lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận Đại

- Cuộc Chiến Tranh Hồ chí minh Đánh Dân Tộc Việt Nam Tập 3 -

lịch sử việt nam, tem thư việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Nhóm Tâm Việt Úc Châu Biên Khảo

(tái bản có sửa chữa)

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
07-2010

Gương cầu hiền của vua Quang Trung

Đến đây xin nhắc lại tấm gương cầu hiền tuyệt đẹp của vua Quang Trung. Trong đoạn nói về Đức độ vua Quang Trung, sử gia Trần Trọng Kim đã viết (Trích Việt Nam sử lược, tr. 407):

“Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng Ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài Văn học… Vua Quang Trung từ khi đem quân ra Bắc Hà, biết tiếng La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp là người hiền tài, đã mấy lần sai người mang lễ vật mời ông ra giúp, ông không nhận lễ vật và cũng từ chối không ra. Đến khi Ngài đã đăng cực, lại mấy lần cho người đến mời ông, ông có đến bái yết, và khuyên vua nên lấy nhân nghĩa mà trị dân trị nước, rồi lại xin về. Vua QT tuy không dùng được ông, nhưng bao giờ cũng tôn kính ông như bậc thầy, và việc chính trị trong nước thường theo ý nghĩa của ông đã trình bày”.

Trong kho tàng truyện Tàu ngày xưa có câu chuyện lý thú về “Kính Chiếu Yêu”, công dụng của kính như sau: “Vì lũ yêu tinh có phép biến hóa thành người, thành thiếu nữ thật xinh đẹp để mê hoặc, hoặc thành Tiên thành Phật để dối gạt dân gian mà không ai biết, nhưng nếu ta có Kính Chiếu Yêu rọi vào, chúng sẽ hoàn lại thành hình yêu tinh ngay. Có Kính Chiếu Yêu trong tay, yêu quái vô phương lừa gạt đặng ta!”

Hai nét Văn hóa đẹp trong lịch sử Việt Nam là chuyện ông Tô Hiến Thành đời nhà L ý biết chọn người xứng đáng trong việc trị nước cùng với tấm gương cầu hiền thật trong sáng của vua Quang Trung, hai điểm son trong lịch sử đó đã cung cấp cho chúng ta chất liệu cụ thể để chế tạo “Kính Chiếu Yêu” mầu nhiệm. Lấy kính chiếu rọi vào HCM, chúng ta sẽ thấy “Bác Hồ nhà ta” hiện ra là “Con Yêu” (Như “Con yêu râu xanh” của tác giả Việt Thường) không dùng đúng người giúp nước như ông Tô Hiến Thành. “Con Yêu họ Hồ tên Lin” (tên Nga) lại không có đủ đức độ dẹp bỏ lòng ganh tỵ hèn hạ để trọng dụng người hiền tài ra giúp nước như tấm gương cầu hiền của vua Quang Trung! HCM, kẻ làm chánh trị cắt xé Dân tộc để khơi nguồn cho cả một thế hệ đảng viên “sáng Đảng mà mù tình Dân tộc”, tuyệt nhiên không phải là người yêu nước thương dân, ông lại càng không phải là chính trị gia có tài kinh bang tế thế hầu làm cho nước giàu dân mạnh. HCM chỉ là chính trị gia tồi tệ. Hảy xem mối bận tâm của Chủ tịch HCM vào những ngày đầu tiên:

- 19-08-1945: cướp chánh quyền

- 02-09-1945: đọc Tuyên ngôn Độc lập bịp bợm

- 03-10-1945: ra lịnh cho Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp k ý nghị định thành lập chế độ Ủy ban Nhân dân ở tất cả các cấp xã, huyện, tỉnh, rập khuôn theo chế độ Xô viết ở Liên Xô, đúng theo nguyên tắc tổ chức của Cộng sản. Cuộc “Kách mệnh khát máu”, cuộc “Kách miệng” (có tác giả gọi như vậy), cuộc “Đảo lộn Sơn hà” long trời lở đất của HCM bắt đầu từ đấy.

Cuộc đảo lộn Sơn hà của HCM

Trong thơ văn, những cảnh tang thương biến đổi luôn gây vấn vương tâm hồn người hoài cổ: “Sông kia rày đã nên đồng. Nửa làm nhà cửa nửa trồng ngô khoai. Đêm nghe tiếng ếch bên tai. Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”.

Thi sĩ Tú Xương đã tiếc thương cảnh núi lở sông bồi ở Nam Định như vậy! Chỉ là thương nhớ lãng mạn nên thơ! Nhưng chuyện đảo lộn Sơn hà do cuộc Kách mệnh khát máu của HCM đã gây cảnh núi xương sông máu, nhà tan cửa nát, luân thường đảo lộn, văn hóa suy đồi, nhân tâm ly tán khắp cả ba miền Đất nước. Cuộc mở màn chém giết để thống trị Dân tộc được tác giả Vũ Trọng Kỳ chép lại đôi dòng như sau (Trích tác phẩm Bốn đời chạy giặc, tr.165):

Liền sau khi HCM an vị rồi, họ Hồ thay đổi hoàn toàn cơ cấu cai trị Việt Nam, đâu đâu cũng danh hiệu Ủy ban Nhân dân, đứng đầu là chủ tịch, nào chủ tịch xã, chủ tịch huyện, chủ tịch tỉnh, những tên đầu trộm đuôi cướp, anh chị đứng bến láu lỉnh, liều lĩnh, tay sai trong giờ phút Việt Minh Cộng sản vừa cướp được chánh quyền, kể cả những tên xưa nay buôn gian bán lậu, trốn thuế bị hình phạt dưới thời Pháp thuộc, nhẩy vào ghế chánh quyền Cộng sản để ăn có vài ba nơi. Chúng đưa ra một số thành phần lành mạnh, thân hào, nhân sĩ làm chủ tịch, chỉ là để che mắt. Chúng đóng vai kín đáo trong ủy ban để giật dây, vì chúng là nòng cốt Cộng sản, được nắm trọn quyền trong tay. Có quyền hành như những vua con địa phương, hơn cả cường hào ác bá thuở trước, nắm quyền sinh quyền sát dưới nhãn hiệu Ủy ban Nhân dân do HCM ủy quyền cho chúng, chúng bắt đầu trả thù những quan lại trước hết vì chúng cho rằng quan lại rất trung thành với Pháp, đặc biệt trong công tác truy lùng các nhà cách mệnh Việt Nam.

Kể làm thí dụ, tác giả Vũ Trọng Kỳ thuật chuyện Bảy Tỉnh là tên buôn gỗ lậu nổi tiếng được phong chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến miền duyên hải Cẩm Phả, nơi tác giả đang làm. Chính Vũ Trọng Kỳ cũng bị Bảy Tỉnh bắt. Nhưng may cho ông, trong lúc làm việc ở Sở Kiểm lâm, ông có chuyện bất hòa với cấp trên là người Pháp, bị giáng trật, nhưng được tiếng là chống Tây, nên ông thoát nạn.

Tác giả Nguyễn Thị Thế, người chị em gái duy nhất trong gia đình Nguyễn Tường ở Cẩm Giàng, em của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long, chị của Thạch Lam Nguyễn Tường Vinh và Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, trong quyển Hồi k ‎ý về gia đình Nguyễn Tường, ở đoạn “Việt Minh nổi dậy” đã viết (tr. 175): “Vụ lúa năm đó thì ở thôn quê Việt Minh còn trong bóng tối nổi dậy không biết bao nhiêu, những người thành tích bất hảo hoặc những giới lao động, phu kéo xe, phu vác gạo nổi lên, có một nhóm cầm đầu có súng đạn vào bắt quan Huyện trói lại. Chúng ngồi ăn rồi ném xương xuống đất bắt ăn như là chó vậy. Tác giả thú nhận rằng sự việc này cũng nghe người ta chứng kiến kể lại thôi, chứ chính mắt thì không thấy, mà làm sao thấy được. Tác giả thuật tiếp: “Còn chức Tri huyện (ý tác giả muốn nói Chủ tịch huyện) thì do họ bầu lên là thằng con ông Thu xưa làm phu vác gạo, tôi biết rõ ông ta từ khi mẹ tôi còn cân gạo.

Ở một đoạn khác, tác giả Nguyễn Thị Thế viết (tr. 140): “Đến năm Việt Minh nổi dậy (1945), mẹ tôi không dám ở nhà, lánh sang chùa Đào Xuyên. Ít tháng sau, Việt Minh bắt cả các sư ông tham gia chiến trận. Sư ông chùa Đào Xuyên bị làm chủ tịch kháng chiến nên đưa mẹ tôi qua chùa sư nữ tận bên Bối Khê.

Một đảng viên kỳ cựu của VNQDĐ là Nghiêm Kế Tổ, tác giả quyển VN máu lửa, đã tường thuật thật đầy đủ thời khởi đầu của cơn binh lửa như sau (tr.57): “Những cán bộ hạ tầng lãnh đạo hành chính địa phương, đại đa số, hoặc là các thanh niên mới lớn, hung hăng, không kinh nghiệm, không kể gì đến lễ độ, hoặc những người thô lỗ, ít học, không chuyên môn, đầy tư tưởng báo thù, vị kỷ… Các cán bộ địa phương là tay sai trung kiên nhất, dữ dội nhất… Dân chúng được mục kích luôn luôn cái cảnh bắt bớ, giam hãm đem đi khu.

Nghiêm Kế Tổ viết tiếp (tr. 58 sđd): “Thành thực mà xét, Ủy ban Nhân dân cấp huyện hoặc xã có tính cách đồ tể hơn là một tổ chức chuyên nghiệp về chính trị hoặc hành chánh. Tính chất “đồ tể” đó, Nghiêm Kế Tổ nhận xét như sau: “Hễ ai trốn trách nhiệm hội họp, ủng hộ… sẽ được gán ngay tiếng Việt gian, phản động. Hai danh từ ấy là lưỡi hái của Thần Chết chẳng nể nang ai, dù cha mẹ họ hàng thân thích, dù những người chuyên làm điều thiện, có đạo đức.

Hoàng Văn Đào, cũng là một đảng viên kỳ cựu của VNQDĐ, đã ghi trong quyển sử Việt Nam Quốc dân đảng ở mục “Khủng bố, giam cầm và thủ tiêu” như sau (tr. 240): “Chính quyền địa phương VM tự động vu cho người này là Việt gian, kẻ kia là phản động, ác bá, cường hào, bắt giam và thủ tiêu không biết bao nhiêu mà kể! Mà Ủy ban Hành chánh địa phương lúc bấy giờ hầu hết là những phần tử bất hảo nổi lên, vì tư thù cũng gán ngay cho tội là phản động, là cường hào ác bá! Tịch thu tài sản v.v…

Tác giả Nguyễn Mạnh Côn với bút danh Nguyễn Kiên Trung, một nhân chứng trung thực, trong quyển Đem tâm tình viết lịch sử, nhận xét về cách dùng người của HCM như sau (tr. 63): “Một số người khác chống Việt Minh, vì không chịu nổi cho Việt Minh đưa lên hàng trị dân, trị nước một bọn côn đồ mới bữa trước còn ăn trộm, ăn cắp, du thủ du thực. Đây phần lớn là những nhà trí thức sâu sắc, đã yên trí từ lâu rằng công việc cai trị phải được đảm nhiệm bởi những người có bảo đảm về trí tuệ cũng như về đạo đức. Thấy Việt Minh giao phó từng địa phương rộng lớn cho những người không những đã vô học lại còn mang tiếng là lưu manh, nhà trí thức lấy làm lo sợ mà so sánh tình trạng ấy với tình trạng ổn định ở các nước tân tiến. Họ thấy Việt Minh làm việc trái với lẽ phải thông thường, thì Việt Minh tự nhiên nó cũng có ngày tan rã.

Trong chương Việt Minh cướp thời cơ của quyển Lịch sử Việt Nam 1940-1975 thật đồ sộ trên 1000 trang, tác giả Trần Nhã Nguyên viết (tr. 39): “Chính phủ lâm thời của HCM tung lưới bủa vây, lùng bắt cán bộ của các đảng phái Quốc gia như Việt Cách, Việt Quốc, Duy Dân, Đại Việt, Dân Chính… Các hội hè do cán bộ Cộng sản lãnh đạo mọc lên như nấm: Thanh niên, Phụ nữ, Phụ lão Cứu quốc, Nhi đồng Cứu quốc, Tự vệ phố, Tự vệ thành, Tự vệ chiến đấu… đặt dưới sự điều động của các Ủy ban Hành chánh thành phố, tỉnh, phủ, huyện, làng… đều là những cánh tay nối dài của đảng Cộng sản. Cảnh đánh đập, tra khảo, thủ tiêu diễn ra khắp nơi đối với những ai bị chụp lên đầu Việt gian, Phản quốc, có nợ máu với nhân dân…

Ở miền Nam, một nhân chứng là cựu Thẩm phán Phạm Đình Hưng, trong quyển Cuộc chiến cô đơn, thuật chuyện xảy ra ở làng ông lúc ông 10 tuổi (Sách xuất bản năm 2007, tr. 20): “Cuộc sống êm đềm của An Phú Xã, quê tôi, đã bị cuồng phong Cách mạng Tháng tám đảo lộn và cuốn mất đi. Riêng tại An Phú Xã, ngay sau khi cướp được chánh quyền tại tỉnh Bình Dương, Việt Minh đã chặt đầu một cách dã man ông Hương Cả Phạm Văn Tuân và người em là ông Hương Hào Phạm Văn Trạc, hai nạn nhân đầu tiên của Cộng sản tại quê tôi, mặc dầu cả hai là người hiền lành, trung hậu, và giàu lòng giúp đỡ người nghèo khổ. Ông Cả Tuân lại là cha của ông Đốc học Phạm Văn Trình, người trí thức đứng đầu của An Phú Xã đã tham gia Mặt trận Việt Minh cùng một lượt với hai người chú của tôi.
Ở đoạn “Bạo lực Cách mạng”,tác giả Phạm Đình Hưng thuật tiếp (tr. 21 sđd): “Chính mắt tôi đã mục kích lần đầu tiên trong đời sự biểu diễn bạo lực của một cán bộ cao cấp Việt Minh của Tỉnh ủy Thủ Biên đến chủ tọa một buổi họp của Tân Ủy ban Nhân dân An Phú Xã (thay thế Ban Hội tề cũ) có sự tham dự của đông đảo dân làng. Giữa buổi họp trang nghiêm, Kiều Đắc Thắng đứng lên hét to và rút súng lục đang mang trong người bắn lên trời vài phát để thị uy cùng đồng bào. Chính tai tôi đã nghe Kiều Đắc Thắng ra lịnh thiêu hủy tất cả đình, chùa, trường học, chợ búa, cơ sở công cộng, và nhà tô của những người giàu có trong làng để áp dụng chiến thuật Vườn không nhà trống của Liên Xô trong Thế chiến Thứ hai.  

Ngần ấy trích đoạn của các nhân chứng đã cho ta biết cách dùng người của HCM ở các Ủy ban xã, huyện và tỉnh. Đó là những kẻ đầu trộm đuôi cướp, một bè một lứa y như Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn. Tham khảo quyển Chuyện thâm cung dưới triều đại HCM của tác giả Việt Thường, ta có thể thêm nhiều râu ria cho Bộ mặt Lãnh đạo của chánh quyền HCM. Ở bộ giao thông, Kỹ sư Trần Đăng Khoa là bộ trưởng mà phải “xin chỉ thị” của thứ trưởng Hồng Xích Tâm, ủy viên đảng đoàn xuất thân là phu xe kéo (tr. 193 sđd). Ở Ủy ban Văn hóa Đối ngoại có học giả Phạm Ngọc Thuần và bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, nhưng cả hai trí thức này đều phải “bẩm báo” với bí thư đảng đoàn Phạm Hồng, mới học xong lớp 4 bổ túc văn hóa (tr. 196 sđd). Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, đảng viên kỳ cựu, tuy là bộ trưởng Bộ Y tế nhưng bị thứ trưởng Đinh Thị Cẩn “kềm kẹp. Bà nầy là Ủy viên Dự khuyết Trung ương, kiêm bí thư đảng đoàn, trình độ văn hoá lớp 4. Bà từng là Cấp dưỡng (tức là đầu bếp riêng) của HCM (tr. 198 sđd).

Dân tộc không phải chỉ gồm bởi những cốt cán trong CCRĐ, những bần nông, hay bần cố nông, hay những công an như “thiên lôi, chỉ đâu đánh đó”. Thành phần ưu tú của Dân tộc luôn luôn là những trí thức. Nhưng với học lực lớp 7, HCM đã xây dựng một chế độ khinh thường trí thức, nếu không nói là bạc đãi. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, đại diện cho giới Trí thức ở Hà Nội, viết trong bài phê bình về CCRĐ ngày 30-10-1956 như sau: “Các anh em trí thức kháng chiến thường phàn nàn rằng đảng Lao Động thiếu tín nhiệm họ. Họ đau khổ mà nhận thấy rằng mặc dầu họ đã trải qua bao nhiêu thử thách, chịu đựng bao nhiêu hy sinh, trải qua bao nhiêu gian nguy, Đảng vẫn chưa tin được họ. Nào họ có yêu sách gì quá đáng đâu? Họ có đòi làm Bộ trưởng hay Đại sứ đâu? Không. Đại đa số các anh em trí thức nói chung không mơ ước các cương vị, công tác lộng lẫy đâu, họ vui lòng nhường chỗ cho các nhà chính trị, các đảng viên. Họ chỉ thiết tha, đòi hỏi được đem khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của họ ra phục vụ nhân dân mà thôi. Họ chỉ thiết tha mong muốn được bảo toàn danh dự trí thức của họ và cái tự do tư tưởng mà họ quan niệm là cần thiết cho nhân phẩm của người trí thức mà thôi.

Tiến sĩ Tường nhắc lại lời Đảng tuyên bố rằng “Người trí thức là vốn quí của Dân tộc”, nhưng ông mỉa mai rằng vì vốn ấy quá quí nên phải cất kỹ, giữ gìn nó trong một bán ảnh, một hoàng hôn trường cửu! Với văn phong của Tiến sĩ văn chương, Nguyễn Mạnh Tường viết “giữ gìn trong một bán ảnh, nhưng dân gian thì “nôm na huỵch toẹc”hơn, họ dùng chữ“lộng kiếng”, nên ai cũng hiểu là “trí thức bị liệng cống.

Cuộc Chiến tranh của HCM đánh Dân tộc dài 30 năm khởi đầu bằng sự đảo lộn sơn hà như thế. Sau khi Làn sóng đỏ của VC tràn ngập miền Nam, Đại tá VC Phạm Xuân Ẩn, tay điệp viên đã nằm vùng ở miền Nam hoạt động tình báo để giúp cho VC thành công, đã vỡ mộng và phàn nàn: “Tất cả các l ‎‎ý luận về giải phóng trong hai mươi, ba mươi, hay bốn mươi năm qua đã gây ra một xứ sở nghèo nàn và rách nát, lãnh đạo bởi một lũ ác độc, một bọn l ‎‎ý thuyết gia ít học và chuyên chế.

Nguồn lực sinh tồn của Dân tộc

Cuộc đảo lộn sơn hà thô bạo của Chính trị gia tồi tệ HCM đã phá nát Tổ chức xã thôn Việt Nam lưu truyền tự nghìn xưa. Đó thật là những khuôn vàng thước ngọc mà người viết xin được gọi là “Nguồn lực sinh tồn của Dân tộc”. Thành Thăng Long phải mất 10 thế kỷ mới làm nên lịch sử. Nhưng từ thật lâu gần năm ngàn năm trong thời tiền sử xa xưa, Tổ tiên của Việt tộc đã biết tổ chức xã thôn làng mạc (năm nay 2010 Tây lịch là 4889 năm trong Việt lịch). “Đất có lề, quê có thói”, và những thói tục được dân làng tuân theo để biến thành thuần phong mỹ tục của từng miền. Đến thời lập quốc, khi Đất nước có vua ở kinh đô thì xã thôn đã được tổ chức vững chắc cho nên những phong tục, tập quán, cơ cấu chính quyền xã, tín ngưỡng đã ăn sâu vào đầu óc người dân và đã trở thành như những nguyên tắc bất di bất dịch, vua cũng phải tôn trọng như câu “Phép vua thua lệ làng” dẫn giải.

Đó là sự tương nhượng rất dân chủ. Nhà vua với triều đình gồm Lục Bộ và Cơ Mật viện thì chăm lo việc quốc gia đại sự còn việc tổ chức cai trị ở xã thôn làng mạc thì do dân quê điều hành, không ai dẫm chân lên ai. Trong bài Tổ chức xã thôn Việt Nam (Nam Úc Tuần báo chuyển tải trong số 730 ngày 5-2-2010), tác giả Phạm Hy Sơn nghiên cứu cách phân quyền rất dân chủ đó và viết: “Đời Trần (Trần Thái Tông) đời Lê (Lê Thánh Tông), nhà vua muốn bổ viên chức Xã quan (hay L ‎‎ý trưởng) là người của chánh quyền về cai trị thay cho viên chức từ trước vẫn do dân chúng bầu ra đều thất bại phải bãi bỏ. Thời Pháp thuộc, chính quyền Thực dân biết làng xã là nguyên nhân chính gây trở ngại cho chính sách đồng hóa của họ nên ra Nghị định dưới danh nghĩa Cải lương Hương chính ở miền Bắc năm 1904 và ở miền Nam năm 1921 cũng đưa đến thất bại vì không được dân chúng tiếp nhận.

Sự phân quyền giữa vua ở triều đình và dân quê ở xã thôn làng mạc rất dân chủ và bền chắc như vậy nên không chính quyền nào có thể phá vỡ được. Còn trong phạm vi mỗi một làng xã là đơn vị nhỏ nhất của Đất nước cũng có sự phân quyền tương tự. Tác giả Phạm Hy Sơn viết tiếp: “Làng xã của ta từ xưa đã có cơ cấu tổ chức gần giống với cơ cấu tổ chức của các quốc gia dân chủ tân tiến ngày nay, đó là chia chính quyền thành cơ quan Lập pháp (tương đương Quốc hội) do Hội đồng Kỳ mục phụ trách (Ghi chú thêm: ở miền Nam là Ban Hội tề) và cơ quan Hành pháp (tương đương Tổng thống) do Xã trưởng đứng đầu. Thời ấy chỉ không có cơ quan Tư pháp tức Tòa án coi việc xét xử mà do vị Tiên chỉ đứng đầu Hội đồng Kỳ mục hay L ‎ý trưởng phụ trách.

Để tô điểm cho đủ hoa lá cành, cây Văn hóa do tổ tiên Việt tộc ta vun trồng trong tổ chức xã thôn lại trổ thêm quả đẹp là bản Hương ước do Hội đồng Kỳ mục thành lập (tương đương với Hiến pháp của quốc gia). Tuy bất thành văn, nhưng bản Hương ước là định chế được truyền khẩu muôn đời về quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong xã. Hội đồng Kỳ mục ở miền Bắc hay Ban Hội tề ở miền Nam gồm những người có tuổi, có tư cách được kính trọng, hoặc những người có học thức đã từng có địa vị trong xã hội (cựu quan lại) do dân chúng tín nhiệm bầu ra.

Trong bài biên khảo Một nền văn minh Ông Đồ”(Giai phẩm Xuân Chiêu Dương năm Bính T ý 1996), k ý giả Huy Quân Phan Lạc Phúc đã viết về một nét văn hóa đẹp ở xã thôn do sự góp mặt của ông đồ. Đó là một kẻ sĩ bình dân, một người lãnh đạo bình dân gần gũi của nông dân Việt Nam: “Ông đồ là người đại diện của nho lâm, là một tấm gương làm sáng cái Đức của Thánh hiền. Tại minh minh đức. Tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện. Ông cố gắng trở thành một người quân tử ở quê nhà, ông còn là một kho trí thức nhỏ ở thôn quê vì ông đồ thường kiêm luôn nghề thầy thuốc, nghề phong thủy. Có khi dân làng có gì tranh chấp, trước khi lên chốn công đường, họ đến nhờ ông đồ phân xử đã.

Đến khi Dân tộc tiếp nhận làn sóng Tân học từ phương Tây thì “ông Đồ muôn năm cũ” đó được thay thế bằng ông thầy giáo trường làng. Ký giả Huy Quân viết tiếp: “Đây là một ông đồ hiện đại, được trang bị những kiến thức mới. Đây chưa phải là những nhà thông thái, nhưng đó là hàng loạt những nhà trí thức vườn có mặt ở thôn quê làng xã giống như ông đồ ngày xưa bên cạnh nông dân. Những ông đồ kiểu mới phổ biến khắp nơi một quan niệm mới, một đời sống mới. Ông đồ này đâu phải ai xa lạ chính là các ông thầy giáo trường làng. Làng nào muốn khá mà không có trường học. Tất cả các ông thầy giáo đều đứng trong một hàng ngũ, một đảng phái (nếu có thể gọi như vậy), chung lưng đấu cật trong nhiệm vụ vừa giảng dạy vừa nêu gương. Nước mình xưa nay vẫn có khuynh hướng trọng văn, yêu người có học, kính kẻ sĩ.

Ký giả Huy Quân nhắc lại câu thành ngữ nói lên tấm lòng của bậc làm cha mẹ : “Muốn sang thì bắt cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Và đặt câu hỏi: “Có người cán bộ nào được nhân dân yêu mến sẵn trong lòng như thế hay không? Điểm đáng nói trong tổ chức mới này là người thầy giáo ngoài chuyện dạy học còn phải đứng trong hội đồng làng xã. Bất cứ quyết định nào của làng xã đều phải có ‎ý kiến của Ủy viên giáo dục này.

Tiêu thổ Kháng chiến

HCM, kẻ chủ mưu đánh Dân tộc, đã phối hợp “Tiêu thổ Kháng chiến” cùng với “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” thành sách lược Đào trốc Dân tộcTàn phá Đất nước thật tỉ mỉ ngay từ lúc ban đầu và phá hư cuộc Cách mạng Mùa thu của Dân tộc! Giống như chuyện “Chém tướng phá thành” trong chiến tranh cổ điển, HCM thành lập Ủy ban Nhân dân xã để triệt hạ Hội đồng Kỳ mục và “kho trí thức nhỏ” tức ông giáo trường làng. Thượng tầng tổ chức nhân sự của làng đã triệt hạ, kể như xong việc “Chém tướng”, ông quay sang việc “Phá thành”. Bằng chiêu bài “Tiêu thổ Kháng chiến”, ông cho đập phá hạ tầng kiến trúc tức Đình, Chùa, Nhà thờ, Miếu mạo, Chợ và Trường làng, cả đến những ngôi nhà tường tô mái ngói của dân cũng không chừa.

Về quốc nạn “Tiêu thổ Kháng chiến”, làng An Phú Xã tỉnh Thủ Biên của cựu Thẩm phán Phạm Đình Hưng tác giả quyển Cuộc chiến cô đơn là một trường hợp điển hình về việc “Chém tướng phá thành”. Theo lời thuật của tác giả thì 2 vị trong Ban Hội tề trong làng là Hương Cả Phạm Văn Tuân và em ông là Hương Hào Phạm Văn Trạc đã bị chặt đầu một cách dã man và sau đó Tỉnh ủy Kiều Đắc Thắng đã ra lịnh thiêu hủy tất cả đình, chùa, trường học, chợ búa, cơ sở công cộng, và nhà tô của những người giàu có trong làng.

Cũng ở một tỉnh miền Đông, vào thời Đệ nhất Cộng hòa, tức khoảng hơn 10 năm sau, người viết về làng cũ và gặp lại Chú Hai Tài. Đó là vị cao niên còn sót lại và trở thành niên trưởng trong làng vì vào lúc đó những vị già hơn ở bậc “Bác” như Bác Ba Quởn, Bác Mười Cao và các bác khác đã qua đời. Trong câu chuyện, người viết thắc mắc muốn biết vì sao các “Ông Làng” (tức là Ban Hội tề) hồi đó lại đốt phá đình chùa miếu chợ trường trong làng của mình như vậy, thì Chú Hai Tài “cắt nghĩa”: “Không phải đâu cháu, không ai muốn đốt phá hết! Chỉ có 4 thằng mang 4 khẩu súng ở trên quận xuống. Bốn thằng đó kêu mấy thanh niên 15, 16 tuổi trong làng đi theo tụi nó đốt phá mà thôi. Chú và mấy bác ở đây khi thấy khói bay lên, ai cũng ứa nước mắt. Còn ngôi đình, đốt không được, chúng mới lấy hai cây tầm vông nối buộc lại cho dài, rồi đứng dưới thọt lên cho ngói rớt xuống!.

Một bạn thân là anh L.T.Q., năm nay cũng gần bát tuần, thuật chuyện “Tiêu thổ Kháng chiến” ở tỉnh Gò Công ngày xưa của anh như sau: “Anh biết không, hồi đó khi nghe lịnh Tiêu thổ Kháng chiến, không ai dám cãi, nhưng không ai muốn đốt phá làng mình. Tụi nó mới sai thanh niên làng khác đến đập phá làng tôi. Thanh niên làng tôi tức giận, mới rủ nhau đi đập phá các làng khác lại. Một bạn ở tỉnh Long An thuật chuyện phá ngôi trường của làng anh như sau: “Trường làng tôi là một dãy nhà dài gồm 5 lớp. Tụi nó lấy nhiều dây dừa cột vào một bức tường rồi mấy chục đứa xúm vào kéo sập từng bức tường một. Thế là xong. Một bạn khác ở Quảng Nam bảo rằng làng anh rất nghèo: “Trường làng chỉ là ngôi nhà ọp ẹp không đáng phá, xét rằng dù quân Pháp có đến, chúng cũng không đóng bót ở đó được. Trong làng cũng không có ngôi nhà nào đáng giá. Ngôi kiến trúc đồ sộ nhất trong làng chỉ là đình làng. Rất đồ sộ! Phải là công trình đóng góp của tất cả dân làng trong nhiều đời mới thành! Chúng phá tan hoang, xong tụi con nít lượm mấy mảnh đồ sứ trang hoàng ở mái đình rớt xuống đem về nhà chơi!

Với “Tiêu thổ Kháng chiến” hay nôm na là chiến thuật “Vườn không Nhà trống”, các cán bộ Việt Minh bảo rằng “đó là chiến pháp tuyệt vời Liên Xô đã áp dụng để chống ngoại xâm. Bây giờ, ta kháng chiến chống Pháp, ta cũng phải áp dụng chiến pháp đó. Thật đúng vậy, hai lần trong lịch sử nước Nga, chiến thuật “Tiêu thổ Kháng chiến” đã giúp quân Nga chiến thắng. Lần đầu là đoàn quân nước Pháp hùng mạnh nhất Âu Châu của Hoàng đế Napoléon bị đại bại vào mùa đông 1812. Đại quân của Napoléon chiếm thành Mạc Tư Khoa dễ dàng vì thành bị bỏ ngõ và bị đốt thành bình địa do chiến thuật Tiêu thổ của quân Nga (có giả thuyết cho rằng quân Pháp đốt phá). Không có chiến y đủ ấm, lại bị quân Nga phản công mạnh, quân Pháp rút lui thảm bại và bị đánh tập hậu, gần nửa triệu hùng binh không còn đến một trăm ngàn! Lần thứ hai trong lịch sử là Đệ nhị Thế chiến, khi đoàn quân Đức Quốc Xã kéo vào Mạc Tư Khoa, thì không tìm được nơi trú ngụ, quân phục không đủ ấm, xe chuyển quân và chiến xa chế tạo không thích hợp cho mùa đông quá lạnh, cho nên đến lúc quân Nga phản công cũng đã bị thảm bại như quân Pháp ngày xưa!”

Trong hai chiến thắng của quân Nga kể trên có sự giúp sức của một “Đồng minh” rất đặc biệt là thời tiết giá lạnh, mà các sử gia xưng tụng là “Đại tướng Mùa đông”. Bây giờ xét lại lịch sử, ta biết nhiệt độ trung bình những tháng lạnh nhất ở Mạc Tư Khoa là 10.3 độ dưới số không, còn ở Việt Nam, chẳng hạn như ở Hà Nội, thì chẳng bao giờ trời lạnh đến có tuyết cả. Chúng ta làm gì có được Đồng minh Trời giúp cho là “Đại tướng Mùa đông” như Liên Xô, cho nên bắt chước theo Liên Xô, đốt phá nhà cửa để áp dụng “Tiêu thổ” trong công cuộc kháng chiến chống Pháp thật là điều thất sách! Chỉ có HCM, con vẹt Của Stalin, là Chính trị gia tồi tệ, mới nhắm mắt đi theo mà thôi!

Nhưng sự thật không phải vậy. Làm gì HCM không biết thời tiết ở Việt Nam không giá lạnh như ở Liên Xô, chúng ta nào đâu có “Đại tướng Mùa đông”, HCM biết hẳn đi chứ! Đã biết vậy, nhưng ông vẫn cứ cho áp dụng “Tiêu thổ Kháng chiến” triệt hạ các ngôi nhà lớn tường tô mái ngói với thâm ‎‎ý “đào trốc” trí phú địa hào, để san bằng giai cấp, làm cho họ “nghèo, nghèo, nghèo” ngang tầm với giai cấp công nông của ông. Sách lược “Tiêu thổ” còn là ngón nghề ma giáo được HCM xử dụng để triệt hạ các lực lượng đối kháng với ông. Khoảng cuối năm 1946, trong buổi họp để hòa giải sự xung đột giữa Việt Minh và dân quân Dân Xã đảng thuộc Hòa Hảo, ông Mai Văn Dậu, bí thư của Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, đứng lên tố cáo (Trích tiểu luận Đức Thầy còn hay mất, tác giả P.T.A.Đ., mạng quanvan.net):“Cơ quan VM điều khiển các UB Hành chánh Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ đã ngấm ngầm ra lệnh tiêu diệt tất cả nhà cửa ở các xóm theo Phật giáo Hòa Hảo, còn nhà của cán bộ CS thì tìm cách để lại. Kể làm thí dụ, ông Mai Văn Dậu nói: “Cán bộ VM áp dụng lịnh trên một cách quá dại dột nên làm cho lòng người đều uất hận vì trong một xã có trên 400 nhà mà chỉ có nhà của bọn VM là không bị phá. Anh em bên Dân Xã cương quyết chống đối! Do đó, các chi đội võ trang chống Pháp của Dân Xã phải đến giúp đỡ các đảng viên đồng đạo chống lại việc đốt phá nhà cửa của VM.

Ở giáo khu Phát Diệm, vào năm 1947, cũng xảy ra nhiều vụ xung đột giữa VMCS và quân Tự vệ của giáo khu. Trong quyển Giám Mục Lê Hữu Từ & Phát Diệm 1945–1954, hai tác giả Đoàn Độc Thư và Xuân Huy kể rằng Việt Minh đã dùng đủ mánh khoé gian dối để phá Khu An toàn Phát Diệm song vẫn thất bại. Hai vị đồng tác giả viết (tr. 188 sđd): “Sau cùng chúng đưa bộ đội khá đông về đóng ở Kim Sơn để dùng áp lực mà thi hành cho bằng được lệnh Tiêu thổ tản cư. Chúng chia nhau đóng các nhà dọc phố Thượng Kiệm, Phú Vinh, Phát Diệm, Lưu Phương bờ sông bên kia, viện cớ án ngữ phòng khi quân Pháp tấn công. Tương kế tựu kế, Đức Cha Cố vấn cũng viện cớ hợp tác chống Tây, phái lực lượng Tự vệ đóng dọc các phố bên này sông. Có sự hiện diện của đoàn quân Tự vệ, mọi người thêm can đảm và cứ ở lại không bỏ nhà. Không phá được nhà dân, VM bày ra cách phá các nhà lầu và nhà xây viện cớ rằng quân Pháp sẽ dùng làm chỗ đóng quân. Nhưng dân cương quyết giữ không cho phá và hăm dọa sẽ cho đi tàu suốt những tên nào dám đụng tới nhà của mình.

Như sự việc vừa được trình bày, chỉ có dân quân Dân Xã Đảng của Phật giáo Hòa Hảo ở vài tỉnh miền Hậu Giang và quân Tự vệ ở giáo phận Phát Diệm là lực lượng võ trang bảo vệ người dân chống trả việc VM đốt phá nhà cửa, nhưng ở các vùng khác trên toàn quốc, HCM như kẻ múa gậy vườn hoang, cứ tha hồ đập đổ đốt phá để bần cùng hóa người dân. Còn việc phá đình, phá chùa, phá nhà thờ, để dân không thờ Thần thờ Phật thờ Chúa nữa, chính là kế sách nằm trong chủ thuyết duy vật vô thần mà ông đã học được do Sư phụ Stalin truyền dạy! Bên trời Tây, Sư phụ Stalin nhìn về phương Đông thấy đất Việt khói lửa bốc lên ngất trời ắt cũng vui mừng mãn nguyện thấy người học trò HỌ HỒ TÊN LIN của ông đã thuộc bài bản!

Chuyện Đại tướng phụ trách việc đặt vòng

Đó là chuyện Đại tướng Võ Nguyên Giáp, “Người hùng Điện Biên Phủ”, người đã chiến thắng quân Pháp đưa đến việc ký Hiệp ước Genève, và đưa HCM về Bắc Bộ phủ để làm chủ miền Bắc của Đất nước từ sông Bến Hải trở ra. Về mặt quân sự, chiến thắng của Võ Nguyên Giáp bị mờ nhạt đi phần nào vì có sự trợ lực của tướng Vi Quốc Thanh và tướng Lã Quý Ba của quân đội Trung Cộng mà Đảng cố sức giấu nhẹm. Về mặt chính trị, chủ quyền Đất nước từ Nam chí Bắc lúc đó đã nằm gọn trong tay Chính phủ Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn (ngoại trừ những ATK tức An Toàn khu ở Việt Bắc do Việt Minh Cộng sản chiếm giữ). Nền độc lập và thống nhất của Đất nước đã do Quốc trưởng Bảo Đại thu hồi trọn vẹn qua đường lối ngoại giao khôn khéo và chính trị ôn hòa bằng Hiệp ước Élysée ký với Tổng thống Pháp Vincent Auriol. Theo Cao trào Giải thực cùng với Quyền Dân tộc Tự quyết đang được đề cao do Hoa Kỳ chủ xướng, Anh Quốc và Hoà Lan hưởng ứng trước nhất, nên sau Đệ nhị Thế chiến, các thuộc địa sau đây lần lượt được Độc lập: - Phi Luật Tân độc lập ngày 4-7-1946; - Ấn Độ độc lập ngày 15-8-1947; - Miến Điện độc lập ngày 4-1-1948; - Nam Dương độc lập ngày 27-12-1947; - Mã Lai độc lập ngày 27-12-1947; - Tân Gia Ba (tách ra khỏi Mã Lai) độc lập ngày 9-8-1949

Nước Pháp, tuy chậm chạp, nhưng rồi cũng hưởng ứng Cao trào Giải thực toàn thế giới. Cho nên Tổng thống Vincent Auriol đã k ý Hiệp ước với ba vị nguyên thủ Việt Miên Lào là Quốc trưởng Bảo Đại, Quốc vương Sihanouk và Hoàng thân Sisavangvong để trao trả độc lập cho ba nước Đông Dương: - Việt Nam độc lập ngày 8-3-1949; - Ai Lao độc lập ngày 20-7-1949; Cao Miên độc lập ngày 8-11-1949

Theo những điều luận giải trên, sau ngày 8-3-1949, sự hiện diện của Quân đội Pháp ở Đông Dương chỉ còn là những ngày tháng phù du, cho nên dù không có chiến thắng Điện Biên Phủ, bằng đường lối ngoại giao khôn khéo, quân Pháp rồi cũng sẽ có ngày hồi hương. Thật đúng vậy, vào thời điểm đó, các nước Anh và Hòa Lan đã trả độc lập cho thuộc địa của họ và quân đội của họ đã hồi hương từ lâu rồi! Quân đội Pháp cũng phải làm như thế mà thôi! Ví thử chúng ta tránh được chiến tranh Việt Pháp, chúng ta cũng không cần có chiến thắng Điện Biên Phủ, do đó chúng ta đâu có cần phải nhờ quân viện và quân đội Trung Cộng sang trợ lực, và nếu được như vậy, đó chính là thượng sách mang đại phúc hạnh cho Dân tộc! Giải pháp HCM đánh Pháp bằng viện trợ của Trung Quốc và bằng máu xương của Dân tộc nhất định không phải là thượng sách, trung sách, hay hạ sách gì cả. Đó không phải là Kế sách của Dân tộc. Than ôi, đó chỉ là Thất sách của HCM mà thôi!

Tuy nhiên, có trận Điện Biên Phủ thì chúng ta phải nhắc tới tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là biểu tượng huy hoàng của chiến thắng Điện Biên Phủ. “Nhất tướng công thành vạn cốt khô!” người xưa đã nói như vậy, cho nên trong chiến thắng Điện Biên Phủ có phần đóng góp và hy sinh vô cùng to lớn của Bộ đội Việt Nam. Biết bao nhiêu bộ đội đã bị thương tật và hy sinh tánh mạng trong chiến trận đó. Ở hậu phương còn có biết bao nhiêu dân công đã lao lực suốt ngày đêm để cung cấp cho tiền tuyến. Sự huy hoàng của chiến thắng đó được HCM lợi dụng. Trong Đợt Sửa sai sau cuộc CCRĐ, HCM đã mượn uy danh của Đại tướng họ Võ thay ông để thú nhận những sai lầm và xin lỗi đồng bào trong buổi mít tinh lớn tại Nhà hát Nhân dân Hà Nội ngày 29-10-1956. Vào thời điểm đó, trước sự căm hờn sôi sục của cả trăm ngàn người bị giết oan, HCM là chính phạm mà đã hèn nhát không dám ra mặt, phải nhờ Đại tướng Giáp thay mình.

Nhưng than ôi, đến cuối đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị loại ra khỏi Bộ Chính trị (năm 1982) và còn bị hạ nhục (Trích Việt sử đương đại của Giáo sư Nguyễn Ngọc Phách, tr. 209): “Ngay trước Lễ Kỷ niệm lần thứ 30 Chiến thắng Điện Biên Phủ (tức là năm 1984), Lê Đức Thọ đề nghị Chính phủ giao cho Tướng Giáp giữ Bộ Kế hoạch hóa Gia đình, tức là gánh việc cấm đẻ mà nếu cấm không xong thì phá thai – một chuyện truyền thống ta xem cực kỳ thất đức!” Than ôi! Đề cử một vị tướng lẫy lừng ngoài chiến trận vào chức vụ kiểm soát sự thao tác của vợ chồng trong phòng the tức là việc phòng ngừa sinh đẻ! Sự đề cử ấy quá ư vụng về, nếu không nói là ác ý và hạ nhục! Và đấy cũng là một cuộc đảo lộn Sơn hà nho nhỏ! Vị “Anh hùng Điện Biên Phủ” chấp nhận công tác. Nhưng dân gian thì bất bình, ghi vào bia miệng những câu vè bất nhã: “Ngày xưa Đại tướng cầm quân. Ngày nay Đại tướng cầm quần chị em!”. Câu sau đây tả chân trắng trợn và bất nhã hơn: “Ngày xưa đả viện công đồn. Ngày nay Đại tướng bịt l. cản cu!

Những câu vè không đẹp nầy có bôi tro trát trấu lên mặt vị Đại tướng hay không, xin hãy để dân gian trả lời! Nhưng khi Đảng hạ nhục Đại tướng, Đảng đã tự bôi tro trát trấu lên mặt mình, cho nên Đảng cũng không vinh quang hơn tý nào! Bây giờ, chúng ta không khỏi không thương cảm vị Đại tướng về già mà phải cảnh vắt chanh bỏ vỏ. Tuy ông không bị trù dập tệ hại như Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, nhưng ông đã đánh mất phong độ uy dũng của vì tướng và Đảng đã không dành tí ti vinh quang nào cho buổi về chiều của đời ông! Đảng đã vong ân bội nghĩa, Đảng đã cạn tàu ráo máng giống y khuôn vị Chủ tịch sáng lập ra Đảng! Thiết nghĩ, giả thử Đại tướng Võ Nguyên Giáp không may bị quân Pháp vây bắt được trong một chiến trận nào đó, hẳn nhiên trong ngục tù của Pháp, Đại tướng vẫn giữ tròn danh dự và không bị hạ nhục như các “đồng chí của ông” đã đối xử với ông! Chủ tịch HCM và Đảng đã vong ân bất kính đối với những người có công như Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đối với những bộ đội đã bị thương tật, và nhất là đối với vong linh những người đã hy sinh trong chiến trận. Còn nói chi đến việc yêu nước thương dân! Còn nói chi đến việc kinh bang tế thế làm cho nước giàu dân mạnh! Nhưng Đảng là sản phẩm của HCM và HCM suốt đời chỉ lo xây dựng Đảng và xử dụng Đảng để sát hại Dân tộc và tàn phá Đất nước. Nhìn sản phẩm, ta biết người. HCM chỉ là chính trị gia tồi tệ. 

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site