lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Trang Trần-quốc-Kháng_Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Điện-Ảnh - Hồi-Ký - Nghệ Thuật - Sáng-Tác - Thơ Văn - Triết-Học - Truyện

 

Hồi Ký Cho Một Khát Vọng Tự Do

Trần Đức Nhã

1, 2, 3, 4, 5, 6

boat people

Bán trà đá được hơn tháng, hai thằng bạn tôi đã thấy “oải” vì ngày nào cũng cầm cái ấm trà đá nặng chình chịch, cứ phải đổi tay suốt, trên đầu lụp xụp cái mũ tai bèo, hai cánh tay và chân đen nhẻm vì phơi ngoài nắng suôt ngày, miệng liên tục cái điệp khúc:

“ Một hào…một ly trà đá đâââây…một hààào !”

Một buổi trưa cả ba thằng đang ngồi nghỉ chân, thằng Thi “béo” lên tiếng:

“ Tao thấy tụi mình bán trà đá mấy tuần nay rồi cũng chỉ kiếm được tí tiền tiêu vặt mà vất vả quá, cứ phải đi lòng vòng suốt ngày, xách ấm trà mỏi cả tay, oải càng cua quá!!! Hay tụi mình tìm cái gì khác làm đi hai thằng mày ơi ”

“ Vậy mày nói xem nên làm gì để có tiền xài mà đỡ cực đây? ” tôi hỏi

Thằng béo đưa ra ý kiến:

“ Tao thấy bây giờ tụi mình ra ngồi sửa xe đạp ở mé gần rạp cinê Đại Lợi đi, giờ Chợ Lớn sản xuất mấy đồ phụ tùng nhái hàng Nhật trông y như thật vậy nên nhiều người đem “luộc” đồ xe nhiều lắm đó, tụi mình thằng nào cũng biết sửa xe đạp mà nên ra đó ngồi khỏe hơn là ngày nào cũng đi bán trà đá chẳng được bao nhiêu cả! ”

Từ dạo tôi có xe đạp để đi học vào năm lớp 6, đám tụi tôi vẫn hay tự mày mò tháo xe ra để tân trang, sơn sửa, vô dầu mỡ, thay dây thắng, vá xe v.v… thằng này không biết thì thằng khác qua chỉ, riết rồi thằng nào cũng rành “ sáu câu mùi”.

Tôi quay sang thằng Phú “mụn”:

“ Mày nghĩ sao về cái “tối kiến” của thằng béo đây? ”

Phú “mụn” hồ hởi:

“ Tao thấy thằng béo nói cũng có lý đấy, bây giờ người ta đi xe đạp không hà chứ xe Honda thì trùm mền ở nhà rồi vì xăng đâu mà chạy, mình sửa gần chỗ mấy tiệm bán phụ tùng, ai mua phụ tùng gì ra thấy có người sửa xe ở gần đó là họ đưa đến cho mình thay thôi. Tao thấy được đấy, chỉ ngồi một chỗ thôi, đỡ phải vất vả đi suốt ngày như thế này, đổi nghề thôi chúng mày ơi ! ”

Thấy tôi trầm ngâm, Thi “béo” hỏi:

“ Mày còn suy nghĩ cái gì nữa đây ông cụ khớm? ”

Tôi “đớp” lại thằng béo:

“ Cụ khớm cái đầu nhà mày đấy thằng béo kia, tao đang nghĩ nếu mình chỉ sửa xe không thôi thì ba thằng mình túm lại một chỗ sao mà có ăn được, phải có vốn để luộc đồ cho khách chứ ”

“ Mới ra thì mình làm nhỏ thôi, bán trà đá được hơn tháng nay thằng nào cũng có tí tiền dằn túi rồi, giờ gom lại xem được bao nhiêu để làm vốn luộc đồ, còn đồ nghề thì nhà tao có đủ rồi, chỉ thiếu cái bộ cảo chén giò dĩa thôi ” thằng béo đề nghị.

Phú mụn tiếp lời:

“ Ừ, tụi mình chẳng thằng nào có bộ cảo đó cả, xe tụi mình toàn là đồ xịn không hà nên có bao giờ mà hư bộ cốt dĩa đâu mà đi tiện cái bộ đó, cần thì đem ra tiệm mở ra là xong, giờ tụi mình ra nghề sửa xe thì phải có nó rồi đó ”

“ Ok, vậy mai thằng béo đi tiện bộ cảo đó đi, tao với thằng mụn đi tìm điểm sửa và làm cái bảng nhỏ ”

Hai ngày sau, chúng tôi bắt đầu khai trương “cửa hàng” sửa xe, thằng béo treo cái bảng nhỏ “ Chuyên: Tân trang, sơn, sửa, vá…xe đạp” lên cái đinh vừa đóng vào thân cây điệp ngay sau chỗ tụi tôi ngồi hành nghề. Nhà thằng béo theo Phật giáo nên nó đem theo bức tượng “Ông Địa” nhỏ xíu đặt trên mấy miếng gạch bông cũ dưới gốc cây đã được dọn dẹp sạch sẽ, nó đặt ly “bạc xỉu” trước tượng ông Địa rồi đốt ba cây nhang lâm râm khấn vái xong cắm xuống đất. Tấm nylon nhỏ được trải lên mặt đất, phía trên bày mấy món phụ tùng đã hư mà chúng tôi đã moi móc trong xó nhà để bày biện ra cho ra vẻ là “cửa hàng” một chút, cái bơm tay được để ra trước, bên cạnh là hai cái vỏ xe cũ treo hai bên cái phuộc xe được hàn dính vào một cái đe sắt dùng để căn niềng xe, một thau nước nhỏ để thử ruột xe, đồ nghề sửa xe được đựng trong cái thùng đạn đại liên, chỗ chúng tôi ngồi được những tán cây lớn che mát nên không cần giăng bạt nhưng chúng tôi cũng đem theo phòng khi trời mưa.

Chỉ mới ra nghề được non tuần lễ mà chúng tôi đã bị “lỗ” vốn do trả cho khách “luộc” phụ tùng xe giá hơi cao hơn những nơi khác nên sau khi mua đồ “lô” thay vào và trả thêm tiền cho khách để lấy đồ “xịn” của họ rồi đem bán lại cho mấy chỗ chuyên mua bán phụ tùng xe xịn thì mới biết mình đã trả cho khách cao giá quá! Linh kiện xe đạp “xịn” cũng tùy theo nước sản xuất, tình trạng đồ đó còn mới hay cũ, chất lượng còn được bao nhiêu phần trăm mà trả giá cho khách nhưng vì mới ra nghề chưa có kinh nghiệm về vụ này nên mới bị lỗ như vậy nhưng bù lại tụi tôi lại kiếm được khá qua việc sửa, vá, lắp ráp xe cho khách. Tụi tôi “trưng bày” ba chiếc xe đạp của ba đứa lúc nào cũng được polir sáng bóng phía bên trong chỗ sửa xe nên khách đến sửa xe rất thích xem, gập những người muốn lắp ráp một chiếc xe đạp tốt theo ý họ thì sau khi nghe các “chuyên gia xế điếc” tư vấn là họ liền giao cho chúng tôi thực hiện việc lắp ráp cho họ, ăn tiền công lắp ráp, còn toàn bộ các chi tiết xe như sườn xe, vỏ ruột, niềng, dĩa, sên, líp, pédale và các phụ tùng khác thì họ tự đi mua về, thỉnh thoảng có người không biết mua đồ vì không phân biệt được đồ tốt xấu thì tụi tôi lại dẫn đến các tiệm quen gần đó cho họ chọn mua, dĩ nhiên sau đó chủ tiệm cũng phải “lại quả” một tí cho tụi tôi rồi. Chiều đến sau khi dọn dẹp đồ nghề về nhà thằng béo là ba đứa tụi tôi lại xem hôm đó thu nhập được bao nhiêu rồi chia phần cho mỗi đứa, hôm nào khá khá thì sau khi chia phần ba đứa lại kéo nhau vào quán “Cờ tây” gần đó, “góp gió” làm vài đĩa thịt chó và mấy xị đế.

Thời gian này đồ phụ tùng xe đạp nhái được Chợ Lớn sản xuất với chất lượng vô cùng kém! Hàng chất lượng tốt thì giá lại cao nên khi “luộc” đồ cho khách tụi tôi phải thay bằng những phụ tùng kém chất lượng thì mình mới có ăn. Khách vào luộc cặp pédale, cặp đùm bánh xe hay bộ cốt dĩa thì y như rằng qua ngày hôm sau là tụi tôi bị mắng vốn vì mấy món đồ nhái lắp vào chạy được một ngày thôi là dàn bi trong pédale rơi rụng hết, hai bên bàn đạp sút rời ra chỉ còn trơ lại hai cây cốt, đành phải mua thêm bộ bàn đạp tiện bằng gỗ gắn vào, đạp xe mà pédale cứ kêu lên “kin kít” – bộ cốt dĩa mới lắp vào quay rất êm, qua hôm sau là đã bị rơ cây cốt vì hai lòng chén đựng bi bị ăn khuyết vào sâu hoắm - khách thay sợi dây thắng, mới bóp thử tay thắng có vài cái là nghe tiếng “phựt”, cục chì ở đầu dây thắng chốt chỗ tay thắng đã bị đứt mất tiêu – xe mới thay cái phuộc mới tinh, chạy lọt vào cái ổ gà nông choèn choẹt là cái phuộc đã gẫy rời làm đôi, nhẹ thì dập mặt còn nặng thì đi hết mấy thằng “tiền đạo” vì va miệng vào cây ti cổ tay lái! Biết bao nhiêu câu chuyện dở khóc dở cười với những món phụ tùng nhái vào thời đó!!!

Cuối cùng ba tôi cũng tìm được đường dây, tôi thấy ông phấn chấn hẳn lên nhưng nỗi lo lắng vẫn có thể nhận thấy trên gương mặt ông. Làm sao mà không lo cho được! Nếu chuyến đi thành công thì không có gì nói nhưng nếu….thất bại hay bị bắt thì sẽ ra sao?!!! Những ý nghĩ này cứ quanh quẩn trong đầu ba tôi vào những đêm trằn trọc khó ngủ, tôi hỏi ông hai cha con tôi đi hết bao nhiêu vàng, ông không cho biết là bao nhiêu, chỉ nói:

“ Ba đánh cược hết cả tài sản vào chuyến đi này rồi, phía tổ chức cũng nói ba tìm thêm vài người quen có khả năng vì người quen thì yên tâm hơn, tàu có đủ người thì đi sớm hơn ”

“ Vậy ba tìm được ai chưa ? ”

“ Ba tìm được rồi, cũng là người trong họ hàng nhà mình, con cứ biết vậy thôi, không cần phải biết rõ đó là ai ”

Thời điểm này tôi không biết rõ giá vàng cho một đầu người là bao nhiêu nhưng chắc chắn là không rẻ và vàng phải trả trước cho bên phía tổ chức rồi chờ đợi họ thông báo thời gian và địa điểm. Ba tôi khuyên tôi bớt đi ra ngoài nhiều vì không biết phía tổ chức kêu lúc nào, ông sợ lúc có thông báo thì không biết tìm tôi ở đâu.

Trần Đức Nhã

1, 2, 3, 4, 5, 6

  @ Trang nhà thuyennhan.info gởi đến trang nhà truclamyentu.info. Chân thành cám ơn ban biên tập trang nhà thuyennhan.fo.


 

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site