lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks

 

Lịch Sử Việt Nam

(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

II- QUA CÁC HỒI KÝ VÀ HỒI ỨC

Cải cách Ruộng đất qua lời kể của nhà thơ Hữu Loan

Nhạc sĩ Trịnh Hưng 14-03-2006

Từ một tình sử đau buồn trong đó người vợ trẻ bị chết đuối sau đám cưới có bảy ngày, một anh bộ đội vệ quốc quân đã kể cho tôi nỗi đau buồn tê tái của mối tình đầu xuất hồn khỏi con tim ra thành bài thơ bất hủ. Chính bài thơ đó đã tạo nên tên tuổi anh. Cô dâu mới vô phúc kia là Lê Đỗ Thị Ninh. Đại tác phẩm thi ca nói trên mang nhan đề “Màu tím Hoa sim” thuộc về nhà thơ Hữu Loan.

Nhà thơ già kể lại cho tôi nghe tình sử ấy một cách say sưa với nét mặt hằn vết nhăn tuổi tác như sống lại với kỷ niệm xa xưa cách nay nửa thế kỷ, rồi chua chát mỉm cười hỏi tôi:

- Thỏa mãn chưa, chú Hưng?

Tôi trả lời :

- Thưa anh, em thật thỏa mãn, vì đã hơn năm mươi năm rồi mới gặp lại anh, lại được chính anh kể cho nghe về tình sử đó. Từ trước tới giờ, không riêng em mà nhiều người từng yêu mến bài thơ “Mầu tím Hoa sim” cũng chỉ hiểu sơ qua lời tâm sự chứ không biết cặn kẽ về cuộc tình tuyệt đẹp mà đau buồn đó. Bây giờ, xin anh cho em biết thêm một chuyện khác về cuộc đời riêng của anh từ cuối năm 1952, sau ngày em về Hà Nội.

Khi ấy, với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng tái lập hòa bình cho xứ sở, rồi trở về đến thủ đô, lý do gì mà anh và anh Quang Dũng, những sĩ quan trung cấp ưu tú và văn nghệ sĩ nổi danh, lại không được nhà nước ưu đãi như đối với các người có công khác. Ngược lại, các anh còn bị bỏ rơi, gạt ra khỏi giới nhà văn nhà thơ, bị treo bút và không cho công ăn việc làm. Đến nỗi anh Quang Dũng từ ngày về thủ đô chịu đói khổ, không có được một bữa cơm ăn đơn sơ cho no lòng. Còn anh thì bị trục xuất về quê và còn bị quản thúc, không được phép liên hệ với bất cứ ai. Tại sao lại như vậy, thưa anh?

Thi sĩ Hữu Loan lại mỉm cười chua chát bảo tôi;

- Chú muốn biết, anh sẽ kể rõ hết cho chú nghe. Chú, anh chị Trạch, và anh Trần Chánh Thành về Hà Nội, anh nào có hay. Sau đó, anh được anh Quang Dũng cho biết là anh ấy có đi đưa tiễn gia đình chú về Hà Nội. Anh bảo Quang Dũng rằng như thế là may cho anh chị Trạch và anh Trần Chánh Thành, chứ nếu ở lại hậu phương thì khổ, vì các anh ấy vốn thuộc giới trí thức làm quan lại cho Tây hồi xưa.

Đến cuối năm 1952 đầu năm 1953, chính phủ ta đi theo đường lối chính sách của Tầu. Đó là rập theo mô hình đấu tố của Mao đề ra đang được thi hành bên Tầu. Chúng gửi cố vấn sang Việt Nam, bắt buộc chính phủ ta phải thi hành việc đấu tố như Tầu.

Cố vấn Tầu đưa Trường Chinh lên làm chủ tịch và Hoàng Quốc Việt làm phó, bắt đầu mở màn phát động chiến dịch đấu tố cái mà chúng gọi là “địa chủ cường hào”. Tụi cố vấn Tầu chỉ định đưa bà Nguyễn Thị Năm, tên hiệu là Cát Thành Long chủ một đồn điền lớn ở Thái Nguyên ra đấu tố làm điển hình.

Trong quá khứ, bà Cát Thành Long là một phụ nữ rất hiền hậu, yêu nước, thương người. Bà có tiệm ở Hà Nội lấy nhãn hiệu Cát Thành Long và là một nhà giàu nhất nhì Hà Nội trong thời Pháp thuộc. Chính bà đã nuôi nấng, giấu giếm trong nhà nhiều cán bộ Cộng sản, giúp họ khỏi bị Tây bắt. Trong số cán bộ được bà Cát Thành Long che chở nuôi ăn có cả Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt. Đến khi Việt Minh có chân trong Hội đồng Chính phủ, già Hồ ngầm tổ chức Tuần Lễ Vàng lấy tiền mua súng để thành lập quân đội thì người ủng hộ nhiều vàng nhất Hà Nội bấy giờ cũng chính là bà Cát Thành Long tức Nguyễn Thị Năm.

Rồi cuối năm 1946 chiến tranh Việt Pháp bùng nổ. Dân thành phố Hà Nội bỏ nhà bỏ cửa đi tản cư khắp trong vùng quê tỉnh nhỏ. Bà Năm cùng gia đình chạy lên Thái Nguyên ở vùng Việt Bắc vì nơi đó bà có một đồn điền lớn với nhiều tá điền. Những người này được bà Năm quý mến, lại tận tình giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, và họ cũng đều thương mến kính trọng bà.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

 

free counters
un compteur pour votre site