lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Quân Sự Quân Đoàn II Quân Khu II Việt Nam Cộng Hòa Và Năm 1972 

quân đoàn II quân khu II

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Cố đại tá Trịnh Tiếu

...

7. Mặt trận bùng nổ

Theo tin tức khai thác được của các tù binh CS thì mặt trận sẽ bùng nổ lớn vào trung tuần tháng 3/1972, nhưng Hà Nội đã ra lịnh cho Tướng Hoàng Minh Thảo tấn công vào đầu tháng 4/1972 để phối hợp nhịp nhàng với các mặt trận khác tại Quân đoàn I (Quảng Trị) và Quân đoàn III (Bình Long).

Theo tin tức tình báo mà Phòng II chúng tôi thu thập được vào giờ chót thì Tướng Hoàng Minh Thảo sẽ xử dụng Sư đoàn 2 của CS Bắc Việt đương đầu với các đơn vị của Sư đoàn 22BB để cầm chân sư đoàn này tại Tân Cảnh, còn Sư đoàn 320 của CS sẽ tiến quân vào Kontum.

Ðể đối phó với tình thế mới, Tướng Ngô Du đã xử dụng Lữ đoàn Dù vừa được Ðại tướng Viên tăng cường, tiến chiếm dãy đồi phía Tây sông Polco và thiết lập 2 căn cứ hỏa lực mới là "Charlie" và "Delta" để ngăn chặn Sư đoàn 320 của CS. Kế hoạc phối trí này rất tốt đẹp lúc đầu.

Vào 4g sáng ngày 3/4/1972, Sư đoàn 320 tấn công biển người vào căn cứ "Delta", nhưng đã gặp sức kháng cự vô cùng mãnh liệt của các chiến sĩ Dù (Mũ đỏ). Sau nhiều đợt tấn công và pháo kích tới tấp bằng hỏa tiển 122 ly và cối 120 ly, địch chỉ chiếm được hàng rào đầu tiên vào căn cứ. Tướng Ngô Du và tham mưu lên căn cứ Võ Ðịnh trên Quốc lộ 14 để chỉ huy mặt trận. Cố vấn Paul Vann được tin này rất phấn khởi, cũng bay lên quan sát 2 căn cư "Delta" và "Charlie". Paul Vann thấy rõ một số Cộng quân đông đảo đang bao vây quanh căn cứ "Delta" giữa hàng rào thứ một và thứ 2, ông liền gọi các phi tuần của Không lực Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan qua oanh kích liên tục chung quanh căn cứ "Delta", ông còn gọi thêm các phi cơ Stinger và Spectre, được trang bị đặc biệt đại bác Bofors và đại liên Vulcan để yểm trợ căn cứ này.

Chiều ngày 3/4/1972, Cộng quân chưa chiếm dược đồn nhưng các chiến sĩ Dù đã cạn hết đạn dược, thuốc men và nước uống. Trực thăng Chinook của ta được lịnh Tướng Ngô Du tiếp tế khẩn cấp đạn dược và thuốc men vào căn cứ "Delta" để các chiến sĩ có thể bảo vệ căn cứ trong đêm nay. Nhưng trực thăng đã bị hỏa lực phòng không của địch bắn rới ngoài đồn. Thấy thế, Paul Vann đã liều lĩnh xử dụng trực thăng nhỏ, loại mới nhất của quân đội Hoa Kỳ, là OH58 Kiowa, chỉ có 2 chỗ ngồi để tiếp tế. Ðích thân ông lái máy bay còn Trung úy Huỳnh Văn Cai, người được Tướng Ngô Du chỉ định làm sĩ quan tùy viên cho Paul Vann, đạp từng thùng đạn, thùng thuốc xuống giữa căn cứ, mặc dù súng phòng không địch đủ loại 14.5 ly, 12.7 ly bắn lên tới tấp. Bất chấp mọi nguy hiểm, Paul Vann đã tiếp tế cho đơn vị Dù các chuyến đầy đủ dạn dược, mìn chiếu sáng, thuốc men và nước uống, để đơn vị này có thể cầm cự với địch quân đêm sắp tới. Chuẩn tướng Gerge Wear, Tư lịnh phó, và Ðại tá Joseph Pizzi, Tham mưu trưởng của Paul Vann phải kêu lên:"Thật điên rồ !". Tướng Ngô Du phải khâm phục hành động táo bạo của Paul Vann.

Kết quả, Sư đoàn 320 của CS bị thảm bị thảm bại nặng nề tại căn cứ "Delta". Tướng Hoàng Minh Thảo phải bổ sung quân số cấp tốc cho sư đoàn này và sau đó 10 ngày (14/4/1972) lại cho mở cuộc tấn công vào căn cứ "Charlie". Lần này Lữ đoàn Dù do Trung Tá Nguyễn Ðình Bảo chỉ huy bị một hỏa tiễn 122 ly trúng vào hầm chỉ huy làm Trung tá Bảo tử trận ngay giây phút đầu tiên. Những sĩ qan còn lại của Trung tá Bảo thấy địch quá đông nên đã rút khỏi căn cứ và bỏ xác Trung tá Bảo lại trong hầm.

Ngày 20/4/1972, tình hình tại Quảng Trị (Quân đoàn I) quá nặng, nên Ðại tướng Viên phải rút Lữ đoàn Dù tại Kontum để tăng cường cho mặt trận Quảng Trị. Tình hình quân sự tại mặt trận Tân Cảnh bắt đầu đen tối. Tướng Ngô Du vô cùng lo lắng.

8. Không tin nhưng phải làm :

"Câu chuyện sau đây do chính Trung tá Trần Hữu Công, Chánh văn phòng của Tướng Ngô Du, kể lại cho tôi. Thân sinh Tướng Ngô Du là cụ Ngô Khôi, một viên chức của chính quyền thuộc địa Pháp. Ðang sống tại Qui Nhơn, thấy con mình quá lo âu cho chiến trường sắp đến, nên đã vội lên Pleiku và nói với Tướng Ngô Du như sau:"Con à, cha biết trách nhiệm của con rất nặng đối với đất nước và quân đội, nhất là sinh mạng của các chiến sĩ. Vậy con phải xin ơn trên phù hộ. Cha đề nghị con xuống Qui Nhơn, ở đó có đền Ðức Thánh Trần. Dân địa phương rất tin vào sự thiêng liêng của ngài. Con mang lễ vật đến xin ngài phù hộ, cứu độ sinh mạng đồng bào và các chiến sĩ trong vùng trách nhiệm của con". Lắng nghe lời dặn của cha, Tướng Ngô Du đã vâng dạ rất lễ phép, nhưng ông không thi hành vì ông theo đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, Tướng Ngô Du giao nhiệm vụ này cho Trung tá Công. Khi Trung Tá Công đem lễ vật vào đền thì vị sư trụ trì nhìn thẳng vào Trung tá và nói rõ:"Ông không có niềm tin thì đến đây làm gì? Hãy mang lễ vật trở về ". Trung tá Công giật mình hoảng sợ, đã cố trình bày lý do tại sao ông cần phải đến cầu xin Ðức Thánh Trần và xin vị sư đó giúp cho.Vị sư này chấp nhận và cùng với Trung tá Công khấn vái. Lễ lạc xong, nhà sư đưa cho Trung tá Công một lá bùa, bảo đốt ra tro và rải xuống những vị trí nào thấy nguy hiểm nhất. Trung tá Công đã làm đúng theo lời vị sư, ông dùng trực thăng rải xuống đồn Ben Het (giáp biên giới Lào) theo lịnh của Tướng Ngô Du.

Ngày 28/4/1972, CS tấn công đồn này bằng 10 chiến xa T54, nhưng đã bị Paul Vann điều động 2 trực thăng võ trang Cobra trang bị hỏa tiễn chống chiến xa, được điều khiển bằng tia Laser bắn rất chính xác, tiêu diệt 5 chiến xa T54 tại chỗ. 5 chiếc còn lại phải chạy trốn qua biên giới Lào. Sau đó ta rút quân khỏi đồn này, vì vị trí quá xa và hẻo lánh.

9. Đại tá Lê Đức Đạt, Tư lịnh Sư đoàn 22 BB và Jonh Paul Van :

Các toán biệt kích và viễn thám của ta phục kích sâu trong rừng, hằng đêm đều nghe tiếng chiến xa của CS di chuyển. Tôi báo động về sự xuất hiện của chiến xa T54 để Tướng Ngô Du và Paul Vann tìm cách đối phó. Tướng Ngô Du tin những báo cáo của tôi, nhưng Paul Vann thì hoài nghi. Ông cho rằng đó chỉ là loại xe thường, hoặc là T76S, chiến xa lội nước hạng nhẹ không đáng kể của CS. Ðối với Paul Vann phải trông thấy tận mắt mới tin.

Tướng Hoàng Minh Thảo thấy Lữ đoàn Dù đã rút, nên ông có kế hoạch tấn công cấp tốc để dứt điểm Sư đoàn 22BB tại Tân Cảnh bằng Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 Sao Vàng bằng chiến xa T54 và hỏa tiễn Sagger do Liên Xô chế tạo. Chiến xa T54 và hoả tiễn Sagger là 2 loại vũ khí tối tân được sử dụng lần đầu tiên tại chiến trường Miền Nam trong Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972. T54 là loại chiến xa bọc sắt cứng, dày, tương đương với chiến xa M48 của Hoa Kỳ. Hỏa tiễn Sagger mà ta gọi là AT3, là loại hoả tiễn chống chiến xa bằng giây. Giống như hỏa tiễn Tow của Mỹ, nhưng tầm xa kém (hỏa tiễn Tow tầm xa 3000; hoả tiễn Sagger 200 m).

Trong những ngày 20, 21 và 22/4/1972, các sư đoàn địch áp sát bao vây Tân Cảnh. Khi đã khám phá đầy đủ các vị trí của địch xuất hiện, tôi trình Tướng Ngô Du phải diệt địch ngay bằng B52 theo như kế hoạch trước đây mà ông và Paul Vann đã tính toán. Nhưng Paul Vann đã từ chối xử dụng B-52, vì trong thâm ý, ông không muốn yểm trợ cho Ðại tá Lê Ðức Ðạt. Tướng Ngô Du nổi giận la to:"Ông Paul Vann, ông là bạn hay là kẻ thù của tôi ?". Paul Vann làm thinh bỏ đi. Ông dùng trực thăng bay xuống mặt Bắc Bình Ðịnh.

Thời gian này, mặt trận mặt Bắc Bình Ðịnh cũng rất sôi động. Tướng Ngô Du chỉ dịnh Ðại tá Trần Hiếu Ðức, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22BB làm Tư lịnh chiến trường, chịu trách nhiệm bảo vệ 3 quận Hoài Ân, Bồng Sơn và Tam Quan. Sư đoàn 2 Sao Vàng CS được lịnh phối hợp nhịp nhàng với các mặt trận khác nên đã tung quân bao vây quận Hoài Ân. Tại đây, Paul Vann cũng gây khó khăn cho Ðại tá Ðức về yểm trợ hỏa lực trong khi bị áp lực nặng nề của địch. Ðại tá Ðức liền ra lịnh rút bỏ quận Hoài Ân để cố thủ quận Bồng Sơn. Ngày 21/4/1972, Paul Vann bay lên Tân Cảnh thăm Ðại tá Philip Kaplan, cố vấn cho Ðại tá Lê Ðức Ðạt. Tại hầm chỉ huy, mặc dù biết Paul Vann không ưa thích, Ðại tá Ðạt vẫn trình bày đầy đủ chi tiết cho Paul Vann rõ. Paul Vann đã có hành động thiếu lịch sự, ông chỉ mạnh vào bản đồ và nói cộc lốc bằng giọng mũi:"Ðại tá Ðạt, ông sẽ là vị Tư lịnh Sư đoàn VN đầu tiên làm mất Sư đoàn và bại trận". Ðại tá Ðạt rất tức giận, ông đã vứt điếu thuốc đang hút xuống đất, cười gằn và bảo Paul Vann:"-, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra".

Ngày 23/4/1972, một Tiểu đoàn Bộ Binh của Sư đoàn 22 chạm súng với địch rất sớm, không quá xa Bộ tư lịnh sư đoàn, đồng thời địch pháo kích tới tấp vào căn cứ Tân Cảnh bằng hỏa tiễn 122 ly. Chiến xa bảo vệ Bộ tư lịnh của sư đoàn của Ðại tá Ðạt gồm 10 chiếc được điều động ra để chống lại địch, đã bị hỏa tiễn Sagger bắn cháy mất 8 chiếc, còn lại 2 chiếc thì bị đứt xích. Người bạn rất thân với tôi trước đây tại Qui Nhơn là Thiếu tá Như cùng Ðại úy Kenneth Yonan, 23 tuổi, xuất thân từ trường Wespoint, đã leo lên tháp nước cao tại căn cứ, xử dụng đại liên 12.7 ly để tấn công địch, cũng bị hỏa tiễn Sagger bắn, bồn nước nổ tung và cả hai người chết tại chỗ. Các đơn vị của ta chạm súng suốt ngày với địch tại Tân Cảnh. Tướng Ngô Du sử dụng tối đa hỏa lực không quân để yểm trợ cho Ðại tá Ðạt.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site