lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

quân lực việt nam cộng hòa, bộ quốc phòng

Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,

Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.

Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.

Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.

Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.

Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.

Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.

---------------

Quân Sử Sư Đoàn 23 Bộ Binh Việt-Nam Cộng-Hòa

quân sử sư đoàn 23 bộ binh vnch

Những Con Đại Bàng Trắng "Trấn Sơn Bình Hải"
hay
Nam Bình Bắc Phạt Tây Nguyên Trấn

Kể từ đầu tháng 07-1952, sau khi thành lập các quân khu, các sư đoàn bộ binh đầu tiên xuất hiện và được gọi là các sư đoàn Việt-Nam (la division Vietnamienne).

Lúc đó có kế hoạch thành lập tám sư đoàn Việt-Nam: riêng năm 1952, thành lập năm, có thể thêm hai...

Cuối năm 1952, sáu sư đoàn Việt-Nam thành hình. Đây là những sư đoàn được ghép bằng các BVN (Tiểu đoàn bộ binh Việt-Nam_bataillon du Vietnam) cũng mới được hình thành do sự chuyển giao từ quân đội Liên Hiệp Pháp.

Các sư đoàn Việt Nam đã từ từ cải biến và không có một văn kiện nào liên quan đến sự giải tán của các sư đoàn này để lại.

Sau ngày đình chiến, Bộ Tổng Tham Mưu đã nghĩ ra việc thành lập một binh đoàn chủ lực gồm có chín sư đoàn bộ binh và một sư đoàn nhảy dù.

01-08-1955, đã có bốn sư đoàn bộ binh được thành lập, đó là các sư đoàn 21, 31, 32 và 6 Nùng.

Các sư đoàn khinh chiến từ 1 đến 6 được thành lập theo ND 162 QP/NĐ ngày 08-08-1955.

Tới cuối năm 1958, QLVNCH đã có 10 sư đoàn bộ binh (hay dã chiến); mười sư đoàn này được rút xuống còn bảy sư đoàn bộ binh.

Trong việc cải tổ này, sư đoàn 3 dã chiến đổi tên thành sư đoàn 5 bộ binh; Sư đoàn 4 dã chiến thành sđ 7 BB; Sư đoàn 1 và 2 dã chiến vẫn giữ nguyên số hiệu; Các sư đoàn khinh chiến 12, 13, 16 bị giải tán; Các sư đoàn khinh chiến 11, 14, 15 được thâu nhận quân số các sư đoàn bị giải tán; Sư đoàn 11 khinh chiến đổi thành sư đoàn 21 bộ binh; Sư đoàn 14 khinh chiến thành sư đoàn 22 bộ binh; Và sư đoàn 15 khinh chiến thành sư đoàn 23 bộ binh. (1)

Do đó tiền thân của sư đoàn 23 Bộ Binh phải là sư đoàn 15 khinh chiến chính xác hơn là sư đoàn 5 khinh chiến.

Vị Tư lệnh đầu tiên của sư đoàn là Trung tá Nguyễn Thế Nhu, được bổ nhiệm từ ngày 1 tháng 8 năm 1955. Các Tư lệnh tiếp theo là Trung tá Nguyễn Văn Vĩnh (bổ nhiệm 16 tháng 6 năm 1956) và Trung tá Bùi Dzinh (bổ nhiệm ngày 4 tháng 9 năm 1958). Bộ tư lệnh đầu tiên của sư đoàn đóng tại Dục Mỹ (nay thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Đầu năm 1959, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng hòa một lần nữa tổ chức lại các đơn vị[2]. Sư đoàn 15 khinh chiến di chuyển bộ tư lịnh lên Ban Mê Thuột và được tổ chức lại, kết hợp với 23 Khu chiến thuật để hình thành sư đoàn 23 bộ binh, với 3 trung đoàn 44, 45 và 53, quân số trên 10.500 người [3]. Địa bàn của sư đoàn phụ trách bao gồm 7 tỉnh phía Nam Cao Nguyên Trung Phần [4]. Chính do trấn giữ địa bàn chiến lược này mà về sau, sư đoàn có danh xưng là "Trấn Sơn Bình Hải" hay Nam Bình Bắc Phạt Tây Nguyên Trấn. (2)

Lịch sử hình thành của SĐ23BB gắn liền với những trận đánh đẫm máu của QK2. SĐ23BB đã viết nên những trang sử đẹp, đóng góp vào lịch sử chống xâm lược của dân tộc một di sản chiến đấu quí giá. Ngàn đời sau người hậu thế có lần dở lại những trang sử dang dở ấy, sẽ không khỏi cảm khái nghiêng mình tri ân những chiến sĩ vô danh của SĐ23BB đã nỗ lực tột cùng đến những giây phút cuối của cuộc đời mình; (3)

Nguồn:

1/ Sơ Lược Sự Hình Thành Các Sư Đoàn Bộ Việt Nam Cộng Hòa (trích - Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1955 do Phòng 5 Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH biên soạn và ấn hành năm 1972. Trưởng khối Quân Sử Phòng 5 BTTM là cố Đại tá Phạm-Văn-Sơn và ông đã chết trong trại tù cộng-sản Việt-Nam). Từ trang 337 đến 343.

2/ Wikipedia

3/ Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa Trong Cơn Bão Lửa - Phạm-Phong-Dinh, tủ sách Vinh Danh in lần thứ nhất tháng 06-1998 tại Gia-Nã-Đại.

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site