lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trần Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

Lệ Uyên hỏi Thùy Dương:

- Em có biết tác giả của bài hát “Mùa Xuân không đến với đế quốc” là ai không? Chàng nhạc sĩ ấy tên là gì?

Thùy Dương ngây người ra, đầu khẽ lắc:

- Để em nhớ xem… Đêm qua mơ dáng em đang ôm… Quên mất rồi! Quên hết rồi! Khổ chưa? Hình như chàng cùng quê Nghệ Tĩnh với em? Một nhạc sĩ có tài. Bố em nhiều lần nhắc tới chàng và còn thuộc mấy bài hát nữa…

Hai chị em đang định bước đi thì đám đông lại thay đổi tiết mục chuẩn bị chuyển sang nhảy múa. Sống động hơn. Tưng bừng hơn.

Đám người tản ra, nắm tay nhau thành vòng tròn lớn bao quanh bãi cỏ xanh.

Họ ngồi xuống, buông rời nhau, mắt long lanh, đầu nghiêng ngả, tay vỗ nhịp, rập rập theo lời hát Đất Trời mới ban cho:

Thắm thiết tình Việt-Trung-Xô!
Đế quốc càng đầy mối lo!
Mối tình của người dân Việt.
Mối tình tràn ngập núi sông
Quyết tâm xây đắp tình Việt-Trung- Xô!

Đất dưới chân họ hình như đang trôi dạt, bầu trời cũng nghiêng ngả theo cơn cuồng say. Và một bàn tay vô hình khổng lồ nào từ trên cao quờ xuống, tóm gọn tất cả, lôi giật họ vụt đứng lên. Tất cả đều hồn nhiên ngây thơ đến mức thoạt nhìn họ hai chị em tưởng chừng khó phân biệt được lứa tuổi và giới tính nam nữ. Ôi! Những thiên thần đáng yêu!

Họ vừa vỗ tay vừa hát:

Yêu hoà bình Tổ quốc chúng ta!
Yêu ruộng vườn quê hương ngàn đời!
Toàn dân đoàn kết!
Bước hiên ngang lừng vang câu ca…

Rồi vẫn giữ âm nhưng chuyển ngữ:

Mí đồ đồ đồ phá mí rê
Rế đô xì đô rế xồn xồn
Đồ mí rề phá
Mí rê đô xồn đô đô đô…

Thứ nhạc xướng âm rất chi hoang sơ nguyên thủy này chắc phải làm cho vị cha cố nhà thờ La Tinh-La Mã nào thời ngàn năm xưa, người đã sáng chế ra bảy nốt nhạc, phải sửng sốt kinh ngạc; còn Chúa Giê Su, dẫu ít khi cười cũng gật đầu, mỉm một nụ cười đồng cảm. Dân chúng, đồng bào họ đang vui vì cuộc chiến tranh chống Pháp chín năm trời máu đổ, đầu rơi đã dừng!

Hát ca lên, ới bà con ơi! Nhảy múa đi, ới đồng chí ơi!

Trai gái thanh niên xung phong bước ra làm đầu tàu văn nghệ. Từng cặp một… Bắt đầu! Họ đứng trên chân phải, nhảy cò cò, chân trái đưa ra phía trước… Tay phải giơ lên quá đầu, tay trái đưa ra, hạ xuống sát năm đầu ngón bàn chân trái… Vừa cò cò nhún nhún, vừa cà tâng nhảy nhảy; lại chuyển đổi tư thế đôi chân đôi tay, sang chiều ngược lại; rồi tay vỗ bộp bộp, miệng hát đi hát lại khúc ca bốn ngàn năm, từ thuở các Vua Hùng dựng nước đến nay mới có:

Đồ mi rề phá
Mí rê đô xồn đô đô đô…
Mí đồ đồ đồ phá…

Thùy Dương bắt đầu đưa ra những nhận xét:

Một vũ điệu thật kỳ lạ! Chị đã nhảy van xờ, quốc tế vũ bao giờ chưa? Chưa hả? Thử nghe em nhận xét, so sánh với vũ điệu này. Quốc tế vũ! Gọi là quốc tế vũ mà đâu có phổ thông, phổ biến dễ học, dễ nhớ… Xình chát chát… Nhảy mà không khéo đưa hai chân, dịch chuyển lui tới đúng kiểu cách là giẵm xéo lên chân người ta như chơi! Chát chát xình… Có lẽ bọn Tây người họ cao, chân họ dài cho nên chỉ cần nhẹ đưa chân, nhích đôi vai là họ xoay vòng, tiến lên lùi xuống rất dễ dàng. Còn lũ chúng ta thì sao? Chẳng có mấy người cao, chân đã ngắn mà lưng lại…. hơi dài; bởi thế, cặp chân đưa thì lũn cũn, đôi vai xoay cứng đờ đờ, tay ôm eo lóng ngóng, tay cầm tay vụng về… Ở khách sạn Thắng Lợi - Nha Trang em đã nhảy với khá nhiều người, từ bọn trai choai tới các cụ kỵ già xoan; vậy mà em chỉ chịu có một người, một tay khiêu vũ rất tài hoa… Là ai chị có biết không? Cụ Đàm Du Sâm, nhà giáo ưu tú Cao đẳng Sư phạm… Mới nhìn qua ông thầy tuổi gần 80, tóc trắng xoã bờm, râu dài phủ ngực, mồm trống hoác, răng thò thụt… cứ tưởng hưu trí này tới đây là chỉ để tham quan, giải sầu: Lầm to! Cụ tới đây để biến dịch, sống trẻ, sống khoẻ. Cụ nhảy! Và nhảy tài hoa điệu nghệ. Thanh niên nỏ mấy tay bì kịp. Em rất lấy làm lạ và có lần thăm dò cụ. Té ra bà cố nội của cụ Sâm ngày xưa, thuở Pháp mới sang là vợ một thằng Tây! Cụ kể, dạo ấy vua Thành Thái vừa lên ngôi… Cố bà gánh chuối ra chợ bán, đi ngang qua một cái đồn gác. Thằng Tây quan ngồi trong đó cầm ống nhòm nhìn ra… Thấy cô gái xinh đẹp đang gánh chuối sợ sệt rụt rè trước cổng gác, Tây mới sai lính tập ra mời cô vào bảo Tây sẽ mua chuối. Cô có ngờ đâu vào trong đồn rồi Tây đã chẳng mua chuối cho, lại còn nhét cô vào phòng, đè ngửa ra, bắt cô phải… ăn chuối! Chuối của Tây dĩ nhiên là to và dài quả hơn chuối ta. Và thế rồi, cố bà về nhà mang bầu, sang giữa năm sau là sinh hạ ra ông nội của Sâm…

Sâm đã kể cho em nghe sự tích quả chuối Tây lý thú… Để trả công lão và còn muốn lợi dụng, lão có của chị ạ, con Thùy Dương này đã cho phép nhà giáo ưu tú Sâm sờ soạng gọi là… Sâm đểu một cây, chị ơi. Mắt lão rất đĩ! Khiêu vũ với em xong, lão còn muốn… ngủ với em nữa. Sức mấy!

Sau này nghĩ lại em cũng chẳng trách lão Sâm. Đến như đại tá hải quân Mai Đắc Xuân, người tình yêu quý của em, gần gũi chung sống với nhau là thế, mà cứ mỗi lần khiêu vũ với các em xong là… là… Xuân thú nhận, hễ quốc tế van xờ nổi lên, tay mới để vào vòng eo, chân dịch bước… y như rằng trong người nổi cơn ngay. Đã ôm eo người ta, Xuân nói, không dìu người ta theo vũ khúc, lại chỉ muốn đưa tay về sờ soạng mân mê hai trái bưởi Năm Roi; còn ông chim thì trời ơi, cứng ngắc, cứ muốn lôi pháo ra kéo pháo vào bắn ngay!

Đại tá của em cho rằng bọn Tây chúng nó khác với chúng ta, hoàn toàn chẳng giống nhau. Quốc tế van xờ nổi lên, chúng nó khiêu vũ tự nhiên, bình thường, có sao đâu! Cái ADN, thứ gien di truyền trong điệu nhảy này là thuộc về họ, của họ… Bao đời tự nhiên, muôn năm đã quen rồi. Cứ như ta thì cả châu Âu, thế giới phương Tây có mà điên mà loạn! Lớp thanh niên bây giờ vậy mà đỡ, bởi chúng nó biết vi tính, làm quen với intờnét; lớp hưu trí, cựu trào… Anh Sáu, chị Ba mới đáng sợ chứ! Bởi chưa quen nên họ dễ hoá điên nổi khùng; lại cũng vì ăn mặn lâu ngày, bây giờ đâm ra khát nước… Anh Xuân bảo em, anh cũng đang lo cho mình đây, không biết mai mốt rồi anh có còn là anh nữa không?

Lệ Uyên ngắt lời Thùy Dương:

- Em nói những gì lan man, khúc mắc quá?

Thùy Dương cười rất tự nhiên:

- Thì em đang diễn dịch, so sánh, biện luận để kết thúc vấn đề. Xem kìa!

Ả giơ tay chỉ. Lệ Uyên nhận ra ngay cô gái hát bài “Mùa Xuân không đến với đế quốc”. Cô này đang nhảy với một chàng trai cùng lứa tuổi. Hai tay vỗ bộp bộp, đôi chân nhảy nhót cà tâng… bó tóc dày và dài sau lưng rung theo, đưa qua trái hất sang phải. Chàng trai kia đang đối diện tương xứng; cũng vỗ hai tay cẫng đôi chân, miệng hát vang bài ca Hoà bình, Hữu nghị:

Mí đồ đồ đồ phá mí rê
Rế đô xì đô rế xồn xồn
Đồ mí rề phá…

Thùy Dương lại biện luận, so sánh:

- Tự nhiên và sống động! Chị coi, trông họ như sếu cò trên đồng ruộng, khỉ vượn chốn rừng xanh. Chẳng ai bày vẽ huấn luyện, khỏi phải qua lớp học nào, cứ nhìn theo nhau, bắt chước nhau rồi nhảy! Rất đẹp và rất hay! Lành mạnh và sảng khoái! Khỏi phải ôm sờ, nỏ cần đụng cọ. Đực cái dẫu còn tí xa cách nhau mà âm dương vẫn rất chi hoà hợp… Tuyệt vời! Chị Hai của em thấy thế nào?

Lệ Uyên gật đầu đồng cảm, xúc động nói:

- Đúng là một vũ khúc kỳ lạ mấy ngàn năm nay mới có. Chị rất vui khi thấy người dân xứ Thanh, những anh em bà con trên quê hương mình ca múa vũ khúc này. Vũ khúc này tên gọi là gì em biết không?

Vừa đúng lúc Lê Văn Cột, người đàn ông hồi nãy bắt bẻ, rèn chỉnh cho đồng chí của mình về “Mùa Xuân không đến với đế quốc” đã bước ra giữa sân chơi, la to:

- Kính thưa các đồng chí!

- Kính thưa đồng bào!

Anh em vô sản, quần chúng cách mạng Công Nông Binh thân mến! Tháng này là tháng Hữu Nghị Việt Trung Xô! Để nhớ ơn Liên Xô vĩ đại, để tỏ tình đoàn kết gắn bó keo sơn với Trung Quốc anh em… tôi thiết tha đề nghị tất cả chúng ta hãy vỗ tay, hét to, hát vang lên nữa bài ca Hữu Nghị Việt Trung Xô và nhảy múa say sưa tưng bừng điệu múa Hoà bình mí đồ đồ đồ phá… nào. Xin mời! Hai, ba…

Quần chúng cách mạng lại bùng trào lên theo làn sóng đỏ văn nghệ.

Cô gái có bó tóc dài vắt vẻo nãy giờ ca hát nhảy múa xem chừng đã mệt nhoài, thở chẳng ra hơi nữa. Xung phong đầu tàu thế là quá đủ, cùng với Mùa Xuân không đến với đế quốc, cô trở về đứng trong hàng ngũ của quần chúng nhân dân!

Chưa kịp ngồi xuống đất, người đàn bà sát bên đã vội đưa con cho cô, nhờ cô bế hộ thằng cò để được ra sân nhảy mí đồ đồ.

Đứa bé khóc thét, ưỡn quẫy trong vòng tay cô gái, đái vổng cần câu. Xung quanh vội dạt ra, ầm ĩ cười thích thú. Người mẹ tuổi đã ngoài băm, toét miệng cười rất đáng yêu. Chị đang ngập ngừng do dự thì tiếng vỗ tay rộp rộp, lời mời gọi í ới của bà con đã thúc đẩy bàn chân chị bước ra… Và người đàn ông bằng vai phải lứa, bố Hĩm hàng xóm, dẫu không là giống đực chồng, cũng bà con làng nước… đang đứng chờ kia! Đến gần rồi, cách nhau chừng nửa cái đòn gánh, họ bắt đầu nhún nhún chân, duỗi duỗi tay, cò cò tâng tâng nhảy mí đồ đồ đồ phá. Miệng họ vang ca mà con tim họ hát theo. Và Đất Trời cũng cười vui, hân hoan nhảy múa. Trên đầu họ là Thiên đường Cộng sản! Dẫu rằng còn cách xa nhưng mắt họ rõ ràng đã trông thấy. Ai cũng tin mình sẽ sống đủ trăm năm; còn hơn thế, phải quyết tâm sống muôn năm! Chẳng ai chết đi cả, chỉ có những người hy sinh để rồi sống mãi trong lòng chúng ta!

- Chị nhìn đi đâu thế?

Nghe tiếng Thùy Dương nhắc, Lệ Uyên quay đầu lại ngơ ngác.

- Chị không thấy cái gì kia ư?

- ?!

- Tuyệt vời! Một cặp già đang… mí đồ đồ. Xem kìa!

Lệ Uyên mỉm cười. Sự xuất hiện của hai đồng chí lão thành trên sân chơi quả đã làm cho quần chúng thêm náo nức, tháng Hữu Nghị Việt Trung Xô càng tưng bừng… Chàng đang độ tuổi 70, nàng cũng xấp xỉ ngoài 60. Cả hai cùng hốc hác, tiều tụy, móm mém, miệng hoác ra cười mà răng gẫy rụng gần hết. Áo nâu của chàng toạc một mảng bên vai; váy đụp của nàng đàng trước đàng sau có hai miếng vá. Họ đã nhịn ăn nhịn mặc, nhịn mọi thứ, dành tất cả để nuôi bộ đội đánh thắng quân thù. Nào, mí đồ đồ đồ phá…

Đang co co nhún nhún, tâng tâng, nhảy nhảy, chẳng hiểu sao, tại vấp phải mô đất hay vì đầu gối khớp xương long ra, chàng sụm xuống ngã ngồi trên đất! Còn nàng thì, chàng đâu có đụng tới, vẫn cách khoảng nửa cái đòn gánh; ấy rứa mà, mới mí đồ đồ đồ chưa được vài phút đã lăn quay ra, ngã chỏng gọng!…

Thế mới hay, mới vui chứ! Cả sân chơi trẻ già lớn bé ôm bụng cười lăn cười bò. Nhờ có Bác Xiết-Ta-Liên bên Liên Xô, Bác Mao Trạch Đông bên Trung Quốc, Bác Hồ dẫn đường chỉ lối, nhân dân Việt Nam, bà con Thanh Hoá ta mới được sung sướng cười vui như vậy!

Cặp già mí đồ đồ đã được quần chúng văn nghệ dìu đỡ hai tay, nắn bóp đôi chân, ngồi dậy trên sân cỏ. Chàng được lũ con trai nhong nhong cõng trên vai trở về lại hàng ngũ. Nàng đã có lũ con gái ôm bế đưa về tới tận nhà. Chàng vẫn cười nhe hai cái lợi mòn nhẵn răng. Nàng cũng muốn cười nhưng chẳng hiểu sao lại sụt sịt khóc mếu? Có lẽ bốn ngàn năm nay, đến bây giờ họ mới được sung sướng hạnh phúc như vậy!

Thùy Dương hỏi:

- Chị à, nhạc sĩ Phạm Duy có biết vũ khúc mí đồ đồ này không nhỉ?

Lệ Uyên suy nghĩ, nhẩm tính:
- Theo như chồng chị kể, nhạc sĩ Phạm Duy sau khi từ chiến khu Bình Trị Thiên ra, sáng tác “Bà mẹ Gio Linh” xong là ông vào Thành Hà Nội luôn. Ông có còn ở đây đâu mà biết được! Giờ phút này hình như nhạc sĩ và gia đình đã xuống Hải Phòng lên tàu vào Nam?

Thùy Dương lại hỏi:

- Còn nhạc sĩ Trần Văn Khê?

Lệ Uyên cười:

- Giáo sư nhạc sĩ này từ lâu đã sang Pháp, có biết gì về cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm đâu! Hiện ông ấy đang giảng bài ở Xoọc-Bon. Vị Tiến sĩ này rất mê nhã nhạc Cung đình Huế.

Thùy Dương nhăn mặt, trề môi:

- Nhã nhạc Cung đình Huế, hát dặm Nghệ Tĩnh… làm sao bì kịp, so sánh nổi mí đồ đồ đồ phá…

Lệ Uyên gật gật đầu:

- Đồng ý, hoàn toàn nhất trí. Nếu như cả hai nhạc sĩ mà biết được, tận mắt chứng kiến vũ khúc mí đồ đồ đồ phá trong tháng Hữu nghị Việt Trung Xô; nhất là giáo sư Trần, chị tin rằng họ sẽ lập trình, đề nghị UNESCO công nhận mí đồ đồ đồ phá… là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới!

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site