lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Trang Trần-quốc-Kháng_Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Điện-Ảnh - Hồi-Ký - Nghệ Thuật - Sáng-Tác - Thơ Văn - Triết-Học - Truyện

 

Hồi Ký Cho Một Khát Vọng Tự Do

Trần Đức Nhã

1, 2, 3, 4, 5, 6

trần đức nhã

Sau ngày 30/4, Ủy Ban Quân Quản bắt mọi người đã tham gia quân đội Cộng Hòa phải trình diện tại phường để khai lý lịch và cấp bậc của mình. Ba tôi đã giải ngũ năm 1969 do bị thương bởi bích kích pháo bắn vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức trong cuộc Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968 - khi đó ba tôi đang là Huấn Luyện Viên tại đây - sau khi giải ngũ ông làm việc cho hãng Air America rồi sau đó chuyển sang làm cho nhà thầu xây dựng Hàn Quốc tại phi trường Tân Sơn Nhất nên khi trình diện ông chỉ khai là Cựu Sĩ Quan nhưng không khai quãng thời gian tu nghiệp quân sự tại Trường Bộ Binh Fort Benning, bang Georgia, Hoa Kỳ, rồi sau giải ngũ đi làm tư chức cho hãng Hàn Quốc cho đến ngày 30/4. Ông cũng không khai đã làm việc cho hãng Air America vì Air America tại Việt Nam lúc đó là một bộ phận của Cục Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA: Central Intelligence Agency).  Những người hàng xóm ở khu nhà tôi sống cũng không biết nhiều về lý lịch quân đội của ông nên sau khi trình diện và khai báo ông chỉ phải đi học tập cải tạo có vài tuần tại Trường Dòng Don Bosco Thủ Đức.

diploma us

Khóa 2 từ tháng 5 - 8 / 1957

Khoảng giữa năm 1976, chính sách Cải Tạo Công Thương Nghiệp được đưa ra áp dụng, việc di dân ra vùng kinh tế mới còn có chủ ý chính trị để giảm số người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tập trung ở những đô thị, nhất là vùng Sài Gòn để dễ kiểm soát phần tử chống đối! Phương pháp cưỡng bức dân thành thị đi kinh tế mới gồm thu hồi hộ khẩu, rút thẻ mua gạo và các nhu yếu phẩm và cấm trẻ em nhập học khiến đối tượng phải di chuyển ra vùng nông thôn!

Năm hạng dân thành thị phải chuyển ra vùng kinh tế mới gồm có:

  1. Dân thất nghiệp
  2. Dân cư ngụ bất hợp pháp
  3. Đại thương gia, tiểu thương gia, tiểu địa chủ
  4. Người gốc Hoa, dân theo đạo Công giáo
  5. Thành phần quân nhân, sĩ quan quân đội Cộng Hòa

Một số gia đình ở khu tôi ở đã bắt đầu chuyển đi theo chính sách xây dựng vùng Kinh Tế Mới, thằng A Coóng bạn tôi là người gốc Hoa nên gia đình nó cũng phải đi về vùng KTM Lê Minh Xuân, căn nhà của gia đình nó được trưng dụng làm Hợp Tác Xã Chất Đốt! Hôm gia đình A Coóng ra đi, tôi và mấy đứa trong khu cùng kéo đến phụ gia đình nó dọn nhà và theo xe tải chuyển đồ lên vùng đất mới. Đến khu KTM Lê Minh Xuân, tôi mới thấy nỗi khó khăn và cơ cực của những gia đình phải chuyển đến những vùng này, khắp nơi đều là cỏ lác cao tới ngực, đồng không mông quạnh, xa tít tắp mới thấy thấp thoáng một mái nhà, nước toàn là phèn nên kiếm được ít nước để nấu ăn và uống thực sự là một điều vô cùng khó khăn, vất vả! Giúp gia đình A Coóng dựng tạm một cái chòi bằng những vật dụng tháo dỡ từ căn nhà cũ xong, tôi và đám bạn theo xe tải về lại thành phố vào buổi chiều cùng ngày.

mua hàng ở hợp tác xã

Dzui quá, thế là chiều nay nhà có than nấu cơm rồi !

Việc gì đến rồi cũng phải đến, ba tôi ra ngoài phường họp tổ dân phố, cuộc họp phổ biến chính sách tự nguyện đăng ký đi xây dựng vùng Kinh Tế Mới hoặc Hồi Hương Lập Nghiệp. Nếu đi xây dựng vùng Kinh Tế Mới thì sẽ được hỗ trợ dụng cụ canh tác và lương thực trong vài tháng đầu, có xe tải cùng với nhóm thanh niên phường sẽ đến nhà để phụ dọn đồ đạc – còn Hồi Hương Lập Nghiệp thì tự túc mọi việc!!! Tự biết với phần lý lịch Sĩ Quan khá nặng ký của mình nếu bị phát hiện sẽ khó mà sống ở địa phương nên ông đã bán tống bán tháo mấy dàn máy còn lại rồi lặng lẽ bán luôn căn nhà mặt tiền của hai cha con tôi đang ở lúc đó được hơn 2 cây vàng!!! Hai cha con tôi thu gom mấy dụng cụ điện tử cùng sách vở cho vào mấy thùng giấy, đem gửi nhà họ hàng, còn hai cha con tôi tìm nơi ở tạm để tìm đường dây “ra đi”.

Giờ đây tôi không còn phải bận rộn trông coi cửa tiệm hay tháo bung mấy cái máy cũ để vẽ shéma nữa nên tôi chẳng biết làm gì cho hết ngày. Lúc này ba tôi cũng không còn kiếm được tiền nữa nên tôi mất luôn khoản “trợ cấp” để xài vặt! Cái khó mới ló cái khôn! Ban ngày tôi lại về khu nhà cũ của tôi, ở đó còn đám bạn chơi từ thuở còn ở truồng tắm mưa với nhau, giờ tự nhiên không còn ở đó nữa nên cũng thấy nhớ tụi nó! Tôi đem theo một cái ấm nhôm, vài cái ly thủy tinh, một ít trà lài để pha cho thơm và xuât hành….Bán Trà Đá ở khu chợ trời Lăng Cha Cả để “cải thiện” khoản tiền xài vặt!

Chợ trời là một hiện tượng nở rộ tại Sài Gòn trong thời điêu linh, kể từ sau 30/4/1975. Về mặt kinh tế, những nơi nào có nhu cầu mua-bán thì ở đó có chợ trời. Tuy nhiên, xét cho cùng, chợ trời thời điêu linh là một hình thức tự phát khi nhu cầu của người miền Nam cần bán những mặt hàng được coi là không còn cần thiết trong tình hình mới gặp nhu cầu của người mua là những người đến từ phương Bắc, họ săn nhặt những mặt hàng lạ còn sót lại từ thế giới tư bản miền Nam. Bước vào khu vục chợ trời, bạn sẽ được chào đón bằng câu: " Có gì bán không anh? ". Nhiều người tỏ vẻ bất bình trước câu hỏi sỗ sàng đó, có người lại trả đũa một cách khó chịu: " Tôi bán tôi, anh có mua không?" !!!

Tôi có một khách hàng “á trà đuống” khá sộp vì tiêu thụ một ngày gần cả chục ly trà đá của tôi, anh có một cái máy chụp ảnh lấy liền hiệu Polaroid của Mỹ làm “cần câu cơm”, những khi tôi xách ấm trà mỏi tay thì lại ghé đến chỗ anh ngồi nghỉ chân vừa nghe anh chào mời:

“ Mại dô… Mại dô… Đồng hồ mười hai trụ đèn, không người lái, hai cửa sổ… Xem thử đi các đồng chí… Cái đồng hồ này đáng giá cả một gia tài, nhưng bây giờ chỉ bán với giá hữu nghị Việt Xô thôi ”

“ Chụp ảnh lấy liền chỉ mất 30 giây bằng máy Polaroid tối tân của Mỹ… Chụp đầy đủ cả bộ Đạp - Đổng - Đài để làm kỷ niệm… Chỉ còn một ít giấy ảnh, chụp ngay kẻo hết…Nhanh chân lên các đồng chí ơi ”

Vài chú bộ đội tần ngần dừng chân đứng lại, một chú thắc mắc:

“ Lày, chụp 30 giây nà thế lào?”

“ Nà chỉ sau 30 giây đồng chí sẽ có ngay một tấm ảnh oách ra phết bên cạnh xe đạp, đồng hồ Seiko Lật đeo trên tay và cái đài đeo bên lách… Chụp đi đồng chí rồi gửi về Bắc nàm kỷ liệm, chỉ mất có 1 đồng thôi ”

Thỉnh thoảng tôi lại “khích tướng” vài câu: “ chú đội lày đẹp giai quá, chụp vài tấm hình lày gửi về quê thì khối cô yêu đấy” – “Lày chú đội ơi! Phải cười nên mới trông đẹp giai chứ….thế thế…đúng rồi, chống tay vào hông để cho thấy mặt đồng hồ thì mới oách chứ” – chú đội nghe lời tôi, nhe hàm răng “cải mả” vàng cáu, cười toe toét.

‘Đạo cụ’ của anh thợ chụp hình gồm chiếc xe đạp, cái vỏ radio có cần ăng ten ló ra khỏi cái bao da và nếu người chụp không có đồng hồ anh ta sẵn sàng cho mượn để thực hiện một bộ sưu tập Đạp - Đổng - Đài như quảng cáo! Mặt hàng ăn khách nhất ở chợ trời là 3 món Đạp, Đổng, Đài, được đánh giá là ‘đỉnh cao’ của sự sung túc theo tiêu chuẩn người miền Bắc vào thời điểm đó! Đồng hồ phải là loại “không người lái” - automatic, không cần vặn dây thiều - có ‘cửa sổ’, một cửa sổ thì có ngày, hai cửa sổ thì có cả ngày lẫn thứ nhưng không biết họ có hiểu những chữ Mon, Tue, Wed… hay không!!!

Radio trong miền Nam thì hầu như gia đình nào cũng có, nào là Sony, National, Zenith, Philips… có đủ cả AM lẫn FM và SW. Tình thế đã thay đổi nên nhu cầu nghe radio không còn cần thiết, cách tốt nhất là đem ra chợ trời bán lấy tiền mua gạo – nhưng ba tôi thì còn giữ lại cái radio Philips 12 băng tần (frequency band) để tối tối ông nghe đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA: Voice Of America) hay đài BBC (British Broadcasting Corporation). Xe đạp thì Sài Gòn cũng không hiếm và chạy đầy đường, kiểu cách thì đa dạng không như xe Phượng Hoàng của Trung Quốc, vốn làm chúa đường phố ở Hà Nội vào thời đó.

bộ đội mua hàng của mỹ

Đang ra sức săn lùng những mặt hàng " Made in Đế quốc Mỹ "

Mới “ra quân” được vài ngày thì một hôm có vài thằng “đồng nghề” đến hỏi thăm “sức khỏe” vì tôi bán khá “mát tay” hơn tụi nó – tôi thường để ly lại cho khách uống từ từ chứ không giục người ta uống cho mau để lấy ly bán cho người khác vì tôi đã gửi sẵn ở nhà thằng bạn mớ ly rồi, hết ly lại chạy về nhà nó lấy nên dân bán chợ trời thích uống trà của tôi hơn của những thằng khác! Có mấy người khách quen đã báo cho tôi biết trước nên khi mấy thằng kia đến liền bị tôi lừa dẫn về khu nhà cũ đã có đám bạn “barré” sẵn, nện cho tụi nó một trận khiến cả đám quăng cả ấm trà đá mà chạy! Từ đó, tôi cứ thoải mái đi kiếm xu bằng công việc này, tuy có hơi vất vả vì tối ngày ở ngoài trời nắng nhưng tôi lại thấy vui, có hai thằng bạn tôi cũng theo chân tôi bán trà đá nên mấy thằng nhóc “trà đá” loanh quanh ở đó cũng gờm đám tui tôi.

Gần đây ba tôi thường đi suốt, sáng ngủ dậy tôi chẳng thấy ông đâu nữa, đến tối mịt mới thấy ông về, tôi hỏi thì ông nói nhỏ:

“ Ba đi tìm đường dây, con đi đâu thì tối cũng phải về mà ngủ nghe không, nếu ngủ lại nhà mấy đứa bạn ở khu nhà cũ thì phải cho ba biết ”

Thời điểm này tôi đã nghe nói có người dùng ghe đánh cá để đi ra khỏi hải phận của Việt Nam là có tàu của Hải Quân Mỹ và Cộng Đồng Quốc Tế đang chờ ở ngoài hải phận quốc tế để đón những người dám vượt biển tìm Tự Do. Nhưng tìm được đường dây này đâu phải là chuyện dễ  vì biết ai là ai mà bàn hay nói đến những chuyện như thế! “Vượt Biên” là cụm từ mà ai cũng muốn nhắc đến trong những câu chuyện chỉ được thì thào vừa đủ nghe vì nó hứa hẹn sẽ mang đến một niềm Hy Vọng Sống mới nhưng nó cũng mang lại cho họ cái cận cảnh của sự tù đày, tịch biên tài sản v.v…Tìm được đường dây thì giá cả cũng tùy theo nhiều yếu tố như địa phương nơi ra đi, phương tiện vượt biên – ghe đánh cá – càng lớn thì được cho là càng an toàn nên chi phí càng cao!

Trần Đức Nhã

1, 2, 3, 4, 5, 6

  @ Trang nhà thuyennhan.info gởi đến trang nhà truclamyentu.info. Chân thành cám ơn ban biên tập trang nhà thuyennhan.fo.


 

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site