lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Thiếu tướng Phạm Văn Phú và Quân Đoàn II

quân sử quân  đoàn II Việt Nam

Trịnh Tiếu 

Tin tình báo dồn dập đầu tháng 2/1975

Ðầu tháng 2.1975, tôi nhận được các báo cáo dồn dập: Bộ phận Tình báo Kỹ thuật gởi cho tôi một bản báo cáo của cộng quân thông báo ngày 1.2.1975 có triệu tập một cuộc họp quan trọng tại vùng biên giới Việt Nam- Cambodge (Tây Ðức Cơ) gồm các tư lịnh sư đoàn 320, sư đoàn 10, sư đoàn 968 để triển khai chiến dịch 275. Ở dưới báo cáo ký tên Tuấn là bí thư của ai. Sau này tôi mới biết Tuấn là bí danh của Văn tiến Dũng.

Một bản báo cáo khác cho biết một nữ du kích hồi chánh tại Ban Mê Thuột cho biết trung đoàn 25 địa phương được lệnh ăn Tết trước và sẽ chuyển quân về hướng Ðông để hoạt động trên địa bàn Khánh Dương Tỉnh Khánh Hòa dọc theo Quốc lộ 21. Ðương sự còn cho biết chi thiết thêm đã nhìn thấy nhiều toán Binh Sĩ của sư đoàn 10 di chuyển về hướng Quận Ðức Lập, Tỉnh Quảng Ðức.

Ngày 5.2.1975 một Nghĩa Quân của ta tại Tỉnh Quảng Ðức ngồi trên xe Lambretta chở hành khách đã nhặt được một lá thư viết toàn chữ số. Phòng 2 Tiểu Khu Quảng Ðức dịch ra nguyên văn như sau: ‘’Gởi đồng chí...(lâu ngày tôi quên tên).

Kế hoạch đánh chiếm Thị Xã Ban Mê Thuột đã được Hà Nội chấp thuận. Báo cho đồng chí biết để chuẩn bị đầy đủ mọi mặt. Thời gian sẽ thông báo cho đồng chí sau’’. Tỉnh Quảng Ðức là Tỉnh mới, do Tổng Thống Ngô Ðình Diệm lập ra khi có chánh sách dinh điền. Cộng quân vẫn coi Tỉnh này thuộc lãnh thổ Tỉnh Ðắc Lắc (Ban
Mê Thuột).

Một tù binh đang làm nhiệm vụ giăng dây điện thoại dã chiến cho các trung đoàn, thuộc sư đoàn 320 cho biết, sư đoàn đang di chuyển quân về hướng Thị Xã Ban Mê Thuột. Các đại đội trưởng đều được học tập cách tác chiến trong Thành Phố và được phát mỗi người một bản đồ Thị Xã Ban Mê Thuột. Các loại máy truyền tin
lớn của sư đoàn 320 được lệnh để nguyên tại vị trí cũ (Tây Pleiku) không được mang theo.

Các thợ làm rừng cũng báo cáo thấy nhiều cộng quân di chuyển về hướng Nam.

Các Toán Biệt Kích hoạt động vùng ranh giới Pleiku và Ban Mê Thuột đã phá hủy và đem về một đoạn ống dẫn dầu của cộng quân. Tổng hợp các tin trên, tôi làm bản ‘’Ước tính tình báo’’ trình lên Tướng Phú và nhận định: Cộng quân sẽ tấn công vào Thị Xã Ban Mê Thuột với sư đoàn 320 và sư đoàn 10, có chiến xa yểm trợ, trong một thời gian rất gần. Ðịch giữ nguyên truyền tin của sư đoàn 320 lại phía Tây Pleiku và Kontum không phải là những mục tiêu chính của cộng quân trong chiến dịch này.

Trước Tết 5 ngày, Tổng Thống Thiệu lên Quân Đoàn II để ủy lạo Binh Sĩ. Tôi đích thân thuyết trình về tình hình cộng quân tại Quân khu II và khẳng định rằng: Ðịch sẽ tấn công Ban Mê Thuột thời gian sau Tết. Sau khi nghe thuyết trình xong, Tổng Thống Thiệu thay vì lên Kontum vui xuân với Biệt Ðộng Quân, ông thay đổi lộ trình đi thăm Ban Mê Thuột và Quảng Ðức. Ông đến ủy lạo nhiều Ðơn Vị Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân tại đây và nhắc nhở nhiều Binh Sĩ phải cố gắng chiến đấu đẩy lui cuộc tấn công của cộng quân sắp đến. Trước khi trở lại Sài Gòn,Tổng Thống Thiệu đã chỉ thị Tướng Phú đem Sư Ðoàn 23 Bộ Binh về phòng thủ Ban Mê Thuột.

Tướng Phú vẫn nghi ngờ, không chịu thi hành lệnh

Trung Tướng Charle Timmes của Hoa Kỳ, trong thời gian 1962-1964 đã làm Tư Lệnh Cơ Quan MACV tại Sài Gòn, nên các Tướng lãnh và các Sĩ Quan cao cấp của ta, ông đều biết cả. Năm 1970 ông về hưu. Cơ quan CIA liền sử dụng ông trong Chức vụ Sĩ Quan Liên Lạc với các Tướng lãnh Chỉ Huy Quân Lực Việt Nam

Hôm sau, tôi lên trình bày với Tướng Phú. Tôi nói với ông rằng: Trong 21 năm ở trong Quân Ðội, tôi đã ở 15 năm trong Ngành Tình Báo, từ cấp Trung Ðoàn đến Quân Ðoàn, chưa lần nào tôi thu thập được nhiều tin tức có giá trị và chính xác như lần này. Là Sĩ Quan Tham Mưu đặc trách về Tình Báo, tôi yêu cầu Thiếu Tướng nhận định lại đề phòng kẻo mất Ban Mê Thuột. Tướng Phú suy nghĩ một lúc lâu rồi nói: ‘’Thôi được, ăn Tết xong, anh triệu tập ngay một buổi họp đầy đủ các vị Tư Lệnh Sư Ðoàn và các Ðơn Vị Trưởng và làm giấy mời ông Lãnh Sự Hoa Kỳ họp tại Bộ Tham Mưu Quân Khu II tại Nha Trang’’.

Mồng 5 Tết, Bộ Tham Mưu Quân Ðoàn tổ chức cuộc họp theo chỉ thị của Tướng Phú. Tôi thuyết trình và báo động cho tất cả mọi người về cuộc tấn công Ban Mê Thuột của cộng quân sắp đến. Tướng Phú chỉ thị các Ðơn Vị triệt để đề phòng.

Tình hình ngoài Quân Khu: Quân Ðoàn III bị mất Tỉnh Phước Long (giáp với Tỉnh Quảng Ðức của Quân Khu II).

Tôi cũng trình thêm cho Thiếu Tướng Phú biết trước đây vào tháng 2.1974 có Phái Đoàn cao cấp của Hoa Kỳ đến thăm Quân Ðoàn II, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn có hỏi Phái Đoàn, hiện nay cộng quân vi phạm rất nhiều điều khoản trong Hiệp Định Paris, như vậy thì đến mức độ nào thì Hoa Kỳ mới can thiệp giúp đỡ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đầy đủ bom đạn để chận đứng cộng quân. Phái đoàn trả lời rằng họ có thể cho cộng quân lấn chiếm đến các Xã, Ấp và có thể đến cấp Quận, nhưng nếu cộng quân xâm chiếm đến cấp Tỉnh thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp bằng Không Quân ngay. Nay Tỉnh Phước Long đã mất nhưng chẳng thấy Hoa Kỳ có hành động gì, như vậy sự can thiệp bằng Không Quân có lẽ sẽ không xảy ra. Còn tin tức ngoài Hà Nội thì tôi đã trình Tướng Phú những sự kiện mà ông Archer đã cho biết. Tôi nhận xét rằng: Nếu Tướng Võ nguyên Giáp triển khai nghị quyết của bộ chính trị cộng sản thì tình hình sẽ thay đổi rất nhanh trong vòng hai hoặc ba tháng tới.

Sau khi trình bày, tôi thấy Tướng Phú có vẻ lo lắng nhiều. Ông chỉ định tôi phải bám sát các sư đoàn cộng quân thật kỹ và đặc biệt là các đường tiếp vận của cộng quân, cần phải không thám hàng ngày và báo cáo cho ông biết ngay các đoàn xe chở quân và tiếp liệu của cộng quân.

Một tuần lễ sau, tôi vẫn chưa thấy Tướng Phú chuyển quân tăng cường Ban Mê Thuột như chỉ thị của Tổng Thống Thiệu, trong lúc đó các vụ chạm súng lẻ tẻ của Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân tại Quận Ðức Lập (giáp ranh Cambodge và Việt Nam), ta tịch thu trên người tử thi nhiều tài liệu và nhật ký của binh sĩ thuộc đơn vị sư đoàn 316 Bắc Việt, điều này chứng tỏ sư đoàn 316 cũng có mặt tại chiến trường Cao Nguyên. Tôi làm một phúc trình đặc biệt trình về Bộ Tổng Tham Mưu, để sau này nếu mất Ban Mê Thuột, Lãnh đạo Sài Gòn không quy trách về Tình Báo.

Ngày 1.3.1975, Tướng Phú ra lệnh cho Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 Bộ Binh, di chuyển toàn bộ Sư Ðoàn về phòng thủ Ban Mê Thuột. Ðoàn xe Sư Ðoàn 23 chuyển bánh hướng về Phía Nam, khi đến ranh giới Tỉnh Pleiku và Ðắc Lắc, Tướng Phú chỉ thị cho Phòng 3 Quân Ðoàn ra lệnh đoàn xe phải
quay trở lại Pleiku. Lệnh này làm cho cả Bộ Tham Mưu Quân Ðoàn phải ngạc nhiên. Tướng Phú giải thích với Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 và các Trung Ðoàn Trưởng: ‘’Ðịch giả vờ vây Ban Mê Thuột để đánh Pleiku đấy’’.

Phối trí lực lượng

Kế hoạch quân sự của Tướng Phú chú trọng đặc biệt đến Kontum nên ông đã tập trung hết 7 Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân của Quân Ðoàn, phối trí phòng thủ Kontum và bổ nhiệm người thân tín nhất của ông là Ðại Tá Phạm Duy Tất làm Tư Lệnh Mặt Trận này. Lực lượng cộng quân tại vùng này có sư đoàn 10 nhưng một tháng nay không thấy hoạt động.

Tại Pleiku, Tướng Phú đặt Bộ Chỉ Huy Sư Ðoàn 23 tại đó và phối trí hai Trung Ðoàn 44 và 45 của Sư Ðoàn này để đối đầu với sư đoàn 320 cộng quân, đang đóng ở phía Tây Ðồn Ðức Cơ.

Trung Ðoàn 53 của Sư Ðoàn 23 đảm nhiệm phòng thủ hai Tỉnh Ðắc Lắc và Quảng Ðức. Lực lượng địch tại vùng này chỉ có trung đoàn 25 địa phương của cộng quân. Tại Tỉnh Bình Ðịnh và Phú Yên, Tướng Phú phối trí Sư Ðoàn 22 Bộ Binh đối đầu với sư đoàn 3 sao vàng của cộng quân. Sư Ðoàn 22 Bộ Binh có nhiệm vụ bảo
vệ vựa lúa Bình Ðịnh và Phú Yên. Ðây là hai Tỉnh đông dân nhất của Quân Khu II.

Hành quân không tập tại Quân Đoàn II

Cuối tháng 1.1975 (tôi không nhớ ngày), lúc 8 giờ sáng Trung Úy Trác Ngọc Anh, Sĩ Quan Không Thám của tôi báo cáo phát hiện đoàn xe rất đông, có thể đến 200 chiếc đang di chuyển từ vùng Hạ Lào vào vùng ba biên giới (Ðồn Banhét) và tiếp tục chạy về hướng Nam. Tôi liền trình tin này lên Tướng Phú. Sau khi suy nghĩ, ông
ra lệnh oanh kích đoàn xe nói trên. Ðại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng của Quân Ðoàn, đã điều động các Phi Ðoàn A-37 của Sư Ðoàn 2 và Sư Ðoàn 6 Không Quân đến oanh kích đoàn xe nói trên. Ðoàn xe cộng quân không có phòng không bảo vệ, nên Không Quân ta sà xuống rất thấp và oanh kích rất chính xác. Ðến chiều, Không Thám báo cáo còn thấy rất nhiều xe chưa bị oanh kích. Ðại Tá Lý liền xin Bộ Tổng Tham Mưu chỉ thị cho Sư Ðoàn 1 Không Quân tại Ðà Nẵng tăng cường oanh kích.

Chiếc L-19 của Trung Úy Trác Ngọc Anh vì say mê hướng dẫn A-37 của Sư Ðoàn 1 Không Quân oanh kích mà quên kiểm soát đồng hồ nhiên liệu, khi thấy hết xăng mới hoảng hốt la lớn lên rằng L-19 gần rơi vì hết nhiên liệu. Rất may lúc đó Trung Tá Giang, Sĩ Quan Không Trợ 2, đang ở trên bầu trời, một Sĩ Quan Không
Quân rất nhiều kinh nghiệm bay, ông liền ra lệnh chiếc L-19 bay lên thật cao và khi nhìn thấy được Phi Trường Kontum thì cứ việc tắt máy, yên chí phi cơ sẽ lượn ‘’planer’’ đến Phi Trường Kontum và đáp xuống an toàn.

Hai ngày sau, trong chuyến công tác tại Ðà Lạt, khi trực thăng của tôi vừa đáp xuống bãi đáp tại bờ hồ thì trực thăng của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức, Chỉ Huy Trưởng Công Binh Việt Nam cũng đáp xuống. Ông liền kêu tôi và cho biết hôm qua trong cuộc họp tại Bộ Tổng Tham Mưu, Ðại Tướng Viên xem không ảnh về cuộc
không tập tại Kontum. Ðại Tướng rất ca ngợi chiến công xuất sắc của Quân Ðoàn II.

Tôi báo tin này cho Sĩ Quan Bộ Tham Mưu Quân Ðoàn, tất cả đều vui mừng.

Chiến dịch 275 bắt đầu: Cộng quân cô lập Ban Mê Thuột và Vùng Cao Nguyên Ngày 1.3.1975, một trung đoàn của sư đoàn 3 sao vàng chốt đường Ðèo Mang Yang trên Quốc Lộ 19 chận đường di chuyển từ Quy Nhơn lên Pleiku. Ngày 3.3.1975, một trung đoàn của sư đoàn 320 chốt Quốc Lộ 14 giữa hai Tỉnh Pleiku và Ðắc Lắc.

Ngày 5.3.1975, trung đoàn 25 địa phương chốt Quốc Lộ 21 giữa Quận Phước An và Quận Khánh Dương, cắt đứt giao thông từ Nha Trang đến Ban Mê Thuột. Ba trục giao thông huyết mạch đều không di chuyển được, cộng quân bắt đầu pháo kích mạnh bằng hỏa tiễn 122 ly vào Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II và Phi Trường Cù Hanh, Pleiku.

Hai trung đoàn của sư đoàn 3 sao vàng chạm súng rất mạnh với Sư Ðoàn 22 Bộ Binh tại các Quận phía Bắc Tỉnh Bình Ðịnh.

Tướng Phú vào mê hồn trận

Những ngày này Tướng Phú đều bay cả ngày trên các mặt trận. Ông chán nản thố lộ với tôi trên trực thăng chỉ huy: ‘’Tôi đâu muốn làm Tư Lệnh Quân Ðoàn. Sức khỏe tôi yếu, bị bệnh phổi. Tôi đang ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung rất khỏe mà bắt tôi đi làm Tư Lệnh Quân Ðoàn’’. Tôi tự hỏi: Ông Thiệu, ông Khiêm hay ông Viên đã bắt ông Phú làm Tư Lệnh Quân Ðoàn? Trước kia Tướng Toàn sức khỏe hoàn hảo mà khi mặt trận bùng nổ nhiều nơi cùng lúc, ông bay Chỉ Huy cũng thấy mệt nhoài huống hồ chi sức khỏe ông Phú. Hơn nữa, đúng như nhận xét của Thiếu Tá Phạm Huấn, người thân cận nhất của Tướng Phú, ông Phú chỉ có khả năng điều khiển đến cấp Sư Ðoàn mà thôi. Chức vụ Tư Lệnh Quân Ðoàn hoàn toàn ra ngoài tầm vóc và khả năng của ông vì ông không có kịp tu dưỡng cập nhật hóa kiến thức quân sự hiện đại trong các Khóa Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp của Hoa Kỳ hoặc Khóa Cao Ðẳng Quốc Phòng. Các cấp Lãnh đạo quốc gia đã sai lầm khi giao chức vụ Tư Lệnh Quân Ðoàn cho Tướng Phú.

Đại Tướng Viên khen, bà Phú khiển trách

Ngày 8.3.1975, sau một ngày dài Tướng Phú và Bộ Tham Mưu bay chỉ huy các mặt trận: Tam Quan, Bồng Sơn, Ðèo Mang Yang, Ðèo Ngang đến Quận Thuận Mẫu (Phú Bổn). Tướng Phú về đến Nha Trang lúc 8 giờ tối. Trung Tá Ðệ, Trưởng Phòng 3 Quân Ðoàn và tôi định về khu vãng lai Sĩ Quan nghỉ ngơi rồi mai tiếp tục
bay lên Ban Mê Thuột. Tướng Phú liền bảo: ‘’Hai anh về nhà tôi ăn cơm rồi hãy đi nghỉ’’. Trong bữa cơm tối đó có Ông Bà Phú, Thiếu Tá Phạm Huấn, Trung Tá Ðệ và tôi. Dọn cơm xong, thấy Tướng Phú có vẻ mệt mỏi ăn không được, bà Phú liền nói: ‘’Tôi đã nói với ông nhiều lần, họ đi đâu thì cứ để họ đi, họ chỉ mượn đường trên lãnh thổ Quân Ðoàn II mà di chuyển vào Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thôi. Chuyện gì ông đánh đoàn xe của họ, để bây giờ họ quay lại đánh ông, ông lấy gì đỡ bây giờ. Khổ chưa!’’.

Bà quay sang Trung Tá Ðệ và tôi mà nói: ‘’Cũng chỉ tại các ông Tham Mưu này thôi, cứ trình ông nhà tôi phải đánh họ’’. Tướng Phú quá mệt mỏi ngồi yên lặng. Trung Tá Ðệ và tôi đều hết sức ngạc nhiên, chúng tôi nhìn nhau và không nói được điều gì. Trong thâm tâm Trung Tá Ðệ cũng như tôi đều tự hỏi, tại sao lại có việc đàn bà chen vào việc quân sự mặt trận của chồng như thế này? Hỏng hết! Hỏng hết! Như tôi đã trình bày trên, việc Quân Ðoàn II oanh kích đoàn xe chuyển quân và tiếp vận của cộng quân tại vùng ba biên giới đã được Ðại Tướng Viên khen tặng trong buổi họp Bộ Tổng Tham Mưu. Nay Quân Ðoàn lại bị Bà Phú chê.

Nói về Ông Bà Phú, tôi xin trích dẫn một đoạn kể của Ðại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn II và Giáo Sư Larry Engelmann trong quyển sách ‘’Tears before the Rain’’ (Nước Mắt Trong Cơn Mưa), Nguyễn Bá Trạc dịch, in trong tờ báo Sóng số 135, tháng 8.1993 như sau:

Tướng Phú thường hay ở Nha Trang. Nhiều người bảo ông ấy sợ. Tôi nghĩ có lẽ đúng. Ông đã từng bị bắt làm tù binh trong trận Ðiện Biên Phủ năm 1954, cho nên cứ nghĩ đến việt cộng là ông ấy đủ sợ rồi. Tôi không có lòng tin nơi Tướng Phú mỗi khi chúng tôi đụng trận.

Ông quyết định không rời Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II về Nha Trang nữa, nhưng cá nhân ông đã chuyển một số lớn của cải và gia đình đi Nha Trang và hầu hết các Nhân Viên cũng đi theo với ông. Tôi là người phải điều động mọi việc ở Pleiku. Ðây là sự thật, tôi không hề có ý khoe khoang. Tướng Phú có mâu thuẫn cá nhân với hai ông Tư Lệnh Phó là Chuẩn Tướng Lê Văn Thân và Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm. Không có Sĩ Quan chấp hành, ông bèn đặt ra một số Sĩ Quan riêng. Trưởng Phòng Tổng Quản Trị, Trung Tá Trần Tích là người phụ trách bổ nhiệm Sĩ Quan vào các chức vụ quan trọng của Tướng Phú. Trung Tá Tích làm việc

Những chuyện này rất nản, Binh Sĩ xuống tinh thần, nhưng làm gì được bây giờ. Báo cáo cho Tổng Thống Thiệu chăng, như thế cũng chẳng có kết quả gì vì lẽ ông Thiệu cũng đã mua chuộc rồi. Ðại Tá Lê Khắc Lý được Ðại Tướng Viên bổ nhiệm làm Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn II căn cứ theo các Khóa Quân Sự ông đã tốt nghiệp: Khóa Cao Ðẳng Quốc Phòng, Khóa Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp tại Hoa Kỳ và đã làm Tham Mưu
Trưởng Sư Ðoàn 22 Bộ Binh nhiều năm. Ông không phải là người thân tín của Tướng Phú nên không được tín nhiệm nhiều.

Tướng Phú làm Tư Lệnh Quân Ðoàn II chỉ mới 4 tháng, nhiều Sĩ Quan Tình Báo của tôi trước đây có khả năng nên được Tướng Viên bổ nhiệm làm Quận Trưởng các Quận có nhiều việt cộng, đều báo cáo với tôi rằng Bà Phú thường hay cho người đến ‘’thu hụi’’, số tiền nhiều ít tùy theo Quận giàu hay nghèo.

Mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ

Lúc 3 giờ sáng ngày 9.3.1975, lực lượng sư đoàn 10 pháo kích và tấn công Quận Ðức Lập, thuộc Tỉnh Quảng Ðức giáp ranh với Tỉnh Mondolkiri của Cambodge. Khoảng 8 giờ ngày 9.3.1975, Tướng Phú và Bộ Tham Mưu Quân Ðoàn II bay lên Ban Mê Thuột. Tại đây, Tướng Phú theo dõi một Tiểu Ðoàn của Trung Ðoàn 53 đang chiến đấu mãnh liệt với cộng quân tại Quận Ðức Lập. Ðịch quá đông mà ta không còn quân để tiếp viện, cuối cùng đành phải bỏ mất Quận này.

Lúc 9 giờ ngày 9.3.1975, Tướng Phú chỉ thị cho Ðại Tá Lê Khắc Lý xin gấp phương tiện Bộ Tổng Tham Mưu để không vận Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân từ Kontum đến Ban Mê Thuột. Tôi tự hỏi: Nếu như ngày 1.3.1975, đoàn xe của Sư Ðoàn 23 di chuyển về Ban Mê Thuột không bị Tướng Phú bắt trở về lại Pleiku, thì
đâu ta có thiếu quân trầm trọng như thế này ?

Cuộc không vận bắt đầu từ 10 giờ đến 4 giờ chiều ngày 9.3.1975 thì hoàn tất.

Ðúng ra Liên Ðoàn này phải phòng thủ và bảo vệ Ban Mê Thuột, nhưng Tướng Phú vẫn còn ám ảnh kế hoạch nghi binh của cộng quân nên ông đã cho lệnh đóng quân tại Quận Buôn Hồ, cách Thị Xã Ban Mê Thuột 30 cây số về phía Bắc. Tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, Tướng Phú chỉ thị Ðại Tá Vũ thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn 23 Bộ Binh và Ðại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng Tỉnh Ðắc Lắc phòng thủ các vị trí quan trọng và các kho tiếp liệu. Lúc đó trong tay Ðại Tá Quang chỉ có một Tiểu Ðoàn của Trung Ðoàn 53 và Ðịa Phương Quân. Cảnh Sát Dã Chiến được bố trí ở các cao ốc và các phòng thủ khu Ðông dân trong Thị Xã.

Năm giờ chiều Tướng Phú và Bộ Tham Mưu bay về Pleiku. Chín giờ tối, Văn tiến Dũng đánh điện về Hà Nội: ‘’Chúng tôi sẽ tấn công Ban Mê Thuột ngày 10.3.1975. Tất cả lực lượng đều đầy đủ. Chúc các đồng chí trung ương đảng và bộ chính trị khỏe. Ký tên Tuấn. (bí danh Văn tiến Dũng).

*Ngày 10.3.1975.

2 giờ sáng, Thiếu Tá Lê Ðình Xuân, Trưởng Phòng 2 Tiểu Khu báo cho biết nhiều chiến xa T-54 cộng quân từ hướng Tây cách 10 km đang hướng về Thị Xã.

4 giờ sáng địch bắt đầu pháo kích đủ loại vào Thị Xã và chiến xa tiến vào bao vây. Ðịch cũng tấn công Hậu Cứ Trung Ðoàn 53 tại Phi Trường Phụng Dực (Ban Mê Thuột) do Trung Tá Ân Chỉ Huy. Tại đây ta cũng chỉ có một Tiểu Ðoàn Bộ Binh. Cuộc chiến đấu tại đây vô cùng oanh liệt. Ta đã chiến đấu với nhiều trung đoàn cộng quân có chiến xa T-54 yểm trợ trong 6 ngày 6 đêm liền. 8 giờ sáng, chiến xa T-54 tiến chiếm Căn Cứ Mai Hắc Ðế và các kho tiếp vận của ta.

11 giờ, cộng quân cho xe tăng tiến chiếm vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu đã bị Ðịa Phương Quân ta bắn cháy 2 chiến xa T-54 trước cổng Bộ Chỉ Huy.

17 giờ, cộng quân chiếm một nửa Thành Phố. Suốt đêm ngày 10 rạng 11.3.1975. Ðịa Phương Quân, Nghĩa Quân và Cảnh Sát Dã Chiến chiến đấu với cộng quân nhiều nơi trong Thị Xã.

*Ngày 11.3.1975.

7 giờ sáng, cộng quân huy động nhiều chiến xa tiến chiếm Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 23, nơi Ðại Tá Quang và Ðại Tá Luật đang Chỉ Huy.

10 giờ sáng, các Phi Tuần A-37 đánh chiến xa T-54 chẳng may một quả bom đã rơi nhằm vào hầm chỉ huy của Ðại Tá Quang, truyền tin bị hỏng, nên Ðại Tá Quang và Ðại Tá Luật chạy ra ngoài đều bị cộng quân bắt làm tù binh.

10 giờ 30 phút ngày 11.3.1975, Quân Ðoàn mất liên lạc với Sư Ðoàn 23 và Tiểu Khu Ðắc Lắc.

Thua nhưng đã làm Tướng Văn tiến Dũng nể mặt

Trong cuốn ‘’Ðại thắng mùa xuân’’ của Tướng Văn tiến Dũng đã viết: ‘’Trên cơ bản, ta đã chiếm làm chủ Ban Mê Thuột lúc 10 giờ 30 phút ngày 11.3.1975, tuy nhiên tại Phi Trường Phụng Dực Ðịch đã kiên cường chiến đấu với ta trong suốt 6 ngày đêm, không cần biết là Ban Mê Thuột đã bị mất trong 2 ngày. Tôi phải chỉ thị bất cứ giá nào cũng phải đánh tan thành phần còn lại của Sư Ðoàn 23’’.

Trung Tá Võ Ân, người Hùng của Sư Ðoàn 23 đã làm cho cộng sản phải kính nể. Tiểu Ðoàn của ông đã đánh tan nhiều cuộc tấn công của cộng quân có chiến xa yểm trợ. Không còn đạn chống chiến xa ông đã chỉ thị cho Binh Sĩ thâu lượm súng và đạn B-40, B-41 của cộng quân để bắn cháy chiến xa T-54.

Ðịch đã sử dụng 3 trung đoàn luân phiên đánh vào vị trí của ông nhưng lần nào cũng bị thảm bại. Cuối cùng ông đành phải bỏ Căn Cứ vì không còn ai tiếp tế đạn dược và thuốc men cho Ðơn Vị của ông ta cả.

Việc nhà trước, việc nước sau

Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư Lệnh Sư Ðoàn 23, Tư Lệnh Mặt Trận Ban Mê Thuột, đã điều động Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân từ Quận Buôn Hồ về để lo giải thoát cho gia đình của ông. Thay vì cho Liên Ðoàn này tiến vào giải vây Thị Xã, ông đã ra lệnh phải phối hợp với Ðịa Phương Quân rút về vây quanh Phi Trường, gần Thị Xã để đón gia đình ông đang bị kẹt tại đây. Cộng quân pháo kích rất dữ vào Phi Trường, trực thăng không thể đáp xuống được. Ông lại ra lệnh phải dùng M-113 để đưa gia đình ông đến Trung Tâm Huấn Luyện ngoài Thị Xã 3 km. Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân phải vất vả lắm mới đưa được gia đình Tướng Tường ra
ngoài khu giao tranh và yểm trợ cho trực thăng đến đón. Tướng Tường đã cho cộng quân một cơ hội tốt và có nhiều thời gian để tiến chiến toàn bộ Thị Xã Ban Mê Thuột.

Việc này Tướng Phú biết nhưng ông nói ông thông cảm Tướng Tường, giống như trường hợp của ông tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân (1968).

Tái chiếm Ban Mê Thuột

Tám giờ tối ngày 11.3.1975, Tướng Phú gọi họp tại hầm chỉ huy của ông. Bên ngoài địch đang pháo kích 122 ly vào Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn và Phi Trường Pleiku. Cuộc họp tối đó gồm có Tướng Phú, Chuẩn Tướng Lê Văn Thân và Ðại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng, Trung Tá Ðệ Phòng 3 và tôi. Tướng Phú chỉ thị phải báo cáo Bộ Tổng Tham Mưu là Thị Xã Ban Mê Thuột còn đang chiến đấu. Cuộc điều quân tái chiếm đang tiến hành.

Vì quá bực mình về sự không tin tưởng của Tướng Phú đối với Bộ Tham Mưu nên đã đưa đến tình trạng đen tối như hôm nay, tôi liền nói: ‘’Mất Ban Mê Thuột là tại Thiếu Tướng cả, không tin tưởng nơi anh em chúng tôi, không chịu đưa Sư Ðoàn 23 về phòng thủ Ban Mê Thuột. Lúc 6 giờ chiều nay, Đài phát thanh Hà Nội đã loan tin

Thiếu Tướng Phú yên lặng và chỉ thị công tác phải làm vào ngày mai. Sau cuộc họp, ra khỏi hầm chỉ huy, Chuẩn Tướng Lê Văn Thân ôm vai tôi và nói: ‘’Em nói rất đúng, nhưng đừng nóng. Dù sao Tướng Phú cũng là Tư Lệnh của chúng ta’’.

Đêm đó Tướng Phú báo cáo với Tổng Thống Thiệu và được ông Thiệu hứa sẽ tăng cường Sư Ðoàn Dù tại Vùng I để tái chiếm Ban Mê Thuột. Ngày hôm sau, 12.3.1975, Tướng Phú gọi tôi và nói: Tôi đã trình với Tổng Thống Thiệu bổ nhiệm anh làm Tỉnh Trưởng Ban Mê Thuột. Ngày mai 13.3.1975 anh xuống Phước An cùng với Ðoàn Quân của Sư Ðoàn 23 và phối trí tại đó hai ngày sau sẽ có Sư Ðoàn Dù tăng cường tái chiếm Ban Mê Thuột.

Thông thường mà nói, trong gia đình có người được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng thì mọi người đều vui mừng. Nhưng trong trường hợp tôi, khi được chỉ định làm Tỉnh Trưởng, cả gia đình và thân nhân tôi đều buồn và lo sợ. Cũng như Thiếu Tá Phạm Huấn đã viết trong cuốn ‘’Triệt Thoái Cao Nguyên 1975’’, đây là một sự kiện đặc biệt, ông Tỉnh Trưởng lưu động may mắn không bị Bà Thiệu, Bà Khiêm cho người đến ‘’thu hụi’’.

Mặt trận Phước An

Ðược tin tôi làm Tỉnh Trưởng Tỉnh Ðắc Lắc, Thiếu Tá Phạm Viết Giáp và Ðại Úy Trác Ngọc Anh, hai Sĩ Quan xuất sắc trong Ngành Tình Báo của Quân Ðoàn II, đã tình nguyện theo tôi để giúp đỡ tôi trong tình trạng khó khăn này. Chúng tôi dùng trực thăng bay cùng với trực thăng đổ quân của Trung Ðoàn 44 và 45 đáp xuống Phước An.

Năm giờ chiều ngày 13.3.1975 cuộc đổ quân vĩ đại hoàn tất. Nhưng đây cũng là một ngày buồn cho Không Quân. Một trực thăng võ trang yểm trợ cho cuộc đổ quân và một phi cơ A-37 khác bị bắn rơi tại Mặt Trận Phụng Dực (Phi Trường Ban Mê Thuột). Trước khi bị bắn rơi, các phi công anh hùng của ta đã phá hủy nhiều ổ phòng không và bắn cháy 4 chiến xa T-54 của cộng quân.

Tôi xuống Quận Phước An làm việc ngay với Trung Tá Bộ Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu và các Quận Trưởng đều có mặt tại đó là Thiếu Tá Quận Trưởng Quận Buôn Hồ và Thiếu Tá Quận Trưởng Quận Phước An. Chúng tôi làm việc ngày đêm để gom góp các Ðơn Vị Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân, phòng thủ Quận Phước
An và đợi cho đến ngày 15.3.1975 sẽ có Sư Ðoàn Dù đến tăng viện như lời hứa của Tổng Thống Thiệu.

Qua ngày 16 đến ngày 17.3.1975 chẳng thấy một bóng quân tăng viện nào. Lực lượng Sư Ðoàn 23 ở tuyến đầu bị cộng quân chọc thủng bằng chiến xa và bộ binh. Chúng tôi phải rút lui về tuyến sau, Khu vực Chu Cúc. Ngày 18.3.1975 trực thăng của Quân Ðoàn đáp xuống Núi Chu Cúc đón tôi về Nha Trang để trình bày
tình hình với Thủ Tướng Khiêm và Phái đoàn chính phủ. Xuống đến Nha Trang, tôi mới biết được Tướng Phú đã rời bỏ Kontum và Pleiku. Ðoàn Quân đang trên đường triệt thoái theo Liên Tỉnh Lộ 7.

Xe tôi vừa vào đến Bộ Tư Lệnh Quân Khu II tại Nha Trang, người đầu tiên tôi gặp là Chuẩn Tướng Lê Văn Thân, ông nói với tôi bằng một giọng buồn bã: ‘’Anh Tiếu ơi! Ðây là vận nước, ta đã bỏ Kontum và Pleiku và Ðoàn Quân của ta đã bị chận đứng tại Phú Bổn, chắc không về an toàn đến Tuy Hòa được’’. Tôi liền hỏi: ‘’cộng sản đâu có đánh Pleiku và Kontum mà ta bỏ?’’ Ông trả lời: ‘’Ðây là lệnh!’’

Chuẩn Tướng Lê Văn Thân là người giỏi về quân sự lẫn hành chánh, ông rất lo cho chiến cuộc tại Quân Ðoàn II, ông có khả năng đa hiệu và một lối nhìn sâu rộng bao quát của một cấp lãnh đạo, nhưng Tướng Phú không tin ông. Tháng 5.1975 sau khi mất nước, ông và tôi đều bị cộng quân nhốt vào Chí Hòa, ông bị nhốt trên lầu 3, còn tôi lầu 2. Suốt ngày đêm tôi nghe tiếng sáo của ông thổi rất não nề trong cảnh ngục tù đen tối. Chuẩn Tướng Thân đã bị tù 17 năm. Cuộc họp với Thủ Tướng Khiêm và Phái đoàn chính phủ chẳng mang lợi ích
gì cả vì ông Khiêm là tòng phạm với ông Thiệu ban hành lệnh tự sát cho Tướng Phú tại Cam Ranh ngày 15.3.1975.

Nói về sự sụp đổ của Quân Ðoàn II và sau đó đến mất nước, xin Quý vị hãy đọc tiếp một đoạn của truyện ‘’Tears Before The Rain’’ của Giáo Sư Larry Engelmann do Ðại Tá Lê Khắc Lý kể:

Sau khi gặp Tổng Thống Thiệu đêm ngày 15.3.1975, Tướng Phú triệu tập một buổi họp tại Pleiku. Hiện diện trong buổi họp gồm có: Tướng Phú, Tướng Cẩm, Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư Lệnh Sư Ðoàn 6 Không Quân, Ðại Tá Tất và tôi. Vừa bước vào phòng họp, điều đầu tiên mà Ông Phú nói là ông đã được Ông Thiệu chấp thuận tăng cấp Chuẩn Tướng cho Ðại Tá Phạm Duy Tất. Chúng tôi vỗ tay xong, ông loan báo: ‘’Chúng ta sẽ triệt thoái khỏi Pleiku và Kontum’’.

Nghe nói vậy, tôi mở mắt thật to và nghĩ rằng có lẽ nghe không được rõ.

Nhưng ông giải thích, chúng ta phải rút lui chiến thuật nhằm để tái phối trí mà chiếm lại Ban Mê Thuột. Ông Cẩm, Ông Sang, Ông Tất và tôi tất cả đều ngồi sững người, chúng tôi véo nhau và tự nghĩ, triệt thoái cách nào đây. Tôi bèn lên tiếng hỏi. Ông Phú đáp: ‘’Quý Ông sẽ sử dụng đường Liên Tỉnh Lộ 7.’’ Phản ứng tức khắc của tôi: ‘’Thưa Thiếu Tướng không thể được’’ Ông Phú bảo: ‘’Tổng Thống đã quyết định rồi. Chúng ta không có sự lựa chọn, bởi vì chúng ta cần đạt được yếu tố bất ngờ cho địch quân’’.

Tôi bảo: ‘’Thưa Thiếu Tướng, tôi đã sống khá lâu ở đây, tôi biết rõ vùng này. Ðường Liên Tỉnh Lộ 7 đã bỏ phế từ lâu. Lực Lượng Ðặc Biệt Mỹ, Lực Lượng Ðặc Biệt Việt Nam và địch quân đều hành quân trong khu rừng này. Họ đã gài mìn khắp nơi. Nếu phải triệt thoái với các quân cụ nặng, trước tiên phải khai quang mìn trên
đường, mà nay ai còn có thể biết mìn đặt chỗ nào? Rồi phải sửa đường, làm gì có đủ thời gian để mà sửa chữa? Ngoài ra khi chúng ta quyết định triệt thoái, mọi người sẽ biết cả, chẳng còn gì là bất ngờ. Xin đề nghị Thiếu Tướng nếu phải triệt thoái, hãy sử dụng Quốc Lộ 19 mà đi. Sẽ phải chấp nhận một số tổn thất thôi, như thế chúng ta mới có thể qua được’’.

Tướng Phú bảo: ‘’Không, tất cả đã quyết định rồi. Quý ông không lựa chọn gì được nữa. Sáng ngày mai tôi bay đi Nha Trang. Quý ông sẽ có 3 ngày để lo liệu triệt thoái.’’ Tôi trả lời: ‘’Thưa Thiếu Tướng, làm sao được? Chúng ta có bao nhiêu Binh Sĩ, bao nhiêu đồ tiếp liệu và quân dụng, phải ít nhất ba tuần lễ chúng tôi mới hoạch định nổi’’. Tướng Phú bảo: ‘’Tất cả những điều ấy cũng đã được quyết định xong’’. Tướng Cẩm hỏi: ‘’Còn Ðịa Phương Quân, Nghĩa Quân và các nhân viên Xã, Ấp, Quận, Tỉnh và dân chúng cùng gia đình Binh Sĩ thì sao? Tướng Phú nói: ‘’Quý ông đừng phải lo gì cho họ cả. Quên đi.’’

Tôi hỏi: ‘’Thiếu Tướng đã nói chuyện với người Mỹ, các Nhân viên Trung Ương Tình Báo và Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự trong Vùng chưa ?’’ Và tôi không bao giờ quên điều này: Ông nhìn thẳng vào mặt tôi và bảo: ‘’Hãy quên bọn Mỹ đi. Ðừng nói gì với người Mỹ cả.’’ Ðó là những lời đích xác của Tướng Phú nói. Tôi rất xấu hổ và không bao giờ quên câu trả lời đó được. Tôi rất lấy làm xấu hổ khi kể cho Quý vị nghe sự thật xẩy ra tại Pleiku. Tướng Phú định bỏ rơi tất cả các người Mỹ, không báo động cho họ biết về cuộc rút lui này.

Ông Phú nói ông phải làm như vậy vì tuân lệnh. Quý vị không phải lo lắng gì về chuyện này, ông nói có vẻ rất bối rối và khi nói, sự bất đồng ý kiến hiện rõ với lệnh trên.

Nhiều Tiểu Ðoàn Trưởng Binh Chủng, Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh, Quân Vận đều kêu ầm ĩ lên: ‘’Tại sao rút? Chúng tôi đánh được tại sao rút? Có việc gì xảy ra vậy?’’.

Tôi chỉ còn có thể trả lời: ‘’Tôi đồng ý với các bạn. Nhưng đây là lệnh của Tổng Thống và Ðại Tướng Tham Mưu Trưởng.’’ Về cuộc triệt thoái trên Ðường Liên Tỉnh Lộ 7, Ðại Tá Lý nói: ‘’Bây giờ hàng đêm tôi cứ tưởng như còn nhìn thấy cả đoàn xe ấy trước mắt. Nào chiến xa, thiết vận xa, xe vận tải nối đuôi nhau, biết bao nhiêu Binh Sĩ với gia đình thân quyến vây quanh. Những cụ già ngồi lắc lẻo trên mui xe, những bà mẹ, những trẻ thơ ngủ trong lòng mẹ nằm duỗi trên tay mẹ. Ðôi lúc vài người xấu số đã ngã xuống trong lúc đoàn xe tiếp tục chạy. Họ kêu la thảm thiết, thân hình bị nghiền nát dưới bánh xe. Tôi đã nghe những tiếng kêu la ấy. Tôi đã thấy một chiếc xe vận tải sức chở hơn nửa tấn nhồi nhét đầy người bị lật, những con người bị đè xuống nát xương. Tôi bất lực chẳng giúp gì được họ. Tôi đã thấy những con người bỏ xác bên đường. Thực là một cơn ác mộng kinh hoàng.’’

Tôi đã viết một loạt bài nói về Quân Ðoàn II và Quân Khu II từ năm 1970 cho đến ngày mất nước. Theo nhận xét của tôi, Tướng Ngô Dzu đã bị thất bại tại Quân Ðoàn II chỉ vì những bất đồng giữa ông và Cố vấn Hoa Kỳ John Paul Vann. Tướng Nguyễn Văn Toàn đã thành công tại Quân Ðoàn II vì biết nghe lời khuyên của Tướng Cao Văn Viên, khôn khéo, hợp tác chặt chẽ với John Paul Vann trong kế hoạch bảo vệ Kontum. Tướng Phạm Văn Phú làm Tư Lệnh Quân Ðoàn II lúc không còn Cố Vấn của Hoa Kỳ nữa. Ông chỉ làm việc với vài người thân tín của ông. Ông không tin tưởng vào Bộ Tham Mưu Quân Ðoàn. Ông có mâu thuẫn cá nhân với hai vị Tướng Tư Lệnh Phó. Ông nghi ngờ Ðại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn. Ông không thi hành lệnh Tổng Thống Thiệu đưa Sư Ðoàn 23 về giữ Ban Mê Thuột. Ðến khi Ban Mê Thuột bị mất, ông rơi vào ‘’Mê hồn trận’’.

Sau đó ông lại thi hành một cách mù quáng lệnh bỏ Kontum-Pleiku và đưa đoàn quân vào tử lộ một cách đau thương. Hàng chục ngàn quân và dân bỏ xác một cách oan uổng trên Liên Tỉnh Lộ 7.

Suốt 13 năm đau khổ trong lao tù cộng sản tôi luôn luôn bị ám ảnh bởi câu hỏi: ‘’Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nổi danh là một đạo quân tinh nhuệ, được trang bị vũ khí tối tân nhất, hùng mạnh nhất vùng Ðông Nam Á, vũ khí đạn dược ta còn nhiều đủ để có thể cầm cự ít nhất là một năm, nhân dân miền Nam lại có tinh thần chống cộng cao, luôn ủng hộ Quân Ðội. Tại sao ta đã thua một cách nhục nhã chỉ trong 50 ngày và cả miền Nam đã bị mất?’’.

Sau 20 năm mất nước, Lịch Sử Dân Tộc cần phải được viết lên một cách trung thực. Các nhân chứng lịch sử, sau khi bị giam giữ từ 13 năm đến 17 năm trong các trại tù cộng sản và nay đã có mặt đông đủ tại Hoa Kỳ, cần phải nói lên sự thật về sự sụp đổ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và miền Nam Việt Nam để Lịch Sử
phân xét.


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site