lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks

 

Lịch Sử Việt Nam

(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

II- QUA CÁC HỒI KÝ VÀ HỒI ỨC

Cải cách Ruộng đất qua lời kể của nhà thơ Hữu Loan

Nhạc sĩ Trịnh Hưng 14-03-2006

...

Nói xong, anh lễ phép cúi đầu chào Chủ tịch và các quan khách cùng văn nghệ sĩ ngồi dưới. Anh nghe có một vài tiếng vỗ tay. Liền đó, ông Hồ tiến lại bắt tay rồi ôm lấy anh với nụ cười rất xã giao của nhà chính trị. Ông nói: “Tôi thành thật khen chú đã góp ý hay cho tôi. Tôi xin ghi nhận.” Nói xong, để tỏ ra mình là người trên biết ghi nhận lời kẻ dưới, ông Hồ quay lại nói với văn nghệ sĩ cùng quan khách bên dưới: “Kính thưa văn nghệ sĩ, tôi xin thành thật ngợi khen lời góp ý của nhà thơ Hữu Loan, và bây giờ xin anh em ai có ý kiến gì hay cứ việc mạnh dạn lên đây phát biểu. Chúng ta là văn nghệ sĩ cần phải nói thẳng nói thật để sáng tác phục vụ cho nhân dân.”

Anh đi xuống bàn thư ký. Khi bước ngang qua hàng ghế đầu, anh liếc nhìn thấy Tố Hữu và Ng. Đình Thi mặt lạnh như tiền, hai cặp mắt nhìn anh không một tí thiện cảm. Anh biết hai ông thầy của anh rất ghét và tức anh, nhưng anh làm lơ về chỗ ngồi tiếp tục nhiệm vụ của mình.

Tiếp theo đó, là phần thảo luận các đề tài trong bài diễn văn của ông Hồ nêu ra. Đến mười hai giờ, mọi người nghỉ đi ăn, chờ buổi chiều bàn tiếp. Anh cũng rời chỗ đi ăn cơm. Khi ra phòng ngoài, nhiều bạn bè xúm lại bắt tay anh ôm anh và tỏ lời khen ngợi anh can đảm nêu ý kiến rất hay. Tuy nhiên, một số đông nhìn anh bằng cặp mắt không những tỏ ra thiếu thiện cảm mà còn khinh khi nữa. Trong số bạn bè yêu mến và ca ngợi anh, có một anh bạn vỗ vai anh bảo nhỏ: “Cậu hay lắm! Nhưng hãy giữ mình thận trọng đó!”

Có những chuyện khác ông đội Bối chưa kể

Nguyễn Trọng Tân 6-1-2007

Nhà văn Tô Hoài sinh năm 1920, cùng tuổi với bố tôi. Thời kỳ Cải cách Ruộng đất, nhà văn Tô Hoài, ông đội Tô Hoài đã 33–34; cái tuổi từng trải, cái tuổi ở đỉnh thăng hoa của sức lực, trí tuệ. Là đội phó đội cải cách, chánh tòa án đội Cải cách Ruộng đất, nhà văn Tô Hoài viết Ba người khác trong thế thượng phong của người trong cuộc, kể những điều trong ký ức, những sự thật lịch sử về một thời kỳ "đặc biệt" trong tiến trình cách mạng Việt Nam – mà lâu nay chẳng ai cấm mà vẫn như cấm viết, cấm nói về nó – thời kỳ tiến hành công cuộc Cải cách Ruộng đất đầy hùng hổ, ngây thơ và cũng để lại bao nhiêu oan nghiệt, kinh hoàng cho nhiều vùng nông thôn miền Bắc VN. Song dường như chưa có một tác phẩm văn học nào nói đích về nó. Ba người khác đã làm việc này. Ở đây tôi thực sự cảm phục cách lựa chọn chi tiết, dẫn dụ câu chuyện làm cho người đọc cảm nhận những câu chuyện cũ một cách đầy mới mẻ, hứng khởi. Ba người khác hấp dẫn, mông lung, lãng mạn, tò mò, khám phá... nó là tiểu thuyết, nó là hồi ký và nó cũng là sử ký.

Có thể người khác không đồng ý với nỗi hân hoan quá đỗi của tôi, nhưng thực lòng tôi ngốn ngấu nó trong bốn giờ liên tục với một tâm trạng bới tìm những lời giải về một thời mà chính tôi cũng là một thằng Vó thằng Cò con bác trưởng thôn Diệc trong Ba người khác. Một lũ trẻ ranh quần thủng đít, thò lò mũi xanh rồng rắn bám đít ông đội Bối đi xem đấu tố địa chủ.

Hôm nay, nhà văn Tô Hoài, ông đội Tô Hoài bước vào tuổi 87, thì tôi cũng bước vào tuổi 60, vẫn ôm trong lòng một mớ hiểu biết hổ lốn, những kỷ niệm đau buồn, uất ức của một đứa bé lên 7 tuổi bị vò cuốn trong cơn gió độc địa của Cải cách Ruộng đất ở quê tôi. 7 tuổi nhưng tôi phải khôn trước tuổi vì cuộc sống nghèo túng lam lũ. Tôi như tờ giấy trắng tinh bị Cải cách Ruộng đất hất một chậu mực đủ gam màu. Thậm chí 7 tuổi tôi đã biết phản ứng, yêu ghét, ngấm ngầm những điều sai đúng của người lớn. Với tôi đó là thời kỳ trái khoáy điêu hớt, nó xăm trổ vào ký ức, tình cảm tôi những điều méo mó không xóa đi được.

Bố tôi là đảng viên CS, chủ tịch lâm thời UB Hành chính Kháng chiến xã. Sau Kháng chiến toàn quốc, ông thoát ly thành bộ đội chủ lực tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Mẹ tôi một người đàn bà mù chữ, ở nhà làm ruộng nuôi con. Thằng em tôi ba tuổi lúc Cải cách, nó bé quá. Nhà tôi nghèo đến độ, trước đó giặc Pháp đốt làng, chỉ còn sót lại có một vì kèo. Phải gác nhờ cây cái móc vào vì kèo nhà bên cạnh mới lợp được hai mái rạ che nắng mưa. Mãi rồi bố tôi mới dựng được một túp nhà riêng giữa vườn chuối cho ba mẹ con trước khi ông đi thoát ly. Ngày Đội cải cách về, chẳng hiểu cơn cớ làm sao mẹ tôi bị quy là cường hào ác bá (dây mơ dễ má đâu là chỗ ông nội tôi từng làm chân lý trưởng. Ông tôi mất năm 1933, trước ngày Đội cải cách về đúng 20 năm. Đời bố tôi đã là 1 bần cố nghèo rớt mồng tơi, đi theo cách mạng).

Đang là con nít mải ăn mải chơi với trẻ con hàng xóm, lúc rủ nhau chui rào hái trộm ổi xanh, khi lang thang đúc dế ở chân đê, rồi đánh nhau lôi tên cái bố mẹ nhau ra mà chửi dọc đê làng... đùng một cái mẹ lôi hai anh em tôi xuống cái ổ rạ cạnh bếp vừa khóc vừa bảo (cái đũa bếp cháy vẹt một đầu đập đập theo tiếng thổn thức): "Bầm dặn thằng Tân từ hôm nay phải ngồi đóng gông ở nhà trông em. Không được đi chơi đi học nữa. Nếu gặp đám bạn con nhà hàng xóm thì phải khoanh tay chào bằng ông bà và xưng là con..."

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

 

free counters
un compteur pour votre site