lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Án Sử Núi Khấu-Mai

Lời Anh Thư Lê Thị Công-Nhân:

“….. Lê Thị Công-Nhân nhỏ bé nầy mà nhà nước và đảng cho là thành phần phản động và nguy hiểm sẽ không bao giờ đầu hàng, chịu thua hay bỏ cuộc trước bạo lực …..” 

Cuối tháng 11 năm 2007, Trung Cộng tiếp tục làm áp lực với bọn Việt gian bán nước Hà-Nội về việc cắm cột mốc tại vùng biên giới và nếu chúng ta tìm lại tài liệu củ khi Giang Trạch Dân sang Hà-Nội năm 2000 đã có nhắc Hà-Nội việc cắm lại cột mốc trên đỉnh núi (trong buổi phát thanh của đài Á-Châu Tự-Do_Radio Free Asia, lúc 9:00 giờ ngày 30 tháng 11 năm 2007 có đề cập đến vấn đề nầy).

Thế nhưng Trung Cộng đã ra lệnh cho Việt gian Hà-Nội cắm lại cột mốc tại ngọn núi nào?

Dựa theo những hình không ảnh của GoogleEarth cùng so sánh với bản đồ cuả Trung Cộng vẽ lại đường biên giới phiá Bắc biên cuả Việt-Nam và Trung Cộng trong năm 1954 (do Hồ Chí Minh giao cho Trung Cộng vẽ lại), bản đồ hành quân cuả Hoa-Kỳ trong cuộc chiến Việt-Nam 1965-1973 đã cho tôi thấy có những vùng núi của Việt-Nam nay đã nằm sâu trong lãnh thổ Trung Cộng.

Một trong những ngọn núi đó là núi Khấu-Mai mà phía Trung Cộng tìm cách chiếm cho bằng được trong thời gian cắm cột mốc cuả hoà ước Pháp Thanh năm 1887, thế nhưng Trung Cộng đã không thành công trong việc chiếm lĩnh ngọn núi nầy.       

Núi Khấu-Mai_Khấu-Mai Lĩnh trong trang 323 “Biên Giới Việt Trung 1885-2000”.
Để chúng minh điều nầy tôi xin trích những đoạn tiến trình cắm cột mốc núi Khấu-Mai trong hoà ước Pháp-Thanh năm 1887.

Trích từ trang 244, quyển “Biên Giới Việt Trung 1885-2000”.

“ Ngày 15 tháng 11.

Họp tại phủ Tổng-Lý Đại-Thần giữa ông Dumat và ông Khao-Chu, có sự hiện diện cuả thông dịch viên Tchang. Hai bên kiểm điểm sự đồng nhất của các bản đồ và danh sách các điểm do ông Thái cung cấp. Ông Dumat cho rằng đã có một khuynh-hướng ở phía Tàu làm thay đổi bản đồ, nhằm dành về phía họ những cao điểm cận biên giới.
……………
Ngày 30 tháng 11.

Các ủy viên Tàu cắm cột mốc số 15 tại núi Khấu-Mai, thuộc đất An-Nam, bất-chấp sự phản-đối của ủy-viên Pháp.”

Ngưng trích.

***** “Ông Thái” đây là Thái Hy Bân một nhân viên đại diện cho “Tổng-Lý Đại-Thần” (tương đương với bộ ngoại giao cuả Trung-Hoa, lơi dụng sự thiếu hiểu biết cuả người Pháp về biên cương, lãnh thổ cuả Việt-Nam) đi thi hành việc chiếm đất Việt-Nam. Trong giai đoạn nầy cho chúng ta thấy rõ ý đồ chiếm đất Việt-Nam cuả Trung-Hoa vì họ luôn dùng những địa danh từ miền Bắc hay những vùng xa xôi khác đề đặt tên cho những vùng người Tàu muốn chiếm đoạt rồi chép vào sử Trung-Hoa đề tạo những sai lầm, rối loạn cho người Việt-Nam khi đi tìm và đòi lại những vùng đất đã mất.
Vấn đề giá trị “Đồng Trụ” cuả Mã Viện cũng phải được xem xét lại vì theo ý người viết cột nầy không có thật mà chỉ là một ảo tưởng cuả Hán tộc đưa vào sử Tàu để chiếm đất Việt-Nam mà thôi.

Trích trang 190:

“Theo tài-liệu “Lộ-trình từ Hà-Nội qua ngã Lạng-Sơn, Quảng Tây, sông Tây-giang để đến Quảng-Châu” (năm 1837) “Itinéraire de Hanoi à Canton par Lang-Son, le Kouang-Si et la rivière Si-kiang”

….

Kế bên Qủi-Môn-Quan là đền thờ Phục-Ba (tài liệu nầy cũng phải xét lại vì Phục-Ba chính là Mã Viện, là một tên giặc Hán đi chiếm nước Việt-Nam thì không đời nào dân tộc Việt-Nam lại đi thờ), biệt danh cuả tướng Mã Viện. Viên tướng nầy đã cầm quân xâm chiếm Giao-Chỉ vào năm 41.
Đi về khoảng 2 dặm về phía Đông-Nam của đền thờ người ta sẽ gặp một ngọn núi đá. Trên đỉnh núi ấy có một trụ đồng tương-tự như trụ đồng được cắm trên đỉnh núi Phân-Mao, thuộc địa phận Khâm-Châu (Kin-tcheou), Canton (Quảng-Đông). Trụ đồng cao khoảng 10 trượng và dầy khoảng 10 phân…..

Tác giả bút-ký là ông Tsai, viết năm 1837. Ông nói rằng cách Qủi-Môn-Quan 2 dặm (khoảng 1 km) về hướng Đông-Nam có trụ đồng của Mã-Viện. Quỉ-Môn-Quan ở phía Nam Lạng-Sơn và ở khoảng giữa tỉnh nầy với phủ Lưỡng-giang.

******Xin đọc giả đọc kỹ đoạn trên nầy để suy gẩm và so sánh trên bản đồ sẽ thấy sự mâu-thuẫn của nó, tạo nên một tình trạng rối loạn suy luận, cố ý làm lầm lẫn sự xét- đoán minh mẫn cần phải có của người đọc nếu người đọc không có bản đồ trong tay hay không biết đọc bản đồ. Trong thời gian 1837 đọc bản đồ là một điều không tưởng vì thế viết tài liệu tả địa thế như thế và người viết sử Việt-Nam lại đem lời viết như thế vào sử học sẽ thấy mình như lạc vào mê hồn trận của Hán tộc và đây là âm mưu chiếm đất Việt-Nam do Hán tộc dựng nên.
   
Trang 190, phần chú thích số (20) của quyển sách có những dữ kiện đáng lưu ý về âm mưu chiếm đất nầy:
Trích:

“Tác-giả Tsai-Tin-Lang, bị đắm tàu tại vùng biển Việt-Nam; đi đến Huế và không muốn gặp lại nguy-hiểm nữa cho nên quyết-định trở về cố hương bằng đường bộ. Ông bắt đầu đi từ Huế đến Quảng-Tây và sau đó từ đây đi Canton bằng thuyền trên sông Tả-Giang. Toàn bộ bút-ký liên-hệ đến cuộc du hành nầy được đăng trọn trong bộ sách cuả “Ecole De Langues Orientales Vivantes" - Trường Sinh-Ngữ Đông Phương, quyển có tên “Recueil d’itinéraires et de voyages dans l’Asie central et dans l’Extrême Orient (E. Leroux, 1887). Sưu tập về các hành-trình và du-hành ở Trung-Á và Viễn-Đông.

Ngưng trích.  

***** Đọc kỷ phần trên chúng ta sẽ thấy cái thâm độc của người Hán. Viện lý lẽ đắm tàu và vì sợ bị đắm tàu chết đuối lần nửa nên Tsai-Tin-lang đi đường bộ từ Huế cho đến Quảng-Tây, sau cùng đi bằng thuyền trên sông Tả-giang về Canton (Quảng-Đông) để rồi chép sách nói rằng đền thờ Phục Ba tướng quân (tức tướng Hán Mã Viện) gần kề Quỉ-Môn-Quan và sau cùng là cột trụ đồng do Mã Viện dựng cách Qủi-Môn-Quan 2 dặm và Quỉ-Môn-Quan ở phiá Nam Lạng-Sơn, khoảng giữa tỉnh nầy với phủ Lưỡng-giang. Có nghiã là biên giới Trung Hoa và Việt-Nam được kể từ cột trụ đồng nầy.

Nếu không biết địa thế, không biết chuyện biên cương người dân Việt-Nam chỉ dựa vào lịch sử Tàu sẽ bị mất vùng đất Bắc tỉnh Lạng-Sơn cho Hán tộc. Chiếm đất Việt-Nam mà không mất một viên đạn một tên quân và những thủ đoạn cướp đất như thế đã kéo dài hằng ngàn năm nay qua những câu chuyện “sử tàu”. Câu chuyện như thế lại được chép và in ra bằng Pháp ngữ.
Một chứng minh nữa là hai tên “Tây-Sa và Nam-Sa” mà Trung Cộng đã đặt cho hai quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa cuả Việt-Nam đã cho thấy dã tâm đó cuả Trung Cộng.

Phía tây của nuớc Trung Cộng không có biển thì làm sao có Tây-Sa?

Phần Nam-Sa chỉ có đảo Hải-Nam mà thôi vì đảo nầy nằm về hướng Nam nuớc Trung-Hoa, tuy nhiên điều nầy cũng không đúng vì theo cổ sử Việt-Nam dưới thời đại Lĩnh-Nam do Vua Trưng-Trắc cai trị và đảo Hải-Nam thuộc về quận Nam-Hải do hải quân Đô-Đốc Trấn Quốc quản trị.

Bản đồ Lĩnh-Nam đính kèm.

bản đồ lĩnh nam

Trích từ trang 253.

“Ngày 24 tháng 5.

Trung-Úy Quérette viết rằng hai cột mốc 26 và 27 đã bị Tàu làm bể, và cắm lại phạm sâu vào lãnh thổ An-Nam nhiều cây số.
…………….

Cùng lúc, ông nêu lên vấn đề tại Khấu-Mai Lĩnh. Về phần Khấu-Mai, nguyên nhân rắc rối, ông Thái sẵn lòng dời các cột mốc chút ít và ủy-viên đi kèm với ông Dumat, sau khi kết-thúc công việc ở các cột mốc 26 và 27 sẽ đến Khấu-Mai. Vậy hiển nhiên đây là một cách từ chối khéo.”

Ngưng trích

******Người tàu cố ý làm bể hai cột mốc 26, 27 để mua thời gian dời cột mốc sâu vào lãnh thổ Việt-Nam.

Trích từ trang 254.

“Ngày 30 tháng 5.

….. Ông Taotai trả lời mọi bình nghị, kể cả những lời của các viên quan: Tôi không hiểu bản đồ, nhưng Khẩu-Mai phải thuộc về Tàu.

…. 30 tháng 5. Ông Thái nói rằng ông muốn trình việc nầy lên Tổng-Lý Nha-Môn. Núi Khấu-Mai thuộc về An-Nam sẽ là một nguy-hiểm rất lớn cho Trung-Hoa.”

Ngưng trích.

******Qua lời khẳng định người tàu Taotai và Thái Hy Bân cho thấy rõ ý đồ chiếm đất cuả Trung-Hoa.

Trích từ trang 255.

“Ông Thái trả lời : “Không còn những khó khăn nửa; qúi ông có thể cắm mốc dưới chân Khấu-Mai.”

Ngưng trích.

******* Như thế người Tàu đã thất bại về việc chiếm núi Khâu-Mai dưới thời hoà ước Pháp-Thanh 1887.

Như vậy tại sao ngọn núi Khấu-Mai hiện nay lại thuộc vào lãnh thổ Trung Cộng?

Từ khi nào?

Nguyên do từ đâu?

Để vấn đề được trình bày một cách rõ ràng, người viết xin đính kèm các bản đồ trong các thời kỳ khác nhau ngỏ hầu các đọc giả có thể so sánh.

Dưới đây là bản đồ hành quân của Hoa-Kỳ trong cuộc chiến 1965-1973.

K'ou Mao Ling

Nguồn: Nexus

Khu vực màu đỏ chính là khu vực núi Khấu-Mai mà người Trung Hoa họ gọi là K’ou-Mao ling, tên Khấu-Mai Lĩnh trong khoanh vàng.

Khoanh có màu xanh nầy là khu Đồng-Đăng hiện nay.

Khoanh có màu xanh cỏ non là khu Bằng-Tường hiện nay.

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site