lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Ngày Long Trời Đêm Lở Đất

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trẩn Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 34
CA MỔ RUỘT THỪA CHO JACQUES,
HÀNG BINH PHÁP. PHÚC HOẠ KHÔN LƯỜNG

Có một lần, lần này khá đặc biệt; ấy là ca mổ ruột thừa cho một hàng binh Pháp tên là Jacques, con một nông dân nghèo ở Provence. Ông nội bị bọn Đức giết hồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Jacques chỉ mong sao chiến tranh Việt Nam mau kết thúc để trở về quê hương. Giữa năm 1948, Jacques bỏ quân đội Pháp, chạy sang hàng ngũ ta, được đưa từ Hoà Bình về… Jacques không muốn cầm súng nữa, và thể theo nguyện vọng của anh hàng binh Pháp, Chính uỷ Trung đoàn sắp xếp cho anh ta được làm “y tá” ngay trong đơn vị của thầy. Y tá là nói cho vui, cho ra vẻ, cũng như Toành, khiêng cáng, băng bó là chủ yếu. Và Jacques đã làm việc hết lòng, không tiếc sức…

Chẳng biết Quỷ xui Trời khiến thế nào, ca mổ cho Jacques cũng là… ruột thừa!

Bước vào phòng mổ bác sĩ Đức nhún vai, cười nói: “Anh Vỹ, ca mổ này chúng ta phải hoàn thành thật tốt, không chỉ để cho nhân dân Pháp thấy rằng, dù cuộc chiến tranh đẫm máu do chính họ gây ra trên đất nước ta, chúng ta vẫn không đánh mất đi tình cảm con người, tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Mà còn hơn thế, để cho nước Pháp của Louis Pasteur, Alexandre Yersin hiểu rằng, những công lao và tri thức của các thầy thuốc Pháp ở trường Y khoa Hà Nội không phải là uổng phí”.

Sau ca mổ, được cứu sống, cái tình cảm của Jacques đối với những người anh em Việt Nam quả là không kể xiết. Hai lần thoát chết, cái ơn nặng trên đầu, trên vai anh hàng binh Pháp khiến chàng ta nhiều khi không kiềm chế được xúc động. Thấy thầy ở đâu, Jacques cũng muốn dừng lại để… nói chuyện!

Trong đơn vị bộ đội chỉ có bác sĩ Đức và thầy là nói chuyện được với Jacques bằng tiếng Pháp.

Y tá Toành nhiều lần bắt gặp Jacques và thầy chuyện trò. Mặc dù chẳng biết lấy một chữ Tây, Toành đôi lúc vẫn cố tình kéo ghế ngồi sát bên hóng chuyện, theo dõi…

Đó là chứng cớ Trời cho, Đội khiến để sau này Toành tố giác thầy trên đấu trường:

“Vỹ! Chính mi đã nhiều nần âm mưu thông đồng với Pháp!

Ngày xưa Pháp dạy mi lói tiếng Tây để mi giao dịch với chúng ló, rồi nại còn dạy mi cầm dao mổ để rạch bụng, giết hại chiến sĩ đồng bào ta! Có đúng không?

Chính mi đã nhiều nần lói chuyện với thằng Tây Giắc. Mi lói gì hồi ấy mi tưởng tao không biết hả? Thưa bà con lông dân, thằng Vỹ với thằng Tây Giắc, hai đứa cùng giơ cao tay nên trời như thế lày lày, xong rồi nại còn cúi đầu chọc chọc hai ngón tay xuống đất. Rồi cười hà hà! Cười cái gì? Cười cái mả cha chúng bay hả? Chúng ló nại “ùm ùm oàng oàng” ra hiệu thông đồng với nhau, báo cáo mật cho Tây ló biết, để Tây ló đưa máy bay đến bỏ bom vào đơn vị quân đội chúng ta đấy bà con lông dân ạ. Bà con có biết không? Thế lày chứ… Có nần thấy tôi đến bên thế nà hai đứa im bặt, nấm nét đưa mắt nhìn nhau. Tôi mới nghĩ... Chúng mày giấu nàm sao lổi tao, có mà ông đi guốc vào trong bụng chúng mày! Tao biết hết!

Thưa bà con lông dân, quân Chủ nực của Cách mạng! Thằng Vỹ ló cấu kết với đế quốc Pháp để giết hại bà con như thế đấy bà con ạ!”

“Đả đảo! Đả đảo!”

Tiếng đả đảo vang lên, trời long đất lở khắp cả đấu trường.

Thầy ngẩng đầu lên nhìn Toành, mặc dù lệnh của ông Đội trưởng và yêu cầu của Quân Chủ lực Nông dân là “tên Vỹ phải cúi đầu xuống”.

Thầy nhìn Toành bằng ánh mắt ngạc nhiên hơn là căm thù. Có thể cái hôm ấy lúc kéo ghế ngồi bên cạnh Vỹ và Jacques, Toành đã tin một cách thành thật và ngây thơ như thế chăng? Ừ có thể lắm. Ôi trời cao đất dày! Địa ngục Trần gian này thật đen tối man rợ khôn cùng!

Toành cúi đầu xuống, tránh cái nhìn của thầy. Hình như anh ta nhận ra chẳng phải riêng thầy mà chính mình nữa, đều là những con người. Còn con quỷ vừa sinh ra, mới trỗi dậy trong người Toành, thì chính anh ta cũng không biết nó ở đâu ra, từ đâu tới? Và Toành luống cuống…

Nhưng rồi nghĩ cho cùng thì Toành cũng chỉ là loại ký sinh trùng ăn theo bé li ti, đã thấm tháp nhầm nhò gì so với bọn khổng trùng ký sinh khủng khiếp cỡ Lê Xuân Tái, người cầm đầu công cuộc Cải cách Ruộng đất trời long đất lở của cả Thanh Hoá quê ta!

Tái quê đâu ở Thiệu Hoá, nguyên là anh cấp dưỡng bếp núc cho mấy ông Tỉnh uỷ, mới qua khỏi nạn mù chữ, được Đội bồi dưỡng kết nạp Đảng, bỗng nhiên vụt dậy như một hung thần, giương cao liềm búa của hai Bác Xít-Mao, giáng Cái Chết xuống đầu các bậc tiền bối Cách mạng, vô hiệu hoá loại trừ tất cả các cựu đảng viên Cộng sản ra khỏi hàng ngũ đồng chí, xua đuổi tống cổ sang hàng ngũ bè lũ quân phản động chống Đảng, phá hoại Cách mạng!

Tái trở thành Thần Chết, nỗi lo sợ khủng khiếp của toàn thể cán bộ đảng viên tỉnh Thanh Hoá.

Mọi cử động hành vi của hắn: lắc đầu, gật đầu, xua tay, mím môi, nhăn mặt, hắt hơi, cười khì, trợn mắt… và nhất là chữ ký ngoằn ngoèo, vòng lên hay quặp xuống như con sâu, con ốc… đều có ảnh hưởng quyết định tới số phận sống chết con người.

Ấy là chưa kể tới những tên đồ tể lừng danh mà Trời nghe Trời cũng giật mình: Đặng Thí trong Liên Khu Tư, Hồ Viết Thắng ngoài Trung ương… Mấy anh này có thể ngủ gật, vừa chơi cờ tú lơ khơ mà… ký duyệt án tử hình cả mấy cái cùng một lúc!

Vậy thì để bụng, trách cứ làm chi cái thứ y tá Toành này!

“Đả đảo! Đả đảo! Có khổ nói khổ nông dân vùng lên! Vùng lên!”

Chẳng có ai đứng lên bảo vệ cho Mai Duy Vỹ cả.

Jacques đã hồi hương về Pháp sau Hiệp định Genève.

Bác sĩ Đức về lại Hà Nội thủ đô. Trong một bức thư gửi tay thầy nhận được ông ấy báo tin mừng mình đã về kịp, đúng lúc vợ con “đang bị địch cưỡng ép” xuống Hải Phòng, di cư vào Nam. Vợ chồng tái hợp. Hạnh phúc, sung sướng…

“Nhà tôi gửi lời kính thăm anh. Cháu Hà, con gái tôi, nhắn mời chú Vỹ ra chơi. - Bác sĩ viết - Chúng nó dành riêng một phòng trên gác 3 để chú Vỹ nằm và nghỉ ngơi. Ở phố Hàng Bông này dẫu có lúc ồn vì người xe qua lại, nhưng phòng nghỉ khuất vào phía sau, trên cao, rất yên tĩnh… Nga Sơn - Hà Nội cách nhau chẳng bao xa. Vỹ ra chơi, Vỹ nhé! Chúng tôi chờ!…”

“Đả đảo! Đả đảo!”

Quanh mình thầy chỉ thấy những nắm đấm, gậy gộc, dây thừng, giáo mác, súng trường giơ lên. Bầu trời đầy mây, sũng nước. Trời sắp mưa. Từng tia chớp rạch da trời, bật loé những vệt máu. Sự thật - Chân lý cũng chỉ loé lên rồi tắt.

“Đả đảo! Đả đảo!”

“Muôn năm! Mu…uôn… Nă…ăm!”

CHƯƠNG 35
THỊ KÍNH VÀ CÁI RÂU MỌC NGƯỢC.
MAI DUY VỸ VỚI CÁI RUỘT THỪA

Thầy trở mình, nghĩ miên man. Trần gian này sao nhiều cái “Thừa” thế nhỉ?

Nhớ chuyện bà nội con kể… Ngày xưa Thị Kính vì quá yêu chồng, thấy chồng có cái râu mọc ngược trên cằm, cầm dao bổ cau đưa lên định cắt cái râu mọc vô tổ chức, thiếu ý thức kỷ luật đó, thì ông chồng đang ngủ gà ngủ gật tự nhiên giật mình mở mắt ra. Hắn ta la toáng lên. Rồi cả nhà hô hoán. Thế là Thị Kính chịu cái oan tày trời: Giết chồng! Con dao cau đây! Tang chứng rành rành đây!

Hồi ấy thầy mới lên 8 tuổi. “Tại sao cô Kính không lấy cái nhíp nhổ râu cho chồng như thầy vẫn nhổ râu, hở mẹ?” Câu hỏi ngây thơ của bố Vỹ lúc ấy không chỉ làm cho bà và ông nội con cũng phì cười. “Thời xưa ấy làm gì có nhíp. Người lớn thường nhổ râu bằng cách cấu hai đầu móng tay vào chân râu rồi giật… Các bà nhà quê đôi khi lại lấy hai hạt thóc nhám kẹp lại nhổ tóc sâu tóc bạc cho nhau. Cái kẹp, cái nhíp nhổ râu… ờ hình như từ lúc thằng Tây nó sang đô hộ ta mới có…”

Sau này, có lần cầm tới cái pince kẹp bông băng, gắp kim tiêm, động tay tới con dao mổ… thầy lại bâng khuâng nhớ tới Thị Kính. Ả ta đúng là một người thật thà, vụng dại, có thể nói là ngu nữa mới chuốc lấy cái oan tày trời đó.

Mình đâu có ngu dại như Thị Kính? Cái râu mọc ngược thì kệ mẹ nó, đụng đến làm gì. Cũng như cái ruột thừa, nó đang bình thường tự nhiên thì cứ để nó yên vị, khi nào nó sưng thối mới rạch bụng người mà cắt bỏ đi chứ!

“Nhưng mà… bố Vỹ ơi! Có ai đây vừa lên tiếng cãi lại… Thị Kính cắt râu vì ả thấy nó mọc ngược, xấu xí, khó coi. Ả yêu chồng, muốn làm đẹp cho chồng đấy chứ! Mai Duy Vỹ cũng vậy thôi. Y sĩ mổ bụng, cắt ruột thừa là để cứu mạng sống cho con người. Ông ta thương người, không muốn con người phải chịu đau khổ, tang tóc nên mới cầm tới con dao mổ! Có đúng không?”

Thầy lưỡng lự… Chưa biết nên gật đầu hay lắc đầu?

Cái tiếng ai vừa nói đó tưởng đã im rồi lại cất lên:

“Thế nhưng… đồng chí thầy thuốc kính mến ạ. Cần phải nói cho rõ thêm. Thị Kính mang cái án giết chồng mà rồi người ta đâu có xử tử hình! Thị chỉ phải vào Chùa nhẫn nhục tu hành một thời gian. Và sau khi chết già rồi lại còn được minh oan! Còn Mai Duy Vỹ thì sao? Sau khi để người ta đổ cái núi oan lên người, xâu vào cổ, ngoắc vào đầu… rất có thể ngày mai đây, Đội Cải cách sẽ ra lệnh cho các đồng chí Lê Trạch Đông, Hĩm Xoa, Cò Toe, y tá Toành… tử hình, bắn chết!

Ôi! Cái thời Thị Kính xưa phong kiến tối tăm u mê vậy mà pháp đình lại còn văn minh nhân đạo hơn cái thời Dân chủ Cộng hoà đến thế!”

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

@ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site