lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trần Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 17
THUỲ DƯƠNG KỂ CHUYỆN CHO BÁC VỸ NGHE

Thùy Dương nãy giờ ngồi nghe đã nhấp nhổm mấy lần định ngắt lời ông Vỹ. Ả nói:

“Dạ thưa bác. Cháu thật không hiểu nổi những điều vừa được nghe bác kể. Làm sao lại có chuyện mình gặp lúc túng thiếu, đói khát đi vay người ta, người ta đã cho mình mượn, rồi trở lại quay mặt oán ghét vu khống trả thù người ta? Đã đành rằng tâm lý con người ta thường vậy, khi vác mặt đến nhà người vay thì quỵ luỵ van xin đến vãi nước mắt ra; nhưng khi người ta đã cho vay rồi, về tới nhà mình là cứ ỳ ra không muốn trả nữa, mà có trả đi nữa thì cũng tiếc đứt ruột...!

Trong công chuyện kiếm sống làm ăn, được người ta cho mình vay mượn là quá tốt rồi, phải đội ơn người ta mới đúng chứ! Có thứ luật pháp nào lại đi bao che cho kẻ trốn nợ, khuyến khích chuyện vu cáo, điêu toa, dựng đứng… dù là cho con vật chứ chưa phải cho con người!

Thời của bác là thời của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, chắc bác không thể hình dung nổi thời của con cháu mình, sau này nó như thế nào? Dạ thưa bác… Ả cúi thấp đầu xuống, lấy tay chỉ vào ngực mình. Những năm 90 của thế kỷ 20 Đổi Mới, Cởi Trói… Thời Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, con Thùy Dương này đã từng đi vay và cho vay. Nó đã từng là con nợ và chủ nợ. Nó đã từng làm chủ một ổ huê hụi, nhờ mấy chú công an bảo kê, và có lúc còn thuê cả một băng đầu gấu yểm trợ. Vô cùng tự do và thoải mái! Thật đúng là hết đời cha ăn mặn đến đời con khát nước! Ha! Ha!... ”

Ông Vỹ trố mắt nhìn Thùy Dương.

- Cháu nói gì lạ thế?

- Dạ thưa bác. Với một người như bác thật không ai nỡ lòng nào lại dối trá. Phản bội, đày đọa một người như bác không chỉ là tội ác của một số người mà còn là nỗi ô nhục cho cả Nhân loại! Bốn mươi lăm năm bác đi xa, có biết bao nhiêu là đổi thay, bác không hình dung ra nổi đâu!

- Tôi không trở về được Bên Ấy, dù chỉ là một lần.

- Sao vậy, thưa bác?

- Muốn về lắm mà không được. - Ông Vỹ đau đớn kêu lên - Những đồng chí như tôi đâu chỉ chết có một lần. Người ta giết chúng tôi nhiều lần! Sang tới Bên Này rồi, chúng tôi đâu đã được siêu thoát! Thầy sinh ra cháu dạo ở Bên Này với bác có về Bên Ấy được dăm lần…

- Thầy con về khi nào, thưa bác?

- Lần thứ nhất lúc vừa mới sang đây, ông ấy đùng đùng đòi về ngay. Lần thứ hai, vào dịp thất tuần, 49 ngày. Lần thứ ba vào ngày giỗ đầu. Lần thứ tư, Rằm tháng 7. Lần thứ 5, lễ Đoạn tang… Mỗi lần về, thầy cháu đều kể lại cho bác nghe.

- Còn lần nào khác nữa không, thưa bác?

- Chỉ mấy lần đó thôi. Bác hỏi thầy cháu, sao đồng chí không về dăm lần nữa trong khi tôi đây rất muốn về mà không về được. Thầy cháu cười, nói rất thật thà: Về làm đếch! Nỏ được cái chi! Về mà nghe họ “chỉnh đốn”, xem họ “trong sạch vững mạnh” à? Mệt! Tôi đã làm tròn nghĩa vụ. Hồi còn Bên Ấy đã có lúc muốn nằm dài rồi, sang tới Bên Này chỉ muốn “Siêu thoát” thôi!

- Thầy con còn nói gì nữa không?

- Ông ấy rất kiệm lời, vẻ người mệt mỏi… Thầy cháu kể hồi Cải cách, nông dân lấy được ruộng đất từ tay địa chủ, vừa cắm thẻ xong một thời gian… Đảng lại bảo tập trung ruộng đất lại giao cho Hợp tác xã! Có ông nào đó trên báo Nhân Dân làm thơ ca ngợi Đại Nhảy Vọt.

Sao không đi đứng bình thường lại cứ nhảy, cứ vọt? Lạ nhỉ? Lại còn mong muốn bà con nông dân ta phải làm theo tiến lên Công xã Nhân dân như kiểu Tàu nữa kia! Cải cách Ruộng đất rồi khổ vẫn hoàn khổ, phải tiếp tục xây dựng xã hội chủ nghĩa xong đâu đấy mới sướng được. Thầy cháu bảo thế. Nghe nói sau này mỗi gia đình bần cố nông lại được chia cho một số ruộng phần trăm. Ruộng phần trăm là thế nào, hở cháu?

- Dạ thưa bác, ruộng phần trăm là ruộng không phải nộp thuế, trên giao cho mình làm để tự nuôi sống mình suốt cả thời bao cấp và chiến tranh. Nhưng không phải là ruộng của mình đâu, vẫn là của Hợp tác xã, của Nhà nước… Tất cả là của chung bác ạ, không có cái gì là riêng hết!

- Như vậy cũng hay đấy chứ nhỉ? - Ông Vỹ mỉm cười, gật gật đầu - Đỡ mệt biết bao nhiêu! Có của, ôm của suốt một đời, nhất là ruộng đất, mệt lắm cháu ơi!

- Để cháu nói thêm về ruộng phần trăm cho bác nghe. Cứ mỗi nhân khẩu được chia 36 mét vuông mà nhân lên cho cả nhà. Có cái phần trăm đó rồi thì nỏ khác chi người chết đuối vớ được cọc, quờ được tấm ván… Ngày đêm lo mà cày cuốc, mà tự cứu sống! Bởi vậy, được sống rồi thì đừng quên nhiệm vụ là phải làm ruộng Hợp tác xã. Hợp tác xã sẽ ghi công tính điểm tử tế đàng hoàng. Còn nhớ mẹ cháu kể, năm nào đói kém thì một ngày công được tính 3 lạng thóc, lúc được mùa thì được tính 4 kg thóc… Bà ấy rền rỉ ca cẩm suốt năm, suốt tháng. Mất mùa liên miên, chẳng thấy khi nào được mùa; mà có được đi nữa rồi cũng mất bởi ruộng là ruộng cha chung không ai khóc… Dù ở trên có hô hào thi đua làm việc bằng hai, bằng ba thì bà con nông dân cái đầu đã mệt mỏi, cái tay chân đã rã rời. Mỗi người làm việc bằng hai, để ông Chủ nhiệm mua đài mua xe…

Mỗi người làm việc bằng ba, để ông Chủ nhiệm xây nhà xây sân… Mỗi người làm việc bằng năm, để ông Chủ nhiệm vừa nằm vừa chơi… Mỗi người làm việc bằng mười, để ông Chủ nhiệm hát cười ha ha ha! Ông Chủ nhiệm Hợp tác xã ghê gớm lắm bác ơi, quyền sinh quyền sát trong tay, muốn cho ai sống, muốn cho ai chết là tùy ý, tùy thích…

Lý lịch của thanh niên chúng con lúc bấy giờ, một mình ông ấy phê duyệt. Đứa nào ông ấy phê cho tử tế thì được đi học trung cấp hoặc đại học, được kết nạp Đảng. Vào Đảng thì được lên chức tăng lương, con cái thi vào đại học được cộng thêm 2 điểm, được đi nước ngoài… Đứa nào ông ấy không ưa hoặc ghét, chẳng hạn thành phần xấu, không trong sạch… thì đừng hòng bén mảng tới cổng trường đại học chứ chưa nói chuyện mơ màng vào Đảng.

Lý lịch tờ khai của người ta, ông ấy phê bậy phê bạ, có khi chẳng thèm phê nữa, cầm bút chì đỏ gạch hai gạch chéo, hoặc giơ lên trước mặt họ, mắm môi mắm lợi lấy tay xé đôi xé tư rồi quẳng xuống nền nhà Uỷ ban… Đảng là tao, là tao… tao đây. Đã nhớ chưa? Hết hồn hết vía, lo mà nhanh chân lủi mau về nhà. Về tới nhà rồi còn sởn gai ốc vì tiếng cười gằn, tiếng gào rít của ông ấy…

Lệ Uyên bật cười:

- Chuyện lung tung lang tang quá. Em nói thế thì bố của chị làm sao mà hiểu nổi!

Ông Vỹ nghiêm vẻ mặt, khẽ xua tay:

- Không sao! Em con nói rất hay, có điều Thùy Dương ạ, chuyện về mấy ông ấy thì bác cũng đã từng biết và phần nào có thể hình dung được. Còn chuyện về ruộng đất, về đời sống làm ăn của bà con mình… bác muốn cháu kể thêm nhiều nữa…

Thùy Dương kể tiếp:

Cháu xin đọc cho bác nghe mấy câu thơ - Ả ngâm nga:

Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
Sớm khuya tiếng trống đi về trong thôn.

Thơ của Tố Hữu đấy, có hay không bác?

Ông Vỹ vẻ đăm chiêu, mơ màng:

- Những năm tháng ấy đồng ruộng lúa tốt lắm, hở cháu? Lúa mượt đồng ấm áp… Mà sao bà con nông dân lại đem cờ đỏ ra bờ đê, đánh trống từ sáng đến đêm khuya để làm gì? Biểu tình à?

Thùy Dương trề môi dưới ra:

- Có mà tốt! Ruộng cha chung không ai khóc làm sao mà tốt nổi! Mấy ông nhà thơ, nhạc sĩ họ véo von cho hay thôi. Một dạo ồn ào lên về chuyện 5 tấn thóc trên 1 hecta ở Thái Bình. Nghe “bài ca 5 tấn” của cái ông gì đó mà lỗ tai thì khoan khoái, gan ruột cũng phơi phới. Có điều nhiều người vẫn không tin, họ cho là bia nặng… bịa!

May ra có miếng ruộng phần trăm là mượt mà, ấm áp tí chút bởi vì mình phải chăm sóc nó để mà cứu đói cho cả nhà. Nhân công làm ruộng mỗi ngày một thiếu: trai gái trong làng đi đánh giặc, ra mặt trận hết chỉ còn lưa thưa mấy ông bà già trẻ con, những nàng Vọng Phu cày cuốc ngoài cánh đồng. Nhà cháu chẳng hạn, thầy cháu thì tái ngũ, anh cháu nhập ngũ… cả hai cùng ra mặt trận, ở nhà chỉ còn mẹ và hai chị em… Một năm, thiếu tới 4 tháng gạo ăn là chuyện bình thường. Lâu lâu, họa hoằn lắm mới được ăn một bữa cơm trắng, cơm không độn…

Cháu đọc cho bác nghe thêm mấy câu thơ nữa nhé. Hay lắm bác ạ…

Cầm vàng còn sợ vàng rơi
Vào Hợp tác xã đời đời ấm no…
...Anh đi bộ đội mười năm
Trở về buồng cũ đắp chăn em chờ…

Ông Vỹ hình như chẳng quan tâm gì mấy chuyện âm nhạc và thơ phú…

- Này cháu - Ông hỏi với giọng nể nang cầu thị - Cháu vừa nói… cơm không độn; vậy thì cơm có độn là độn những thứ gì?

- Đủ thứ cả bác ơi. Khoai, sắn, ngô, mì bột, mì sợi, bo bo…

- Bo bo là cái gì?

Thùy Dương lúng túng. Nhưng rồi ả nhớ ra được và toét miệng cười.

- Bo bo hay còn gọi là mì ba đời. Nó là một loại hạt mì Trung Quốc còn nguyên chưa xay xát, luộc lên ăn vào khó tiêu lắm… Thế này chứ, con nói bác bỏ quá cho… Trước hết, mình ăn vào dạ dày không tiêu hoá nổi, ỉa ra phân vẫn còn nguyên hạt, thế rồi con chó nó mới xực bãi cứt đó, cũng không tiêu nổi, lại ỉa ra, hạt cứ còn nguyên; cuối cùng con gà mổ tiếp nuốt vào… Thế là xong! Đúng phóc ba đời!

Thùy Dương kể tiếp cho bác Vỹ nghe những năm 80, thời kỳ đất nước chưa “đổi mới”. Ả đi chợ Xóm Mới xếp hàng mua 2 lạng thịt heo để nấu bát cháo cho con trai đang ốm nằm bệnh viện. Đáng lý phải cắt cho ả một miếng thịt nạc thì con mẹ cửa hàng lại xẻo cho ả một miếng bạc nhạc có núm vú. Thế là, ả và mụ bán hàng to tiếng xô xát… Mụ túm tóc ả. Ả tát cho mụ một cái nên thân vào giữa mặt!

Ông Vỹ cau mày, cố tìm hiểu ra những điều lạ lùng trong câu chuyện.

- Thầy cháu cũng có kể cho bác nghe. Mùa đông ở ngoài Bắc mà ông ấy phải đi nhặt cành khô, quét lá phi lao đem về nhà đun. Lương hưu cựu chiến binh mà chậm tới 3 tháng chưa lĩnh; có tháng không lĩnh tiền mà lĩnh bằng phân uya-rê! Đúng vậy, phải không cháu?

Thùy Dương cắn môi, cúi đầu. Ả nghẹn ngào.

- Đó là giai đoạn sau Đổi tiền, cái thời Bù giá vào lương. Ở Hà Nội người ta gọi là Bù-đá-vào-lưng. Cũng chỉ vì cả nước làm thơ, nhà thơ nhảy ra làm kinh tế nên toàn quân toàn dân ta mới điêu đứng khốn khổ như vậy, bác ạ. Thầy cháu ra đi… đúng vào những năm nước ta bắt đầu đổi mới, kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường. Cụ mới thấy mà chưa được hưởng lấy một ngày gọi là sung sướng.

Rồi bưng mặt khóc oà.

Năm gian nhà bỗng mờ tối dần. Không-Thời-gian đứng lại. Có ai đang đổ chì vào đêm đen từ mọi phía làm cho mấy con người tự nhiên cảm thấy mình bị đóng khuôn, chôn chân tại chỗ, không thể cựa quậy chuyển dịch đi đâu được.

Lệ Uyên rất muốn ngồi xích lại gần bố, đưa tay sang sờ mái đầu cô em đang rung lắc tội nghiệp kia mà không sao giơ lên được. Cái màu đen gì thế này nhỉ? Chị căng mắt nhìn thẳng, cố chọc thủng xuyên qua để nhận ra hình ảnh căn nhà, thế giới… mà thấy mình hoàn toàn bất lực.

Màu đen gì nữa thì ánh sáng có lúc rồi cũng xuyên qua được, hoặc tự nó nhường chỗ cho ánh sáng, thậm chí hài hoà cùng ánh sáng. Màu đen này hoàn toàn khác lạ. Sợ hãi, u mê, câm điếc, mù loà… Màu đen này bưng bít, đè nặng, huỷ diệt tất cả!

- Thầy ơi! Thầy ở đâu rồi?

Lệ Uyên kêu lên nhìn quanh, hai tay sờ soạng. Không có tiếng trả lời. Chị thấy mình hoảng loạn như ngày nào, hồi lên bảy tuổi trượt chân rớt xuống ao vì với tay hái bông hoa súng. Lần ấy may mà có chị Tâm đẩy vội ra một cành xoan khô cho mà bám lấy lôi vào… chứ không con hĩm Uyên đã chết đuối rồi!

- Thầy ơi! Thầy của con ơi!

Lệ Uyên đau khổ rền rĩ. Vẫn lặng im. Không-Thời-gian đang chuyển dịch từ mọi phía. Sự Sống đang kéo lùi Cái Chết về một bên. Vòng tròn sáng lại hiện ra. Chầm chậm xoay…

- Thầy đây mà, con…

- Thầy đâu?

Tiếng ông Vỹ chậm rãi, rõ ràng như ai đang đánh vần:

- Thầy là con. Thầy ở trong con. Mạng hai cha con mình tuy hai mà vẫn là một. Thầy đi trước con rồi lại về sau con…

- Thầy đừng xa con…

- Ừ. Thầy vẫn là bố Vỹ năm 36 tuổi; con là bé Uyên lên 7 tuổi. Đồng ý không nào? Vừa lòng chưa?

Cái đầu ông Vỹ đang hiện dần ra.

Mái tóc đen dày hơi cứng, buông lơi một lọn cong vòng trên vầng trán rộng. Đôi mắt đen sáng đượm vẻ buồn cả nể, mềm yếu. Đôi môi mở hé tình thương yêu, lộ mấy chiếc răng cửa trắng đều, chân thật; biết hờn dỗi khi còn trẻ thơ và nhẫn nhục chịu đựng lúc đã trưởng thành. Đầu Mai Duy Vỹ, đảng viên Đảng Lao động Việt Nam trước người thân và đồng chí kia, sao bỗng nứt vỡ, toác đôi… máu trào óc phọt ra từng mảng? Kìa!

Ông Vỹ nói, giọng trầm:

- Thôi, bây giờ con hãy kể cho thầy nghe về ngôi nhà từ đường họ Mai chúng ta, về hoàn cảnh sống của gia đình ta, bà nội, mẹ và các con… lúc thầy đi sang Bên Ấy…

MAI LỆ UYÊN KỂ CHO BỐ VỸ NGHE

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site