lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Trần Gia Phụng

Vietland News

3- HẬU QUẢ CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

...

Năm 1315, vua Trần Minh Tông (trị vì 1314-1329) ra chỉ dụ cấm trong một nhà, cha con, vợ chồng, nô tỳ tố cáo lẫn nhau. Điều luật nầy dung túng những sai trái diễn ra trong gia đình, nhưng cũng góp phần gìn giữ trật tự gia đình, đơn vị căn bản của xã hội. Trong khi đó, vì muốn khai thác triệt để tin tức hoạt động cá nhân, Cộng sản khuyến khích việc đấu tố giữa những người trong gia đình, đã làm hỏng hoàn toàn giềng mối nề nếp luân lý đạo đức gia đình Việt Nam. Sống trong hoàn cảnh như thế, không còn ai tin ai, không còn tình người, dù giữa những người thân nhất trong gia đình. Sau đây là lời trong hồi ký của một nhà lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt lúc đó về cuộc đấu tố trong các tòa án nhân dân: “…Các đội Cải cách Ruộng đất đã để cho nông dân xỉ vả người bị gọi là địa chủ , thậm chí để nàng dâu xỉ vả mẹ chồng, con xỉ vả bố mẹ, mà người bị gọi là địa chủ cứ phải cúi đầu không được thanh minh phải trái…” (Hoàng Văn Hoan, sđd. tr. 361).

Gần đây, nhà văn Hoàng Tiến ở Hà Nội, đã kể lại câu chuyện một nông dân tham gia CCRĐ, chất vấn ông địa chủ như sau: “Thằng kia! Ngẩng mặt lên! Mày biết tao là ai không?” Địa chủ: “Dạ thưa ông, có ạ. Ông là con của con!” (trích Ánh Dương, ngày 26-11-2005). Câu chuyện nầy được nhà văn Hoàng Tiến, hiện ở trong nước, kể lại trong lá thư đề ngày 25-11-2005, gởi cho các cấp lãnh đạo đảng CSVN, để góp ý với Đại hội đảng CSVN sắp diễn ra trong năm 2006, thì không thể là một câu chuyện bịa đặt được, mà phải là một câu chuyện có thật. Theo nhà văn Hòang Tiến, “nó đã làm thương tổn đến cõi tâm linh sâu thẳm của người Việt Nam, còn đau thắt đến tận hôm nay”.

Một sĩ quan cấp tiểu đoàn trưởng quân đội Cộng sản Bắc Việt, từng chứng kiến những ngày tháng hãi hùng trong CCRĐ, đã nói lên cảm nghĩ chua chát về người lãnh đạo tối cao của nhà nước Cộng sản Hà Nội, kẻ đã đạo diễn tất cả những tấn tuồng đau thương và đẫm máu của dân chúng Bắc Việt: “Ông ấy [chỉ Hồ Chí Minh] biến những con người lương thiện thành những con quỷ...” (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 249).

Chính ông Hồ đã làm gương cho cán bộ đảng viên trong việc đấu tố nầy. Năm 1952, trong thí điểm CCRĐ tại 6 xã thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, tòa án nhân dân đã kết án tử hình bà Nguyễn Thị Năm, tức bà Cát Hanh Long (có người ghi là Cát Thành Long. BBT), một ân nhân của đảng LĐ, người đã từng che chở, nuôi ăn chẳng những ông Hồ, mà hầu hết các nhà lãnh đạo đảng LĐ. Khi bị đấu tố, bà kêu cứu đến ông Hồ. Ông ta biết chuyện nầy, nhưng ông ta đã để mặc cho bà bị giết thảm thương. Chuyện nầy của ông Hồ thật đúng với một câu tục ngữ Việt Nam: “Giúp vật, vật trả ân; giúp nhân, nhân trả oán”.

Dư luận lúc đó ở Hà Nội còn cho rằng, một nhà lãnh đạo khác của đảng LĐ, tổng bí thư Trường Chinh Đặng Xuân Khu, đã đấu tố cả cha mẹ của ông ta. Vì vậy, ở Hà Nội lưu truyền một câu đối hết sức bất hủ: “Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác-Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng/ Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu.”

Tâm lý “kiêu nông”: Mao Trạch Đông chủ trương “lấy nông thôn bao vây thành thị”. Nông dân được xem là thành phần nòng cốt trong cuộc cách mạng Cộng sản, dùng làm giai cấp tiên phong trong cách mạng, trên cả công nhân. Chủ trương nầy được CSVN noi theo. Do đó, thành phần nông dân rất được CSVN đề cao. Trong cuộc CCRĐ, CSVN đã sử dụng bần nông làm công cụ để đẩy mạnh phong trào đấu tố. Từ trước đến nay, các bần nông chỉ giữ chức cao nhất là “thằng mõ”, thuộc hạng chót cùng ở xã thôn, phụ trách việc đánh mõ rao tin tức trong làng, nay lần đầu tiên được làm “quan tòa”, rồi có người được đề bạt nắm giữ vai trò lãnh đạo thôn xã, trở thành những hào mục mới. Bỗng chốc “thăng quan”, các bần nông không khỏi mang tâm lý hãnh diện về giai cấp nông dân và nhất là bần nông. Tâm lý hãnh diện nầy đôi khi biến thành tâm lý “kiêu nông”. Họ tự cho rằng chính họ là thành phần rường cột trung kiên của chế độ Cộng sản, đã góp công đầu làm cho cuộc CCRĐ thành công. Tâm lý kiêu nông nầy cũng giống như tâm lý kiêu binh ở Thăng Long thời chúa Trịnh vào thế kỷ 18.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site