lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Trang Đặng-quang-Chính 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Đặng-quang-Chính | Đạo Sư

Lúc đứng ngòai cổng, ông anh của người bạn thân không nhận ra tôi, vì nón bảo hiểm, khẩu trang và mắt kiếng che bụi. Cũng tương tự, tuy tôi nhận ra anh bạn khi đứng trước cửa phòng của anh ta …. nhưng trông anh ấy hơi bèo nhèo. Anh có vẻ một đạo sư thất thế!...

Ngồi vào bàn, anh nói ngay là, cơn đau thận vừa qua, khiến anh nằm một chổ trên nông trại; không thiết làm điều gì cả. Nghe người bạn nói, tôi liên tưởng đến một câu dân gian lâu đời (đại khái là) “Rầu thúi ruột, giận tím gan ..”. Không biết đau thận như vầy có phải do tình trạng bấp bênh trong sự phát triển của ngôi trường, được anh ta xây dựng, mất một khỏang thời gian có đến 5(7) năm rồi.

- Thủ tục xin ra trường đã rườm rà … mà tiến trình thực hiện bị nhiều rắc rối.
- Ai bảo ông lấy tên “Đại Việt Quốc sư” để chúng thắc mắc …

Thật thế!...khi một viên chức phòng Giáo dục và anh cùng trao đổi qua mười bốn điều, mà người chủ trường cần phải lý giải trong đơn xin phép, chỉ việc giải thích về tên trường có lẽ đã chiếm lên đến 70% thời gian phỏng vấn. Mà trong suốt thời gian làm việc ngòai hai tiếng đồng hồ, người phụ trách hòan tòan chuyên chú vào việc này; không để một sự cản trở nào diễn ra trong quá trình đó. Nghĩa là người đó không trả lời điện thọai, cũng như tiếp nhận bất kỳ một lọai nhắc nhở nào từ người thư ký.

- Có lẽ vì căng thẳng nên ông tưởng thời gian đó lên đến 70%...?
- Tên trường gây thắc mắc … nhưng có lẽ cũng vì việc tù cải tạo (họ gọi là “học tập cải tạo”) của tôi xảy ra hai lần. Lần đầu như bao sĩ quan khác của chính quyền trước năm 1975, trong miền Nam …nhưng lần sau, có liên quan dây mơ rễ má với nhóm Giao Điểm và một vài sự liên hệ khác …

Theo lời anh kể, anh dự định đánh mạnh phát cuối, khi tình hình không thuận lợi. Mình xin ra trường, một việc làm văn hóa, chứ đâu phải những dịch vụ vớ va vớ vẫn. Chuyện văn hóa, nếu sai lầm, làm hỏng cả nhiều thế hệ. Chuyện văn hóa với mục đích đó không thể là văn hóa ‘xin” ..theo kiểu luồn cúi, chạy chọt ..v..v…

- Ông định một ăn hai thua …?
- Tôi chỉ nói ra chủ đích của mình một cách rõ ràng, quyết liệt

Anh ta không thua khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Mà lại thắng thế một cách bất ngờ, khi người phỏng vấn ngỏ ý rằng, sau khi hưu trí (thời gian không lâu sau đó) sẽ được ông chủ trường sắp xếp một công việc nào đó!...

Sự thắng cuộc đó rất xứng đáng. Sau năm 2000, trước đà phát triển theo lối “phồn vinh giả tạo” (sự đầu tư ồ ạt của các công ty ngọai quốc), biết bao cá nhân, nhóm làm dịch vụ, đến với anh, bàn việc mướn đất để làm ăn. Nào là mở cà phê sân vườn, quán ăn, khách sạn ..v..v.. Mà dù anh không biết làm ăn gì cả, chỉ cho người khác mướn đất, làm bãi giữ xe du lịch hay xe tải, lợi tức hàng tháng đủ để anh sống ung dung.

- Đã bị “ông địa phương” gây phiền lòng (thật ra gây khó dễ để kiếm chác mà thôi)… lại còn bị “ông hàng xóm”, chắc cũng cùng suy nghĩ như ông kia … kiện vì tội dộng cừ gây rạn nứt nhà cửa!...
- Rồi cũng thắng …?
- Hai bên tương nhượng nhau.
- Nhưng sao ì ạch năm bảy năm trời ..?
- Phần tại mình .. phần tại định chế tài chánh

Lúc anh ấy cho rằng, đã một lần xây cất, nên xây cho đúng tầm vóc một trường làm văn hóa đích thực. Tầm vóc đó là đào tạo một thế hệ học trò suốt từ lúc chúng còn nhà trẻ, lên đến cấp 1, qua cấp 2 và tốt nghiệp cấp 3. Thế hệ học trò đó sẽ được xây dựng trên nền tảng nhân bản, biết “Tiên học lễ, hậu học văn”, biết kết hợp “tri hành” …nhưng đầy năng động và tính sáng tạo. Quan trọng hơn hết là biết dung hòa kiến thức, văn hóa của phương Đông và phương Tây. Để xứng đáng với tôn chỉ, mục đích đó, dù rằng bắt đầu với hình thức một nhà trẻ, nhưng trường không có cái tên làng nhàng kiểu nhà trẻ Mai, Đào, Cúc, Phượng … và cơ sở vật chất cũng phải được xây dựng, trang trí đúng mức. Vì thế, anh cơi thêm một lầu và thêm cả một sân thượng, nơi dành cho sinh họat của cha mẹ các học trò vào cuối tuần, hay cho các sinh họat khác của một trung tâm, chẳng hạn trung tâm ngôn ngữ vào buổi chiều.

Chợt cơn khủng hỏang tài chính kéo đến. Vật giá trượt một cách không ngờ!.. Miếng đất trên Thủ Đức bán không được. Cầm cố cũng không xong. Nông trại cũng thế!.. Căn nhà lầu ba tầng, sát trường, nơi dự trù để làm phòng khách cho khách đến thăm, cho giáo viên ở nơi xa … và là một nơi làm bếp ăn tập thể cho học trò, đã được cầm cố và bị tịch thu để siết nợ. Đã thế, sau đó, việc vay ngân hàng bị qui tắc mới khống chế. Những cá nhân chủ đầu tư, có số tuổi trên 60 không được vay mượn.

Bây giờ, chỉ còn có một cửa duy nhất: cửa tử. Phải một sống hai chết. Phải tấn công về phía địch quân, nơi chúng đang nằm tại ổ phục kích. Việc đó có thể còn có cơ chiến thắng, ít ra là không bị giết sạch. Không thể quay đầu bỏ chạy. Hễ đã chạy là bị tàn sát không còn một mống!

Đấy là hình tượng của sự chiến đấu ngoài mặt trận. Lý thuyết đó hoàn toàn đúng trong một số trường hợp. Nhưng, trong thực tế làm ăn … có thể, đó không là khuôn mẫu. Vì súng đã hết đạn, đành phải chịu thua. Vì cạn kiệt tài chánh, đành phải bỏ cuộc làm ăn. Trong những năm gần đây, do bất động sản bị đóng băng, một số đại gia đã giải quyết sự bế tắc bằng cách quyên sinh. Nhẹ hơn là đã trốn chạy.

- Cái tâm lý “phù thịnh chứ không ai phù suy” là tâm lý chung, khá phổ biến. Mình chấp nhận nên không buồn phiền gì cả ..!. Anh bạn nhấn mạnh.
- Nhưng, cái phương án mà trước đây tôi đề nghị …. Anh đã xem kỹ lại chưa?..

Nhớ lúc trên ghe vượt biển, hễ cứ sắp có tai họa, tiếng cầu kinh vang đều khắp nơi. Đừng nói là chủ ghe là không sợ hãi!. Người chủ đầu tư dự án, ông chủ trường tương lai cũng có lúc nghĩ đến một điều gì thiêng liêng … (chắc thế..) nhưng có lẽ quá bận bịu mọi việc nên anh đã chần chờ khá lâu với đề nghị của tôi. Quả thật!...một mình một ngựa, chàng tráng sĩ lên đường tìm về miền đất hứa, nhưng giấc mơ chưa thành hiên thực mà những khó khăn, gian nguy luôn xảy đến. Oâng anh lớn tuổi, chỉ hụ hợ khi cần. Mấy đứa cháu, con anh ấy, quan tâm không nhiều đến dự án có quy mô lớn của ông chú. Cháu gái có công ăn việc làm đàng hòang, nhưng còn lo gia đình riêng. Cháu trai cũng không là ngọai lệ. Dù rằng, đồng lương hàng tháng có đến 2 (3.000 đô la). Đừng nói chúng vì bận lo cái ăn cái mặc hàng ngày mà bỏ rơi ông chú. Xã hội hiện nay là xã hội chạy theo đồng tiền một cách quay quắt!. Chuyện nhân nghĩa không có ảnh hưởng nhiều.

Nghĩ đến đây, tôi nhớ câu chuyện “hôi bia”, được một ông bạn già kể lại.

Xe chở bia, qua khúc quanh, hất tung những hộp bia trên đường. Những lon bia lăn lóc trên lề đường đã được hốt sạch, bởi đám đông người dân ở khu vực gần đó. Dù tài xế van lạy xin họ đừng lấy, lời kêu gọi đó chẳng được đáp ứng (1). Bài tường thuật về việc này, sau khi đăng báo, đã tạo được sự xúc động nơi người xem. Họ gửi tiền đến người tài xế, để anh này đủ tiền bồi thường số bia đã bị lấy mất (2). Anh tài xế không nhận số tiền gửi biếu (3). Vì chủ hãng đã không bắt bồi thường (4) …. Ong bạn kể từng nấc, theo thứ tự (1,2…) như đã nói, làm người nghe thắc mắc từng hồi. Tóm lại, tôi nói, mọi việc tương đối tốt, trừ bọn người “hôi của”! Mà cái tập thể này lại thường là số đông hơn nhóm người gửi biếu tiền, cũng như những ông chủ tốt bụng là thiểu số. Nói chuyện tập thể nghe mông lung. Người lên mạng gần đây, ai cũng kinh hòang khi thấy tấm ảnh, hình một thanh niên có dáng lực lưỡng và ở trần (để lộ hình xâm trên cánh tay) với lời chú thích, đang đuổi chém bà mẹ ruột!...

Xã hội xuống dốc mọi mặt. Mọi biện pháp vá víu chẳng giải quyết được gì. Nghệ sĩ Việt Dũng vừa mất, để lại một số nhạc phẩm, được nhiều người ưa thích. Nhạc phẩm “Một món quà cho quê hương”, tuy âm hưởng gây nên sự buốn bã nơi người nghe; nhưng, nếu nói rốt ráo, chẳng giải quyết được gì. Có vài ông nhà giàu ở hải ngọai, tuy có lòng tốt, muốn giúp đỡ kẻ bần hàn trong nước …nhưng việc “cứu đói” đó như muối bỏ biển. Hơn nữa, đó là trách nhiệm của kẻ cầm quyền, tại sao họ phải làm thay?! Tất cả những thảm hại của đất nước, muốn thay đổi triệt để và tòan bộ, không thể là biện pháp chấp vá manh múng, rời rạc, không liên tục.

Sự thay đổi lâu đài về văn hóa là điều mong muốn của những người có đầu óc chiến lược, thấy xa trông rộng. Nhưng, việc thay đổi cấp kỳ ở một giai đọan chính trị, cũng là điều cần, trong một hòan cảnh xã hội nhất định. Chúng ta đã biết qua đường lối, chủ trương của hai ông Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Thọat nhìn, tưởng như hai đường lối đó trái ngược với nhau. Nhưng, chung qui, đó là đất bồi phù sa … là chất liệu, nuôi dưỡng và làm phát triển những hạt mầm đang vươn lên. Sự thành công trong việc chống ách đô hộ của thực dân Pháp, nếu không vì trận Điện Biên Phủ mà vì xu thế thời đại lúc đó, khiến Pháp phải trả lại quyền độc lập cho đất nước, cũng là thành công không lâu bền, khi dân trí còn thấp.

Đó là lý do tại sao tôi ủng hộ anh bạn cho đến giờ phút này. Dù rằng, thời gian qua, bao biến đổi đã xày ra. Nếu đường lối của anh bạn là cách thế lặp lại những gì ông Phan Châu Trinh đã cố thực hiện ...thì cách thế của tôi, nếu giống như của cụ Phan Bội Châu, chỉ là sự hỗ tương để hoàn thành sứ mệnh của đất nước. Nói rõ hơn là, cách thế đó, nếu tôi không thực hiện được thì bằng cách nào đó, sẽ được lưu truyền lại thế hệ con em. Điều đó cũng là việc nên và phải làm. Dân tộc Việt, đầy thông minh và sáng tạo; chịu cần cù làm việc, lại kiên cường bất khuất, lẽ nào cứ mãi thua kém bạn bè năm châu bốn bể. Gần nhất, nếu so sánh lân bang, trong những năm 60, Sài gòn đã được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông kia mà!...

Một bài viết của tôi được đặt tên là: Đạo sĩ. Mượn tựa đề đó, tôi muốn gọi các bạn già của tôi, những người, tuy tuổi đời đã cao, nhưng còn nặng tình với con người, đất nước. Bài này, tôi lấy tựa: Đạo sư. Mục đích là để ủng hộ, cổ võ những người có cái nhìn chiến lược, muốn xây dựng đất nước trong chiều hướng lâu dài ... lấy văn hoá làm sự thay đổi cơ bản và triệt để . Hiện tại, trông anh bạn tôi như một đạo sư thất thế. Nay mai, nếu ý kiến đóng góp của tôi ...và nếu tôi, qua ý kiến đó, giúp được anh bạn qua khỏi cơn suy trầm khốc liệt của việc xây dựng trường, tôi xem đó là nhiệm vụ chung của những người còn nặng nợ tình tự quê hương. Dù thế, tôi không bao giờ quên lãng cách thế của cụ Phan Bội Châu, là phải góp phần tạo một thay đổi nhất thời trên phương diện chính trị. Có như thế, sự thay đổi văn hoá mới có thể và không mất thời gian để hoàn thiện. Tôi tin tưởng, suy nghĩ đó sẽ được nhiều người tán thành và cổ võ. Bởi mọi người, không ai đồng ý về việc một anh tướng công an của Ngụy quyền hiện nay (một người bạn của tôi gọi là Hán ngụy) đã phát biểu, việc mất Hoàng Sa, Trường Sa sẽ được giành lại bởi thế hệ con em sau này!...

Đặng Quang Chính

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site