lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

Các Rủi Ro Của VN Trong Vấn Đề Biển Đông.

1, 2

Gs Nguyễn Tiến Dũng

(Đại học Toulouse III, France)

Tác giả cho rằng Việt Nam cần cố giữ chủ quyền các đảo hiện còn nắm trong khi tiếp tục đàm phán, thương lượng.

Trước hết, chữ "rủi ro" ở đây hiểu theo nghĩa rộng, gồm có những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ, những khó khăn hiện tại, và những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

Trong chiến tranh Việt Nam giữa hai miền Nam-Bắc, một số sự kiện xảy ra cho thấy phía Hà Nội đã đặt mục tiêu tiêu diệt chính quyền Sài Gòn lên cao hơn mục tiêu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, và bởi vậy đã dẫn đến những quyết định kiểu “chấp nhận tạm thiệt thòi về chuyện chủ quyền, để có viện trợ”, mà ta có thể gọi là "đổi đất lấy viện trợ."

Khi Trung Quốc ra tuyên bố về hải phận, kèm bản đồ có hình lưỡi bò trong đó, thì Hà Nội đã gửi công văn tán thành với tuyên bố của Trung Quốc.

Dù rằng về sau người ta có lý luận lại thế nào chăng nữa (ví dụ như: lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc quyền kiểm soát của Sài Gòn chứ có phải của Hà Nội đâu, nên tuyên bố đó không có giá trị về các vấn đề liên quan Hoàng Sa & Trường Sa), thì trong con mắt của nhiều người (đặc biệt là đối với toàn bộ dân Trung Quốc), Hà Nội lúc đó đã công nhận Hoàng Sa & Trường Sa là thuộc Trung Quốc.

Có thể hiểu là thời đó, Hà Nội đã “tạm nhân nhượng” chuyện Hoàng Sa & Trường Sa để lấy lòng Trung Quốc, đổi lại lấy viện trợ phục vụ cho chiến tranh. Nên về sau, khi Hà Nội lên tiếng đòi lại Hoàng Sa & Trường Sa, thì đối với Trung Quốc đó là một sự “lật lọng, ăn cháo đái bát”.

Tuy phía Việt Nam có nói thế nào chăng nữa, thì đối với phía Trung Quốc, việc tuyên truyền cho nhân dân của họ thấy sự “ăn cháo đái bát” của Việt Nam với bằng chứng là công văn của Việt Nam từ những năm 1960, là một việc quá dễ dàng.

Bởi vậy, nếu như trong chiến tranh với Pháp và với Mỹ, Việt Nam vẫn được nhiều dân Pháp và dân Mỹ ủng hộ (phản đối việc quân đội họ đánh Việt Nam), thì trong việc tranh chấp ở Biển Đông, có lẽ Việt Nam không hề được một bộ phận nào của dân Trung Quốc ủng hộ.

Hoàng Sa – chuyện đã rồi

Trung Quốc đã 'tận dụng' thời điểm chiến tranh giữa hai miền của VN và tiến chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Vào năm 1974, thế của Việt Nam Cộng Hòa đã rất yếu, Mỹ đã rút quân, nên Trung Quốc đã tranh thủ đánh chiếm Hoàng Sa. Phía Hà Nội lúc đó cũng không phản đối được gì vì vẫn đang phải dồn sức cho chiến tranh với miền Nam.

Từ đó đến nay đã gần 40 năm Hoàng Sa thuộc sự chiếm đóng của Trung Quốc, trở thành “chuyện đã rồi”. Cũng như là Ba Lan mất đất cho Liên Xô, Đức mất đất cho Ba Lan, v.v... là những “chuyện đã rồi”, đòi lại vô cùng khó.


Đối với các đảo đã bị Trung Quốc chiếm ở Trường Sa cũng vậy, vô cùng khó đòi lại. Điều may ra có thể làm được, là cố giữ các đảo ở Trường Sa đang còn giữ, không để Trung Quốc đánh chiếm nốt, và đi đến các thỏa hiệp hòa bình.

Có một rủi ro khác là thế yếu và cô lập.

So với Trung Quốc, thì Việt Nam đang yếu hơn nhiều về mọi mặt. Nói riêng về quân sự, thì chi phí hàng năm cho quân sự ở Trung Quốc đã lớn hơn toàn bộ GDP hay tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam.

Trong các xung đột có dùng vũ lực trên biển, thì Việt Nam khó thắng nổi Trung Quốc. Bởi vậy cách tốt nhất của Việt Nam là làm sao tránh được xung đột, qua ngoại giao, và qua việc có đồng minh mạnh làm đối trọng.

Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế hiện tại, Việt Nam đang ở thế rất cô lập, không có đồng minh mạnh.

Việt Nam trước kia có Liên Xô làm đồng minh, đặt các căn cứ quân sự tại Việt Nam. Nhưng bản thân Liên Xô đã khủng hoảng rồi tan rã, và nước Nga mới đã từ bỏ “giấc mơ cộng sản” trong khi Việt Nam vẫn bám lấy cộng sản, nên Nga không còn là đồng minh nữa.

Từ năm 1988, khi Trung Quốc đánh chìm tàu chiến Việt Nam ở Trường Sa, Liên Xô đã không can thiệp gì. Trong các cuộc xung đột mới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng không hề hy vọng sẽ có nước nào khác ngả về phía Việt Nam đứng ra can thiệp.

Đối với họ, Trung Quốc là một đối tác quan trọng hơn nhiều lần so với Việt Nam. Họ không dại gì đi bênh Việt Nam, nếu điều đó không mang lại lợi lộc gì cho họ.

Tuy Việt Nam có là thành viên của ASEAN, nhưng các nước ASEAN quá khác biệt về chính trị và văn hóa, và chủ yếu chỉ là một khối thương mại chứ không được thành một liên minh như là Cộng đồng châu Âu.


Và bản thân một số nước ASEAN khác cũng đang tranh chấp ở Trường Sa với Việt Nam và Trung Quốc.

1, 2

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site