lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Tổng hợp thông tin các biến động ở biển Đông-nam-Á (Hoàng Sa, Trường Sa) năm 2015

@@@

07-2015; 08-2015; 09-2015; 10-2015; 11-2015; 12-2015; 02-2016, 03-2016, 04-2016, 05-2016, 06-2016, 07-2016, 08-2016

Biển Đông : Mỹ nhập cuộc thách thức Trung cộng

Anh Vũ Đăng ngày 29-10-2015 Sửa đổi ngày 29-10-2015 16:18

Nhật báo Le Monde trở lại sự kiện Hải quân Mỹ đưa tàu tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung cộng bồi đắp trong quần đảo Trường Sa- Biển Đông. Tờ báo nhận định : « Người Mỹ thách thức Bắc Kinh trên biển Trung Hoa ( tức Biển Đông) ».

Le Monde ghi nhận sau một thời gian dài « chần chừ, do dự, chuẩn bị sân bãi, để lọt ra các thông báo ý định theo nhiều cách khác nhau, cuối cùng thì Hoa Kỳ hôm 26/10 này đã cho tàu xâm nhập vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo mà Bắc Kinh mới dựng lên trong vài tháng gần đây ».

Tờ báo nhắc lại đây là lần đâu tiên từ năm 2012 hải quân Mỹ mới vào khu vực quần đảo Trường Sa, nơi các nước như Trung cộng, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei đều đòi chủ quyền. Khu vực này trở nên nóng thực sự từ khi Trung cộng cho bồi đắp các đảo đang tranh chấp, nghiễm nhiên coi đó thuộc chủ quyền của mình.

Dựa trên lập luận bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải, Mỹ đã can dự vào cuộc cờ ở khu vực Đông Nam Á này.
Tờ báo ghi nhận sự kiện này « diễn ra vài tuần trước cuộc họp thượng đỉnh các nước ASEAN tại Malaysia và diễn đàn Hợp tác Châu Á- Thái Bình Dương APEC sẽ được tổ chức vào cuối năm với sự tham dự của Tổng thống Barack Obama. « Hoa Kỳ phải trấn an các đồng minh trong khu vực, vì chính quyền Obama đã chậm phản ứng về vụ đảo nhân tạo này ».

Tương lai nào cho đảo Đài Loan với Hoa Lục

Chuyển qua với nhật báo Les Echos, vẫn là đề tài châu Á, tờ báo nhìn về đảo Đài Loan với bài viết « khao khát của Đài Loan muốn thoát ra khỏi số phận lục địa ».

Bài viết dài điểm lại tiến trình quan hệ Đài Loan với Hoa Lục từ trước tới nay và rút ra một nhận xét : « Ba tháng trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Giêng tới, « hòn đảo nổi dậy » đang ngày càng gắn bó với Trung cộng. Vấn đề giải thoát của hòn đảo càng ngày càng chỉ là lý thuyết, trước thực tế sự xích lại gần (với Hoa lục) dường như là tất yếu ».

 http://vi.rfi.fr/chau-a/20151029-doi-quan-ao-cua-bac-kinh

***

Mỹ đưa chiến hạm tới Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền của TC

uss lassen, hong sa trường sa

Khu trục hạm USS Lassen ở Biển Đông.

Trung cộng đã giận dữ phản đối Hoa Kỳ đưa tàu khu trục USS Lassen tới áp sát các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông

Steve Herman 27.10.2015

Tàu chiến USS Lassen Loại tàu: Khu trục hạm có tên lửa dẫn đường Arleigh Burke, một trong số các khu trục hạm mạnh nhất từng được chế tạo Kích thước: dài 155 mét (509 ft) với trọng tải khoảng 9 ngàn 200 tấn Khí tài, phòng thủ: Gồm 2 máy bay trực thăm Seahawk; phi đạn Tomahawk, phi đạn chống tàu ngầm RUM-139 Asroc; sử dụng hệ thống phòng thủ Aegis Vận tốc: 30 hải lý Tên tàu: Trung tá Clyde Everett Lassen, phi công hải quân đầu tiên và chiến sĩ Hải quân thứ 5 được Huân chương Danh dự về sự can trường ở Việt Nam Thủy thủ đoàn: Khoảng 320 người Cảng nhà: Yokosuka, Nhật Bản

Nguồn: Hải quân Hoa Kỳ 

Khu trục hạm USS Lassen của Hoa Kỳ đã đi qua khu vực trong phạm vi 12 hải lý cách một bãi đá mà Trung cộng chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền, gây ra những lời phải đối nhanh chóng từ Bắc Kinh hôm nay. Sứ mạng hôm nay đã được hoàn tất mà không xảy ra sự cố nào, theo một nguồn tin quân sự của Hoa Kỳ. Trung cộng cho biết đã theo dõi và bám sát chiếc tàu USS Lassen, và cho biết đã cảnh báo tàu Mỹ phải rời khỏi hải phận Trung cộng quanh bãi đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa đang trong vòng tranh chấp.

Một giới chức quốc phòng ở Washington nói khu trục hạm này đang thực hiện “các hoạt động thường lệ ở Biển Đông theo đúng luật quốc tế,” và nêu ra rằng sự hiện diện của tàu này không có liên hệ tới “vấn đề chủ quyền các hòn đảo này”. Phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung cộng không đồng ý như vậy, và nói chiến hạm USS Lassen đã “xâm nhập bất hợp pháp” hải phận Trung cộng, và vụ việc này là “một mối đe dọa cho chủ quyền của Trung cộng.” 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Lục Khảng nói chiến hạm USS Lassen 'xâm nhập bất hợp pháp' hải phận Trung cộng

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Lục Khảng nói chiến hạm USS Lassen 'xâm nhập bất hợp pháp' hải phận Trung cộng.

Tin cho hay tàu khu trục trang bị phi đạn hướng dẫn này được hộ tống bởi máy bay trinh sát P-8A của Hải quân Hoa Kỳ và một máy bay trinh sát khác khi đến gần bãi đá Subi, mà ngoài Trung cộng, cả Đài Loan, Việt Nam và Philippines đều nhận chủ quyền. Cách đây vài tuần, các giới chức Mỹ đã cho biết Hải quân Hoa Kỳ sẽ phái một tàu đến vùng biển có tranh chấp quanh những hòn đảo ở Biển Đông, mà Trung cộng đã mở rông qua các dự án lấp đất quy mô lớn. Người ta cho rằng khoảng 200 binh sĩ Trung cộng đã được bố trí ở bãi đá Subi, chỉ nổi lên mặt nước khi thủy triều thấp. Giới chức quốc phòng Hoa Kỳ phát biểu tại Washington về vụ việc này nhấn mạnh rằng chiến hạm Lassen đang tham gia các hoạt động “tự do hàng hải (FON) thường lệ, tiến hành trên cơ sở hàng ngày ở vùng châu Á Thái Bình Dương và trên khắp thế giới.

Giới chức này tuyên bố, “Chúng tôi sẽ cho máy bay, cho tàu chạy và hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà luật quốc tế cho phép. Chương trình FON đã có từ lâu nay không nhắm vào quốc gia cụ thể nào.” Tuy nhiên, sứ mạng của Hoa Kỳ bị Trung cộng coi là một thách thức. Một bài xã luận do Tân Hoa Xã phổ biến, nói rằng: “Bắc Kinh không đòi chủ quyền quá đáng ở Biển Đông. Chủ quyền của Bắc Kinh đối với các hòn đào và bãi đá ở Biển Đông đã được ghi nhận và có giá trị trong lịch sử.

Các giới chức Hoa Kỳ tranh cãi sự kiện này cần phải hoặc học lại những bài học lịch sử đã bỏ qua, hoặc làm lơ trước các sự kiện lịch sử.” Bà Sheila Smith, giảng viên kỳ cựu về nghiên cứu Nhật Bản tại Hội đồng Đối ngoại nói, “Tôi không cho rằng sẽ có ai lấy làm bất ngờ là chuyện đó xảy ra.”

Bà Smith nói thêm rằng các nhận định mới đây của Trung cộng cho thấy “họ chưa sẵn sàng giải quyết những tranh chấp này một cách ôn hòa, mà trên thực tế, việc họ củng cố lực lượng và sự hiện diện quân sự của Trung cộng trên những hòn đảo này gợi ý rằng họ muốn có một ‘sự đã rồi” họ chỉ muốn chiếm cứ các hòn đảo đó.” Bà Smith nhận định: “Như quý vị biết quanh ven Biển Đông là những nước không có khả năng cạnh tranh với sức mạnh hải và không quân của Trung cộng.” Các chuyên gia phân tích dự báo Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục những cuộc tuần tra ở Biển Đông. 

uss lassen in southease asia sea

Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục những cuộc tuần tra ở Biển Đông. 

Bà Smith nói, “Tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ nên thoái lui, bởi vì Hoa Kỳ có “một trong những hải quân trong vùng mà các nước khác trong khu vực trông đợi, khẳng định bối cảnh và lãnh đạo...” Tại Manila, tổng thống Philippines Benigno Aquino nói “mọi sự đi lại xuyên qua vùng biển này không nên bị cản trở bởi bất kỳ thực thể cụ thể nào.” Nhật Bản, nước cung cấp cảng Yokosuda cho chiến hạm Lassen thả neo, nói sẽ tiếp tục quan ngại về các hoạt động của Trung cộng trong các vùng đất và lãnh hải có tranh chấp.

Tại Tokyo, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói “Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ về thông tin tình báo. Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Marise Payne tuyên bố Canberra cực lực ủng hộ quyền của tất cả các quốc gia “theo luật quốc tế được tự do đi lại bằng tàu bè, hoặc tự do bay, kể cả ở Biển Đông.”

http://www.voatiengviet.com/content/my-dieu-chien-ham-toi-bien-dong-thach-thuc-tuyen-bo-chu-quyen-cua-trung-quoc/3024721.html 

***

Mỹ tuần tra Biển Đông : kiên quyết, cần thiết, nhưng chưa đủ

Trọng Nghĩa Đăng ngày 27-10-2015 Sửa đổi ngày 27-10-2015 16:25

Đá Vành Khăn (Mischief Reef) ảnh chụp từ vệ tinh - REUTERS /CSIS's Asia Maritime Transparency Initiative/Digital Glo

Đá Vành Khăn (Mischief Reef) ảnh chụp từ vệ tinh - REUTERS /CSIS's Asia Maritime Transparency Initiative/Digital Glo

Sau hàng tháng trời loan báo, Washington vào sáng sớm 27/10/2015 đã thực sự khởi động chiến dịch được mệnh danh là « Vì quyền tự do hàng hải » tại vùng Biển Đông, nơi Bắc Kinh bất chấp luật quốc tế, đã cho bồi đắp 7 đảo nhân tạo nhằm áp đặt bằng sức mạnh yêu sách chủ quyền của Trung cộng. Hành động của Mỹ được cho là kiên quyết, nhưng thận trọng và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trả lời ban Việt Ngữ RFI, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông Carlyle Thayer cho rằng Mỹ cần phải kiên quyết hơn nữa.

Khi cho khu trục hạm USS Lassen khởi động chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải tại vùng Trường Sa, Hoa Kỳ trước hết đã tạm thời xóa nhòa hình ảnh « hổ giấy » thường được gán cho mình.

Thái độ kiên quyết của Mỹ đã được ông Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore nêu bật.

Tiến vào vùng 12 hải lý là một khu trục hạm có tên lửa dẫn đường chứ không phải là tàu nhỏ

Trả lời hãng tin Anh Reuters, ông giải thích : « Khi dùng đến một tàu khu trục có tên lửa dẫn đường, chứ không phải là một loại tàu nào khác nhỏ hơn… Mỹ đang gửi đi một thông điệp mạnh mẽ ». Thông điệp này, theo chuyên gia Storey, lại càng rõ ràng hơn khi mà Washington khẳng định rằng sắp tới đây sẽ có thêm nhiều chiến dịch tương tự được tiến hành.

Hành động của Mỹ tuy kiên quyết, nhưng cũng được đánh giá là rất thận trọng, không muốn khiêu khích vô ích. Điều này thể hiện rõ rệt trong việc chọn địa bàn tiến hành chiến dịch là Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn, hai bãi đá thuộc diện nửa chìm nửa nổi trước lúc được Trung cộng biến thành đảo, cho nên không thể được xem là có hải phận 12 hải lý. Đảo nhân tạo cũng không được quyền đòi có lãnh hải, do vậy Trung cộng không thể nào cấm tàu Mỹ di chuyển trong vùng 12 hải lý quanh các đảo này.

Ngoài ra, việc chọn một chiếc tàu như USS Lassen, với thủy thủ đoàn giầu kinh nghiệm cọ sát với tàu Trung cộng, cũng nhằm đảm bảo cho việc không xẩy ra sự cố đáng tiếc do tính toán sai lầm hay bộp chộp. Các yếu tố nói trên cho thấy là chiến dịch của Mỹ đã được lên kế hoạch một cách rất chuyên nghiệp, vừa giúp Mỹ gởi tín hiệu cứng rắn đến Trung cộng, vừa giảm thiểu nguy cơ xung đột.

Trễ nhưng cần thiết

Tuy vậy, nếu lồng chiến dịch này vào trong toàn cảnh Biển Đông hiện nay, một số chuyên gia đã tự hỏi rằng phải hành động của Mỹ đã được đưa ra quá muộn ? Đây chính là nhận xét của giáo sư Thayer khi trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI qua thư điện tử.

« Chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải của Mỹ vừa quá yếu, vừa quá trễ. Lẽ ra Mỹ nên hành động ngay từ năm 2014 khi rõ ràng là Trung cộng đã bắt đầu rầm rộ xây đảo nhân tạo.

Tuy nhiên, các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải của Mỹ là điều cần thiết để phản bác việc Trung cộng đòi chủ quyền từ các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp nên. Không thách thức Trung cộng tương đương với việc chấp nhận cái gọi là yêu sách pháp lý của Trung cộng ».

Đối với Giáo sư Thayer, Trung cộng có thể là sẽ không trực diện đối đầu với Mỹ trên hiện trường, nhưng sẽ khuấy động dư luận chống Mỹ, đồng thời tiếp tục củng cố cơ sở trên các đảo nhân tạo để có thể biến các nơi này thành căn cứ quân sự khi có thời cơ.

« Chiến dịch tuần tra của Mỹ sẽ không cản được Trung cộng trong việc củng cố cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo của nó. Trung cộng hoàn toàn có thời gian để quân sự hóa các đảo nhân tạo khi điều đó phù hợp với mục tiêu họ đề ra.

Trung cộng sẽ không dùng tàu Hải quân của mình để đối đầu trực tiếp với Mỹ. Trung cộng sẽ tiến hành chiến tranh thông tin và pháp lý để cố gắng ngăn không cho Mỹ tiếp tục các cuộc tuần tra. Trung cộng sẽ nhắm vào các quốc gia trong khu vực, khuấy lên nỗi lo ngại rằng Hoa Kỳ đang làm mất ổn định khu vực. »

Phải kiên quyết phá mọi hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng của Bắc Kinh

Trong bối cảnh đó, Giáo sư Thayer cho rằng Hoa Kỳ cần phải thay đổi đối sách.

« Hoa Kỳ cần phải thay đổi chủ trương lúc nào cũng tuyên bố không đứng về phe nào trong các tranh chấp lãnh thổ. Hoa Kỳ cần phải tỏ rõ lập trường bảo vệ hiện trạng ở Biển Đông, và phản đối các hành động đơn phương có hệ quả chiến lược.

Mỹ nên giúp Philippines trong việc bảo đảm cho ngư dân nước này có thể quay trở lại bãi Scarborough. Thủy quân lục chiến Mỹ nên cùng với đồng đội Philippines đến vùng Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) mà Philippines tuyên bố chủ quyền nhưng có đầy tàu bán quân sự Trung cộng. Mỹ và Philippines sau đó nên cùng thực hiện nhiệm vụ tiếp tế chung cho lính Philippines trên chiếc ​Sierra Madre mắc cạn ở đấy. »

Nói tóm lại, Giáo sư Thayer cho rằng Mỹ nên áp dụng chiến lược bắt Trung cộng phải trả giá để khôi phục nguyên trạng và chống phá mọi nỗ lực đơn phương của Trung cộng để thay đổi hiện trạng.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20151027-my-tuan-tra-bien-dong-kien-quyet-can-thiet-nhung-chua-du

***

Biển Đông: Đồng minh hoan nghênh, Bắc Kinh tức tối

Thụy My Đăng ngày 27-10-2015 Sửa đổi ngày 27-10-2015 18:41

Đá Xu Bi (Subi Reef) chụp từ vệ tinh tháng 9/2015 - REUTERS /CSIS Asia Maritime Transparency Initiative

Đá Xu Bi (Subi Reef) chụp từ vệ tinh tháng 9/2015 - REUTERS /CSIS Asia Maritime Transparency Initiative  

Trước sự kiện Mỹ cho chiến hạm USS Lassen đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh hai đảo nhân tạo bồi đắp tại Đá Xu Bi (Subi Reef) và Đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở quần đảo Trường Sa hôm nay 27/10/2015, Bắc Kinh giận dữ tố cáo đây là hành động « đe dọa chủ quyền » của Trung Quốc. Tổng thống Philippines hoan nghênh, còn Bộ Quốc phòng Úc ra thông cáo ủng hộ tự do hàng hải tại Biển Đông.  

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộngLục Khảng (Lu Kang) tuyên bố chiến hạm Mỹ đã « tiến vào một cách bất hợp pháp, không được phép của Trung cộng». Lục Khảng cho biết « các cơ quan liên quan đã giám sát, theo dõi chiến hạm này để đưa ra lời cảnh báo, theo đúng luật lệ », và chính quyền Trung cộngsẽ « kiên quyết đáp trả tất cả mọi hành động khiêu khích », « sử dụng mọi biện pháp cần thiết trong trường hợp phải cần đến ».

Ngoại trưởng Trung cộngVương Nghị (Wang Yi) bày tỏ quan ngại : « Chúng tôi khuyến cáo phía Mỹ nên cân nhắc kỹ trước khi hành động, không nên có những hành vi liều lĩnh, thiếu suy nghĩ, không gây rối loạn vô cớ ».

Ngược lại, Tổng thống Philippines Benigno Aquino sáng nay tuyên bố trước báo chí : « Tôi nghĩ rằng mọi người đều hoan nghênh một sự thăng bằng quyền lực. Một khi (chiến hạm Mỹ) tuân theo các luật lệ quốc tế, chúng tôi không thấy có vấn đề gì trong việc các tàu không có ý định thù địch đi qua. Nếu nói ủng hộ tự do hàng hải mà lại tìm cách ngăn trở các tàu bè khác, thì có vẻ không phù hợp ».

Hãng tin AFP nhắc lại, vốn luôn phản đối Bắc Kinh, trước đó ông Aquino từng nói rằng Trung cộng« gây sợ hãi cho thế giới ».

Về phía Bộ Quốc phòng Úc hôm nay ra thông cáo khẳng định : « Điều quan trọng cần phải thừa nhận là theo luật pháp quốc tế, mọi quốc gia đều có quyền tự do hàng hải và hàng không, kể cả tại Biển Đông. Úc mạnh mẽ ủng hộ các quyền này ».

Tuy cho biết : « Hiện nay Úc không tham gia các hoạt động cùng với Hoa Kỳ tại Biển Đông » nhưng « Úc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và các đối tác khác trong khu vực về an ninh hàng hải ». Thông cáo không quên nhắc nhở « gần 60% hàng xuất khẩu của Úc được vận chuyển qua Biển Đông », « Úc có các lợi ích chính đáng trong việc duy trì hòa bình và ổn định » tại vùng biển quan trọng này.

Hãng CNN cho biết chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga từ chối đưa ra lời bình luận về việc chiến hạm Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung cộngtự tiện bồi đắp tại Trường Sa, nhưng nói rằng : « Điều vô cùng quan trọng là cộng đồng quốc tế cùng ngồi lại với nhau để bảo vệ một đại dương rộng mở, tự do và yên bình ». Được biết báo Nhật Sankei Shimbun dành bản tin đặc biệt hôm nay cho vấn đề này.

Hiện nay chưa thấy có phản ứng chính thức của phía Việt Nam. Đá Xu Bi thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa bị Trung cộngchiếm từ năm 1988, và đã xây dựng một tòa nhà bốn tầng, hai trại lính, một vòm radar, một ngọn hải đăng tại đây. Còn Đá Vành Khăn thuộc cụm Bình Nguyên, bị Trung cộngkiểm soát từ năm 1995 sau khi trục xuất các ngư dân Philippines.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20151027-chien-ham-my-di-vao-vung-12-hai-ly-o-bien-dong-bac-kinh-tuc-toi-philippines-uc-hoan-

***

Tuần tra Trường Sa: Vì sao Mỹ chọn tàu Lassen và đá Xu Bi ?

Trọng Nghĩa Đăng ngày 27-10-2015 Sửa đổi ngày 27-10-2015 14:10

Tàu tuần tra USS Lassen (DDG 82) của Mỹ, trong kỳ tập trận Foal Eagle 2015 - REUTERS /U.S. Navy

Tàu tuần tra USS Lassen (DDG 82) của Mỹ, trong kỳ tập trận Foal Eagle 2015 - REUTERS /U.S. Navy 

Chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải tại Biển Đông nhằm phủ nhận yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung cộng tại Trường Sa như vậy đã được Mỹ khởi động vào sáng nay 27/10/2015. Có hai câu hỏi được đặt ra là vì sao Mỹ lại chọn khu trục hạm USS Lassen làm tiên phong, và chọn đá Xu Bi – và Vành Khăn để thị uy.

Về câu hỏi đầu tiên, Tạp chí Nhật Bản The Diplomat vào hôm nay đã cung cấp một phần câu trả lời. Trước hết là vì tàu khu trục này đang có mặt tại vùng Đông Nam Á, với một thủy thủ đoàn đã có kinh nghiệm « tương tác » với tàu Hải quân Trung cộng.

Trong một bài viết công bố trên mạng, tờ The Diplomat cho biết là chiếc USS Lassen vào tuần trước đã ghé cảng Kota Kinabalu ở Malaysia sau 4 tuần lễ tuần tra liên tục trên Biển Đông. Thủy thủ đoàn của tàu khu trục Lassen được cho là đã có kinh nghiệm « gặp gỡ » tàu Hải quân Trung cộng và áp dụng các quy định đã được ghi trong Bộ Quy tắc ứng xử Mỹ-Trung trong các trường hợp gặp nhau ngoài kế hoạch trên biển - gọi theo tiếng Anh là CUES.

Theo một bản thông cáo của chính bộ phận truyền thông của chiến hạm Lassen, nhân đợt tuần tra sau cùng tại Biển Đông, chiếc tàu đã gặp hai tàu hộ tống Trung cộng lớp Giang Khải II, và một tàu hộ tống lớp Giang Hỗ (Jianghu). Kinh nghiệm chạm trán với chiến hạm Trung cộng sẽ giúp cho chiếc Lassen tránh được các sự cố không cần thiết.

Riêng về hai mục tiêu tuần tra là Đá Xu Bi và Vành Khăn, thì đây là hai rạn san hô thuộc diện nửa chìm, nửa nổi trước lúc được Trung cộng bồi đắp thành đảo nổi, do đó theo Luật Biển Liên Hiệp Quốc, không thể đòi quyền được lãnh hải 12 hải lý.

Bên cạnh đó, trên các bãi này, Trung cộng đã cho xây dựng các cơ sở có khả năng được sử dụng vào mục tiêu quân sự, đặc biệt là phi đạo dài hơn 3 cây số trên Đá Xu Bi. Hình ảnh vệ tinh chụp Đá Xu Bi ngày 03/09 vừa qua cho thấy là phi đạo này rộng 60 mét, hiện đã dài 2.200 mét, nhưng khi các công trình nối dài được hoàn tất thì sẽ dài đến 3.300 mét.

Theo giới chuyên gia, Xu Bi có vẻ như được thiết kế để biến thành một cơ sở cho chiến đấu cơ Trung cộng hoạt động trong vùng, tương tự như hai cơ sở khác là Đá Chữ Thập ở Trường Sa và Đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa.

Khi cho tàu chiến tiến vào một đảo có khả năng trở thành căn cứ quân sự cho Bắc Kinh, thông điệp của Washington khá rõ ràng : Trung cộng nên thực hiện lời hứa của Chủ tịch Tập Cận Bình tháng 9 vừa qua tại Hoa Kỳ, theo đó họ không quân sự hóa khu vực Trường Sa.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20151027-tuan-tra-truong-sa-vi-sao-my-chon-tau-lassen-va-da-xu-bi

***

Biển Đông: Chiến hạm Mỹ áp sát Đá Xu Bi và Vành Khăn

Trọng Nghĩa Đăng ngày 27-10-2015 Sửa đổi ngày 27-10-2015 15:53

Khu trục hạm Mỹ USS Lassen trên Thái Bình Dương. Ảnh tư liệu chụp năm 2009. REUTERS/US Navy/CPO John Hageman/Handout via Reuters

Khu trục hạm Mỹ USS Lassen trên Thái Bình Dương. Ảnh tư liệu chụp năm 2009. REUTERS/US Navy/CPO John Hageman/Handout via Reuters  

Vào sáng sớm hôm nay, 27/10/2015, Hải quân Mỹ đã đưa một khu trục hạm được trang bị tên lửa dẫn đường tiến vào bên trong vùng 12 hải lý chung quanh hai hòn đảo nhân tạo vừa được Trung cộng bồi đắp ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Bắc Kinh đã lập tức tố cáo Washington là đã có hành động « khiêu khích ».

Theo hãng tin Anh Reuters, trích dẫn một quan chức quốc phòng Mỹ xin giấu tên, khu trục hạm USS Lassen đã tiến vào gần Đá Xu Bi (Subi Reef), một rạn san hô trên đó Trung cộng gần đây đã cho xây dựng một phi đạo dài, đủ cho máy bay chiến đấu lên xuống.

Một quan chức thứ hai nói thêm rằng chiến dịch tuần tra này kéo dài khoảng vài tiếng đồng hồ, và khu vực tuần tra cũng bao gồm Bãi Vành Khăn (Mischief Reef).

Quan chức này khẳng định rằng chiến dịch hôm nay chỉ là hành động đầu tiên trong loạt tuần tra « vì quyền tự do hàng hải » của Hải quân Mỹ, và trong những tuần lễ sắp tới nhiều cuộc tuần tra khác sẽ được thực hiện và cũng có thể được tiến hành quanh các tính năng Việt Nam và Philippines đã xây dựng trong vùng quần đảo Trường Sa.

Quan chức quốc phòng này nói rõ : « Đây sẽ là một hoạt động thường xuyên, chứ không phải là một sự kiện làm một lần rồi thôi... Đây không phải là một điều nhằm riêng vào Trung cộng ».

Thông tin của giới chức quốc phòng Mỹ đã được Bắc Kinh xác nhận. Trong một tuyên bố chung chung không nói rõ là sự kiện xẩy ra ở đâu, Bộ Ngoại giao Trung cộng cho biết là các « cơ quan có liên quan » đã giám sát, theo dõi và cảnh cáo chiến hạm Mỹ USS Lassen là đã xâm nhập « bất hợp pháp » vào vùng biển gần đảo của Trung cộng tại Trường Sa.

Bộ Ngoại giao Trung cộng cảnh cáo : « Trung cộng sẽ kiên quyết đáp trả hành động cố tình khiêu khích của bất kỳ nước nào… sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ vùng biển và vùng trời có liên quan, và tiến hành các bước cần thiết tiếp theo tùy theo nhu cầu ».

Tuyên bố của của Bộ Ngoại giao Trung cộng dĩ nhiên đã kêu gọi Mỹ « lập tức sửa sai và không có bất kỳ hành vi nguy hiểm hoặc khiêu khích nào đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung cộng ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20151027-bien-dong-chien-ham-my-ap-sat-da-xu-bi-trung-quoc-phan-ung-gian-du

***

« Chuỗi ngọc trai» của Trung cộng : Đe dọa thực thụ hay là tưởng tượng ?

Minh Anh Đăng ngày 21-10-2015 Sửa đổi ngày 21-10-2015 16:28

ấn độ dương, chuỗi ngọc trai

Chiến lược vành đai "chuỗi ngọc trai" của Trung cộng. Wikipedia

Năm 2004, một cố vấn quân sự tại Lầu Năm Góc đã tạo ra thuật ngữ « chuỗi ngọc trai » (string of pearls) để chỉ đến hiện tượng những căn cứ hải quân cho Trung cộng sử dụng mọc lên như nấm trên vành đai Ấn Độ Dương. Kèm theo đó là sự hiện diện ngày càng nhiều các tàu chiến của Trung cộng trong khu vực khiến Ấn Độ và nhiều nước phương Tây, nhất là Hoa Kỳ phải lo ngại cho rằng Bắc Kinh đang thực hiện chính sách bành trướng. Câu hỏi đặt ra : « Vành đai ‘chuỗi ngọc trai’ này có thật sự là một mối đe dọa hay chỉ là một sự tưởng tượng? ». Tạp chí Địa chính trị của Pháp, tờ Conflits số ra quý IV/2015 trích dẫn nhận định của nhiều chuyên gia giải đáp thắc mắc này.

Vành đai « Chuỗi ngọc trai » Trung cộng bắt đầu từ cảng biển phía đông nước này, từ khu căn cứ tàu ngầm Tam Á, tại đảo Hải Nam và vài hòn đảo nhỏ đang có tranh chấp trên Biển Đông được gia cố như Đá Chữ thập và đá Vành Khăn. Tiếp đến là một chuỗi hải cảng do Trung cộng tài trợ xây dựng hay hiện đại hóa để tạo thuận lợi cho các chiến hạm như : Sihanoukville (Cam Bốt), Kyaukpyu (bang Arakan, Miến Điện), Sittwe (Miến Điện), Chittagong (Bangladesh), Hambatota (Sri Lanka) và Gwadar (Pakistan).

Thêm vào đó còn có trạm do thám trên đảo Cocos và Port-Sudan. Trung cộng hiện cũng đang nhắm đến những cơ sơ tại Marao trên đảo Maldives, Seychelles và Lamu ở Kenya. Song song với việc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng này, Trung cộng còn gia tăng sự hiện diện của các tàu chiến. Kể từ năm 2009, hải quân nước này tham gia vào các chiến dịch chống cướp biển bằng cách duy trì trên vùng biển Oman ít nhất một tàu khu trục và một tàu chở dầu.

Chính sự bùng nổ mạnh mẽ các cơ sở hàng hải của Trung cộng trong khu vực này đã tạo ra một cảm giác Bắc Kinh đang tấn các « con chốt » của mình xung quanh vành đai Ấn Độ Dương vốn dĩ cho đến giờ vẫn do New Dehli thống lĩnh, nhưng trên nguyên tắc là do phương Tây kiểm soát.

Đương nhiên, Trung cộng vẫn khẳng định là không quân sự hóa các điểm tựa này. Điều này cũng được Bắc Kinh lặp lại trong Sách trắng Quốc phòng năm 2013. Đối với John Mackenzie, một sử gia người Anh, chúng ta cũng không bắt buộc phải tin là Trung cộng thành thật, nhưng cũng chưa có gì chứng minh là Trung cộng đang xây dựng một căn cứ tàu ngầm tại Maroa.

Bởi vì cho đến giờ cơ sở đó vẫn chưa hình thành và các chuyên gia nghi ngờ tính khả thi. Cho đến hiện nay, Trung cộng vẫn chưa có một cơ sở quân sự thật sự nào trên đại dương. Đó chẳng qua chỉ là những địa điểm nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi mậu dịch với các nước có liên quan và với vùng vịnh Ba Tư.

Eo biển Malacca : « Bài toán hóc búa » cho Trung cộng

Như vậy Trung cộng đang theo đuổi các mục tiêu gì? Ông Pierre Royer, giáo sư sử học, sĩ quan dự bị trường Hải quân quốc gia nhận định ưu tiên chiếc lược Bắc Kinh là làm sao vượt qua được « bài toán Malacca hóc búa », eo biển nằm giữa Indonesia, Malaysia và Singapore. Đây cũng là điểm trung chuyển đến 60% nguồn cung ứng dầu khí cho Trung cộng và khu vực này được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Hoa Kỳ.

Để có thể tránh được eo biển này, Bắc Kinh còn có một khả năng khác đó là sử dụng hai hành lang trên bộ: một từ Tân Cương đến Gwadar và hành lang thứ nhì là từ Vân Nam đến Sittwe. Những mắt xích trong mạng lưới "những con đường tơ lụa mới" trong dự án tại Trung Á.

Do đó, theo quan điểm của ông John Maczenkie, vành đai « chuỗi ngọc trai » làm nổi rõ nguyên tắc cẩn trọng hơn là chính sách bành trướng. Bởi một lẽ đương nhiên là do tính chất mong manh của hệ thống vành đai Trung cộng. Chí ít là tại ba quốc gia : Miến Điện, Bangladesh và Sri Lanka, ảnh hưởng của Trung cộng đang gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ Ấn Độ. Và Thủ tướng Narendra Modi cũng đã có được sự chấp thuận từ Bangladesh và Miến Điện để các tàu chiến Ấn Độ cập cảng dễ dàng tại Chittagong và Sittwe.

Một quan điểm cũng được François Godement, chuyên gia Pháp về Trung cộng đồng chia sẻ trong mục phỏng vấn của tạp chí Conflits. Theo ông, « Một khi vượt qua eo biển Malacca, Trung cộng không còn là một cường quốc chính trị quan trọng. Không chỉ riêng Hoa Kỳ, mà Ấn Độ cũng có thể cầm chân Trung cộng.  Mục đích của Bắc Kinh với vành đai « chuỗi ngọc trai » và « các hành lang » là để đảm bảo an ninh cho nguồn cung ứng và để chống lại một lệnh cấm vận có thể có từ Phương Tây. Trung cộng lúc nào lo sợ các lệnh trừng phạt kinh tế và những gì diễn ra ở Ukraina còn làm tăng thêm nỗi sợ này. »

Vấn đề ở đây là khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng trên bộ không hề cân xứng với các cơ sở trên tuyến hàng hải. Các lãnh đạo Trung cộng cũng hiểu được là những kiểu lộ trình đi vòng như thế có thể sẽ không bao giờ giải thoát họ ra khỏi « bài toán Malacca hóc búa » này, theo như nhận định của Pierre Royer.

Hơn nữa, những nghi ngờ của ông John Mackenzie nói ở trên về tính khả thi của một số « hạt ngọc » trong dự án vành đai « chuỗi ngọc trai » cũng không hẳn là không có cơ sở. Một số "hạt ngọc" thật sự vẫn chưa được đưa vào trong sơ đồ.

Và mục tiêu của chúng vẫn còn rất mù mờ: trạm do thám trên đảo Cocos nằm ngay trên lối vào eo biển Malacca và ngay giữa các quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, hay như việc dựng cơ sở nếu có thể được tại Seychelles, Maldives hay đảo Maurice (dù vẫn chưa thực hiện) hiển nhiên đang lộ rõ một bàn cờ chiến thuật, có thể cạnh tranh với các vị trí của phương Tây.

Dù sao thì New Dehli cũng không thể thờ ơ xem thường sự việc và dường như đang chuyển sang thế tấn công, xây dựng một thế trận chống vành đai « chuỗi ngọc trai » bằng cách dựa vào các căn cứ hải quân của mình tại Mumbai, Karwar, Kochi, Visakhapatnam và cảng Blair trên đảo Andanam, cũng như là trạm bắt sóng ở phía bắc Madagascar.

Hơn thế nữa, với Việt Nam, Thủ tướng Narendra Modi, cho biết rất muốn được ghé cảng Hải Phòng và Cam Ranh. Một yếu tố quan trọng khác cần phải tính đến đó là lợi thế địa hình gần Ấn Độ Dương của Ấn Độ. Cuối cùng, cũng đừng quên rằng cường quốc hải quân trên Ấn Độ Dương chính là Hoa Kỳ.

Các chuyên gia Mỹ tỏ ra rất dứt khoát. Xa địa hình, các vị trí khiêm tốn, thiếu một cơ sở quân sự thật sự, các yếu tố đó cho thấy Trung cộng hiện nay vẫn chưa có đủ phương tiện để thống lĩnh đại dương, ngoại trừ lý do chính là tiến hành một cuộc chiến thật sự. Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn còn một mối lo : đó là việc Trung cộng triển khai đội tàu ngầm trong khu vực. Trong trường hợp đó, cảng Gwadar (Pakistan) là hoàn toàn có thể thực hiện được.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20151021-tq-qs-cl-add

***

Philippines tố cáo Trung cộng muốn chiếm Biển Đông làm của riêng

Trọng Nghĩa Đăng ngày 07-10-2015 Sửa đổi ngày 07-10-2015 13:14

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario tại Liên Hiên Hiệp Quốc, ngày 02/10/2015

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario tại Liên Hiên Hiệp Quốc , ngày 02/10/2015. Reuters

Không hổ danh là người dám nói thẳng về các hành vi sai trái của Trung cộng, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vừa lên tiếng cảnh báo cộng đồng quốc tế là phải cẩn thận đối với các hành động bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông, muốn biến nơi này thành ao nhà của Trung cộng. Theo ông, các hành động này nằm trong âm mưu của Bắc Kinh nhằm thay đổi trật tự quốc tế.

Ngoại trưởng Philippines đã đưa ra những lời cảnh báo trên đây trong một bài phỏng vấn dành cho nhà báo Lally Weymouth thuộc chuyên san về ngoại giao Foreign Policy của Mỹ, nhân dịp ông đến New York tham gia khóa họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tuần trước. Bài phỏng vấn đã được chính Bộ Ngoại giao Philippines chứng thực vào hôm nay, 07/10/2015.

Theo ông del Rosario, Trung cộng rõ ràng là đang thực hiện chiến lược « bành trướng » theo hai trục kinh tế và quân sự. Ông giải thích nguyên văn như sau :

« Mục tiêu của họ (Trung cộng) là hoàn thành kế hoạch bành trướng. Hiển nhiên là họ có mục tiêu bành trướng, cả về kinh tế lẫn quân sự. Kinh tế là vì hiện đang có cạnh tranh trên thế giới để nắm giữ các tài nguyên. Quân sự là vì họ đang tìm cách thiết lập các hành lang phòng thủ ».

Đối với Ngoại trưởng Philippines, Trung cộng muốn trở thành một cường quốc hải quân, nhưng để đạt mục tiêu Bắc Kinh « cần phải có một cái hồ riêng… và Philippines cho rằng Trung cộng đã chọn Biển Đông làm hồ riêng của mình ».

Không thể cho bất kỳ một nước nào quyền chiếm hữu cả một cái biển làm của riêng

Ngoại trưởng del Rosario không ngần ngại tố cáo tính chất phi pháp trong kế hoạch bành trướng của Trung cộng, kêu gọi quốc tế là phải cẩn thận về các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông vì nếu không được ngăn chặn kịp thời, sẽ «có nguy cơ thay đổi trật tự quốc tế».

Ông del Rosario cũng tỏ ý lo ngại rằng luật rừng sẽ thống trị nếu Trung cộng trở thành một siêu cường ở Châu Á :

«Nếu các quy định của pháp luật không được tôn trọng, tình trạng hỗn loạn và vô chính phủ sẽ nẩy sinh, và sẽ là luật rừng chống pháp quyền quốc tế… Chúng ta sẽ có một khu vực nơi sức mạnh là luật lệ và sự cưỡng bức là một cơ chế giải quyết tranh chấp được chấp nhận».

Tóm lại, Ngoại trưởng Philippines khẳng định «Không thể cho bất kỳ một nước nào quyền lấy cả một cái biển làm của riêng, (thế nhưng) đây chủ yếu là những gì Trung cộng đang làm... Vì vậy, cộng đồng quốc tế phải quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Biển Đông».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20151007-philippines-to-cao-trung-quoc-muon-chiem-bien-dong-lam-cua-rieng

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site