lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Thời Sự - Lịch Sử Việt Nam

PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY   
CỦNG CỐ GIÁO QUYỀN-THỐNG NHẤT GIÁO HỘI-XIỂN DƯƠNG GIÁO PHÁP   
--------------------------

THÔNG ĐIỆP

------------------------

NGÀY LỄ ĐẢN SANH NĂM THỨ 94 CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ 25-11 KỶ MÙI (1919) – 25-11 TÂN MÃO (2011)

huỳnh giáo chủ, huỳnh phú sổ

1, 2, 3, 4, 5

Của cụ LÊ QUANG LIÊM
Hội Trưởng Trung Ương Giáo Hội PGHH Thuần Túy

. . . Thiên tào đã xét định, khắp chúng sanh trên thế giới trong cái buổi Hạ Ngươn này, say mê vật dục, chìm đắm trong biển lợi danh, gây nên nghiệp quả, luật Trời đà trị tội xét kẻ thiện căn thì ít, người tội ác quá nhiều, chư Phật mới nhủ lòng từ bi cùng các vị chơn Tiên lâm phàm độ thế, trước ra công cứu khổ, sau chỉ rõ cơ huyền, khuyên kẻ thế hướng thiện quày đầu, cải tà qui chánh . . . để kịp đến Hội Long Hoa chầu Phật . . . Ta là một trong các vị cứu đời ấy . . .

Đầu ngưỡng vọng Đất Trời minh chứng,
Tấm lòng thành quyết dựng ĐẠO ĐỜI.

Đó là lời khải ngôn của Đức Huỳnh Phú Sổ, Giáo Chủ PGHH khi giáng trần lập Đạo cứu đời minh thị cái bản hoài của một Đấng Chí Tôn cứu thế trong môi trường vận hành của Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát hằng phổ độ chúng sanh.

Đức Huỳnh Giáo Chủ ra đời giữa thời kỳ mạt pháp, nhân tâm nan trắc, đạo lý suy đồi, nước VN lại nằm dưới ách đô hộ của đế quốc thực dân Pháp, nên xã hội VN là một xã hội điêu linh, nghiêng ngửa, băng hoại mọi mặt từ vật chất lẫn tinh thần.

Tế độ một xã hội điêu tàn về 2 mặt Đạo và Đời như vậy, Đức Huỳnh Giáo Chủ phát tâm bồ đề huyền khai đại nguyện:

“Đầu ngưỡng vọng Đất Trời minh chứng,
Tấm lòng thành quyết dựng Đạo Đời.”

Ngài xương minh pháp môn HỌC PHẬT TU NHÂN để khuyến dạy người đời vừa Học Phật: Làm tất cả những điều lành, không làm những điều dữ, rửa lòng cho trong sạch . . . vừa Tu Nhân: Làm tròn bốn Điều Ân: Ân Tổ Tiên Cha Mẹ, Ân Đất Nước, Ân Tam Bảo, Ân Đồng Bào và Nhân Loại.

Học Phật Tu Nhân là một pháp môn viên dung tế độ chúng sanh về 2 mặt Đạo lẫn Đời thích nghi với bối cảnh thời Hạ Ngươn mạt pháp.

Cốt lõi của pháp môn Học Phật Tu Nhân vẫn xuất phát từ chánh pháp Thiền Tông lấy Tâm làm căn bản:

Địa ngục cũng tại Tâm làm quấy,
Về Thiên đàng Tâm ấy tạo ra.
Cái chữ Tâm là quỷ hay ma,
Tiên hay Phật cũng là tại nó . .
.

(Sấm giảng PGHH)

HỌC PHẬT TU NHÂN là pháp môn nồng cốt của nền giáo lý PGHH. Trong phần Tu Nhân, Đức Huỳnh Giáo Chủ đặt Ân Đất Nước trước Ân Tam Bảo là một kiện chứng hùng hồn xác định PGHH là một tông phái Phật giáo mang bản chất đặc thù Dân Tộc, sinh ra từ lòng Dân Tộc, mang trái tim VN, thở hơi thở VN, lớn lên trong hồn thiêng sông núi VN . . . nên sống cũng sống với Dân Tộc và Tổ Quốc . . . chết cũng chết vì Tổ Quốc và Dân Tộc . . . nước còn Đạo còn, nước mất Đạo mất . . . bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm . . . hưỡng những tấc đất, ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ dàng, giống nòi được truyền thụ, ta cảm thấy bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp . . . Nước mất thì nhà tan, cơ sở của Đạo cũng bị lấp vùi, nước được độc lập , phú cường cơ sở của Đạo mới được phát khai rực rỡ . . .

Vì nét đặc thù dân tộc đó nên PGHH trở thành đối tượng nguy hiểm hàng đầu trong chương trình “xích hóa VN” mà đảng CSVN với chủ thuyết tam vô (vô Tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo) phải quyết tâm tiêu diệt PGHH cho bằng được.

Qua những chứng minh của lịch sử xuyên suốt 66 năm (1945-2011) ai cũng thấy điều này. Sau đảo chánh Pháp (1945) tại Nam Bộ, đảng CSVN chưa có đến 50.000 đảng viên , trong lúc đó PGHH đã có gần 1triệu rưỡi tín đồ. Sự sai biệt quá xa về thế lực chính trị trên chính trường Nam Bộ làm cho đảng CSVN (do Trần Văn Giàu cầm đầu) cảm thấy PGHH là một trở lực to tát, vừa đối lập ý thức hệ vừa trội hẵn ưu thế chính trị nên đâm ra lo sợ phải quyết tâm triệt tiêu PGHH. Nhất là sau ngày đảo chánh Pháp (1945) Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất gồm:

-Việt Nam Quốc Gia Độc Lập đảng.
-Tịnh Độ Cư Sĩ.
-Cao Đài Giáo.
-Liên Đoàn Công Chức.
-Nhóm Trí Thức.
-PGHH

Càng làm cho Việt Minh (đảng CSVN) vốn đã quan ngại càng lo sợ hơn về Đức Huỳnh Giáo Chủ.

***

Sau đảo chánh Pháp cuộc diện đất nước VN biến chuyển rất quan trọng từng giờ, từng ngày.

-Ngày 13-8-45 Chính Phủ Trần Trọng Kim từ chức.

-Ngày 14-8-45 Hòa Kỳ chấp nhận cho Nhật đầu hàng vô điều kiện.

-Ngày 17-8-45 cựu Hoàng Bảo Đại kêu gọi các nhà ái quốc chân chính đứng lên giúp nước, củng cố nền độc lập quốc gia.

-Ngày 19-8-45, Việt Minh thừa cơ hội “tranh tối tranh sáng” cướp chính quyền tại Hà Nội và thành lập Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời.

-Ngày 21-8-45, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất  (do Đức Huỳnh Giáo Chủ lãnh đạo) làm lễ ra mắt với một cuộc “mít tinh” rần rộ tại Sài Gòn, thinh thế mạnh mẽ.

-Ngày 24-8-45, cựu Hoàng Bảo đại làm lễ thoái vị tại Huế.

***

Trước thinh thế ngày càng lớn mạnh của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất làm cho Việt Minh lo ngại, phải tìm cách đối đầu,  nên ngày 25-8-45, Trần Văn Giàu tự tuyên bố  Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ Lâm Thời ra đời, không có Hội nghị, không có bầu cử gì cả và Giàu tự phong làm Chủ Tịch Ủy Ban và dùng mọi mánh khóe để đối phó với Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất.
Sự đoàn kết giữa các thế lực chính trị tại Nam Bộ bắt đầu tan vỡ nhất là giữa nhóm Trần Văn Giàu và Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất do Đức Huỳnh Giáo Chũ lãnh đạo.

Trong  lúc đó, quân đội Pháp do Tướng Leclere chỉ huy được quân đội Anh Ấn ngầm trợ trưởng đã công khai mở cuộc tái xâm lăng VN và  trong bối cảnh này nếu xảy ra một cuộc tương tàn giữa người Việt và người Việt thì đó là một đại nguy cơ đưa đất nước lại rơi vào vòng nô lệ.

Nhưng CS vẫn là CS.Quyền lợi của đảng CSVN vẫn là “tối thượng” VN còn hay VN mất không phải là vấn đề đối với CS. Trần Văn Giàu vẫn thẳng tay khai diễn cuộc tương tàn triệt tiêu các thế lực quốc gia, nhất là đối với PGHH.

***

Một cơn mưa như trút nước vừa dứt hột. Ánh tà dương le lói trải lên miền sơn dã, thoáng nom như một bức tranh thủy mạc lung linh theo làn gió chiều phe phẩy.

Rừng Chà Là âm u, quạnh quẻ lẳng lặng chìm dần theo bóng hoàng hôn.

Xa xa, núi Thị Vải sừng sửng giữa bầu trời mờ nhạt của một ngày sắp hết. Quang cảnh im vắng, tĩnh mịch.

Đứng tựa vào một thân cây, đôi mắt đăm chiêu nhìn lên bầu trời bao la lờ lững những cụm mây trắng đục, Đức Huỳnh Giáo Chủ với nét mặt trầm buồn sâu sắc, thả tâm hồn trôi về quá khứ . . .

Đêm 9-9-45, Trần Văn Giàu gọi điện thoại nói chuyện với Ngài, vả lả về những việc cải cọ trong các phiên họp vừa qua. Cuộc điện đàm vừa chấm dứt, bỗng nghe có nhiều tiếng động ngoài vòng rào, Ngài bước lại cửa sổ nhìn xuống thì thấy có nhiều toán lính Quốc Gia tự Vệ Cuộc (Công An) của Trần Văn Giàu đang bủa vây văn phòng của Ngài. Thì ra cuộc điện đàm vừa rồi là Trần Văn Giàu cố ý lừa để biết chắc Ngài có mặt tại Văn phòng hầu xua quân vào ám hại.

Từ cổng rào, một toán lính quốc gia tự vệ cuộc hùng hổ toan xông vào văn phòng đang bị toán lính gát văn phòng cương quyết ngăn cản. Toán lính tự vệ cuộc nổ mấy loạt súng chỉ thiên để thị oai thì toán lính bảo vệ văn phòng cũng nổ mấy loạt súng chỉ thiên để tỏ ra không hề nao núng. Đức Huỳnh Giáo Chủ ngoắt một vệ sĩ đang túc trực bên cạnh và bảo:

-Xuống bảo anh em cho bọn chúng vào. Đổ máu lúc này chỉ làm lợi lớn cho quân thù xâm lược Pháp.

Bảo xong, Ngài đi lại đứng tại góc phòng sát đầu cầu thang lầu.

Toán lính Quốc Gia Tự Vệ Cuộc khoảng trên 30 người, súng ống tua tủa xông vào văn phòng, chia nhau từng tốp 5,7 người đi lùng xét tứ tung, từng trệt từng lầu không chừa một xó xỉnh nào, đèn pin rọi sáng văn phòng như ban ngày, quyết tâm tìm cho được Đức Huỳnh Giáo Chủ vì Trần Văn Giàu cho biết chắc chắn là Đức Huỳnh Giáo Chủ đang có mặt tại trụ sở (38, đường Miche, Sàigon).

Suốt gần 3 tiếng đồng hồ lục soát, chúng không tìm thấy được Đức Huỳnh Giáo Chủ, và có ý định chiếm giữ văn phòng, nhưng bị những cán bộ của Đức Huỳnh Giáo Chủ như là Việt Sĩ, Ông Phán Thuần, Cô Năm Cò Tournier . . .  quyết liệt đuổi chúng ra khỏi trụ sở dù phải xương rơi máu đổ, trong lúc đó hằng trăm cán bộ PGHH ở gần trụ sở được báo động rần rộ kéo đến làm cho bọn chúng chột dạ và được lịnh Trần Văn Giàu bảo rút lui.

Toán lính này do Lý Huệ Vinh cầm đầu đi hết rồi, văn phòng trở lại quang cảnh bình thường và mọi người hiện diện với sắc mặt ưu tư: không biết hiện giờ Thầy ở đâu? Thì . . . bỗng nhiên Đức Huỳnh Giáo Chủ từ từ trên lầu ung dung đi xuống, tất cả đều vui mừng khôn xiết và một cuộc Hội nghị được diễn ra tức khắc.

Trước hành động bạo ngược, hung tàn phi luật pháp, tất cả người có mặt trăm người như một tỏ ra phẫn nộ cùng tột, đồng thanh thỉnh cầu Đức Huỳnh Giáo Chủ phải cho Trần Văn Giàu và Việt Minh một “bài học”.

Sắc mặt trầm buồn, Đức Huỳnh Giáo Chủ ôn tồn giải đáp:

- Đứng trước mọi việc chi về sự Đời, ta phải hết sức bình tỉnh, bởi vì chúng ta xuất thân từ lĩnh vực tôn giáora làm việc đời ta phải cân nhắc tế nhị về hành động của mình trong mọi tình huống. Ngoài việc bại thành trên thực tế, ta còn có trách nhiệm rất quan trọng về tinh thần trong mọi hành động của mình, nhất là về những việc liên quan đến Tổ Quốc và Dân Tộc.

Phải biết phân biệt “cái chung” và “cái riêng”. Cái chung là cho nhiều người, còn cái riêng là cho bản thân ta hoặc cho một ít người của ta. Nếu vì cái riêng mà tổn hại cái chung thì đừng bao giờ làm . . . bởi vì ta lấy đạo đức, từ bi, bác ái làm gốc. đó là tinh thần “VỊ THA” của nhà Phật, mà ta là Phật tử phải luôn ghi nhớ và tuân thủ.

Tất cả những hành vi nghiệt ngã của Việt Minh, nói chung, của nhóm Trần Văn Giàu, nói riêng, đối với ta là “cái riêng”, còn phong trào chống xâm lăng, bảo tồn độc lập cho đất nước là “cái chung”, ta phải bảo toàn thực lực đó của toàn dân, dù ta phải bị thiệt thòi.

Hiện nay ai cũng thấy rõ là quân đội Pháp đang chuẩn bị tái xâm lăng VN và chỉ trong nay mai mà thôi. Nếu vì lý do gì mà xảy ra một cuộc tương tàn giữa người Việt và người Việt thì đó là tạo một lợi lớn cho quân xâm lược Pháp “Duật bạng tương trì ngư ông đắc lợi” và ai phải ai quấy cũng đều là tội đồ thiên cổ đối với Tổ Quốc và Dân Tộc, vì cuộc tương tàn sẽ làm cho tiềm năng chống xâm lăng phải suy yếu nghiêm trọng. Tôi đã có linh cảm đất nước VN sẽ rơi vào một thời kỳ hỗn loạn. Đó là “Ý TRỜI” không làm gì khác được. “Gặp thời thế thế thời phải thế”.

Trước cái họa Việt Minh -Trần Văn Giàu và cái họa xâm lăng của đế quốc Pháp ta phải cân nhắc cái họa nào nguy hiểm hơn, cho nên tôi nghĩ chúng ta nên nhẫn nhịn trước cái họa Trần Văn Giàu –Việt Minh mà tôi nghĩ toàn thể PGHH sẽ phải chịu nhiều hậu quả khốc hại về sau này nhưng vẫn còn hơn là “mất nước” mà dân tộc phải sống dưới ách nô lệ của ngoại bang.

Tôi sẽ mai danh ẩn tích một thời gian để tránh một cuộc tương tàn xương rơi máu đổ và sẽ tùy cơ thiên định mà hành sử. Ai phải ai quấy, ai đúng ai sai lịch sử mai hậu sẽ phán xét.

Sau khi Đức Huỳnh Giáo Chủ lánh mặt, Việt Minh thẳng tay khủng bố tín đồ PGHH một cách tàn nhẫn, nhất là ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Hằng vạn tín đồ PGHH bị bắt tù đày, hằng vạn bị sát hại. Hiện giờ còn nhiều mồ chôn tập thể thi hài các nạn nhân thời ấy, đại thể như là ở Phú Thuận (Đồng Tháp) một mồ chôn tập thể với 467 thi hài dãi nắng dầm mưa trơ vơ cùng tuế nguyệt, ở Lôi Tự (Cần Thơ), ở Giồng Trôm (Bến Tre)v.v... mỗi mồ chôn tập thể có hằng trăm thi hài.

***

PHẬT GIÁO HÒA HẢO (PGHH), theo lời minh thị của Đức Huỳnh Giáo Chủ, vẫn là một tông phái Phật đạo xuất phát từ chánh pháp Thiền Tông.

“Đạo vô vi của Phật ân cần,
Nối theo chí Thích Ca ngày trước”
“Ta là kẻ vô hình hữu ảnh,
Ẩn xác phàm gìn Đạo Thích Ca”.

(Đó là lời xác định của Đức Huỳnh Giáo Chủ)

PGHH vẫn lấy “TÂM TÔNG” làm căn bản triển khai phần Tu Nhân để khế hiệp với căn cơ chúng sanh thời mạt pháp và thích nghi với hoàn cảnh xã hội VN trong thời kỳ bị trị, ly loạn nhiểu nhương , nên về hình thức hành đạo có đôi phần khác biệt với các tông phái nhà Phật đương thời , nhưng tựu trung vẫn là vận hành đúng theo nguyên lý căn bản “BẤT ĐỊNH PHÁP” của Đức Như Lai:

“Nhứt thiết Tu Da La Giáo Chủ như tiêu nguyệt chỉ”.

---------------

“Tam thừa giáo cương chi thi ứng cơ chi dược , tùy nghi sở thuyết , lâm thời thi thiết, các các bất đồng Đản năng liễu tri tức bất bị hoặc. Thực vô hữu định pháp Như Lai khả thuyết”

--------------

“Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị”.

---------------

Pháp pháp bổn vô pháp,
Vô pháp pháp, diệc pháp.
Kim phú vô pháp thời,
Pháp pháp hà tăng pháp.
-------

Qua một vài giáo cương Phật đạo điển hình kể trên đã thấy rõ rằng chánh pháp Thiền Tông là “BẤT ĐỊNH PHÁP” tức là không trụ vào một chỗ nào, cho nên tông phái Phật đạo nào ra đời mà có một pháp môn khế hiệp với căn cơ của chúng sanh và thích nghi với thời thế thì tông phái đó được quần chúng qui ngưỡng và phát triển mạnh mẽ.

Sự vận hành của PGHH qua pháp môn Học Phật Tu Nhân không ngoài nguyên lý này.

Thực ra, pháp môn ĐỜI ĐẠO LƯỠNG TOÀN , hay gọi là ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC , và sau này là HỌC PHẬT TU NHÂN trong nền giáo lý PGHH đã khởi nguồn từ thời Đức Lục Tổ Huệ Năng qua nguyên lý:

Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế mích bồ đề
Kháp như cầu thố giác

Tức là Phật pháp ở tại thế gian (Đời) không thể rời thế gian mà tìm được Đạo (giác ngộ). Rời thế gian mà tìm Đạo thì giống như đi tìm “lông rùa, sừng thỏ” và bao giờ rùa có lông và thỏ có sừng ? ? ?

1, 2, 3, 4, 5

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site