lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Thời Sự - Lịch Sử Việt Nam

Hai Hình Ảnh Thầy Cô Và Học Trò

1, 2

Phan Văn Phước

...

III. Thầy Cô miền Nam trước biến cố năm 75

Nhìn chung, trong thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Thầy Cô rất được kính trọng. Vào những năm cuối của Đệ Nhị Cộng Hòa, học sinh có Tú Tài Toàn Phần thi vào Trường Sư Phạm Đệ Nhị Cấp, (tức cấp ba sau này), ký hợp đồng dạy học trong mười năm mà thôi. Ra trường, tân Giáo Sư có ''chánh ngạch hạng A'' với chỉ số lương khởi điểm là 470. Trong khi đó, Kỹ Sư mới ra Trường có chỉ số là 430; Bác Sĩ thì 510. Còn tân Giáo Sư Đệ Nhất Cấp thì có chỉ số là 380. Đi dạy ở các Tỉnh khác, Thầy Cô không cần khai tên vào sổ gia đình, không lệ thuộc vào Chính Quyền Tỉnh, mà trực thuộc Bộ Giáo Dục. Trên xe tàu, sau khi xem thẻ Giáo Viên Tiểu Học hay thẻ Giáo Sư Trung và Đại Học, Cảnh Sát luôn kính trọng Thầy Cô, cúi đầu chào, có lúc ra vẻ nhà binh. Theo quy định, Giáo Sư Đệ Nhị Cấp dạy mười sáu giờ một tuần. Ai dạy thêm thì được lương phụ trội. Ngoài ra, có thể sang dạy các Trường tư khác hay ''tự động'' mở lớp dạy riêng, không hề bị Cảnh Sát làm tiền.

Một số Trường có Hội Phụ Huynh Học Sinh chỉ là hình thức để tỏ lòng biết ơn Thầy Cô trong những ngày tất niên hay cuối niên khóa. Không bao giờ Hội này dám tặng quà cáp cho Thầy Cô. Nếu có thì chỉ là vì tình cảm quen biết riêng tư. Thật ra, việc nhận quà của Phụ Huynh học sinh là cái nhục đối với ngành Giáo Dục. Cho nên Thầy Cô phải giữ uy tín đối với học trò: ''Nhất tự vi Sư; bán tự vi Sư'' là thế!

Ngày trước, thời còn học sinh, chúng tôi biết được các bài hát: ''Tan học rồi; Tình học sinh''..., nhất là bài ''Mái Trường Xưa'' (2) như sau:

''Chiều nao, hoa soan ngập mái trường. Chiều nao, hè về gieo nhớ thương. Từ giã những phút êm đềm dưới Mái Trường, lòng nao nao lúc bước xa Trường xưa. Thuở ấy, ve kêu gợi tiếng sầu. Hè ơi, ngập ngừng xa cách nhau. Trường vắng bóng dáng bao người mơ đâu rồi! Mộng hoa niên chôn bên Mái Trường xưa! Ôi Trường xưa ôi, lòng tôi vấn vương muôn đời! Bao ngày vui đâu mờ xóa trong tâm hồn! Tay cầm tay, nhưng lòng chưa dứt mối ưu sầu! Đôi lòng bâng khuâng rời Trường xưa bao yêu dấu! Chiều nay, bơ vơ bên Mái Trường! Về đây tìm lại phút mến thương. Trường vắng bóng dáng bao Thầy Cô đâu rồi! Mộng hoa niên chôn bên Mái Trường xưa...''

IV. Tấm lòng của Thầy Cô và Học Trò

Trong xã hội Việt Nam bây giờ, dù có nhiều học sinh tốt nhờ được Phụ Huynh giáo dục phải kính trọng Thầy Cô, vẫn không ít học trò đánh giá quá thấp Thầy Cô như nhận xét của Thầy Thịnh. Nhân đây, để tôn vinh Thầy Cô vào thời chúng tôi đi học, tôi kính tặng quý Thầy Cô và quý Vị bài thơ:

THẦY CÔ – HỌC TRÒ

Lớp, thời khóa biểu dùng cho

Thầy-cô-đệ-tử hẹn hò tâm giao...

Nắng mai rực rỡ soi vào

Những trang sách vở lao xao trên bàn

Hoa niên làm rộn tâm can

Nụ cười tươi nở trên làn môi xinh

Thầy-cô yêu phấn trắng tinh

Cũng là màu áo học sinh đến trường

Trò ngoan là đóa hướng dương

Đẹp hơn những áng văn chương trữ tình!

Nõn nà tựa búp măng xinh

Ngón tay cầm viết nhờ tình song phương:

Thầy-cô-cha-mẹ yêu thương

Nên trò ôm vở đến trường học chăm

Trò là hình ảnh xa xăm

Của thầy-cô những tháng năm tuyệt vời:

Nhà trường, lớp học là nơi

''Thụ nhân*, khải đạo'' bằng lời thầy-cô

Mai sau xây dựng Cơ Đồ

Nay trò tìm đến thầy-cô học hành

Thầy-cô là mực vẽ thành

Trò là những nét đan thanh* cho đời!

Hè về, phượng nở rực trời

Nhìn màu xanh, đỏ, nhớ lời thầy-cô... 

Phan văn Phước, Đức Quốc, 01.12.2002

*Thụ nhân: không có nghĩa là ''trồng người'', mà là ''dạy, đào tạo người''!

Đan thanh: màu đỏ, xanh chỉ nét vẽ đẹp.

Kính mời quý Vị nghe ba ca khúc về Học Đường:

Tình Học Sinh (Mp3) Ngọc Sơn - Ngọc Hải, Nghe Tải Bài Hát MP3 | 138734

Có bài hát mang tên ''Mái Trường Xưa'' rất hay, bắt đầu bằng các câu: ''Chiều nao, hoa soan ngập mái trường. Chiều nao, hè về gieo nhớ thương. Từ giã những phút êm đềm dưới mái trường, lòng nao nao lúc bước xa trường xưa. Thuở ấy, ve kêu gợi tiếng sầu. Hè ơi, ngập ngừng xa cách nhau. Trường vắng bóng dáng bao người mơ đâu rồi! Mộng hoa niên chôn ben mái trường xưa!'' Rất tiếc trên mạng chưa có bài ấy. Trang Quốc Học Huế thì có ghi lời không đúng vì người ghi cho biết chỉ nhớ mại mại. Quý Vị nào có nhạc bài ấy, xin cho bà con thưởng thức. Xin đa tạ. Kính chúc quý Thầy Cô và quý Vị Độc Giả Ngày ''Hiến Chương Nhà Giáo'' mọi sự an lành.

và xem Video về học sinh Phan Minh Trí đạt nhiều thành tích xuất sắc tại Hoa Kỳ. Nội của cháu là ông Phan văn Chấn, Sĩ Quan Cảnh Sát, bị tù gần tám năm. Nhà cửa ông Chấn bị địa phương tịch thu. Vợ con ông phải đi vùng kinh tế. Tất cả các cháu đành làm nông, cưa gỗ để sống qua ngày. Vừa làm, vừa học bổ túc văn hóa! Các cháu trai đậu đầu khóa thi cuối Trung Học (3) ở Tỉnh. Vào thời kỳ chưa đổi mới, vì lý lịch ''xấu'', các cháu trai không được đậu vào Đại Học. Sau này, qua Mỹ theo diện HO, con trai ông Chấn đã thành tài. Và Phan Minh Trí, con của ông Phan Công Chuẩn, 13 tuổi, cao 1 mét 76, đã thi ATC với các môn của lớp 12:

Kanal von sbtndc - YouTube

Nếu sinh ra ở VN, cháu Minh Trí đã không có được ngày hôm nay. Chỉ trong năm 2011, Mỹ đã thu hút được 250 học sinh ưu tú của toàn quốc và 500 học sinh ưu tú khác trên toàn Thế Giới. Đành rằng nước Mỹ không phải là Địa Đàng. Nhưng họ có nền Giáo Dục Tiên Tiến, Nhân Bản, biết trọng nhân tài như nước Đức đã chọn người Việt từ Viện Mồ Côi lên làm Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng Y Tế và Chủ Tịch Đảng Tự Do Dân Chủ!

Nhìn người mà xấu hổ cho Quốc Thể VN như lời Đức Tổng Kiệt ngày nào!!!

                                                                  --------------

Ghi chú: 

1. Theo lời của một cựu Giáo Sư, thời trước, ở miền Nam, chỉ có chừng năm hay sáu Thạc Sỷ. Trong cuốn Webster's Third New International Dictionary và một vài cuốn khác, chữ ''agrégé'' là người có học vị cao nhất trong ngành Sư Phạm ở Pháp, khác với học vị Tiến Sĩ trong các phân khoa khác. Bây giờ, ở VN, cứ gọi Master là Thạc Sĩ hay là Đại Học cấp hai. Đúng ra, nên gọi đó Cao Học. Chữ Master do từ Latinh ''magister'' là Thầy (maître)! 

2. Rất tiếc trên mạng chưa có bài Mái Trường Xưa. Trang Quốc Học Huế thì có ghi lời không đúng vì người ghi cho biết chỉ nhớ mại mại. Quý Vị nào có nhạc bài ấy, xin cho bà con thưởng thức. Xin đa tạ.

3. Không nên dùng từ ''tốt nghiệp phổ thông'' bởi vì các em có học nghề đâu, mà ''tốt''!!!

 

1, 2

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site