cả. Bước tiên khởi để sống hòa đồng với họ bạn phải tạo ra thói quen tìm kiếm những đức tính dễ thương của họ. Nếu bạn nhìn, bạn sẽ nhận thấy ngay.

Một trong những nhân vật của đại-văn-hào Nga, ông Dostoevski, đã nói rằng: “Yêu thương con người bạn phải bịt mũi và nhắm mắt lại, nhưng bạn PHẢI yêu thương họ”. Thi hào Nguyễn Bính của Việt Nam cũng đã kinh qua nghệ thuật làm bạn, cuối cùng ông đã cay đắng cho tình đời qua bốn câu thơ ông dán ngay trước cửa nhà trọ:

“Từ dạo về đây sống rất nghèo,
Bạn bè chỉ có gió trăng theo.
Những thằng bất nghĩa xin đừng đến,
Để mặc thềm ta xanh sắc rêu”.

Đến đây, tôi xin trang trọng mời bạn thanh thản, ngồi tĩnh tâm tưởng tượng bạn đang đứng trên sân khấu của tâm trí và xem một vỡ kịch mà bạn đang dự phần trong đó.

Tại Hội Trường mà bạn đang có mặt vang tiếng cười đùa, chuyện trò rất thích thú trong đêm “Halloween”. Mọi người đều hóa trang và mang mặt nạ; bạn không thể nhận ra ai là ai, mặc dầu bạn biết rất rõ về hắn. Một người đàn bà đeo mặt nạ màu hồng tiến lại chào và bạn chào lại. Bà ta cao ráo, dáng thon thon, bạn hình như đã gặp bà ta ở nơi nào đó. Nhưng bà ta là ai?. Một người đàn ông ăn diện bảnh bao đến kẹp tay bà ra sàn nhảy. Ông ta không phải là ông A cũng chẳng phải là ông B, nhưng ông ta là ai vậy?.

Tất cả rất là bối rối, nhưng đó chỉ là một trò chơi và bạn đang vui đùa. Bạn uống ít nước khai vị “thứ nước gì trong bồn này vậy?”. Và bạn tham dự cùng với những người khác để tiếp tục cuộc vui. Lúc này tất cả hình như quên hẳn cuộc đời.

Cái cảnh trên biểu tượng thật sự đới với cuộc đời, vì đa số con người đều mang cái mặt nạ đó hầu như mỗi ngày trong cuộc sống của họ. Bạn không thấy được họ nhưng họ hiện diện ở đó. Mặt nạ thật sự của cuộc đời được dấu diếm, chỉ có sự ngụy trang là đang tạo niềm vui. Những mặt nạ đó phục vụ cho một mục đích nội tại: Để dấu đi cái bản ngã thật của bạn, một bản ngã mà bạn bè của mình không thể chấp nhận được.

Nhiều người đã sống với cái mặt nạ đó cho đến chết, mang nó để làm bình phong để tránh sự chỉ trích của cuộc đời. Nhiều người sống đến gần đất xa trời vẫn không ai biết họ như thế nào. Ai cũng tưởng họ là những người đạo đức và hoàn hảo nhất.

Mặt nạ chúng ta đang mang. Mặt nạ có cần thiết hay không? Ông cha ta từ thời tiền sử rất là man rợ. Hai người đi tìm thức ăn, đối diện với nhau tại một đồng trống, cả hai nhe răng, thè lưỡi và gờm nhau giận dữ cuối cùng đánh nhau. Sau cuộc chiến đấu, kẻ chiến bại cảm thấy sợ hãi và khóc lóc, trong khi đó, sự lo âu trên khuôn mặt của kẻ chiến thắng biến mất, thay vào đó nụ cười đắc thắng. Trong tương lai khi họ gặp nhau, kẻ chiến bại trông có vẻ sợ hãi, kinh hoàng, trong khi kẻ chiến thắng mang khuôn mặt của kẻ tự tin.

Chúng ta trong xã hội văn minh này, cũng là những kẻ chiến bại và chiến thắng nhưng hình ảnh được che đậy hơn. Đa số chúng ta đều đã nếm mùi vị của thất bại và thành công và đã trải qua những thăng trầm trong cuộc sống.

Lúc còn ấu thơ, chúng ta không khác gì những người tiền sử, giống như tổ tiên của chúng ta. Nếu đứa bé trai lên ba té rách cả đầu gối, máu me chảy ra, nó sẽ khóc thét lên vì đau đớn. Nếu đứa bé gái lên năm nhận được một món quà sinh nhật đúng với y’ thích của nó, khuôn mặt của nó rạng rỡ và vỗ tay reo mừng. Đa số trẻ con biểu lộ tình cảm của chúng một cách rõ rệt.

Tuổi ấu thơ qua đi và bắt đầu thành nhân, chúng ta bắt đầu học hỏi cách đeo mặt nạ, để che dấu tình cảm hoặc phóng đại nó. Đây là một phần trong tiến trình văn minh; Nếu chúng ta sống trong một xã hội có kỹ cương, luân thường, đạo ly’, chúng ta không thể đánh đấm nhau. Đôi khi chúng ta phải tự kiềm chế cảm xúc và hành động sôi nổi có thể hại cho chính bản thân hoặc cho người khác.

Trong những hoàn cảnh như vậy, chúng ta mang vào một cái mặt nạ để che đậy tình cảm của mình. Tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể: Như tại sở làm, bạn không thích thằng chủ hoặc thằng quản lý, và bạn cần tiền để nuôi vợ, đợ con, bạn cố nuốt nhục để giữ vẻ thân thiện cho qua ngày. Chúng ta phải bất đắc dĩ làm như vậy, phải đeo vào cái mặt nạ mà chúng ta không muốn. Trong cuộc sống hỗn loạn và xô bồ này bạn nghiệm thử xem, tất cả chúng ta mỗi người đều mang quá nhiều mặt nạ tùy theo hoàn cảnh. Một người bạn tốt sẽ thích chính con người thật của bạn, chứ không phải cái mặt nạ mà bạn đang đeo.

Mỗi năm, vào cuối tháng Mười có ngày Halloween, đám trẻ họp nhau lại, đeo mặt nạ, chuẩn bị để đi từng nhà gõ cửa xin kẹo và vui đùa….Mặt nạ, đồ hóa trang, và ngày Halloween tạo ra niềm vui. Tuy nhiên, đối với người lớn quên đi những cơ hội lễ lạc đó, những mặt nạ đeo sẵn thường dẫn đến thảm kịch. Nó chứng tỏ tình bạn giả dối. Mặt nạ chỉ có nghĩa là che dấu. Một người bạn thật sự sẽ chấp nhận tất cả những sức mạnh, những sự yếu đuối, những lỗi lầm và những sự vinh quang của bạn và phải phe lờ đi những sự bất toàn. Tình bạn chân thật không phải trước mặt thì môi miếng, đãi bôi nói đủ những lời tán tụng giả dối, sau lưng thì tìm cách chỉ trích, bôi nhọ, xoi mói từng cử chỉ và lời ăn tiếng nói. Bạn bè phải có sự hiểu biết lẫn nhau, thông cảm và tha thứ cho nhau. Vứt bỏ đi cái mặt nạ đạo đức giả và phải trung thành và kính trọng những sở thích của nhau. Ở đây tôi cũng xin mở một dấu ngoặc để nhắc nhở cho bạn một điều tâm huyết: “Chơi thân với ai phải đề phòng những lúc hết còn thân”. Cái quai hàm của con người là một loại “bắp thịt” hoạt động mạnh nhứt trong toàn thân. Tuyệt đối không nên tâm sự với ai những chuyện phiền nhiễu trong gia đình về vấn đề vợ chồng, con cái, những khó khăn…v.v.. chẳng ích lợi gì cả. Hãy tự mình âm thầm giải quyết.

Lúc thất mùa mới biết con hiếu thảo, lúc nước loạn mới biết tôi trung, lúc ngặt nghèo, hoạn nạn mới biết bạn bè tốt hay xấu.

Những người có tình bạn lâu dài và sâu đậm có thể là những người trầm tư, mặc tưởng, những người khoáng đạt, trẻ, già, khù khờ, thông minh, xấu hoặc đẹp trai, nhưng họ có chung một đặc tính là sự cởi mở. Họ là những người vui tính, nghĩ sao nói vậy, chưa nói người ta đã biết. Người ta có thể “nhìn” thấu tậm tim đen của những người này.

Trong một bữa tiệc họp bạn, có một lần nhà tôi bị một số anh chị em hỏi đùa: “Một tuần chị “ngủ” với chồng bao nhiêu lần? Nhà tôi trả lời tỉnh bơ: “Bất cứ lúc nào chúng tôi thích”. Tôi không muốn nói và cũng không dám quả quyết đây là một lọai cởi mở thông thường, nhưng nếu bạn đương đầu với những câu hỏi đùa vui loại này mà trở nên cau có, gắt gỏng thì không ai dám lại gần bạn, ngược lại bạn phải vui vẻ, thích thú tìm cách trả lời sao cho thật “cởi mở”. Nếu bạn hành động được như vậy, tôi nghĩ, không thiếu gì người sẽ ưa thích con người của bạn.

Cá tính con người có một khuynh hướng tự nhiên, tiềm ẩn tự nó bộc lộ ra. Khi khuynh hướng đó bị ngăn trở và chúng ta tự ép mình không muốn cho người khác biết, thì cảm xúc của chúng ta bị đảo lộn, gặp rất nhiều khó khăn.

Các bạn cũng biết đấy, có thể nói hầu hết chúng ta có ít nhất từ 60 đến 70% máu điên ở trong người, chúng ta không muốn cho người hôn phối, bạn bè biết đến. Vì vậy, họ đã tìm đến các bác sĩ chuyên môn về tâm thần để được chữa trị. Các bác sĩ đã đi đến kết luận sau nhiều năm nghiên cứu, và nhận thấy: “Sự thật thà là một chính sách đảm bảo lành mạnh, ngăn ngừa cả hai thứ bệnh hoạn thuộc về thể xác và tinh thần”. Sự thật thà làm gia tăng sức khỏe, sự thật thà làm cho tình bạn mỗi ngày thêm bền chặt, đó là sự thật hiển nhiên không chối cãi. Tôi rất thích đánh bạn với những người cởi mở và chân thật, vì họ đã để lộ hẳn con người THẬT không một chút dấu diếm, che đậy.

Như vậy, tại sao chúng ta thường thường ẩn mình đàng sau những chiếc mặt nạ? Chúng ta bị dằn vặt giữa hai thái cực: Sợ bị lộ diện và sự che đậy để người khác không thấy được con người thật của mình. Chúng ta dựng lên những bức tường thành vây kín chung quanh chúng ta vì một số ly’ do. Nền văn hóa của chúng ta thì thích những hạng người đạo mạo, trước khi nói phải biết uốn lưỡi bảy lần, đạo đức, chững chạc….có như vậy mới được mọi người thán phục, kính nể. Nhưng sự thán phục (theo ngu y’ của tôi) không dẫn đến sự thân mật.

Một ly’ do đúng đắn hơn để chúng ta đeo vào người những chiếc mặt nạ là sợ bị người khác chối bỏ không thèm đánh bạn. Chúng ta tự ngụy trang bởi một lớp sơn đạo đức bên ngoài để che đậy cái bản ngã thật sự vì sợ người khác thấy con người thật của mình như chính mình tự nhìn thấy, họ sẽ xa lánh chúng ta. Tuy nhiên, tôi đã khám phá ra được sự bộc trực có một kết quả ngược lại: “Khi con người cởi bỏ mặt nạ, những người khác thường thích gần gũi hơn”.

Có lần tôi hỏi vừa đùa, vừa thật một người bạn rất đa tài trên mọi lãnh vực: “Anh là một người nổi tiếng. Những giây phút nào đáng cho anh hài lòng nhứt?” Anh đã trả lời không một chút đắn đo, suy nghĩ: “Chẳng có gì đáng cho tôi ghi nhớ và hài lòng cả. Thân xác chúng ta chỉ là một bị thịt thối tha mà thôi. Điều quan trọng phát xuất từ con tim và khối óc. Giây phút vĩ đại nhất trong cuộc đời của tôi là khi tôi ngồi nhậu với bạn bè, bà nhà tôi đừng đem chai rượu dấu đi”.

Nếu chúng ta xây nhiều cửa sổ và ít tường chúng ta sẽ có nhiều bạn.

Trên lãnh vực tình dục, giữa vợ chồng muốn có sự gần gũi, thân mật, phải phá vỡ bức tường bí mật bao chung quanh cảm giác tình dục giữa hai người. (Tôi phải mở một dấu ngoặc để “nhỉ” cho bạn chút ít kinh nghiệm. Vì 80% những cuộc hôn nhân bị đổ vỡ là do vấn đề tình dục mà ra. Nhiều người đàn bà mới 40 tuổi đã bị tắt kinh rất sớm, không còn ham muốn về vấn đề tình dục nữa. Làm ơn, làm phước, tắt máy đừng coi phim bộ nữa, chạy ra mua một ống keo hiệu K.Y (Jelly) đợi tối chàng đi làm về, sau khi ăn tối xong, tắm rửa sạch sẽ, xức chút dầu thơm hai bên mang tai, hai cùi chỏ, lòng bàn tay, mặc một chiếc áo ngủ thật mỏng thấy suốt, đến bên chàng thỏ thẻ: “Thưa anh, em mới tắm” . Sau một màn “mèo vờn chuột”, đến khi thấy chàng “ngất ngư con tàu đi”, bôi chất keo đó vào bộ phận sinh dục của nhau, và bắt đầu “mây mưa”. Bạn sẽ tìm thấy lại thiên đường tình ái đã bị đánh mất một cách oan uổng. Và từ đó về sau, đừng bao giờ từ chối nhau về vấn đề tình dục. Chúc bạn vui hưởng hạnh phúc lứa đôi) . Đa số những cặp vợ chồng ăn ở với nhau 10,20,30 năm không bao giờ bàn thảo về vấn đề tình dục. Họ đã “ăn nằm” với nhau suốt một thời gian dài đăng đẳng như vậy, nhưng họ chưa bao giờ đề cập đến nó. Thường thường họ không dám dùng đúng từ ngữ để diễn tả những bộ phận sinh dục của nhau vì sợ bị coi thường.

Nhưng khi chúng ta cởi bỏ cái mặt nạ vứt đi và tự cho phép lẫn nhau để tìm hiểu và nói lên niềm khoái cảm trong nghệ thuật làm tình, thì vấn đề tình dục giữa vợ chồng sẽ đạt đến cao điểm. Tình dục là một sự biểu lộ niềm vui của cuộc đời. Một sự chia sẻ những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tình dục phải được thụ hưởng một cách sâu đậm, phải biết dâng hiến trọn vẹn, không đắn đo.

Được như vậy, sau đó thỉnh thoảng hai vợ chồng ngồi nhìn nhau tủm tỉm cười vì nhớ lại chuyện phòng the vừa mới trải qua và mong mỏi đêm lại về để được kề cận bên nhau thụ hưởng niềm khoái cảm tuyệt vời.

Vì vậy, tôi xin khoe với bạn, những lúc đi dự tiệc tùng, nhiều người cứ thắc mắc không hiểu có một cặp vợ chồng lạ hoắc lúc nào cũng ngồi sát bên nhau một cách âu yếm, thỉnh thoảng nhìn nhau nháy mắt cười tình, bạn biết họ là ai không? Đó chính là Mây-cao-Nguyên và phu nhân đấy!.

Theo thống kê của Viện Tâm Thần White Rock cho biết trong mười cặp vợ chồng có đến chín cặp không tìm thấy niềm vui trong vấn đề chăn gối là do những nguyên nhân sau đây: Những người đàn bà lông chưn, lông nách, vệ sinh cá nhân, không son phấn, ăn mặc cẩu thả, không chăm sóc đúng mức, luôn luôn từ chối nhau về vấn đề tình dục…sẽ làm giảm đi 90% sự hứng thú và hấp dẫn đối với nam giới. Tôi thấy người phụ nữ Á Đông rất xinh đẹp, hấp dẫn, mới sờ cái tay đã thấy run bắn cả người, áo quần, mỹ phẩm rất thừa thải, không tội gì mà không chưng diện cho chồng nó mê. Các ông cũng vậy, để râu cũng nên vén khéo gọn ghẽ, đầu tóc chải chuốt cho láng, ăn diện lên cho má bày trẻ lé mắt chơi, đừng nên bạ đâu xỏ đó, áo quần, cà vạt cho thẳng nếp, đi đứng chững chạc, nói năng giữ lời cho xứng đáng là những chàng trai ưu tú của nước Việt.

Bốn thế kỷ về trước, nhà đại-học-giả người Anh, ông Francis Bacon viết về tình bạn: “Làm tăng niềm vui lên xấp đôi và giảm nỗi buồn còn phân nửa”. Hàng trăm năm sau, một thi hào cũng người Anh, ông S.T Coleridge đã viết: “Tình bạn là tàng cây che mát”.

Ngày nay, tình bạn càng quan trọng hơn, bởi vì chúng ta đang sống trong thế giới phiền muộn, căng thẳng. Những hệ lụy nhân sinh xảy đến cho nhau từng giây, từng phút trong cuộc sống. Người nào còn có tình bạn chân thật, thân thiết là một diễm phúc, giàu có hơn kẻ có tiền muôn, bạc tỷ. Bạn có thể mất tiền, mất của. Dĩ nhiên một ngày nào đó bạn có thể mất đi những người bạn tốt. Nhưng nếu bạn còn có khả năng đánh bạn thì bạn luôn luôn có được những người bạn mới. Nói rộng hơn, bạn mất một người bạn tốt trên phương diện thể xác, nếu bạn còn yêu quí thương tưởng đến họ, hình ảnh của họ vẫn luôn luôn ngự trị trong tâm hồn của bạn.

Đời sống của mỗi cá nhân sẽ trở nên trân quí tùy thuộc vào sự liên hệ với những người chung quanh. Đời sống được vun bồi xây dựng hạnh phúc hay khốn khổ tùy thuộc vào tình thương ta trao cho nhau. Có những người không thể nào sống hòa đồng với những người khác. Họ tự giam mình trong ngục tù cô đơn do chính họ tạo ra. Có những người đang ngồi giữa một đám bạn bè thân quen mà vẫn thấy nỗi cô đơn chồng chất ngút ngàn. Điều này cũng dễ hiểu thôi, họ có thể thoải mái, dễ chịu với một hoặc hai người bạn tín cẩn hơn là phải đeo vào người một cái mặt nạ để miễn cưỡng làm vui lòng tất cả mọi người.

Người nào có khả năng tạo dựng những tình bạn thật sự, người đó là một người hạnh phúc, sung sướng. Không cần phải giàu sang, phú quí, họ vẫn cảm thấy hài lòng vì họ gặt hái được những phần thưởng quí giá trong sự liên hệ mật thiết giữa con người và con người.

Ông vua xe hơi của Hoa Kỳ, Henry Ford, đã nói: “Nếu có bất cứ một sự bí mật nào dẫn đến thành công, nó nằm ngay trong khả năng đón nhận quan điểm của người khác và phải thấy những điều tốt đẹp từ góc cạnh của họ cũng như của chính bạn”. 

Nhà học giả Dale Carnegie chính ông cũng khuyên chúng ta: “Bạn có thể làm quen được nhiều người trong vòng hai tháng bằng cách trở nên quan tâm đến họ hơn là phải tốn cả hai năm để làm cho họ quan tâm đến bạn”.  

Còn một điều không kém phần quan trọng là chính vóc dáng của mình . Tôi tự nhận tôi là một người xấu trai, nhưng mỗi lần đi dự tiệc tùng, hội hè, đình đám…Thú thật với bạn, tôi còn “xí xọn và đĩ ngựa” hơn nhà tôi rất nhiều. Tôi thường đứng trước gương soi mặt gần cả tiếng đồng hồ để chải đi, chải lại mái tóc muối tiêu, xoa chút kem dưỡng da, thắt chiếc cà-vạt cho hợp với màu áo, cười thử có còn “ăn khách” hay không….trước khi tôi bước ra khỏi nhà. Tôi cảm thấy rất hài lòng và tự nghĩ mình vẫn còn đẹp trai hơn rất nhiều người. Cái cốt lõi trong nghệ thuật đánh bạn nó nằm trong sự suy nghĩ về chính mình. Nếu bạn yêu thương chính cái vóc dáng mà Thượng Đế tạo dựng cho các bạn thì bạn bè sẽ chia sẻ cái cảm giác đó của bạn. Nếu bạn khinh bỉ chính mình sống một cách bất cần đời và lập dị, thì bạn bè sẽ nhìn bạn và có cùng một cảm nghĩ như vậy.

Tôi nói bạn phải yêu chính mình, ở đây, tôi không có y’ nói bạn tự thán phục mình để rồi coi thường những người khác. Nếu bạn nghĩ như vậy thì đó là một sự nhầm lẫn lớn, rất tai hại. Triết gia Epicurus thời cổ Hy Lạp đã nói: “Không có sự thành tín sẽ không có tình bạn”.

Đúng, sự thành tín và sự tự tin là khởi điểm trong thái độ đối với chính mình.

Tôi có quen một gia đình từ cha mẹ, con cái, rể, dâu đều có cùng một tâm bệnh: Bệnh nhút nhát.

Có lần tôi mời họ đến dùng cơm tối, họ nói thẳng: “Nếu anh mời chúng tôi thì đừng mời người nào khác và ngược lại”. Giả dụ chúng tôi đang ăn uống, cười đùa vui vẻ, nhỡ có một vị nào đó bất chợt ghé thăm, thì họ vội vã ăn thật nhanh và tìm cách cáo từ ngay. Người có bệnh nhút nhát sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội bằng vàng.

Bất hạnh thay, có quá nhiều người rụt rè, nhút nhát trên cái hành tinh này. Cuộc đời có thể dạy dỗ, nhưng nó cũng có thể làm cho con người sợ hãi, xô đẩy họ vào một cái vỏ cứng ngắt, trốn chui, trốn nhủi như con đà điểu chui đầu xuống cát.

Bạn có để ý thấy con rùa suốt đời chúng phải chịu giam mình trong cái vỏ oan nghiệt đó cho đến chết hay không? Nếu bạn nhút nhát, bạn còn may mắn hơn, bởi vì bạn có thể một ngày nào đó bạn sẽ chế ngự được nó để trở nên một người tự tin.

Bạn có bao giờ thấy gà nở chưa? Con gà trước khi chui ra khỏi vỏ, nó dùng mỏ để tự mổ lấy vỏ trứng và chui đầu ra. Người rụt rè, nhút nhát cũng giống như con gà con muốn vươn mình ra ánh sáng phải tự mình phá vỡ cái vỏ đã từng nhốt đời trong tăm tối để hòa mình trong một thế giới tươi sáng hơn: Thế giới tình bạn. Chỉ có tình bạn mới làm cho cuộc đời đáng yêu thêm.

*Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người bạn đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.

*Những người bạn giả dối giống như những chiếc bóng. Chúng theo gót ta ra ngoài nắng ấm, và rời bỏ ta ngay khi ta bước vào bóng râm.

*Khi ta mất một người bạn trung thành thì không gì có thể hàn gắn sự mất mát của tâm hồn ta.

*Có ít nhất một người bạn để ta chia sẻ những tư tưởng và tình cảm thì tốt hơn là có một lô bạn hời hợt.

*Một sống một chết: tình bạn mới biết – Một giàu một nghèo: mới biết lòng nhau- Một hèn một sang: tình bạn rõ ràng.

*Cách giữ bạn tốt nhất là không bao giờ phản bội bạn.

*Điều quyến rũ nhất của mọi hạnh phúc là có một tình bạn vững bền và dịu dàng. Tình bạn xoa dịu đi mọi lo lắng, xua tan mọi nỗi buồn phiền và khuyên nhũ khi ta bất hạnh.

*Khi giàu rất dễ có bạn, nhưng lúc lận đận tìm được bạn là điều không có gì khó khăn cho bằng.

*Có 3 loại bạn có hại: Bạn khoác lác, bạn chiều chuộng, bạn xiểm mị. Có 3 loại bạn có ích: bạn ngay thẳng, bạn khoan dung, bạn hiểu rộng.

*Lúc nào người bạn cũng thương ta và trong nghịch cảnh, người bạn trở thành anh em ruột thịt.

*Tình bạn không cần đến lời nói- Đó chỉ là sự cô đơn thoải mái khiến cho ta không còn cảm thấy buồn phiền vì cô đơn.

*Bạn là người mang cả chồng sách mà anh đang tìm và anh có được những quyển sách mà bạn ấy đang giữ.

*Những người bạn chân chính chỉ cho ta mọi trở ngại trên đường đời và giúp ta vượt qua. Chớ coi những kẻ nịnh hót là bạn. Người bạn chân chính là người nào trung thực và thẳng thắn.

*Ai bỏ bạn bè trong cơn hoạn nạn thì rồi người đó sẽ được biết nỗi đắng cay của cơn hoạn nạn.

*Tình bạn trước hết là sự chân thật, là việc phê bình những sai lầm của bạn. Bạn bè là những người đầu tiên phê bình gay gắt để ta có thể sửa chữa sai lầm.

*Người bạn chân chính cũng giống như sức khỏe chỉ đến khi mất rồi mới nhận thấy hết giá trị của niềm hạnh phúc ấy.

*Tình bạn nhiều khi đưa đến tình yêu nhưng rất ít tình yêu chấm dứt màthành tình bạn.

*Tình bạn chân thành là một cái cây mọc chậm và phải thử thách, phải chịu đựng nhiều nghịch cảnh trước khi được gọi bằng danh hiệu đó.

*Làm bạn bất kể sang, hèn, giàu, nghèo, đàn anh hay đàn em. Chỉ lấy tài đức để kết thân với nhau mà thôi.

*Người nào bảo rằng có thể sống mà không cần đến người khác thì kẻ đó sai lầm. Người nào bảo rằng kẻ khác không thể sống thiếu anh ta thì kẻ đó tự lừa dối mình.

*Giàu có là một điều tốt, sức khỏe là một điều tốt, nhưng điều tốt hơn nữa là được bạn bè yêu thương.

*Tôi không nhận làm bạn với hai người: Một người không bao giờ cho tôi biết về anh ta và một người không bao giờ nói về tôi.

*Người bạn thân mà anh cố công tìm được trong một năm, anh có thể làm mất trong một giờ.

*Người thương hại ta không phải là bạn, người giúp đỡ ta mới là bạn. Ta không lựa chọn được cha mẹ nhưng lựa được bạn thân.

*Làm bạn với người thẳng, người chân thật, người giỏi thì có ích. Làm bạn với người gian, người nịnh, người kém thì có hại.

*Trong đời có những giây phút thật gay go. Khi đó sự cô độc là nỗi bất hạnh lớn và ta cần có bạn bè.

*Nỗ lực lớn nhất của tình bạn không phải là chỉ thẳng cho bạn thấy khuyết điểm mà làm cách nào để cho bạn thấy được nó.

*Đừng bỏ cuộc! Hãy kết giao với những người giàu nghị lực và có kỷ luật. Hãy giao du với những người có cao vọng và luôn sống tích cực.

*Muốn tránh thất vọng thì bạn hãy phát triển tình bạn mà không mong đợi sẽ nhận lại được cái gì. Hãy làm cái gì đó cho người khác mà không đòi hỏi họ phải đáp trả lại.

*Ngôn ngữ của tình bạn thể hiện bằng nghĩa chứ không phải bằng từ ngữ. Vì thế nó thông thái hơn ngôn ngữ bình thường.

*Chiến trường thử thách người dũng cảm, cơn giận thử thách người khôn ngoan, khó khăn thử thách bạn bè.

*Hãy mang lại hạnh phúc cho người khác, bạn sẽ hưởng hạnh phúc. Hãy mang lại sự bình an cho người khác, bạn sẽ hưởng sự bình an. Mang lại sự đau khổ cho người khác, bạn sẽ nhận lại sự đau khổ.

*Một người bạn trung thành là một nơi ẩn trú an toàn. Tìm được một người bạn là tìm thấy một kho báu. Không thể nào mua được một người bạn trung kiên. Giá trị của người bạn còn cao hơn cả tiền bạc. Một người bạn trung thành là một liều thuốc trường sinh.

*Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có hạnh phúc khác chăng nữa.

*Tôi không thấy gì hạnh phúc bằng khi trong lòng luôn nhớ đến những người bạn tốt.

*Một người nghèo vẫn được xem là giàu nếu dưới mái ấm của anh ta có một người bạn tận tụy. Trái lại, người giàu có nhất vẫn chỉ là nghèo, hèn nếu anh ta không có bạn bè để bày tỏ nỗi lòng.

*Ngoài người bạn tri kỷ, không có thứ thuốc nào chữa được tâm bệnh.

*Người bạn thật sự không phải là kẻ biết nghiêng mình trên đau khổ của chúng ta với lòng thương xót, nhưng chính là kẻ biết nhìn ngắm hạnh phúc của chúng ta mà không ganh tỵ.

*Anh cần có một người bạn cùng tuổi. Đó là cách để chúng ta thấy mình không già đi.

*Nước trong quá thì không có cá, người câu nệ quá thì không có bạn.

Trước khi bạn sẵn sàng để có một tình bạn chân thật, bạn phải có đủ can đảm để phá bỏ cái vỏ rụt rè, nhút nhát của mình.

Tình bạn nó mang một ý nghĩa sâu xa không phải hời hợt như cảm nghĩ nông cạn mà tất cả anh chị em chúng ta quan niệm từ xưa đến nay. Trong mùa bầu cử, bạn để y’ xem, không thiếu gì các chính trị gia chạy đi tìm “đồng minh”, chạy đi tìm bằng hữu để kéo họ về phe nhóm của mình. Tình bạn loại này có tính cách chính trị không chân thật.

Có những người dùng “tình bạn” vì lợi ích của nghề nghiệp. Ai cũng có thể là bạn của họ hết, họ niềm nở, săn đón mà không có cái cảm giác mến yêu thật sự. Họ đánh bạn như thể đi tìm mua một chiếc xe hơi, như mặc cả một món hàng, để tìm hiểu xem trong đám người này có ai đem đến lợi lộc để cho họ thăng tiến trên con đường sự nghiệp của họ hay không.

Để thực hiện tham vọng, họ không ngần ngại loại bỏ những bạn bè thân quen ngày trước và bắt đầu săn đón những đồng minh mới để đem lại lợi ích thiết thực cho họ ở hiện tại và trong tương lai.

Còn một thành phần nữa chọn một số bạn và đem hết khả năng để gắn bó keo sơn với nhau, để làm cho người ngoài nhìn vào nghĩ rằng đó là nhóm người nổi tiếng. Đánh bóng, ca tụng lẫn nhau để mỗi thành viên là một ngôi sao sáng ai thấy cũng lé mắt, khâm phục. Họ nghĩ rằng làm được như vậy là một sự thành công vượt bực, mặc dầu thực tế không đúng như vậy.

Những người chủ ý dùng người khác cho cái tham vọng có tính cách xã hội này không khác gì các ông chủ nhà hàng xử dụng các nhân công để rửa chén bát, chùi xe và hút bụi nhà cửa….

Hẳn nhiên, trên phương diện “tình bạn” không có một giá trị thực sự nào cả. Những sự đồng minh ích kỷ loại này không đẹp đẽ và tôn quí. Chủ y’ của bài viết này tôi muốn nói đến một loại tình bạn chân thật, vị tha, khoan dung và độ lượng, một sự liên hệ coi nhau như anh, chị, em một nhà mà tôi hy vọng sau khi đọc hết bài viết này, bạn sẽ thay đổi một phần nào quan niệm lệch lạc về tình bạn mà chúng ta từng mắc phải.

Bản chất cỡi mở, vồn vã, quan tâm đến người khác sẽ đánh bạn một cách dễ dàng.

Tới đây, tôi xin kể cho bạn nghe một câu chuyện ngụ ngôn để tất cả chúng ta cùng suy gẫm: “Con chó nhảy vào chuồng bò nằm cuộn mình trên đống rơm để tìm một giấc ngủ trưa. Sau công việc đồng áng, bò được nhốt vào chuồng, nó đi đến máng cỏ để tìm ít rơm ăn lót dạ. Chó đang ngủ ngon lành bị bò đánh thức, nó chồm dậy sủa inh ỏi và su y’t cắn bò. Cuối cùng, bò thấy chó quá dữ dằn, nó lủi thủi đi chỗ khác và lẩm bẩm: “A, người ta thường có ác cảm với người khác vì họ không được vui thích với chính mình”.

“Kẻ nào không làm chủ được chính mình sẽ không bao giờ trở thành chủ nhân của bất cứ sự vật gì. Kẻ tự làm chủ mình có thể làm chủ định mệnh và số phận mình, sự hòa hợp với người khác bắt đầu bằng sự hòa hợp với chính mình. Đó là sự thật, sẽ sinh ra hữu ích, như Shakespeare nói: “Bản thể của bạn có thật và nó theo bạn như ngày với đêm. Như vậy bạn không thể đánh lừa một ai”.

Như bạn thấy, nhiều người đã “đặt tình bạn trên vấn đề thương mãi” chứ không “đặt thương mãi trên vấn đề tình bạn”. Nên thỉnh thoảng các bạn nghe một vài người nói: “Tôi đâu quan tâm người ta ưa thích hay không”. Nhưng bất cứ khi nào bạn nghe người đó nói như vậy, hãy nghĩ rằng thật sự người đó đã tự dối lòng. Một trong những khoái cảm sâu xa nhất của bản chất con người là mong muốn được người khác yêu thích, săn đón, mang ơn và mến mộ mình.
Lúc tôi còn là một học sinh Trung Học, cô giáo thường hỏi các học trò: “sau này ra đời các trò ưa thích gì nhất?”. Đa số đều thích được nổi tiếng, được người đời ngưỡng mộ, tôn sùng và nhắc nhở đến như một thiên tài. Có những người chỉ nhìn thoáng qua, không cách gì có thiện cảm được. Đâu cần phải khích bác, lời qua tiếng lại. Không thích là tự nhiên không thích. Tôi không phải là tín đồ Công Giáo hay Tin Lành, nhưng đã bỏ rất nhiều thì giờ để nghiên cứu Thánh kinh. Tôi thấy Thánh kinh hàm chứa một triết ly’ nhân sinh rất sâu xa, hiểu một cách tường tận về sân, si và những sự bất toàn của con người. Thánh kinh đã dạy cho các tín đồ khi họ đi vào một làng nào đó họ đã cố gắng hết mình để hòa đồng với tất cả dân làng, mà cuối cùng vẫn bị hất hủi, thì phải phủi cho hết đất bụi còn dính dưới chân sau khi ra khỏi làng đó. Rút tỉa từ sự chỉ dạy này, trên phương diện đánh bạn nếu bạn không được bạn bè ưa thích thì cũng đừng nên để nó ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của mình.
Tôi đi dự rất nhiều buổi tiệc và để y’ thấy có nhiều người không thể nào hòa đồng vào đám đông. Họ ngồi một cách căng thẳng, khó chịu…rồi cuối cùng đứng dậy gượng gạo cáo từ về sớm. Sự liên hệ hài hòa của một cá nhân cũng cần thiết cho sự thành công trong cuộc đời, nhiều khi còn quan trọng hơn.

Cái cảm giác không được người khác ưa thích, hỏi han đến là một sự đau khổ khôn lường khó diễn tả hết được. Để tự vệ họ đành tự mình rút lui vào ốc đảo cô đơn. Họ cảm thấy phẫn nộ, già nua, bệnh hoạn…Điều này ảnh hưởng rất nhiều về phương diện tâm ly’. Trên phương diện giao tế họ cũng được người khác chào hỏi tử tế vì lịch sự nhưng rất lơ là. Niềm khao khát căn bản của họ là muốn được người khác tìm đến, hỏi han và yêu thích. Họ đã cố gắng hết mình để hành xử theo một cung cách mà ngay trong nội tâm họ không thích thú cho lắm để làm đẹp lòng mọi người. Muốn được người khác yêu thích, tìm đến, không gì hơn bạn hãy thực tập những kỹ thuật đơn giản, bình thường, tự nhiên sau đây: Trước hết, trở nên một người cỡi mở, thoải mái, thân thiện, một người mà bạn bè của mình tìm đến với sự ưa thích, chân tình và không cảm thấy căng thẳng, khó chịu. Đừng để họ xầm xì, bàn tán: “Thằng cha đó khó chơi lắm, trước mặt thì hắn ta ngọt ngào, vui vẻ. Nhưng sau lưng hắn tìm cách chỉ trích, đâm thọt…”. Một người với một cá tính cứng ngắt, lạnh lùng, ai cũng chê hết, tâm hồn một nơi, thể xác một ngả, không hòa đồng với mọi người, mặt mũi thì khinh khỉnh, những người như vậy không cách gì được bạn bè trong nhóm yêu thích được. Chúng ta không biết hắn đang nghĩ gì và phản ứng ra sao. Những người như vậy rất khó chơi, khó đánh bạn. Bản chất tự nhiên, vui vẻ, cỡi mở, thân tình và yêu thương, quí trọng bạn bè là những yếu tố rất quan trọng trong nghệ thuật đánh bạn. Nếu bạn đạt được những đức tính này, những đức tính khác tự nhiên sẽ phát triển. Đừng cho rằng những người khác không thích mình là vì họ có những gì sai quấy, phải nghĩ ngược lại, trong nghệ thuật đánh bạn chắc chắn mình có những gì sai quấy cho nên bạn bè muốn xa lánh mình. Hãy suy nghĩ, tìm hiểu và tự gạt bỏ những thói hư, tật xấu trong cách xã giao. Tôi xin đan cử một vài ví dụ: Ông A đưa ra một lập luận chính trị nào đó không phù hợp với đường hướng chống Cộng của người Quốc Gia, ông B nổi máu tranh cãi dữ dội. Cuối cùng, trước đây hai ông là hai người bạn thân, nay biến thành “kẻ thù”. Thằng Việt cộng nó đứng trong bóng tối nhe hàm răng hô ra cười hô hố. Ví dụ thứ hai, khi gặp nhau ngoài đường, cũng như tại những buổi tiệc tùng, các bạn nghiệm thử điều tôi thưa với bạn có đúng hay không, những người có cái bắt tay lỏng lẻo, hờ hững và miễn cưỡng cũng nói lên được cái bản tính không thành thật, mang một tâm trạng bất bình thường, phản trắc, lừa lọc. Vì những người này chỉ biết đến mình, đang khốn khổ vì một thứ tình yêu vị kỷ, một thứ tình yêu chỉ nghĩ đến mình mà không cảm thấy thích thú khi cận kề với người khác. Sở dĩ họ đến với bạn hoặc họ được bạn mời hoặc họ muốn tìm quên niềm cô đơn trong chốc lát, chứ không phải họ đến bằng sự chân tình. Cách chữa trị chính yếu là phải thực tập thường xuyên tình thương đối với bạn bè, cỡi mở, chân tình, vui vẻ, lịch sự, nhã nhặn và luôn luôn trau dồi đức tính tự nhiên để thay thế thứ tình yêu vị kỷ (gần như ích kỷ) . Những người quá nặng về tình yêu vị kỷ ngay cả vợ con còn khó sống, đừng nói gì đến bạn bè. Phương pháp hay nhất là mỗi đêm ngồi tịnh tâm, tưởng tượng người bạn mà mình khinh ghét hoặc không mấy cảm tình. Hãy nghĩ về hắn ta với một sự thiện cảm và phải thấy cho bằng được một vài tính tốt của hắn để khen ngợi. Vì mỗi người chúng ta là một cá thể riêng biệt, một thế giới nhỏ thu hẹp trong đó chất chứa những chân, thiện, mỹ. Khi bạn biết khen ngợi, tức là bạn làm gia tăng thái độ cư xử của bạn đối với hắn, bạn nâng sự liên hệ lên một mức độ cao hơn. Cái tốt đẹp của người mà bạn ghét sẽ du nhập vào tâm trí của bạn và ngược lại. Sự gặp gỡ giữa những cái tốt đẹp nhất sẽ hội tụ trong sự thông cảm giữa hai bên. Bạn phải quan niệm: Muốn người khác yêu thương mình, bạn phải biết yêu thương người khác. Đến giờ phút bạn đọc những dòng này mà vẫn còn than thở vì không đạt được một tình bạn như y’ mình mong muốn, không phải hoàn toàn do lỗi của tha nhân, mà bạn phải xét lại hành vi và cách cư xử của mình. Một trong những thảm kịch vĩ đại nhất của một con người bình thường là có khuynh hướng suốt đời tìm cách làm hoàn hảo những lỗi lầm của mình. Chúng ta tự làm lỗi lầm, ôm lấy nó, trau dồi nó và không bao giờ biết ăn năn, hối cải để thay đổi. Cũng như cây kim máy hát bị kẹt trên một đĩa hát cũ, nó cứ lặp đi, lặp lại một điệp khúc. Bạn phải nhấc cây kim đó lên mới nghe được trọn vẹn một bản nhạc. Đừng bao giờ suốt đời cứ mãi sống để đi “vạch lá tìm sâu”, tìm cách chỉ trích lỗi lầm của người khác để rồi than thở mình không có được một tình bạn như y’ mình mong muốn. Bạn hãy sống nốt những năm còn lại trong cuộc đời bằng cách đem hết khả năng, nhiệt huyết, lòng khoan dung, độ lượng để sống cho thật thân thiện với tất cả mọi người và hãy quan niệm: “Cơm ăn nửa đấu còn lưng, Hơi đâu mà giận người dưng bực mình”.

Tình bạn chân thật làm cho cuộc đời đáng sống, đáng yêu hơn. Còn một yếu tố khác cũng rất quan trọng để gây thiện cảm đối với bạn bè là tạo sự cảm hứng cho bạn bè để họ nói về họ.Ai cũng thích mình là cây đinh, là một nhân vật quan trọng. Nếu bạn làm cho người ta cụt hứng, tức là bạn đã làm tổn thương cho họ thật nhiều. Tôi lấy ví dụ: Một nhóm bạn bè đang ngồi ăn nhậu, đấu láo với nhau, anh A kể một câu chuyện “tếu”, được mọi người cười vui thích thú, ngoại trừ bạn, khi tiếng cười vừa dứt, bạn lên tiếng có vẻ trịch thượng: “câu chuyện đó thì hay rồi, tôi đã đọc nó trên tạp chí X tháng vừa rồi”.

Dĩ nhiên, điều bạn vừa nói muốn chứng tỏ cho những người khác biết đến kiến thức của bạn, nhưng bạn có biết anh A người vừa kể câu chuyện vui đó cảm nghĩ về bạn như thế nào không? Bạn đã cướp đi cái lòng tự mãn của anh A vì anh ta đã nghĩ đó là một câu chuyện quá hay muốn góp vui cùng bạn bè. Bạn đã làm cho anh ta bị cụt hứng, ngồi tiu nghỉu như một lá cờ rũ. Chiếc thuyền đang căng buồm, lộng gió đang lướt sóng ngon lành bị bạn đưa tay chận lại. Tôi nghĩ không có ai trong nhóm thích cái điều mà bạn mới phát biểu và chắc chắn người vừa kể câu chuyện vui bị bạn làm cụt hứng không có mấy thiện cảm với bạn. Cho dầu bạn thích hay không thích câu chuyện vui, hãy để cho người kể chuyện và những người khác thưởng thức nó. Nên gây cảm hứng, tán thưởng, hòa mình vào niềm vui với họ, bạn sẽ được mọi người ưa thích. Tôi còn nhớ, khi tôi đậu xong Tú Tài Toàn Phần. Gia đình tôi có tổ chức một buổi tiệc nhỏ tại tư gia, tôi đã mời vị Linh Mục Hiệu Trưởng Lê-văn-Ấn và một số bạn học đến chia sẻ niềm vui trước khi tôi bước chân vào Đại Học. Sau khi mãn tiệc, Ngài đã nắm tay tôi một cách ưu ái, thân mật: “Cha đặt hết kỳ vọng ở con. Vì cha thấy ở con một đặc tính phi thường hơn người. Chắc chắn con sẽ thành công trên đường đời”. Dĩ nhiên, Ngài đã đề cao quá đáng về tôi, nhưng còn tốt hơn là tỏ vẻ coi thường. Tôi đã rưng rưng ngấn lệ đón nhận những lời khuyến khích vàng ngọc của Ngài. Đến nay tôi đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống, nhưng những lời của Ngài tôi vẫn còn ghi tâm, khắc cốt, hình ảnh của Người Cha Linh Hồn vẫn in đậm nét trong tôi. Sau đó thì tôi đã khám phá Ngài đã nói cùng một câu như trên với tất cả học trò của Ngài không phải chỉ riêng mình tôi, để khích động tinh thần cầu tiến. Mỗi năm Ngài vẫn thư từ thăm hỏi, khen tặng những thành công nhỏ nhặt trong đám học trò của Ngài, tuy rằng Ngài không còn trực tiếp dạy dỗ, nhưng với sự hướng dẫn và chăm sóc về tinh thần mà Ngài đã ưu ái dành cho tất cả chúng tôi (những học trò cũ của Ngài) đa số đã thành công trên đường đời như ước nguyện của Ngài.

Bạn thử để y’ xem nếu bạn giúp đỡ, khuyến khích, an ủi, động viên tinh thần…bất cứ người nào một cách chân thành để họ vượt qua những giây phút khó khăn trong cuộc sống thì họ sẽ biết ơn bạn suốt đời. Đừng nghĩ: “cứu vật, vật trả ơn. Cứu nhơn, nhơn trả oán”, xây dựng, giúp đỡ càng nhiều người càng tốt. Hành động với một tấm lòng vị tha, bác ái. Vẫn biết rằng không thiếu những kẻ “vong ơn, bạc nghĩa. Ăn cháo đá bát” chỉ vì sự ấu trĩ và ngu dốt của họ mà thôi. Cứ tiếp tục làm những điều tốt đẹp đối với họ, cư xử với họ như một người bình thường và thời gian sẽ làm cho họ tỉnh ngộ. Riêng cá nhân tôi, tôi chưa gặp một người nào mà tôi không thích cả. Các bạn có thể cho rằng thằng cha Mây-cao-Nguyên bị bệnh lưỡng tính (bi-sexual), câu tôi vừa mới thưa với bạn có vẻ hơi quá đáng một chút không đúng với thực tế của cuộc đời. Nhưng các bạn thử cư xử với nhau trên căn bản của câu “danh ngôn” này xem sao. Ai phải thì năng lui tới thường xuyên, ai ăn ở không phải cũng nên tay bắt mặt mừng cho phải đạo làm người, đừng nên tuyên bố: “Ở đâu có ông A thì không có tôi hoặc nếu mời ông B thì đừng mời tôi”, nghe không được chút nào cả.

Tình yêu và tình bạn chân thật đó là niềm vui “tuyệt cú mèo” mà cuộc đời trang trọng dâng hiến cho những người nào biết tận tụy đi tìm, đó là những giá trị vô song, người nào không biết coi trọng hai lãnh vực này, tôi nghĩ đó là một bất hạnh lớn lao trong cuộc sống.

MÂY-CAO-NGUYÊN
(White Rock, B.C. CANADA)

Mây_Cao_Nguyên @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site