lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Quân Sự Việt Nam Quân Đoàn I Quân Khu I Việt Nam Cộng Hòa 

quân sự việt nam

 

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

Quân Đoàn I Và Cuộc Lui Binh 

3/1975 - Ngày 13 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân Ðoàn 1 - Quân Khu 1, về dinh Ðộc Lập họp để nghe Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói về kế hoạch tái phối trí lực lượng, rút bỏ Cao Nguyên về giữ đồng bằng. Theo đó, các đơn vị Biệt Ðộng Quân thay Sư đoàn TQLC tại Quảng Trị, Sư đoàn TQLC rút về Ðà Nẵng thay Sư đoàn Nhảy Dù về Sài Gòn.

Ngày 19 tháng 3/1975, Quảng Trị di tản. Trong khi đó, Tướng Trưởng được triệu về Sài Gòn lần thứ hai họp với Tổng thống Thiệu và Ðại tướng Cao Văn Viên, để trình bầy kế hoạch rút các lực lượng Quân Ðoàn 1 về Ðà Nẵng.

3/1975 - Ngày 19 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư lệnh QD 1 – QK 1 về Sài Gòn để gặp Tổng thống Thiệu trình bày kế hoạch rút quân của Quân Khu 1. Cuộc họp bắt đầu 11 giờ, cùng với sự hiện diện của Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Theo ghi nhận của Tướng Viên, kế hoạch của Trung tướng Trưởng rất chu đáo và được tiến hành theo hai phương cách:

- Phương cách thứ nhất: Các lực lượng từ Huế và Chu Lai theo Quốc lộ 1 cùng một lúc rút về Đà Nẵng.

- Phương cách thứ hai: Nếu địch cắt Quốc lộ 1 thì sẽ rút quân về ba nơi: Đà Nẵng, Huế và Chu Lai. Tuy nhiên Huế và Chu Lai chỉ là nơi tập trung tạm thời để sau đó các đơn vị được hải vận về Đà Nẵng. Đà Nẵng sẽ trở thành nơi cố thủ của SĐ 1 BB, SĐ 2 BB, SĐ 3 BB, SĐ TQLC và 4 Liên đoàn BĐQ .

Sáu giờ chiều, Trung tướng Trưởng trở lại Đà Nẵng. Khi phi cơ vừa hạ cánh, thì ông nhận được báo cáo khẩn cấp của Trung tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh phó QĐ 1 gọi từ bộ Tư lệnh Tiền phương QĐ 1 ở Huế. Tướng Thi báo rằng địch đang pháo đại bác 130 ly vào bản doanh của ông đồng thời tung ra những đợt tấn công quy mô với thiết giáp yểm trợ để tìm cách vượt qua vòng đai phòng thủ của lực lượng VNCH tại sông Thạch Hãn. Nhận được khẩn báo của Trung tướng Thi, Trung tướng Trưởng liền báo cáo cho Đại tướng Viên và yêu cầu cho Quân Đoàn 1 được giữ lại LĐ 1 ND, lúc đó đang có mặt tại Đà Nẵng chuẩn bị về Sài Gòn. Đại tướng Viên báo lại cho Tổng thống Thiệu. Là Tổng Tư Lệnh Tối cao của QLVNCH, Tổng thống Thiệu chấp thuận yêu cầu này với điều kiện: Lữ đoàn 1 ND được ở lại nhưng Quân Đoàn 1 không được sử dụng để tung vào chiến trận.

3/1975 - Suốt đêm 19 và rạng sáng ngày 20 tháng 3/1975, tất cả lực lượng phòng thủ VNCH dọc theo bờ nam sông Bến Hải, kể cả liên đoàn Địa Phương Quân, 1 tiểu đoàn BĐQ và vài chi đoàn Thiết giáp đã rút về phòng ngự phía nam sông Mỹ Chánh. Sáng ngày 20 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng bay ra bộ Tư lệnh Tiền phương của Sư đoàn TQLC cách Mỹ Chánh chừng 8 km. Tại đây, Tướng Trưởng đã gặp các cấp chỉ huy của những đơn vị trong khu vực để cùng họ duyệt lại tình hình cùng kế hoạch phòng thủ Huế vì Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vừa ra lệnh phải giữ với bất kỳ giá nào, khác với chỉ thị trước đó một ngày là phải bỏ Huế. Tình hình lúc đó không đến nỗi quá xấu. Các đơn vị chủ lực quân và diện địa vẫn còn nguyên vẹn, kỷ luật nghiêm minh và tinh thần chiến đấu cao. Việc triệt thoái khỏi Quảng Trị tuy có ảnh hưởng phần nào nhưng không làm cho tinh thần quân sĩ nao núng. Dù sao thì dân chúng đã bỏ đi trước đó, nên không còn gây trở ngại cho các đơn vị khi giao tranh với Cộng quân. Hơn nữa với 1 lữ đoàn TQLC tại phía nam sông Mỹ Chánh và 2 lữ đoàn TQLC trừ bị tại Đà Nẵng thì Quân Khu 1 vẫn còn đủ lực lượng nòng cốt để tăng viện khi chiến trường sôi động. Sau buổi họp, các cấp chỉ huy đều bày tỏ sự quyết tâm giữ vững Huế.

quân đoàn I quân khu I

Trên đường trở về Đà Nẵng, Tướng Trưởng đã ghé vào Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân Đoàn 1 tại thành Mang Cá, Huế. Sau đó, ông cùng Tướng Thi đi một vòng thanh tra các hệ thống phòng thủ trong thành phố Huế. Tinh thần Tướng Trưởng lúc đó rất phấn chấn vì sự bố phòng bảo vệ Huế rất vững vàng. Đến 1 giờ rưỡi trưa, đài phát thanh Huế tiếp vận đài Sài Gòn phát đi lời của Tổng thống Thiệu, đặc biệt với dân chúng Huế, rằng quân đội sẽ bảo vệ Huế bằng mọi giá. Tướng Trưởng rời Huế, lòng vẫn tin tưởng với quyết tâm cao.

Khi vừa đặt chân xuống Đà Nẵng, Trung tướng Trưởng nhận được một công điện "mật khẩn" của Tổng thống Thiệu do Bộ Tổng Tham Mưu chuyển. Ngược lại những gì nói trên đài phát thanh Huế, Tổng thống Thiệu khuyên Tướng Trưởng tùy nghi ứng phó và làm sao chỉ giữ một mình Đà Nẵng mà thôi vì không thể nào phòng thủ nổi ba thành phố Huế, Đà Nẵng và Chu Lai cùng một lúc được. Đồng thời Lữ đoàn 1 ND được lệnh lên đường về Sài Gòn ngay khuya đêm đó.

3/1975 - Ngày 21 tháng 3/1975, CSBV bắt đầu đánh mạnh vào Phú Lộc, nằm trên trục lộ Huế và Đà Nẵng. Dân chúng trong khu vực bị đạn pháo kích phải bỏ chạy lánh nạn. SĐ 1 BB điều động lực lượng giải tỏa áp lực địch, Pháo Binh và Không Quân yểm trợ tối đa đã đẩy lùi được địch trong một thời gian ngắn. Đến trưa ngày 22 tháng 3, địch tập trung lực lượng tấn công cường tập tuyến phòng thủ của các đơn vị TRĐ 1 BB và LĐ 15 BĐQ. Đến 2 giờ chiều cùng ngày, các đơn vị này bị địch tấn công mạnh phải rút về tuyến sau. Quốc lộ 1 bị cắt đứt và hầu như không giải tỏa được.

Trước tình thế chiến sự diễn biến khá đột ngột và Quốc lộ 1 bị gián đoạn, Trung tướng Ngô Quang Trưởng cho lệnh rút quân về cố thủ Huế. Cùng lúc đó, tàu Hải Quân VNCH được tăng cường để khẩn cấp đón dân tị nạn cùng thân nhân gia đình binh sĩ ở Huế vào Đà Nẵng.

Ngày 23 tháng 3/1975, Cộng quân tấn công vào các tuyến phòng thủ vòng đai thành phố Huế. Từ sáng địch đã pháo kích dữ dội suốt ngày. Tại phía nam của Quân Khu 1, ngày 24 tháng 3, vào lúc 9 giờ sáng, một biệt đội Đặc công CSBV có chiến xa yểm trợ đột nhập vào thị xã Tam Kỳ, trong khi đó lực lượng của Sư đoàn 711 CSBV khởi động các cuộc tấn công vào vòng đai tỉnh lỵ. Trước áp lực nặng của địch, Bộ Chỉ huy Tiểu khu Quảng Tín, Bộ Chỉ huy Tiền phương của SD 2 BB và Bộ Chỉ huy TRĐ 5 BB và hậu cứ các đơn vị đồn trú ở Tam Kỳ rút quân về khu vực trách nhiệm của SĐ 3 BB ở phía bắc quận Thăng Bình.

Cũng trong ngày 24 tháng 3, Cộng quân bao vây tỉnh lỵ Quảng Ngãi, tối cùng ngày, các đơn vị đồn trú tại thị xã Quảng Ngãi và khu vực phụ cận được lệnh rút quân về Chu Lai.

Trong khi tất cả các lực lượng của QĐ 1 - QK 1 đang tập trung tại ba địa điểm: Đà Nẵng (gồm cả Hội An), phía bắc thành phố Huế và phía nam Chu Lai thì một bức điện của Tổng thống Thiệu do Bộ Tổng Tham Mưu gửi đi cho Bộ Tư lệnh QĐ 1 - QK 1, chỉ thị Tướng Trưởng cho rút toàn bộ quân tại Huế và Chu Lai về tập trung tại Đà Nẵng để tổ chức tuyến phòng thủ bảo vệ thành phố trọng yếu này. Nhận được chỉ thị, Tướng Trưởng ra lệnh cho SĐ 1 BB và các đơn vị tại Huế rút về Đà Nẵng. Theo kế hoạch rút quân này, SĐ 1 BB cùng các đơn vị thống thuộc và tăng phái phải di chuyển quân về cửa Tư Hiền và cửa Thuận An. Hải Quân và Công binh sẽ lo nhiệm vụ làm cầu đường. Sau đó SD TQLC và các đơn vị trực thuộc sẽ được chở bằng tàu. Bộ Tư lệnh Tiền phương QD 1 sẽ chịu trách nhiệm điều động và kiểm soát cuộc rút quân này.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site