lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Theo chân Toàn Không Đỗ Đăng Tiến

THỬ CỐ GẮNG BƯỚC VÀO CỬA THỨ NHẤT ĐỘNG THIÊU THẤT

Lời dẫn của Toàn Không Đỗ Đăng Tiến:

Rất tiếc là không được gặp anh Nhơn. Cảm ơn anh đã chúc sinh nhật bằng cửa thứ nhất Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Nhưng những câu giải của bậc trí giả nghe kêu ngân vang như chuông đồng, ầm ầm như sóng biển cả, nghe thì thấy hay thật là hay, nhưng có lẽ ngoài các bậc thức giả,không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của kinh, khiến người đọc rồi cũng như chưa đọc, nghe rồi cũng như chưa nghe, nên có mấy ai hiểu thấu thấm nhuần được lời Phật dạy?

Tiện nhân tôi học Phật chẳng tới đâu cả, cũng ráng vắn tắt diễn tả Tâm Kinh theo ý nông cạn, xin mở attachment để thẩm tra sát hạch, mong các bậc Thiện Tri Thức chỉ giáo cho, tiện nhân tôi cảm tạ vô cùng

Toàn Không

Bài tụng thứ nhất “ Bát Nhã Tâm Kinh Tụng “

1.- MA HA BÁT NHÃ
BA LA MẬT ÐA TÂM KINH
Trí huệ biển thanh tịnh
Lý mật nghĩa u thâm
Ba la qua bờ ấy
Soi đường chỉ do tâm
Nghe nhiều ngổn ngang ý
Chẳng lìa chỉ vì kim
Hoa kinh một mối đạo
Muôn kiếp thánh hiền vâng

Toàn Không diễn giảng

BÁT NHÃ: Là Trí huệ, nhưng Trí huệ nầy không phải như Trí huệ của thế gian; Trí huệ của thế gian cần phải qua sự tác ý mới dùng được, còn Bát Nhã của Tự tánh thì không cần sự tác ý.

BA LA MẬT: Nghĩa là bờ bên kia, nếu chúng ta phát huy được cái đại dụng của BÁT NHÃ thì được đạt đến bờ bên kia là chỗ tự do tự tại, không có khổ não.

TÂM: Chữ TÂM biểu tượng cả chân tâm lẫn vọng tâm, cả chánh tâm lẫn tà tâm; còn Bản Tâm tức là Tự tánh, Tự tánh là KHÔNG HAI (BẤT NHỊ); TÂM cũng tức là hư không pháp giới. Nhưng tâm của chúng ta hiện nay có muôn ngàn sai biệt, mục đích của TÂM KINH này là muốn làm cho tất cả muôn ngàn cái tâm sai biệt đều đạt đến chỗ hoàn toàn không sai biệt, hồi phục lại cái BẤT NHỊ của Tự tánh, cho nên Kinh này chỉ rõ đường lối tu hành cho chúng ta, dạy chúng ta y theo đó mà thực hành để đạt đến chỗ BẤT NHẤT BẤT NHỊ.

Bài tụng thứ 2, 3,4, 5

2. QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT

Bồ tát vượt thánh trí
Sáu xứ rốt chung đồng
Tâm không quán tự tại
Vô ngại đại thần thông
Cửa thiền vào chánh thọ
Tam muội mặc tây đông
Muời phương trải chơi khắp
Nào thấy Phật hành tung

3. HÀNH THÂM BÁT NHẢ
BA LA MẬT ÐA THỜI

Sáu năm cầu đạo lớn
Hành sâu chẳng lìa thân
Trí huệ tâm giải thoát
Ðến bờ kia tột cùng
Thánh đạo không lắng lặng
“Như ngã thị kim văn”
Phật hành ý bình đẳng
Thời đến tự siêu quần

4.- CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN
GIAI KHÔNG

Tham mến thành năm uẩn
Giả dối kết làm thân
Máu thịt liền gân cốt
Trong da một đống trần
Kẻ mê vui chấp dính
Người trí chẳng vì thân
Bốn tướng đều dứt bặt
Mới được gọi là chân

5.- ÐỘ NHẤT THIẾT KHỔ ÁCH

Vọng buộc hóa thân khổ
Nhân ngã tự tâm mê
Niết bàn đường thanh tịnh
Sao chấp được tâm y
Ấm gíới sáu trần dây
Ách nạn nghiệp theo kề
Ví rõ tâm không khổ
Sớm nghe ngộ Bồ đề

Toàn Phong diễn:

Quán Tự Tại Bồ Tát sau khi đi sâu vào trí huệ Bát Nhã, soi thấy Năm Uẩn đều không, liền qua tất cả khổ nạn; Quán Tự Tại Bồ Tát là quán sát TỰ TÁNH Tự Tại của mình hay Quán Tự Tánh Quán Âm của mình; nói cho rõ là quán TỰ TÁNH PHẬT của mình. Chữ ĐI là thực hành, chữ SÂU (Thâm) này tức là siêu việt số lượng, không phải đối với Cạn mà nói Sâu, cũng như chữ ĐẠI của Kinh Đại Bát Nhã, không phải đối với Nhỏ mà nói Lớn, mà là siêu việt số lượng, nếu có số lượng thì không gọi được là Sâu, nếu có số lượng thì không phải là Bát Nhã; khi đã soi thấu thấy Năm Uẩn đều không liền thoát khỏi tất cả khổ nạn.

Trước hết, để hiểu toàn bài Bát Nhã Tâm Kinh, chúng ta cần hiểu KHÔNG là gì, khi đã hiểu rõ chữ KHÔNG rồi thì sau đó phân tích sẽ hiểu dễ dàng hơn: Theo Hòa Thượng Thích Duy Lực giải thích chữ KHÔNG như sau: “Phật pháp nói chữ KHÔNG là để hiện ra cái Dụng tích cực của Tự Tánh, chứ không phải là cái rỗng không tiêu cực như người đời hay hiểu lầm, cũng không phải là cái không ngơ. Chữ KHÔNG nầy kỳ thực nói ra rất dễ hiểu, ví như một căn nhà, nếu không có cái KHÔNG (chổ trống) thì không ở được, một cái tủ không có cái KHÔNG thì chẳng thể để đồ được. Một cái tách nếu không có cái KHÔNG thì chẳng thể đựng nước trà được, nếu hai cái tách to bằng nhau, nhưng một cái mỏng sẽ có cái Không lớn hơn là cái tách dầy; cho nên có thể suy ra, bất cứ cái gì nếu không có cái Không thì chẳng thể dùng được.

Muốn Dùng thì phải có cái KHÔNG, cái KHÔNG đến cùng tột thì cái Dụng cũng được đến cùng tột; cái Dụng của Tự Tánh cũng như vậy, hễ KHÔNG đến đâu thì Dụng đến đó, KHÔNG đến vô cực thì Dụng đến vô cực, mà Dụng đến vô cực tức là Phật, cũng là hoàn toàn phát huy được cái Dụng của Bát Nhã, đến lúc đó cái Đại Dụng, Toàn Dụng của BÁT NHÃ cùng khắp hư không pháp giới, ánh sáng ấy chiếu đến đâu thì tất cả tai nạn khổ sở đều bị tiêu tan sạch”, do đó mới nói “CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU”.

Không này, kinh Lăng Nghiêm gọi là Không Như Lai Tạng, kinh Hoa Nghiêm gọi là Pháp Giới Tánh, Pháp Thân; kinh Viên Giác gọi là Viên Giác, cái biết thường hằng viên mãn. Kinh Lăng Già gọi là Viên thành thật Trí hay Đại viên cảnh Trí. Thiền tông gọi là Tâm, Chân Tâm, Tự Tánh, Phật Tánh, Tâm Không, Tâm Ấn; Mật tông gọi là Kim Cương Giới, thế giới bản thể, tất cả đều biểu trưng cho chữ KHÔNG.

Bài tụng 6, 7, 8 , 9

6.- XÁ LỢI TỬ

Ðạt đạo tâm là gốc
Tâm lặng lợi bao la…
Như sen nhô mặt nước
Thoắt rõ gốc đạo hòa
Luôn ở nơi tịch diệt
Trí huệ ấy ai qua
Một mình siêu ba cõi
Hết luyến cảnh Ta bà

7.- SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC

Sắc với không một giống
Chưa rõ thấy hai đàng
Hai thừa đâm phân biệt
Chấp tướng tự dối gian
Ngoài không chẳng khác sắc
Chẳng sắc mới dung khoan
Vô sanh tánh thanh tịnh
Ngộ ấy tức Niết bàn

8.- SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC

Chẳng không, không chẳng có
Chẳng sắc, sắc không hình
Sắc không về một mối
Ðất tịnh được yên lành
Chẳng không, không là diệu
Chẳng sắc, sắc phân minh
Sắc không đều chẳng tướng
Nơi đâu dựng thân mình

9.- THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC DIỆC PHỤC NHƯ THỊ

Thọ tưởng nạp muôn duyên
Hành thức rộng dung khoan
Biến kế tâm nên dứt
Bệnh “ta” chẳng tương quan
Giải thoát tâm vô ngại
Phá chấp ngộ tâm nguyên
Nên nói “cũng như vậy”
Tánh tướng chẳng hai ban

Toàn Không diễn:

Này Xá Lợi Tử, Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ tưởng hành thức cũng lại như thế.

SẮC là tất cả vật chất có hình có tướng, KHÔNG thì không phải là vật chất, hai cái khác nhau, nhưng ý của Kinh này thì nói SẮC, KHÔNG bất nhị, chẳng có khác biệt; như Kinh Hoa Nghiêm nói: "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO", Sắc là do tâm tạo, KHÔNG cũng là do tâm tạo, hai cái đều không có Tự Tánh nên nếu không chấp cái SẮC là thật thì SẮC TỨC LÀ KHÔNG, không chấp cái KHÔNG là thật thì KHÔNG TỨC LÀ SẮC; cũng là cái nghĩa không hai (bất nhị) của Tự Tánh, hai cái vốn không khác biệt chỉ vì chúng sanh có bệnh chấp thật nên mới phân biệt có SẮC có KHÔNG.

SẮC uẩn trong Ngũ uẩn như vậy thì bốn uẩn kia: THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC cũng như vậy, cho nên nói CŨNG LẠI NHƯ THẾ; không những thọ, tưởng, hành, thức như vậy, mà vũ trụ vạn vật tất cả đều phải như vậy. Thí dụ lấy “ta” mà nói thì "Ta chẳng khác không, không chẳng khác ta, ta tức là không, không tức là ta", cái nghĩa trong Kinh này cũng như “Nghĩa Ba Câu” trong Kinh Kim-Cang và cái nghĩa "Lià Bốn Câu” (Ly Tứ Cú) như sau:

Suốt phần Tôn Giả Tu Bồ Đề hỏi Phật của Kinh Kim Cang đều chẳng ngoài ý nghĩa ba câu như:

Hoặc: Bồ Tát có trang nghiêm cõi Phật, tức không phải là trang nghiêm; chỉ tạm gọi là trang nghiêm thôi.

Hoặc: Thân người to lớn như núi Tu Di thật là to lớn, nhưng không phải là thân to lớn, đó mới thực là thân to lớn.

Câu thứ nhất: Chấp thật

Câu thứ hai: Phủ định, phá, chống lại câu 1, lọt vào chấp không.

Câu thứ ba: Giả danh, tạm gọi thôi.

Câu thứ ba phá cả ba câu 1, 2, 3, vì cả ba đều là giả danh, nghĩa là bác bỏ chấp thật của câu 1, bác bỏ chấp không của câu 2, bác bỏ chấp điên đảo tưởng của câu 3, Còn áp dụng vào lià Tứ cú, thí dụ về việc khởi niệm thì:

Hễ: “Khởi niệm” thì lọt vào cú thứ nhất, "Không khởi niệm" lọt vào cú thứ hai, "Chẳng khởi niệm chẳng không khởi niệm" lọt vào cú thứ ba, "Cũng khởi niệm cũng không khởi niệm" lọt vào cú thứ tư, nên phải lìa Tứ cú.

Bài tụng thứ 10 - 14

10.- XÁ LỢI TỬ

Nói “xá” nhằm thân tướng
Nói “lợi” nhắm một tâm
Bồ tát vận trí lực
Bốn tướng chẳng đường xâm
Ðạt đạo lìa nhân chấp
Thấy tánh pháp không âm
Chư lậu đều dứt trọn
Toàn thể ấy vàng ròng

11.- THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG

Chư Phật nói không pháp
Thanh văn chấp tướng cầu
Tìm kinh kiếm lẻ đạo
Bao giờ học tâm thôi
Viên thành tướng chân thực
Chợt rõ bỏ ý tu
Thênh thanh vượt pháp giới
Tự tại hết lo âu

12.- BẤT SANH BẤT DIỆT

Lô xá thể thanh tịnh
Không tướng tự nhiên chân
Như hư không rộng khắp
Muôn kiếp vẫn trường tồn
Chẳng chung chẳng riêng rẽ
Không cựu cũng không tân
Hòa đục trong chẳng nhiễm
Ba cõi một mình tôn

13.- BẤT CẤU BẤT TỊNH

Chân như vượt ba cõi
Dơ sạch vốn không nhơ
Vì thương phưong tiện mở
Nói nhặt cùng nói thưa
Cõi không chẳng có pháp
Hiện xuống bánh xe lừa
Xưa nay không một vật
Huống hai thứ lọc lừa

14.- BẤT TĂNG BẤT GIẢM

Thể Như lai không tướng
Ðầy dẫy mười phương không
Trên “không” khôn lập “có”
Trong “có” chẳng thấy “không”
Nghe như tai gió thoảng
Xem như nguyệt trên sông
Pháp thân nào thêm bớt
Ba cõi gọi chân dung

Toàn Phong diễn:

Này Xá Lợi Tử, tướng của tất cả các pháp, nó không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt; vì thế trong tướng không nó không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp; không có nhãn thức giới cho đến ý thức giới.

Đoạn nầy dùng chữ KHÔNG để phá sạch Tri kiến chấp thật của mọi người Phàm phu chúng ta, như ở trên đã nói "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO", cũng gọi là KHÔNG TƯỚNG, cái KHÔNG TƯỚNG đó chẳng phải chỉ KHÔNG những cái có hình tướng, mà cũng KHÔNG những cái vô hình tướng. Như thấy có chẳng phải thật có, thấy chân chẳng phải thật chân là KHÔNG TƯỚNG, thấy không chẳng phải thật không, thấy giả chẳng phải thật giả, cũng là KHÔNG TƯỚNG. Nói tóm lại, không có một pháp nào chẳng phải là KHÔNG TƯỚNG, cái KHÔNG TƯỚNG nầy chẳng phải đối với có mà nói không, nó không có đối đãi, không lọt vào tứ cú; hai chữ KHÔNG TƯỚNG cũng là biệt danh của Tự Tánh vậy.

Mục đích là để phá ngũ uẩn, phá lục trần, phá lục thức, chữ KHÔNG này chẳng phải là cái vô của tuyệt diệt mà là cái Không của "không thật"; bởi vậy ở đây dùng chữ KHÔNG để phá sạch Tri kiến chấp thật của mọi người.

Không có vô minh, cũng không có hết vô minh cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết.

Câu này để phá 12 Nhân duyên, vì tất cả pháp đều là KHÔNG TƯỚNG, tức là chẳng phải thật, vô minh đã chẳng phải thật thì không có vô minh để Hết (Tận), già chết chẳng phải thật thì không có già chết để hết; nhưng trước mắt chúng ta thấy có già, có chết thì làm sao nói chẳng phải thật được? Hiện nay chúng ta thấy rõ ràng có sinh có tử, nhưng chẳng biết cái sanh tử đó là do cảm giác sai lầm của chúng ta sinh ra.

Chứng minh: Trong Kinh Viên Giác Phật có nói: Do vọng tâm của chúng ta ngày đêm hoạt động không ngừng cho nên thấy có sanh tử luân hồi, cũng như thân mình xoay không ngừng thì thấy căn nhà xoay vậy. Căn nhà xoay dụ cho sinh tử luân hồi, căn nhà ngưng xoay dụ cho Niết Bàn. Cái xoay của căn nhà là do cái xoay của thân thể sinh ra cảm giác sai lầm như thế, căn nhà ngưng xoay dĩ nhiên cũng là do cảm giác sai lầm mà ra, bởi vì căn nhà có xoay hồi nào đâu mà nói căn nhà ngưng xoay? Do vọng tâm hoạt động thấy có sanh tử luân hồi và do vọng tâm ngưng hoạt động mà hiển hiện Niết Bàn (liễu thoát sinh tử) cũng là lý lẽ nầy vậy.

Như thế chứng tỏ Thập nhị nhân duyên chẳng phải thật, mà hàng Duyên Giác chấp đó là thật, cho nên đoạn nầy dùng chữ KHÔNG để phá cái Tri kiến chấp thật của hàng Duyên Giác.

Bài tụng 15 – 19

15.- THỊ CỐ KHÔNG TRUNG

Bồ đề ngoài chẳng có
Cũng chẳng ở trung gian
Chẳng tướng, chẳng chẳng tướng
Cân nhắc mất cơ quan
Thế giới chẳng thế giới
Bốn trời sáng ba quang
Bổn lai không chướng ngại
Ðâu là chỗ chắn ngang

16.- VÔ SẮC VÔ THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC

Không sắc bổn lai không
Không thọ ý vẫn đồng
Hành thức không trong có
Có hết lại về không
Chấp có đâu thực có
Theo không lại lạc không
Sắc không tâm lìa hết
Chừng ấy mới thần thông

17.- VÔ NHÃN NHỈ TỶ THIỆT THÂN Ý

Sáu căn không tự tánh
Theo tướng đặt bày thôi
Sắc duyên theo tướng vọng
Nhân ngã lưỡi đùa chơi
Mũi dối phân mùi ngửi
Thân ý đắm tình đời
Sáu nơi tham muốn hết
Muôn kiếp chẳng luân hồi

18.- VÔ SẮC THANH HƯƠNG VỊ XÚC PHÁP

Chứng trí không thanh sắc
Hương vị xúc khác gì
Sáu trần theo vọng đấy
Tâm phàm tự dối nghi
Sanh tử thôi sanh tử
Bồ đề chứng một khi
Pháp tánh không vô trụ
Chỉ sợ ngộ chầy chầy

19.- VÔ NHÃN GIỚI NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI

Sáu thức theo vọng dậy
“Y tha” mở dối sai
Mắt tai luôn thân ý
Sơ tính được sao ai
Lưỡi mũi gây điên đảo
Tâm vương lạc hướng quay
Ðợi gì trong sáu thức
Ðốn ngộ hướng Như lai

Toàn Không diễn:

Này Xá Lợi Tử, tướng của tất cả các pháp, nó không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt; vì thế trong tướng không nó không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp; không có nhãn thức giới cho đến ý thức giới.

Đoạn nầy dùng chữ KHÔNG để phá sạch Tri kiến chấp thật của mọi người Phàm phu chúng ta, như ở trên đã nói "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO", cũng gọi là KHÔNG TƯỚNG, cái KHÔNG TƯỚNG đó chẳng phải chỉ KHÔNG những cái có hình tướng, mà cũng KHÔNG những cái vô hình tướng. Như thấy có chẳng phải thật có, thấy chân chẳng phải thật chân là KHÔNG TƯỚNG,  thấy không chẳng phải thật không, thấy giả chẳng phải thật giả, cũng là KHÔNG TƯỚNG. Nói tóm lại, không có một pháp nào chẳng phải là KHÔNG TƯỚNG, cái KHÔNG TƯỚNG nầy chẳng phải đối với có mà nói không, nó không có đối đãi, không lọt vào tứ cú; hai chữ KHÔNG TƯỚNG cũng là biệt danh của Tự Tánh vậy.

Mục đích là để phá ngũ uẩn, phá lục trần, phá lục thức, chữ KHÔNG này chẳng phải là cái vô của tuyệt diệt mà là cái Không của "không thật"; bởi vậy ở đây dùng chữ KHÔNG để phá sạch Tri kiến chấp thật của mọi người.

Bài tụng 20

20.- VÔ VÔ MINH DIỆC VÔ VÔ MINH TẬN NÃI CHÍ VÔ LÃO TỬ DIỆC VÔ LÃO TỬ TẬN

Vì mười hai duyên có
Sanh lão mới tương tùy
Thân có, vô minh đến
Hai tướng hiện liền khi
Thân hết, vô minh hết
Thọ báo hết hẹn kỳ
Rõ thân như mộng mị
Gấp gấp ngộ vô vi

Toàn Không diễn:

Không có vô minh, cũng không có hết vô minh cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết.

Câu này để phá 12 Nhân duyên, vì tất cả pháp đều là KHÔNG TƯỚNG, tức là chẳng phải thật, vô minh đã chẳng phải thật thì không có vô minh để Hết (Tận), già chết chẳng phải thật thì không có già chết để hết; nhưng trước mắt chúng ta thấy có già, có chết thì làm sao nói chẳng phải thật được? Hiện nay chúng ta thấy rõ ràng có sinh có tử, nhưng chẳng biết cái sanh tử đó là do cảm giác sai lầm của chúng ta sinh ra.

Chứng minh: Trong Kinh Viên Giác Phật có nói: Do vọng tâm của chúng ta ngày đêm hoạt động không ngừng cho nên thấy có sanh tử luân hồi, cũng như thân mình xoay không ngừng thì thấy căn nhà xoay vậy. Căn nhà xoay dụ cho sinh tử luân hồi, căn nhà ngưng xoay dụ cho Niết Bàn. Cái xoay của căn nhà là do cái xoay của thân thể sinh ra cảm giác sai lầm như thế, căn nhà ngưng xoay dĩ nhiên cũng là do cảm giác sai lầm mà ra, bởi vì căn nhà có xoay hồi nào đâu mà nói căn nhà ngưng xoay? Do vọng tâm hoạt động thấy có sanh tử luân hồi và do vọng tâm ngưng hoạt động mà hiển hiện Niết Bàn (liễu thoát sinh tử) cũng là lý lẽ nầy vậy.

Như thế chứng tỏ Thập nhị nhân duyên chẳng phải thật, mà hàng Duyên Giác chấp đó là thật, cho nên đoạn nầy dùng chữ KHÔNG để phá cái Tri kiến chấp thật của hàng Duyên Giác.

Bài tụng 21

21.- VÔ KHỔ TẬP DIỆT ÐẠO

Bốn đế hưng ba cõi
Ðốn giáo nghĩa phân mình
Khổ dứt, tập đã diệt
Ðạo thánh tự nhiên thành
Thanh văn thôi tưởng dối
Duyên giác ý an lành
Muốn biết nơi thành Phật
Trên tâm đừng trệ quanh

Toàn Không diễn:

Không có khổ, tập, diệt, đạo.

Câu nầy là phá hàng Thanh Văn, hàng Thanh Văn gọi KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO là Tứ Thánh đế, chúng ta ở trong sanh tử chịu đủ thứ Khổ, là do cái tâm tạp nhiễm tích Tập, rồi tu hành đến khi cái khổ sinh tử được diệt, nên gọi là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Như đoạn trên đã nói: sinh tử là do cảm giác sai lầm của vọng tâm hoạt động mà sinh ra, thì Khổ, Tập, Diệt, Đạo này chẳng phải là thật, cho nên ở đây lấy chữ KHÔNG để phá cái Tri kiến chấp thật của hàng Thanh Văn.

Bài tụng 22 - 29

22.- VÔ TRÍ DIỆC VÔ ÐẮC

Pháp vốn không vô hữu
Trí huệ dễ đâu lường
Hoan hỷ tâm lìa bợn
Phát sáng ngập mười phương
Có gì hơn trước mắt
Tìm đâu xa đạo trường
Chẳng động qua bờ giác
Cõi thiện huệ pháp vương (*)

23.- DĨ VÔ SỞ ÐẮC CỐ

Niết bàn có gì chứng
Chân không đặt níu quàng
Xưa nay không tướng mạo
Quyền biến dựng ba đàn
Bốn trí mở pháp dụ
Sáu độ ví ải quan
Mười địa ba thừa pháp
Hàng thánh khó luận bàn

24.- BỒ ÐỀ TÁT ÐỎA

Phật đạo thật khó thấu
Tát đỏa là phàm nhân
Chúng sanh cầu thấy tánh
Kính Phật chớ phụ tâm
Trong đời thiện trí thức
Luận pháp nói sâu nông
Ðốn ngộ tâm bình đẳng
Dứt hết hai bên lầm

25- Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA CỐ

Bát nhã trí huệ ấy
Ba la không sở y
Tâm không rộng lớn khắp
Trong ngoài thảy vô vi
Tánh “không” không đại biện
Ðạt giả có bao người
Thấy lớn sáng pháp lớn
Tán tụng biết bàn chi

26.- TÂM VÔ QUÁI NGẠI

Giải thoát tâm vô ngại
Ý tợ thái hư không
Bốn phương không một vật
Trên dưới rốt chung đồng
Tới lui tâm tự tại
Nhân pháp chẳng chung cùng
Hỏi đạo chẳng thấy vật
Thong dong thoát chậu lồng

27.- VÔ QUÁI NGẠI CỐ VÔ HỮU KHỦNG BỐ

Sanh tử tâm lo sợ
Vô vi tánh tự an
Cảnh quên tâm cũng diệt
Biển tánh lặng dung khoan
Ba thân về đất tịnh
Tám thức lìa nhân duyên
Sáu thông theo tướng thực
Quày đầu bổn lai nguyên

28.- VIỄN LY NHẤT THIẾT ÐIÊN ÐẢO MỘNG TƯỞNG

Hai bên toàn chớ lập
Ở giữa chớ lầm tu
Thấy tánh sanh tử hết
Bồ đề chẳng phải cầu
Noài thân tìm Phật thực
Ðiên đảo bỏ đi thôi
Ngồi tịnh thân vui lặng
Vô vi trái đến hồi

29.- CỨU CÁNH NIẾT BÀN

Không sanh tức cứu cánh
Thanh tịnh ấy Niết bàn
Phàm phu đừng luận thánh
Chưa đến biết chi bàn
Có học cùng không học
Trí Phật chuyển sâu huyền
Lý vô tâm cốt rõ
Ðừng chấp lặng tâm nguyên

Toàn Phong diễn:

Không có trí tuệ, không có chứng đắc, cũng không có chỗ được; Bồ Tát y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, có tâm không ngăn ngại, vì tâm không ngăn ngại nên không sợ hãi.

Câu này là phá hàng Bồ Tát tức là Đại Thừa, nếu người tu Bồ Tát chấp Trí tuệ là thật thì bệnh chấp thật vẫn còn, cho nên nói KHÔNG TRÍ TUỆ KHÔNG CHỨNG ĐẮC, ý là không có Trí huệ cho mình đắc được (VÔ SỞ ĐẮC), nếu tất cả đều Không Chứng Đắc thì tâm được không động, tâm không động là tâm thanh tịnh, tâm được thanh tịnh thì cái Dụng của Bát Nhã tự hiển lộ, Dụng của Bát Nhã hiện ra thì đạt đến bờ bên kia, cho nên Kinh nói Y THEO BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, TÂM KHÔNG NGĂN NGẠI, muốn làm cho tâm không ngăn ngại thì phải KHÔNG TRÍ TUỆ KHÔNG CHỨNG ĐẮC, nếu chấp có trí tuệ, có sở đắc thì sẽ bị cái trí tuệ cái chứng đắc ấy ngăn ngại rồi. Đã được tâm không ngăn ngại tức là tự do tự tại, thì đương nhiên KHÔNG SỢ HÃI nữa; đoạn nầy là phá sạch cái Tri kiến chấp thật của hàng Bồ Tát.

Xa lià mộng tưởng điên đảo, đạt tới cứu cánh Niết Bàn.

Hai chữ XA LÌA (VIỄN LY) cũng là để phá, mấy đoạn trước lấy chữ KHÔNG để phá, đoạn nầy muốn phá cái Tri kiến chấp Phật, nên dùng hai chữ Xa Lià để nhấn mạnh thêm; nếu chấp có cứu cánh Niết Bàn thật để chứng nhập thì cái Tri kiến chấp thật nầy tức là điên đảo mộng tưởng, cho nên đoạn nầy CỨU CÁNH NIẾT BÀN cũng phải phá cho sạch sẽ luôn.

Trong kinh này, từ Phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát cho đến Phật Thừa, chia làm năm đoạn để phá, phá tới sạch hết không còn gì để phá nữa rồi mới có tư cách thành Phật; như trong Kinh Kim Cang, phá tới phá lui nhiều lần: Phật hỏi Tôn giả Tu Bồ Đề:

- Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao, Như Lai được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng, Như Lai có nói pháp chăng?

Tu-bồ-đề thưa:

- Như con hiểu qua nghĩa Phật nói, không có pháp nhất định tên là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có pháp nhất định Như Lai có thể nói; vì cớ sao? Vì pháp Như Lai nói đều không thể chấp, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp; vì tất cả bậc Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai biệt.

Nếu thấy pháp Như Lai được Vô Thượng Chính Đẳng là thật thì cũng còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả …; vì nói thành Phật thì ai thành Phật, Ta thành phải không? Thấy có pháp thành Phật thật thì phải có người thành Phật, đó là còn ngã, còn ngã thì còn nhân, còn chúng sanh, thọ giả; nếu thế Phật là phàm phu mất rồi! Nếu cho rằng “Phật có nói pháp thật” cũng không được, phàm những gì nói ra đều là tướng hư giả; ở đây chúng ta thấy nếu phá những cấp dưới thấp thì mọi người dễ chấp nhận, còn phá luôn cả Phật thì mọi người cảm thấy rất khó chấp nhận, nên trong kinh Kim Cang mới phải phá tới nhiều lần là vậy.

Bài tụng 30 – 35

30.- TAM THẾ CHƯ PHẬT

Quá khứ lời chẳng thật
Vị lai cũng chẳng chân
Hiện tại Bồ đề tử
Không pháp gọi huyền môn
Ba thân cùng về một
Một tánh gội nhuần thân
Ðạt lý phi tam thế
Một pháp được không nhân

31.- Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA CỐ ÐẮC A NẬU ÐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ÐỀ

Trí Phật sâu không lượng
Huệ giải rộng vô biên
Vô thượng tâm chánh biến
Ánh từ ngập đại thiên
Tịch diệt tâm thiện xảo
Dựng lên vạn pháp thiền
Bồ tát nhiều phương tiện
Cứu khắp vì nhân thiên

32.- CỐ TRI BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA THỊ ÐẠI THẦN CHÚ THỊ ÐẠI MINH CHÚ

Bát nhã là thần chú
Trừ dứt năm uẩn nghi
Phiền não cũng mất trọn
Thanh tịnh tự phân ly
Bốn trí cuồn cuộn sóng
Tám thức lộ thần uy
Ðèn tâm soi pháp giới
Ðó tức là Bồ đề

33.- THỊ VÔ THƯỢNG CHÚ

Vô thượng xưng tối thắng
Bạt tế ấy quần mê
Giáo chủ ba ngàn cõi
Rộng mở nguyện từ bi
Thuận lòng chúng sanh muốn
Tùy cảnh dẫn qua mê
Người người lên bờ giác
Do mình chẳng do ai

34.- THỊ VÔ ÐẲNG ÐẲNG CHÚ

Phật đạo bao người chứng
Pháp lực chẳng gì qua
Chân không dứt mọi có
Hóa thân hiện hằng sa
Ðến vì chúng sanh khổ
Ði vì thế giới ma
Kiếp thạch thảy về hết
Mình ta lại Ta bà

35.- NĂNG TRỪ NHẤT THIẾT KHỔ CHÂN THẬT BẤT HƯ

Phật từ tâm rộng lớn
Ðời đời nguyện độ sanh
Hoằng pháp nêu lẽ thực
Khắp khuyên gấp tu hành
Quày đầu thấy thực tướng
Khổ hết thấy vô sanh
Dứt hẳn ba đường ác
Thanh thản lòng vui thành

Toàn Không diễn:

Ba đời Chư Phật y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, được đạo qủa Bồ Đề.

Câu nầy mới chính thức thành PHẬT, cứu cánh Niết Bàn của đoạn trên chưa phải thành PHẬT, phải phá luôn cứu cánh Niết Bàn, sau khi phá sạch chấp thật Tri kiến Phật rồi mới đủ tư cách thành PHẬT. Ba đời Chư Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai đều phải y theo BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA mà thực hành; phá sạch tất cả Tri kiến, không còn một pháp nào để chấp thật mới có thể đạt đến giác ngộ tối cao Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.

Nếu cứu cánh Niết Bàn ở đoạn trên đã chứng nhập rồi, ở đây còn chứng nhập thêm nữa là không đúng, cho nên cứu cánh Niết Bàn ở trên cần phải phá; đoạn sau tả cái sức Dụng do sự phá của KHÔNG mà hiển lộ ra, như thế mới được phù hợp.

32.- CỐ TRI BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA THỊ ÐẠI THẦN CHÚ THỊ ÐẠI MINH CHÚ

Bát nhã là thần chú
Trừ dứt năm uẩn nghi
Phiền não cũng mất trọn
Thanh tịnh tự phân ly
Bốn trí cuồn cuộn sóng
Tám thức lộ thần uy
Ðèn tâm soi pháp giới
Ðó tức là Bồ đề

33.- THỊ VÔ THƯỢNG CHÚ

Vô thượng xưng tối thắng
Bạt tế ấy quần mê
Giáo chủ ba ngàn cõi
Rộng mở nguyện từ bi
Thuận lòng chúng sanh muốn
Tùy cảnh dẫn qua mê
Người người lên bờ giác
Do mình chẳng do ai

34.- THỊ VÔ ÐẲNG ÐẲNG CHÚ

Phật đạo bao người chứng
Pháp lực chẳng gì qua
Chân không dứt mọi có
Hóa thân hiện hằng sa
Ðến vì chúng sanh khổ
Ði vì thế giới ma
Kiếp thạch thảy về hết
Mình ta lại Ta bà

35.- NĂNG TRỪ NHẤT THIẾT KHỔ CHÂN THẬT BẤT HƯ

Phật từ tâm rộng lớn
Ðời đời nguyện độ sanh
Hoằng pháp nêu lẽ thực
Khắp khuyên gấp tu hành
Quày đầu thấy thực tướng
Khổ hết thấy vô sanh
Dứt hẳn ba đường ác
Thanh thản lòng vui thành

Toàn Không diễn:

Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là Đại Thần Chú, là Đại Minh Chú, là Vô Thượng Chú, là Vô Đẳng Đẳng Chú, trừ hết thảy khổ nạn không hư dối.

Câu này diễn tả cái Dụng của Bát Nhã, ở đây Thần chú chia làm bốn cấp, tùy theo sự phá KHÔNG của từng trình độ cao thấp mà hiện ra cái Dụng lớn nhỏ, phá trống được bao nhiêu thì cái Dụng hiện ra được bấy nhiêu. Bốn cấp Thần chú là đại diện cho sức Dụng bằng ĐẠI THẦN CHÚ, phá được Tri kiến hàng Thanh Văn rồi thì hiện ra cái sức Dụng bằng ĐẠI MINH CHÚ, phá được Tri kiến của Bồ Tát rồi thì hiện ra cái sức Dụng bằng VÔ THƯỢNG CHÚ, phá sạch được Tri kiến Phật rồi thì hiện ra cái sức Dụng bằng VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ. Đến đây đã phá tới chỗ không còn gì để phá nữa, sức Dụng của Bát Nhã đã đạt được đến Cứu cánh, không có gì có thể bằng được, nên gọi là không còn bậc nào cao hơn nữa (VÔ ĐẲNG ĐẲNG); cuối cùng trừ hết thảy khổ nạn không hư dối, đến đây là đạt được đến chỗ tự do tự tại rồi.

Bài tụng 36 - 37

36.- CỐ THUYẾT BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA CHÚ

Nên nói lý chân như
Chưa ngộ gấp tâm hồi
Sáu giặc thôi gieo ác
Thùng sơn đáy lủng rồi
Thần chú trừ ba độc
Hoa tâm nẩy năm chồi
Trái chín căn nguồn dứt
Bước bước thấy Như lai

37.- TỨC THUYẾT CHÚ VIẾT: YẾT ÐẾ, YẾT ÐẾ, BA LA YẾT ÐẾ, BA LA TĂNG YẾT ÐẾ BỒ ÐỀ TÁT BÀ HA

Yết đế giềng mối đạo
Ðưa duyên phướn lên đường
Như lai tối tôn thắng
Phàm tâm biết đâu lường
Không bên cũng không giữa
Dài ngắn cũng không luôn
Bát nhã Ba la mật
Suốt kim cổ hằng thường

Toàn Không diễn:

Cho nên nói ra lời Chú Bát Nhã Ba La Mật Đa, Chú ấy rằng: “Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát Bà ha; Ma ha Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Sau chót nói đến chú Bát nhã Ba La Mật Đa, Thần chú là đại diện mệnh lệnh hoặc sức Dụng tự động của Tự Tánh, cho nên không cần giải nghĩa.

Tóm lại Bát-nhã Tâm Kinh nói: "Y theo Bát-nhã này, người nào muốn thành Tu Đà Hoàn phải phá hết chấp thật của sắc và không, Cách tu là: Phá hết sạch chấp thật của Sáu Căn: Mắt Tai Mũi Lưỡi Thân ý, Sáu Trần: Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp, và Sáu Thức: Nhãn Nhĩ Tỵ Thiệt Thân Ý Thức. Như Mắt-Sắc-Nhãn Thức chẳng khác Không, Mắt-Sắc-Nhãn Thức là Không, Tai-Thanh-Nhĩ Thức chẳng khác Không, Tai-Thanh-Nhĩ Thức là Không v.v…, cho đến Ý-Pháp-Ý Thức chẳng khác Không, Ý-Pháp-Ý Thức là Không. Tất cả đều chẳng khác Không, đều là Không rồi thì tâm được không động, tâm không động là tâm thanh tịnh, tâm được thanh tịnh thì cái Dụng của Bát Nhã tự hiển lộ theo kết qủa tu hành của mình mà sẽ đắc quả Tu Đà Hoàn.

Muốn thành A-la-hán phải phá chấp thật hết sạch Ngũ Uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; phải phá chấp thật khổ, tập, diệt, đạo. Nghĩa là hành giả tu quán thấy sắc dù đẹp dù xấu, dù to dù nhỏ, dù cứng dù mềm v.v… đều chẳng khác không, đều là không; thấy thọ vui buồn, thọ khổ sướng đều chẳng khác không, đều là không; thấy tưởng nhớ hình nọ ảnh kia, nhớ tới danh nọ địa vị kia đều chẳng khác không, đều là không; thấy hành suy nghĩ khởi làm cái này, tính toán làm cái kia đều chẳng khác không, đều là không; thấy thức phân biệt so sánh đủ thứ điên đảo chẳng khác không, đều là không.

Hành giả còn phải tu quán thấy Khổ chẳng khác không, Khổ là không; quán thấy Tập sinh ra Khổ chẳng khác không, Tập sinh ra Khổ là không; quán thấy Diệt Khổ chẳng khác không, Diệt Khổ là không; quán thấy Đạo qủa của Khổ chẳng khác không, Đạo qủa của Khổ là không. Khi đã phá sạch hết chấp thật của Năm Uẩn và khi quán thấy hết sạch tất cả chấp thật Khổ Tập Diệt Đạo thì tâm được không động, tâm không động là tâm thanh tịnh, tâm được thanh tịnh thì cái Dụng của Bát Nhã tự hiển lộ theo kết qủa tu hành của mình mà đắc quả A-la-hán.

Muốn thành Bích Chi Phật phải phá chấp thật 12 Nhân duyên, nghĩa là tu quán thấy Vô minh ngu si chẳng khác không, Vô minh si mê là không; quán Hành từ suy nghĩ nói năng hành động chẳng khác không, Hành động tạo tác là không; tu quán Thức từ Nhãn thức, Nhĩ Thức, Tỵ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt Na thức và A Lại Đa thức chẳng khác không, là không, tu quán cho đến Danh Sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Già chết đều chẳng khác không, đều là không. Khi quán thấy hết sạch tất cả chấp thật về 12 Nhân Duyên như thế rồi thì tâm được không động, tâm không động là tâm thanh tịnh, tâm được thanh tịnh thì cái Dụng của Bát Nhã tự hiển lộ theo kết qủa tu hành của mình mà thành Bích Chi Phật.

Muốn thành Bồ-tát phải phá chấp thật Trí tuệ, phá chấp thật có Chứng đắc; nghĩa là tu quán thấy Trí tuệ chẳng khác không, Trí tuệ là không; quán thấy Chứng đắc chẳng khác không, Chứng đắc là không. Khi quán thấy phá hết sạch chấp thật Trí tuệ và tất cả đều không sở đắc thì tâm được không động, tâm không động là tâm thanh tịnh, tâm được thanh tịnh thì cái Dụng của Bát Nhã tự hiển lộ theo kết qủa tu hành của mình mà thành Bồ-tát.

Muốn thành Phật phải y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, hành giả phải phá chấp thật tất cả những gì phải phá từ phàm phu, Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát, cho đến phá chấp thật luôn Cứu cánh Niết Bàn tức là phá chấp Tri Kiến Phật là thật; nghĩa là tu quán thấy Niết Bàn chẳng khác không, Niết Bàn là không thì tâm được không động, tâm không động là tâm thanh tịnh, tâm được thanh tịnh thì cái Dụng của Bát Nhã tự hiển lộ cùng khắp, Dụng của Bát Nhã hiện ra thì đạt đến bờ bên kia, được đạo qủa Bồ Đề thành Phật".
Tất cả đều nhờ Bát-nhã, như thế Bát-nhã Tâm Kinh bao gồm hết thảy Phật Pháp, tùy người hành trì được nhiều hay ít mà được đạo qủa tương ưng.

*

* *

LỜI NGƯỜI TỔNG HỢP

Đầu năm 1990, nhận được giấy thông hành xuất cảnh theo chương trình Ra Đi Trong Vòng Trật Tự dành cho tù thả ( Orderly Departure Program for Released Detainees ), tục gọi HO. Lòng mừng khấp khởi, nhưng đến khi khám sức khỏe để nhận visa ra đi thì bị chận lại để điều trị bệnh lao phổi!

Thân cao thước bảy, nặng 40 ký gầy nhom như cây tre miểu, lại thêm trái tim lắt lẻo, cheo leo, tâm thần hoảng hốt. Ngày ngày ngồi xe đò qua xe lam từ Biên Hòa về Sài gòn, vô bệnh viện “ 30 tháng tư”, chợ An Đông uống một bụm thuốc trị lao cực mạnh hầu như cơ thể bất kham!

Trong tình cảnh ấy, tôi lục tìm quyển “ Thiếu Thất Lục Môn “ bị mối mọt ăn lỗ chỗ, nắn nót chép bài “ Cửa Thứ Nhất: Tâm Kinh Tụng “ ra trang giấy mỏng, trên xe lẩm nhẩm tụng đọc. Mình đọc, mình nghe, lảng đãng như hiểu như không hiểu chỉ thấy lòng êm ả qua thời gian.

Nay thấy bạn Toàn Không của tôi nhắc rằng: “ … nhưng có lẽ ngoài các bậc thức giả, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của kinh, khiến người đọc rồi cũng như chưa đọc, nghe rồi cũng như chưa nghe, nên có mấy ai hiểu thấu thấm nhuần được lời Phật dạy?” nên nhớ lại chuyện xưa thử cố gắng phối hơp hai cách diễn giảng, một của bậc tổ ngày xưa, một của học giả ngày nay để may ra lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu giúp đọc giả sơ cơ trong việc học kinh Phật.

Phật pháp cao thâm, mấy ai thấu đáo
Chắp tay lễ Phật vậy là xong

“ Không sanh cũng không diệt
Không thị cũng không phi
Không thường cũng không đoạn
Không đến cũng không đi
Con cúi đầu đãnh lễ
Như Lai Tối Tôn Thắng “

Nguyễn Nhơn


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site