lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

quân sự việt nam

Chiến Dịch Lam Sơn 719

Biên khảo và Nhận Định
Jen W. Nguyễn

Theo tin tức đăng tải trên các sách vở và báo chí Hoa Kỳ, Chiến Dịch Lam Sơn 719 của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa ở Hạ Lào vào mùa Xuân năm 1971 là sự thất bại to lớn trong chương trình "Việt Nam Hóa Chiến Tranh" (Vietnamizing The War). Hàng trăm bài tường thuật viết ngắn viết dài của hàng trăm ký giả Mỹ thường hay nói về sự tan hàng "hèn nhát" của các lực lượng VNCH trong chiến trận tại Hạ Lào. Họ cũng cho độc giả thấy một tấm hình vài người lính VNCH ôm chân trực thăng trong một phi vụ di tản gấp gáp. Và những ký giả này cũng thường xuyên ghi nhận việc xua quân vào lãnh thổ Lào là một hành động "xâm lược" của chánh phủ Nam Việt Nam. Tuy nhiên, có một việc mà những ký giả đó không bao giờ dám bàn đến. Có một việc mà họ không bao giờ dám đặt bút xuống để bình luận. Đó là việc "nếu có một tấm hình nào đó chụp một vài quân nhân Hoa Kỳ bám theo chân trực thăng trong mt phi vụ di tản" thì sao? Những ký giả đó sẽ viết gì về tấm hình này? Độc giả sẽ suy luận gì về những người lính Mỹ kia? Chúng ta hãy xem tấm hình bên dưới đây:

Trong tấm hình trên ta thấy binh sĩ thuc Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ đang bu quanh một chiếc trực thăng. Họ cố gắng chuyền xác chết của một binh sĩ xấu số gói kín trong bọc Poncho để mang về hậu cứ. Ở phía bên phải của tấm hình, một người lính Mỹ cố bám vào càng (chân) trực thăng. Trong khi đó những người khác quanh anh ta cũng đang vây kín chiếc trực thăng trong tình trạng cực kỳ khẩn cấp. Tấm hình này, nếu bị lọt vào tay Cộng Sản vào thời chiến thì sẽ tai hại vô cùng. Họ sẽ xử dụng tấm hình như một công cụ tuyên truyền để bêu xấu quân đi Mỹ. Họ sẽ nói rằng các binh sĩ Nhảy Dù của Lữ Đoàn 173 Hoa Kỳ là đang cố tranh nhau dành một chỗ trên trực thăng trong một cuộc bỏ chạy khiếp nhược. Họ sẽ viết nhiều bài báo, đăng tải nhiều bài tường thuật trên radio, trên Tivi, để cố đưa cho thế giới một nhận định rằng là "quân đi Mỹ là một quân đội hèn nhát, nhu nhược, trốn tránh trách nhiệm, và không chịu chiến đấu."

Nhưng may mắn cho Hoa Kỳ vì các nhà báo, các ký giả, các cơ quan truyền thông của Cộng Sản (hoặc thân Cộng Sản) trong thời chiến đã không có tấm hình này. Nên họ không có lý do hoặc bằng chứng cụ thể nào để nói với thế giới rằng "binh sĩ Hoa Kỳ Mỹ bám vào càng (chân) trực thăng trong tư thế rất là hèn nhát." Thật là may mắn cho quân đi Hoa Kỳ. Thật là may mắn cho binh sĩ Mỹ.

Nhưng trái lại, sự may mắn này đã không đến với quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Mà ngược lại, các binh sĩ miền Nam Việt Nam đã phải hứng chịu một nỗi oan ức to lớn khác, to lớn hơn núi Thái Sơn, vĩ đại hơn sông Hồng Hà, và tủi nhục hơn niềm đau lưu lạc của dân tộc Do Thái. Đó là vụ những ký giả phản chiến ngoại quốc đã hè nhau bêu xấu quân đi Nam Việt Nam trong Chiến Dịch Lam Sơn 719 về một tấm hình nào đó được phổ biến trên mặt báo cho thấy vài binh sĩ VNCH bám vào càng trực thăng trong một phi vụ tản thương ở chiến trường. Tấm hình này đã được đăng tải trên hàng ngàn tờ báo ở khắp nơi trên thế giới. Và đương nhiên, những lời chú thích xuyên tạc kèm theo bên dưới tấm hình cũng chẳng đẹp đẽ gì. Khi mọi người trên thế giới nhìn vào tấm hình này, rồi đọc lời ghi chú miệt thị của những ký giả vô lương tâm, thì ai nấy cũng đều cho rằng quân đội VNCH là một quân đi hèn nhát vô kỷ luật. Nhưng thật ra câu hỏi mà mọi người cần phải hỏi là: Nếu ta thấy một vài binh sĩ hoảng hốt bám vào càng trực thăng thì ta có nên kết luận rằng hàng chục ngàn, hay hàng trăm ngàn, binh sĩ khác của quân đi của quốc gia đó có phải là ai ai cũng đều như thế hay không? Câu trả lời là: Không! Bởi vì nếu như thế thì khi nhìn tấm hình các binh sĩ thuộc Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ bám vào càng trực thăng (xem phần trên), chúng ta có thể cho rằng toàn thể quân đi Hoa Kỳ là "bọn chết nhát hèn hạ và khiếp nhược" à? Có đúng như thế không? Xin nhường câu trả lời này cho các ký giả Hoa Kỳ tại chiến trường Việt Nam năm xưa.

* * *

Chiến Dịch Lam Sơn 719 là một cuộc hành quân đại quy mô của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa sang Hạ Lào (miền Nam nước Lào, cũng được gọi là Nam Lào hoặc Hạ Lào). Trong chiến dịch này, 16 ngàn binh sĩ VNCH mở cuộc hành quân từ Khe Sanh chạy dài theo Quốc Lộ 9 thẳng đến thị trấn Tchepone. Đối với Cộng quân, Tchepone là một địa danh rất quan trọng trên bản đồ hành quân xâm lược. Chính vì ở nơi này họ đã thiết lập một trục giao thông vĩ đại để bí mật thuyên chuyển bộ đội và vũ khí vào lãnh thổ Nam Việt Nam. Cách thị trấn Tchepone vài cây số về phía Đông là Căn Cứ 604 của Cộng Sản Bắc Việt. Đây là một căn cứ lớn nhất nhì trong lãnh thổ Lào nên Cng Sản Bắc Việt đã quyết tâm bảo vệ căn cứ này bằng mọi giá. Cho nên, vì hiểu rõ tầm mức quan trọng của Căn Cứ 604, các giới chức quân sự Nam Việt Nam đã quyết định đưa quân đi sang Lào để phá hủy Căn Cứ 604, và đồng thời tiêu diệt những kho quân dụng khác nằm rãi rác dọc theo hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh trên Quốc Lộ 9.

Trên phương diện pháp luật quốc tế, đây không phải là một vụ "xâm lăng" của Việt Nam Cộng Hòa sang vương quốc Lào. Nhưng đây chính là một hành động tự vệ mà Việt Nam Cộng Hòa cần phải làm để ngăn cản bước tiến xâm lăng của quân đi Cộng Sản miền Bắc. Ngoài ra, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng có thông báo với chánh phủ Hoàng Gia Lào biết về cuộc hành quân, và đã nhận được sự chấp thuận cũng như hỗ trợ tinh thần của chánh phủ Lào về việc này.

Chiến Dịch Lam Sơn 719 khởi đầu vào ngày 8 tháng 2 năm 1971, và chấm dứt vào ngày 23 tháng 3. Trong chiến dịch càn quét kéo dài sáu tuần lễ, quân đi VNCH đã thâu hoạch được nhiều thành quả lớn lao. Họ phá hủy nhiều căn cứ bí mật lớn nhỏ của Cộng quân nằm trong lãnh thổ Lào. Tại thị trấn Tchepone, quân đội VNCH đã tịch thu được không biết bao nhiêu là quân dụng, vũ khí, xe vận tải, cùng đạn dược của quân Bắc Việt. Trong tài liệu "The Vietnam Story", sử gia Will Flower đã ghi rõ những thiệt hại của quân Cng Sản như sau: "Trong một cuộc hành quân không vận đại quy mô, 120 chiếc trực thăng UH-1 đưa hai tiểu đoàn VNCH từ Khe Sanh đến thị trấn Tchepone. Các đơn vị VNCH lục soát và tiêu hủy một số quân dụng to lớn của quân Cộng Sản Bắc Việt gồm 76 khẩu đại bác, 106 chiến xa, 405 xe vận tải, 1,934 súng cộng đồng, 5,066 súng cá nhân, 12,000 tấn gạo, và 800 tấn đạn dược đủ loại." (Will Fowler, "The Vietnam Story", tr.165). Như thế, nhiệm vụ chủ yếu của quân đội VNCH trong Chiến Dịch Lam Sơn 719 đã được hoàn thành. Các binh sĩ Nam Việt Nam đã chiến đấu và đã làm tròn sứ mạng giao phó. Họ đã tạm thời làm chùn bước tiến xâm lăng của quân Bắc Việt. Họ đã hủy diệt những mạch máu tiếp vận chánh yếu của địch quân trong lãnh thổ Lào ở gần vùng Phi Quân Sự.

Chiến Dịch Lam Sơn 719 là một chiến dịch hành quân đầy gian lao khổ ải. Quân đi Việt Nam Cng Hòa đã một mình đi vào rừng đao biển lửa. Họ tự mình "đơn đao phó hội." Họ chiến đấu lẻ loi trong rừng già, di chuyển trên núi cao, băng ngang vực thẳm, ngủ những giấc ngắn trong giao thông hào. Rồi những lúc đụng trận, họ phải chống trả với một lực lượng địch quân đông gấp nhiều lần. Trong Chiến Dịch Lam Sơn 719, lực lượng Nam Việt Nam có 16,000 binh sĩ. Trong khi đó, quân Bắc Việt tung ba sư đoàn chính quy (Sư Đoàn 304, 308, và 320) vào mặt trận Hạ Lào. Họ cũng có trong tay một hỏa lực pháo binh vô cùng mạnh mẽ, kèm theo sự yểm trợ của khoảng 10,000 du kích Pathet Lào (Cng Sản Lào). Tổng cộng quân số của lực lượng Cộng Sản, do đó, đã bao gồm ít nhất là 40,000 quân.

Nếu cho rằng quân đội VNCH chiếm thượng phong vì họ có hỏa lực không yểm (phi cơ di bom yểm trợ) thì thật sự không đúng. Pháo đài B-52 của Hoa Kỳ, các oanh tạc cơ, và các trực thăng võ trang tuy có hỏa lực dữ dội nhưng đương nhiên sẽ bị giới hạn bởi vấn đề về xăng nhớt, thời gian, và không gian (không nhận rõ tọa đ, màn đêm dầy đặc, thời tiết xấu). Cho nên nếu cần có B-52 hoặc oanh tạc cơ Hoa Kỳ đến chiến trường yểm trợ thì không phải "ào một cái là nó đến đây liền." Đó là chưa nói đến quân Bắc Việt đã tung 20 tiểu đoàn phòng không vào chiến trường Hạ Lào. Các loại phòng không từ đại liên 12.7 ly, 37 ly, 40 ly, rồi 100 ly đều gây rất nhiều trở ngại và hiểm nguy cho các phi cơ yểm trợ Việt-Mỹ. Ngoài ra, quân Bắc Việt cũng được Nga Sô viện trợ đầy đủ loại hỏa tiển SA-2 để chống máy bay tít trên trời cao. Pháo đài B-52 tuy bay rất cao, nhưng đôi khi cũng bị những khúc "flying telephone poles" (cột điện thoại biết bay) này bắn rớt vì hỏa tiển SA-2 có thể bay thẳng lên đến 60,000 ngàn b (feet).

Nói tóm lại, trận chiến tại Hạ Lào vào đầu năm 1971 phải được xem là một trong những trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sự chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1954 đến 1975. Nếu nói về mức độ tàn phá thì chỉ có các trận Điện Biên Phủ (1954), Huế (1968), Khe Sanh (1968), An Lộc (1972), Quảng Trị (1972), và Kontum (1972) sánh được mà thôi. Nếu so về mức độ gian khổ thì có thể nói Hạ Lào là một trong những chiến trường gian lao nhất-nhì từ trước đến nay. Những người lính VNCH đã sang Lào, đã chịu cực, và đã chiến đấu cho sứ mạng cao cả. Họ kết thúc sứ mạng này với nhiều chiến lợi phẩm, với nhiều kho quân dụng to lớn của Cng Sản bị hủy diệt trên đất Lào. Không may, khoảng 1,400 binh sĩ VNCH đã không được trở về với quê hương xứ sở. Họ đã vĩnh viễn nằm xuống ở Hạ Lào. Họ không chẳng mộ bia, không đám tang, và đương nhiên không được gặp thân nhân trong những phút giây về cuối. Trong số những ký giả vô lương tâm và thân Cộng năm xưa, không biết có ai đã một lần tự đặt câu về sự hy sinh của 1,400 người lính VNCH này và những đồng đội chiến binh của họ trong trận chiến ở Hạ Lào năm 1971 hay chưa?

Tóm Lược Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719:

Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ

Trong tháng 3 và tháng 4, toàn bộ Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ lần lượt trở về nước. Nhưng Lữ đoàn 3 của sư đoàn này lại còn ở lại Việt Nam cho đến khoảng giữa năm 1972 thì mới rút đi. (Charles T. Kamps, Jr., "History Of The Vietnam War", tr.164).

Sư Đoàn 1 Thiết Kỵ Hoa Kỳ    Tháng 3, Sư Đoàn 1 Thiết Kỵ Hoa Kỳ được di chuyển sang Tây Đức, nhưng một chi đội của sư đoàn này được ở lại Việt Nam đến khoảng một năm sau. (Charles T. Kamps, Jr., "History Of The Vietnam War", tr.164).

Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Tháng 4 và tháng 5, hai trung đoàn (1 và 5) của Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam. (Charles T. Kamps, Jr., "History Of The Vietnam War", tr.164).

Sư Đoàn 25 B Binh Hoa Kỳ. Lữ Đoàn 2 thuộc Sư Đoàn 25 B Binh Hoa Kỳ được di chuyển sang Hawaii vào tháng 4 năm 1971. (Charles T. Kamps, Jr., "History Of The Vietnam War", tr.164).

Các Đơn Vị Khác Của Hoa Kỳ Và Cuộc Lui Binh. Các đơn vị Hoa Kỳ trong cuộc lui binh khỏi Việt Nam: Lữ Đoàn 3 của Sư Đoàn 1 Không Kỵ (tháng 12), Liên Đoàn 52 Pháo Binh (tháng 6), Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù (tháng 8), Lữ Đoàn 1 của Sư Đoàn 1 Bộ Binh (tháng 8), Liên Đoàn 108 Pháo Binh (tháng 11), và Sư Đoàn "Americal."(Charles T. Kamps, Jr., "History Of The Vietnam War", tr.164).

Quân Số Hoa Kỳ. Vào khoảng giữa năm 1971, lực lượng Hoa Kỳ đóng tại Việt Nam chỉ còn khoảng 190,500 người. (Charles T. Kamps, Jr., "History Of The Vietnam War", tr.164).

Chiến Dịch Lam Sơn 719. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 được xem là chiến dịch quân sự lớn nhất trong năm 1971. Trong chiến dịch này, Quân Đội Việt Nam Cng Hòa tấn kích sang Lào để phá hủy hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh của Cộng Sản Bắc Việt. Hai mục tiêu chánh yếu gồm Căn Cứ 604 nằm gần thị trấn Tchepone, và Căn Cứ 611 nằm gần biên giới Việt-Lào khoảng 20 km về phía Tây Nam của căn cứ Khe Sanh.

Quân Số Đôi Bên Tại Chiến Trường Hạ Lào:

 Cộng Sản: 42,000
Việt Nam Cộng Hòa: 16,000
Hoa Kỳ: xem phần chú thích bên dưới

Chú Thích: Lực lượng Hoa Kỳ tham chiến được chia làm hai phần: các đơn vị Bộ Chiến (Bộ Binh, Thiết Giáp, Pháo Binh, Yểm Trợ Tiếp Vận...) chỉ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam... Thành phần 2 gồm lực lượng Không Quân và trực thăng của Bộ Binh có nhiệm vụ yểm trợ, chuyển vận và tiếp tế cho các cánh quân Việt Nam trên lãnh thổ Lào.

(Trần Đỗ Cẩm, "Hành Quân Lam Sơn 719: Kế Hoạch Hành Quân". Nguyệt San Đoàn Kết, tháng 6 1997, tr.20).

Phóng Đồ Hành Quân Lam Sơn 719

Lực Lượng Việt Nam Cộng Hòa Tham Chiến. Các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa tham chiến gồm:

Sư Đoàn 1 Bộ Binh với các Trung Đoàn 1 và 3 Bộ Binh. Sau này, vào giai đoạn đánh chiếm Tchépone, Trung Đoàn 2 Bộ Binh (gồm 5 tiểu đoàn) mới tham chiến.

Liên Đoàn 1 Biệt Đng Quân với các Tiểu Đoàn 21, 37 và 39. Sau này được tăng cường thêm Tiểu Đoàn 77 Biệt Đng Quân Biên Phòng vào giai đoạn cuối của cuc hành quân.

Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ với các Thiết Đoàn 11 và 17, sau này được tăng cường thêm Thiết Đoàn 7.

Các Tiểu Đoàn 44 và 64 Pháo Binh ở Quân Đoàn 1, trang bị đại bác 155 ly.

Các đơn vị Việt Nam Cng Hòa tăng phái:

Sư Đoàn Nhảy Dù với chín tiểu đoàn thuộc các Lữ Đoàn 1, 2 và 3 cùng các tiểu đoàn pháo binh 105 ly cơ hữu.

Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến với chín tiểu đoàn thuộc các Lữ Đoàn 147, 258 và 369 cùng các tiểu đoàn pháo binh 105 ly cơ hữu.

(Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết ).

30 Tháng 1. Chiến Dịch Dewey Canyon 2 bắt đầu với quân đội Hoa Kỳ trở lại tái chiếm căn cứ Khe Sanh (đã được bỏ trống kể từ sau trận đánh lớn trong năm 1968). Quân đội đồng minh sẽ xử dụng căn cứ này để yểm trợ cho quân đội VNCH trong chiến dịch Lam Sơn 719. (Charles T. Kamps, Jr., "History Of The Vietnam War", tr.165).

3-5 Tháng 2. Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân với ba Tiểu Đoàn 21, 37 và 39 được trực thăng vận tới vùng tập trung quân gần Phú Lộc, về hướng Đông Bắc Khe Sanh. Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân sẽ thiết lập một căn cứ hỏa lực trong phần đất Việt Nam yểm trợ cho các tiểu đoàn cơ hữu hoạt động bên Lào và cũng để bảo vệ mặt Bắc cho căn cứ chính Khe Sanh, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân Lam Sơn 719. Ngày 5 tháng 2, Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân và Tiểu Đoàn 64 Pháo Binh được bốc tới Phú Lộc. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

8 Tháng 2. Thiết Giáp Việt Nam Cộng Hòa khởi đầu chiến dịch Lam Sơn 719 với trục tiến quân ngay trên Quốc L 9 đi thẳng sang Lào. Các lực lượng bộ chiến VNCH được trực thăng Mỹ không vận sang biên giới. Trong phi vụ không vận khổng lồ này, Hoa Kỳ cùng Việt Nam Cộng Hòa đã xử dụng tổng cộng 659 chiếc trực thăng, gồm 64 trực thăng thám sát như OH-6A và OH-58, 177 trực thăng võ trang như AH-1 Cobra và UH-1C, và 418 loại trực thăng vận tải như UH1H, CH-47, CH-53, và CH-54. (Charles T. Kamps, Jr., "History Of The Vietnam War", tr.167). Lúc 1 giờ chiều ngày hôm ấy, Tiểu Đoàn 21 Biệt Đng Quân (BĐQ) do Thiếu Tá Nguyễn Hiệp chỉ huy được trực thăng vận tới Bãi Đáp BĐQ Nam (trong lãnh thổ Lào). Phòng không 12.7 ly của Việt Cộng bắn lên dữ dội khiến 11 quân nhân Biệt Động Quân bị thương. Trực thăng võ trang của toán Không Kỵ Hoa Kỳ bắn phá các ổ phòng không để bảo vệ cho trực thăng tiếp tục đổ quân. Các cuộc oanh kích này gây một số tiếng nổ phụ và phá hủy một số công sự của địch. Cuộc đổ quân hoàn tất vào lúc 11 giờ đêm. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

9 Tháng 2. Thời tiết xấu khiến việc chuyển quân bằng trực thăng bị đình hoãn 24 giờ. Các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa đã sang Lào trong ngày hôm truớc đã lập tức bung ra hoạt động trong vùng trách nhiệm. Lúc 3 giờ 45 chiều, Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân chạm địch khoảng 4 cây số Tây Bắc Căn Cứ Hỏa Lực 30. Kết quả địch 8 chết, 1 AK-47 bị tịch thu. Phía Biệt Động Quân có một quân nhân hy sinh, một người khác bị thương. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

10 Tháng 2. Thời tiết thuận lợi hơn. Lúc 1 giờ chiều ở gần Bãi Đáp BĐQ Nam, một toán 4 trực thăng Không Quân Việt Nam chở các sĩ quan tham mưu Quân Đoàn 1 bị phòng không 37 ly của Cộng Sản bắn. Kết quả 2 trực thăng bị rơi, tất cả mọi người trên 2 trực thăng này đều bị chết. Chiếc thứ nhất chở các Đại Tá Trưởng Phòng 3 và 4 của Quân Đoàn 1. Chiếc thứ hai chở 4 phóng viên ngoại quốc gồm Larry Burrows của báo Life, Henri Huet của hãng Associated Press, Ken Potter và Keishaburo Shimamoto của báo Newsweek. Tin cho biết vị Trưởng Phòng 3 có mang theo bản đồ hành quân và đặc lệnh truyền tin. Tuy quân ta có lục soát nhưng không tìm ra chỗ trực thăng bị rơi. Do đó có thể quân Cộng Sản đã bắt được các tài liệu quan trọng ngay từ khi cuộc hành quân khởi đầu. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

11 Tháng 2. Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân được trực thăng vận tới Bãi Đáp BĐQ Bắc để tăng cường cho Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân đã trấn đóng Bãi Đáp BĐQ Nam từ ngày 8 tháng 2. Cùng lúc đó, Tiểu Đoàn 3/1 Bộ Binh được trực thăng vận tới Căn Cứ Hỏa Lực Delta thuộc vùng Nam đường số 9. Trong khi đó tại vùng trách nhiệm của Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân, địch gia tăng áp lực rất nặng. Quanh vùng Phú Lộc, Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân luôn luôn chạm những toán tiền phong địch, ngoài ra, cũng bị pháo liên miên. Trên phần đất Lào, các Tiểu Đoàn 39 và 21 Biệt Động Quân là các đơn vị bị địch quân tấn công thăm dò nhiều nhất. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

12 Tháng 2. Hồi 11 giờ trưa, Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân chạm súng với quân Bắc Việt, hạ 13 Cộng quân, bắt sống 1, tịch thu 10 AK-47. Phía bên Biệt Động Quân có 4 quân nhân tử thương và 6 bị thương. Hai trực thăng AH-1 Cobra đến yểm trợ bị phòng không Bắc Việt bắn rơi khiến 2 phi hành đoàn chết cùng 2 bị thương. Lúc 6 giờ 25 chiều, Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân bắn hạ 11 bộ đội Cộng Sản Bắc Việt ở một địa điểm 4 km về phía Đông Bắc của Bãi Đáp BĐQ Nam. Đến 10 giờ đêm, Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân bị súng cối địch quân pháo kích làm 6 người bị thương. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

13 Tháng 2. Lúc 1 giờ 50 sáng, Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân chận đánh một đơn vị Cộng Sản, bắn hạ 43 tên, tịch thu 2 đại bác phòng không 37 ly, 2 thượng liên 12.7 ly và một số lượng lớn súng cá nhân và đạn dược. Phía Biệt Động Quân có 1 chết và 10 bị thương. Trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ sáng, Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân đụng độ lẻ tẻ với chừng một trung đội Cộng Sản, bắn hạ 15 tên. Từ 7 giờ sáng đến 10 giờ sáng, Tiểu Đoàn 21 lại chạm súng với một đơn vị địch quân (không rõ quân số). Một quân nhân Biệt Động Quân chết cùng 7 người khác bị thương. Về phía Cộng Sản Bắc Việt có 4 bộ đội bị bắn hạ, nhưng họ bị thiệt hại nhiều trên phương diện quân dụng: 300 thùng đạn đại bác chiến xa đã bị lực lượng Biệt Động Quân tịch thu. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Đng Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

15 Tháng 2. Lúc 1 giờ 30 chiều, tại địa điểm phía Nam Bãi Đáp BĐQ Bắc, Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân bị pháo kích làm 5 quân nhân bị thương. Lúc 10 giờ 45 tối, cũng tại vùng Nam Bãi Đáp BĐQ Bắc, một thành phần của Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân chạm địch, hạ 5 bộ đội Cộng Sản, trong khi đó phía Biệt Động Quân có 2 người bị thương. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

16 Tháng 2. Lúc 10 giờ tối, tại khía Bắc Bãi Đáp BĐQ Nam, một thành phần của Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân chạm địch không rõ quân số. Sáu bộ đội Cộng Sản bỏ xác tại chiến trường. Chiến lợi phẩm do Biệt Động Quân tịch thu gồm 50 trái sáng. Tính cho đến nay, các lược lượng VNCH đã chiếm Bản Đông được gần một tuần lễ nhưng không tiến thêm tới gần mục tiêu Tchépone. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

17-8 Tháng 2. Ngày 17 tháng 2, tin tình báo cho biết lực lượng tăng viện cấp sư đoàn của quân Cộng Sản Bắc Việt từ vùng Phi Quân Sự đã bắt đầu xâm nhập phía Bắc vùng hành quân. Rạng sáng ngày 18 tháng 2, Cộng quân gia tăng áp lực vào các đơn vị Biệt Động Quân VNCH. Các Tiểu Đoàn 21 và 39 Biệt Động Quân bị tấn công thăm dò và pháo kích kiên tiếp. Tuy nhiên, được pháo binh và phi cơ yểm trợ rất hiệu quả, các Tiểu Đoàn Biệt Động Quân vẫn giữ vững vị trí. Lúc 8 giờ 30 sáng ngày này, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân tại Phú Lộc cũng bị pháo kích 8 đạn súng cối 82 ly khiến 2 chết và 4 bị thương. Tin tình báo do cung từ của tù binh xác nhận Sư Đoàn 308 Cộng Sản Bắc Việt (gồm ba Trung Đoàn 64, 88, và 102) đã tham chiến và hiện tập trung quân tại vùng trách nhiệm của Biệt Động Quân. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

19 Tháng 2. Trung Đoàn 102 Cộng Sản Bắc Việt (thuộc Sư Đoàn 308) tấn công Bãi Đáp BĐQ Bắc. Tại nơi này, Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Vũ Đình Khang đã chống trả dữ dội và chận đứng nhiều đợt cường tập biển người của Cộng quân. Nhiều trực thăng Hoa Kỳ thuộc Tiểu Đoàn 158 Combat Assault đã bay nhiều phi vụ hiểm nghèo để tiếp tế và yểm trợ cho các binh sĩ Biệt Động Quân trong trận đánh này. Các pháo đội thuộc Tiểu Đoàn 44 Pháo Binh đặt tại Phú Lộc về hướng Đông và Căn Cứ Hỏa Lực 30 về hướng Nam cũng tác xạ tối đa vào vị trí Cộng quân. Để tránh hỏa lực dữ dội của phi pháo, địch quân đã liều lĩnh áp dụng tối đa chiến thuật "bám sát" vào vòng rào phòng thủ của Căn Cứ BĐQ Bắc. Nhiều trực thăng Hoa Kỳ đến tiếp tế bị trúng đạn địch quân vì không nhận rõ được đâu là bạn đâu là thù. Thêm vào đó, vì các vị trí của Biệt Động Quân và Cộng Sản Bắc Việt quá gần nhau nên phi cơ thả bom yểm trợ cũng rất khó khăn.

Trận đánh tại căn cứ Biệt Động Quân Bắc kéo dài suốt ngày 19 tháng 2. Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân báo cáo địch tấn công mạnh nhất vào sườn phía Đông bằng súng không giật trực xạ và súng cối 82 ly đặt rất gần căn cứ nên bắn rất chính xác. Nhưng sau nhiều đợt tấn công tiền pháo hậu xung của địch, Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân vẫn giữ vững vị trí. Cung từ của tù binh xác nhận đơn vị Cộng quân tấn công là Trung Đoàn 102, được trang bị toàn vũ khí và quân trang mới. Trung Đoàn này có nhiệm vụ thanh toán căn cứ Biệt Động Quân Bắc bằng mọi giá để dọn đường cho lực lượng tăng viện của chúng có thể tiến sâu hơn vào vùng hành quân. Trong trận này, quân Bắc Việt tuy bị thiệt hại nặng nhưng vẫn bám sát trận địa và liên tiếp mở nhiều đợt tấn công vì chúng được bổ xung quân số và tăng viện rất nhanh chóng. Nhưng đến chiều Cộng quân đành phải rút lui để chỉnh đốn hàng ngũ vì bị chết quá nhiều. Xác và vũ khí đủ loại của Cộng quân bỏ lại ngổn ngang trên các sườn đồi.

Trận đánh ngày 19 tháng 2 là một chiến thắng lớn của Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân. Tuy nhiên tiểu đoàn này cũng bị yếu sức phần nào vì nhiều binh sĩ bị chết, còn số bị thương không được di tản đã nhiều ngày, lại không được tăng viện hay giải tỏa áp lực. Nguy hiểm hơn nữa, đạn dược của họ cũng gần cạn vì đã không được tiếp tế.

Đêm hôm đó, Cộng quân sau khi bổ xung lực lượng lại tiếp tục tấn công. Cũng vào lúc đó, các căn cứ Biệt Động Quân Nam và Phú Lộc bị pháo kích và đánh cầm chân nên không thể tăng viện hay yểm trợ hữu hiệu cho tiểu đoàn bạn đang bị áp lực nặng nề. Trên bốn sườn đồi bao quanh căn cứ Biệt Đng Quân Bắc, địch quân đồng loạt tấn công biển người vào các tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân. Tại hầm chỉ huy, Thiếu Tá Vũ Đình Khang, vị Tiểu Đoàn Trưởng can trường vẫn bình tĩnh điều động đơn vị phòng thủ và phản công. Theo lời chỉ dẫn của Thiếu Tá Khang, một nhân viên y tá Hoa Kỳ (bị kẹt lại ở Bãi Đáp BĐQ Bắc vì không có trực thăng đưa anh ta về hậu cứ) đã dùng máy truyền tin để liên lạc với các phi cơ không yểm Hoa Kỳ trên trời. Khi những tọa độ của mục tiêu được chính xác ghi nhận, các cuộc oanh tạc từ trên không trung đều được thi hành rất chính xác.

Trong khi đó, trận đánh ở hàng rào phòng thủ của Căn Cứ BĐQ Bắc đã trở nên khốc liệt. Một số bộ đội Cộng Sản vừa may mắn xâm nhập vào được bên trong phòng tuyến đã gặp sức kháng cự ghê gớm của lực lượng phòng thủ. Trong các giao thông hào, các binh sĩ Biệt Động Quân đã phải xử dụng đến lưỡi lê và lựu đạn để đánh bật lực lượng Cộng quân ra khỏi căn cứ. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Đng Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

20 Tháng 2. Từ 7:30 sáng cho đến 2:30 chiều có 32 phi vụ oanh tạc được gửi đến mặt trận ở Căn Cứ BĐQ Bắc và Căn Cứ BĐQ Nam. Mặc dầu bị thiệt hại nặng vì hỏa lực không yểm, Cộng quân vẫn tiếp tục bao vây. Hàng trăm bộ đội Bắc Việt bị tan xác vì bom đạn từ các oanh tạc cơ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, lực lượng Cộng Sản trong vùng được yểm trợ bởi một rừng phòng không dầy đặc. Các trực thăng Mỹ không thể đáp xuống để tải thương cho bất cứ một ai.

Đến trưa, tình hình nguy cập. Phi cơ quan sát cho biết từ khoảng 400 đến 500 quân Bắc Việt đang vây kín vị trí của Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân. Trong tình thế nguy cập này, không được tiếp tế, không được tăng viện, không được tải thương, các binh sĩ hầu hết đã hết đạn, Thiếu Tá Vũ Đình Khang đành ra lệnh rời bỏ căn cứ.

Trước khi rút lui, Thiếu Tá Khang có liên lạc và thông báo cho các phi cơ Hoa Kỳ biết Căn Cứ Biệt Động Quân Bắc không còn cố thủ được nữa. Trong khi đó, các binh sĩ Biệt Động Quân vẫn không nao núng. Họ bình tĩnh đi thu lượm vũ khí và đạn dược của địch quân để tiếp tục tự vệ. Chiều ngày 20 tháng 2, Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân mở đường máu xuyên qua vòng vây của Cộng quân. Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh và Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân tại Phú Lộc mất liên lạc vô tuyến với Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân lúc 5 giờ 10 chiều ngày 20 tháng 2. Mãi tới khuya mới nhận được tin thành phần còn lại của Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân, gồm gần 200 quân nhân trong số đó có 107 người còn khả năng chiến đấu và 92 người bị thương, đã di chuyển đến được căn cứ Biệt Động Quân Nam cùng với vũ khí. Theo các tài liệu báo cáo của Hoa Kỳ, trong tổng số trên 400 quân nhân, thiệt hại của Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân được ghi nhận là 178 người chết hay mất tích, 148 bị thương. Thiệt hại về phía Cộng quân gồm 639 chết và gần 500 vũ khí bị phá hủy hay tịch thâu. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Đng Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

21 Tháng 2. Một rừng pháo kích của Công quân từ trên trời cao đổ ập xuống Căn Cứ BĐQ Nam. Trong suốt ngày này, mức độ pháo kích gia tăng vô cùng dữ dọi với đủ loại đạn từ hỏa tiển 122 ly cho đến đại bác tầm xa 130 ly. Ở bên trong căn cứ, Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân giữ vững chiến tuyến. Hàng trăm tay súng Mũ Nâu kết thành một bức tường sắt và đẩy lui các đợt cường tập biển người kinh hồn của Cộng quân. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

22 Tháng 2. Xuyên qua màn lưới phòng không dầy đặt, 13 chiếc trực thăng liều lĩnh đáp xuống Căn Cứ BĐQ Nam để di tản thương binh. Sau khi một số thương binh được bốc đi, ở bên trong căn cứ chỉ còn lại khoảng 400 người -- kể cả một số binh sĩ của Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân vừa di tản đến. Phía bên ngoài, quân Bắc Việt tập trung lực lượng tiếp tục bao vây chặt chẽ. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Đng Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

24-25 Tháng 2.  Sau nhiều trận đánh dằng giai, sang ngày 24 tháng 2, Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh lượng định lại tình hình và nhận thấy rằng nỗ lực bảo vệ căn cứ Biệt Động Quân Nam trở nên quá nặng, đòi hỏi hầu hết các phương tiện yểm trợ phi pháo của toàn chiến trường khiến các mặt trận quan trọng khác không được yểm trợ đầy đủ như ý muốn. Do đó, Bộ Tư Lệnh Hành Quân quyết định di tản Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân bằng trực thăng về Căn Cứ Hỏa Lực 30. Ngày 25 tháng 2, cuộc di tản chiến thuật bắt đầu. Các binh sĩ ở Căn Cứ BĐQ Nam được trực thăng di chuyển đến Căn Cứ Hỏa Lực 30. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

25 Tháng 2. Ngày 25 tháng 2, quân Bắc Việt xử dụng 20 thiết giáp PT-76 cùng 2,000 bộ đội tấn công Căn Cứ A Lưới -- còn được gọi là Căn Cứ Hỏa Lực 31 của VNCH. Ngọn đồi này cũng là nơi đóng quân của Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù do Đại Tá Nguyễn Văn Thọ chỉ huy. Lực lượng Nhảy Dù VNCH với vài trăm binh sĩ không đầu hàng. Họ quyết tâm tử chiến và gây tổn thất nặng nề cho địch quân. Khoảng 1,000 bộ đội Bắc Việt bỏ xác trên chiến trường. Phía bên Nhảy Dù, nhiều sĩ quan bị bị bắt hoặc bị giết. (Will Fowler, "The Vietnam Story", tr.128).

2 Tháng 3. Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù VNCH phải di tản chiến thuật khỏi Căn Cứ Hỏa Lực 30. Sau ba ngày di chuyển trong rừng già, tiểu đoàn được trực thăng bốc về Khe Sanh. (Trần Đỗ Cẩm, "Hành Quân Lam Sơn 719: Mục Tiêu Tchepone". Nguyệt San Đoàn Kết, tháng 6 1997, tr.28).

3 Tháng 3. Kế hoạch đánh chiếm Tchepone được thi hành. Tiểu Đoàn 3 (thuộc Trung Đoàn 1 của Sư Đoàn 1 Bộ Binh) được trực thăng bốc đến bãi đáp LoLo trên một ngọn đồi với cao độ 723 thước cách thị trấn Tchepone 13 km về hướng Đông Nam. Hỏa lực phòng không của Cộng quân quá mạnh mẽ nên cuộc đổ quân tạm thời bị trì hoãn. Hai trực thăng võ trang Hoa Kỳ bị bắn rơi, một số trực thăng vận tải khác bị thiệt hại đáng kể. Trong tài liệu "Hành Quân Lam Sơn 719: Mục Tiêu Tchepone" do Trần Đổ Cẩm biên soạn, tác giả có ghi lại cuộc đổ quân hãi hùng này như sau:

...khi chiếc trực thăng đầu tiên chuẩn bị đáp, địch quân đồng loạt khai hỏa. Súng phòng không đủ loại đan một màng lưới lửa dầy đặc khủng khiếp bao phủ chiếc trực thăng trong bãi đáp và chụp gọn những trực thăng đang bay lượn trên trời... Một cặp trực thăng võ trang được gọi tới để dập tát những ổ phòng không, nhưng địch vẫn bắn lên dữ dội khiến cả hai chiếc đều bị bắn rơi. Các trực thăng chở quân khác không thể nào đáp xuống.

Trong bài viết, tác giả cũng có ghi lại chiến tích của một toán cảm tử quân tại bãi đáp trực thăng LoLo:

Cuộc đổ quân phải trì hoãn đến ba lần để phi cơ oanh kích thêm nhằm tiêu diệt những họng súng ca xạ bắn rất chính xác của Cộng quân. Đặc biệt có một ổ phòng không 37 ly trên đồi được Cộng quân dấu kín trong một hang núi cao, chỉ cách LoLo chừng vài trăm thước đã tác xạ rất chính xác gây nhiều thiệt hại cho toán trực thăng. Nhiều phi tuần phản lực cũng như trực thăng võ trang đã nhào xuống thả bom và bắn phá để dập tắt họng súng này nhưng vô hiệu.

Đến trưa, Đại Tá Nguyễn Văn Điềm trên trực thăng chỉ huy nóng ruột ra lệnh cho Thiếu Tá Toàn phải triệt hạ ổ phòng không này bằng mọi giá để trực thăng khổng lồ câu đại bác 105 tới. Một tổ cảm tử do Hạ Sĩ 1 Nguyễn Văn Đợi chỉ huy, gồm bốn người, thuộc Đại Đội 1, tình nguyện thi hành nhiệm vụ khó khăn này. Toán cảm tử được trọng pháo từ A Lưới và Căn Cứ Hỏa Lực Brown bắn che chở, phải bò gần tới nơi rồi dùng lựu đạn và M-72 bắn thẳng mới thanh toán được ổ súng nguy hiểm này...

Cuối cùng, vào khoảng 18:30H cùng ngày, Tiểu Đoàn 3 (thuộc Trung Đoàn 1, Sư Đoàn 1 Bộ Binh) với trên 500 binh sĩ cũng vượt qua được màng lưới của tử thần, đổ xuống bãi đáp và lập tức tổ chức vòng đai an ninh căn cứ.

(Trần Đỗ Cẩm, "Hành Quân Lam Sơn 719: Mục Tiêu Tchepone". Nguyệt San Đoàn Kết, tháng 6 1997, tr.33).

4 Tháng 3. Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 1 Bộ Binh do Đại Tá Nguyễn Văn Điềm chỉ huy cùng với Tiểu Đoàn 4 (thuộc Trung Đoàn 1) do Trung Tá Lê Huấn làm tiểu đoàn trưởng và một pháo đội đại bác 105 ly được trực thăng đưa đến bãi đáp LoLo. Lúc này lực lượng phòng không Bắc Việt quanh bãi đáp hầu như đã bị tiêu diệt hoàn toàn. (Trần Đỗ Cẩm, "Hành Quân Lam Sơn 719: Mục Tiêu Tchepone". Nguyệt San Đoàn Kết, tháng 6 1997, tr.34).

5 Tháng 3. Tiểu Đoàn 4 và Tiểu Đoàn 2 (thuộc Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 1 Bộ Binh) được trực thăng vận đến Căn Cứ Hỏa Lực Sophia, khoảng 5 km về hướng Đông Nam của thị trấn Tchepone. Ở nơi này hỏa lực phòng không Bắc Việt cũng mạnh. Nhưng nhờ các phi vụ oanh tạc cùng pháo binh yểm trợ bắn từ Căn Cứ LoLo nên cuộc đổ quân đã được thành công nhanh chóng. Chỉ có hai trực thăng võ trang loại UH-1C cùng hai trực thăng chở quân khác bị bắn hạ. Một số khác tuy bị trúng đạn, nhưng thiệt hại không đáng kể.
Trong cuộc đổ quân (ở bãi đáp Sophia), Thiếu Tá Định, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 (Trung Đoàn 2 B Binh), ngồi trên chiếc nón sắt của mình đặt trên sàn trực thăng chở quân. Ông bị một viên đạn phòng không 12.7 ly xuyên qua sàn trực thăng, qua chiếc nón sắt và trổ từ mông lên tới vai. Tuy bị thương nhưng Thiếu Tá Định rất bình tĩnh, ông không để l vẻ đau đớn hay hoảng sợ để thuộc cấp biết, sợ họ mất tinh thần.

Khi trực thăng mới xà xuống nhưng còn khá cao trên bãi đáp, vài người lính tính nhảy xuống, nhưng Thiếu Tá Định nắm vai họ lại và bảo "trực thăng còn cao lắm." Lúc trực thăng xuống thấp hơn, lính đã nhảy ra hết. Người cận vệ của Thiếu Tá Định thấy ông ngồi yên, bèn lay vai dục ông nhảy ra. Khi thấy tay bê bết máu và Thiếu Tá Định không trả lời, người lính mới biết Thiếu Tá Định đã chết ngồi trên trực thăng.

Khi các đơn vị Bộ Binh VNCH đổ quân xong xuôi, họ liền bung ra lục soát. Hàng trăm xác chết của bộ đội Cộng Sản được phát hiện. Những xác chết này đều bị tan tàn dưới sức công phá kinh khiếp của đủ loại đạn phi pháo do lực lượng đồng minh bắn yểm trợ. Sáng ngày 5 tháng 3, Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến VNCH mở cuộc hành quân tảo thanh, hạ được 130 địch quân, tịch thâu và phá hủy nhiều vũ khí. Lúc ấy Tiểu Đoàn 4 (Trung Đoàn 1 B Binh) cũng chạm súng với địch quân. Họ hạ được 41 bộ đội Cộng Sản tại chiến trường.

(Trần Đỗ Cẩm, "Hành Quân Lam Sơn 719: Mục Tiêu Tchepone". Nguyệt San Đoàn Kết, tháng 6 1997, tr.34).

6 Tháng 3. Trong một cuộc hành quân không vận đại quy mô, 120 chiếc UH-1 đưa hai tiểu đoàn VNCH từ Khe Sanh đến thị trấn Tchepone. Các đơn vị VNCH lục soát và tiêu hủy một số quân dụng to lớn của quân Cộng Sản Bắc Việt gồm 76 khẩu đại bác, 106 chiến xa, 405 xe vận tải, 1,934 súng cộng đồng, 5,066 súng cá nhân, 12,000 tấn gạo, và 800 tấn đạn dược đủ loại. (Will Fowler, "The Vietnam Story", tr.165).

7-8 Tháng 3. Khoảng 1,000 binh sĩ VNCH thuộc các Tiểu Đoàn 2 và 3 Bộ Binh (Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 1) vào đến Tchepone. Họ tìm thấy nhiều vũ khí cùng xác chết Cộng quân đã bị tan nát vì những phi vụ B-52 trước đây. (Trần Đỗ Cẩm, "Hành Quân Lam Sơn 719: Mục Tiêu Tchepone". Nguyệt San Đoàn Kết, tháng 6 1997, tr.35).

8 Tháng 3. Đêm 8 tháng 3, các Tiểu Đoàn 2 và 3 mở cuộc hành quân càn quét về hướng Đông thị trấn Tchepone. Từ đó, họ di chuyển về hướng Nam, vượt sông Sepone và tiến về hướng Căn Cứ Hỏa Lực Sophia. (Trần Đỗ Cẩm, "Hành Quân Lam Sơn 719: Mục Tiêu Tchepone". Nguyệt San Đoàn Kết, tháng 6 1997, tr.35).

9 Tháng 3. Lúc 9 giờ sáng ngày 9 tháng 3, hai tiểu đoàn Bộ Binh VNCH (TĐ2 và TĐ3) về đến căn cứ Sophia nơi đặt Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 2 Bộ Binh. Cuộc đổ quân đánh chiếm Tchepone coi như hoàn tất. (Trần Đỗ Cẩm, "Hành Quân Lam Sơn 719: Mục Tiêu Tchepone". Nguyệt San Đoàn Kết, tháng 6 1997, tr.35).

23 Tháng 3. Chiến Dịch Lam Sơn 719 chấm dứt sau 23 ngày hành quân. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).

24 Tháng 4. 500,000 người Mỹ biểu tình chống chiến tranh tại Washington, D.C. (Will Fowler, "The Vietnam Story", tr.124).

Kết Quả Của Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719

Cộng Sản Bắc Việt: 14,000 tử thương, 167 tù binh, 6,657 vũ khí bị tịch thu, và 120 xe tăng bị bắn hạ.

Việt Nam Cộng Hòa: 1,392 tử thương, 4,236 bị thương, 71 chiến xa và 96 khẩu đại bác bị thiệt hại. (Charles T. Kamps, Jr., "History Of The Vietnam War", tr.165).

Chiến Dịch Lam Sơn 720. Ngày 14 tháng 4 Quân Đội VNCH mở cuộc hành quân Lam Sơn 720 vào thung lũng A Shau. Chiến dịch kéo dài đến giữa tháng 5 với nhiều trận đánh kịch liệt xảy ra. Quân Bắc Việt mở cuộc phản công mạnh mẽ để bảo vệ Căn Cứ 607. Vài trung đoàn VNCH liền được đưa đến tăng cường cho mặt trận A Shau. (Charles T. Kamps, Jr., "History Of The Vietnam War", tr.165).

2 Tháng 6. Trong một cuộc hành quân càn quét vùng Khe Sanh, quân đội VNCH tiêu diệt 225 bộ đội Bắc Việt. Thiệt hại về phía VNCH tương đối nhẹ với 17 quân nhân hy sinh. (Edgar O'ballance, The Wars In Vietnam, 1954-73, tr.163).

24 Tháng 6. Bắc Việt tấn công Căn Cứ Hỏa Lực Fuller ở gần vùng Phi Quân Sự. Không Quân can thiệp mạnh mẽ làm quân Cộng Sản phải rút lui khỏi chiến trường. (Edgar O'ballance, The Wars In Vietnam, 1954-73, tr.163).

3 Tháng 10. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử và chấp chánh nhiệm kỳ tổng thống này lần thứ hai (Edgar O'ballance, The Wars In Vietnam, 1954-73, tr.164). Bốn năm sau, ngày 21 tháng 4 năm 1975 ông Thiệu lên đài truyền hình đọc bài diễn văn từ chức. Cùng ngày này, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương nhậm chức Tổng Thống Việt Nam Cng Hòa.

Chiến Dịch Lam Sơn 810. Tháng 10, Quân Đội VNCH mở cuộc hành quân Lam Sơn 810 để ngăn chận các sự xâm nhập của quân Bắc Việt dọc theo biên giới Việt-Lào. (Charles T. Kamps, Jr., "History Of The Vietnam War", tr.165).

Tháng 11. Quân Đội Hoàng Gia Cam Bốt cùng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mở cuộc hành quân phối hợp gồm 27,500 người giải tỏa thị trấn Chup trong lãnh thổ Cam Bốt. Sau nhiều trận giao tranh, lực lượng Cộng Sản bỏ chạy. Quân đội đồng minh tiêu hủy nhiều căn cứ tiếp vận của quân Bắc Việt và Khmer Đỏ (Cộng Sản Cam Bốt). (Charles T. Kamps, Jr., "History Of The Vietnam War", tr.168).

Tổng Kết Thiệt Hại Trong Năm 1971:

Việt Nam Cộng Hòa: 22,738 tử thương, 60,939 bị thương.
Hoa Kỳ: 2,349 tử thương, 8,936 bị thương.
Cộng Sản Bắc Việt: 98,094 tử thương.
(Charles T. Kamps, Jr., "History Of The Vietnam War", tr.165).

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site