lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Anh Ba Cà Mâu đi về đâu?

Trích: “ Chiều 24/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011- 2016 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng nghiêm túc nhìn nhận 7 hạn chế, yếu kém trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Một là việc quán triệt, thể chế hóa và ban hành các kế hoạch, chương trình hành động để triển khai thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, thi hành Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của Quốc hội trong một số lĩnh vực và ở một số bộ, ngành, địa phương còn lúng túng.

Khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách trong một số lĩnh vực còn chậm được hoàn thiện. Việc thực thi pháp luật có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả.

Hai là, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong một số trường hợp tính khả thi chưa cao. Tiến độ xây dựng một số dự án luật, pháp lệnh còn chậm, chất lượng thẩm định còn thiếu tính bao quát, khả thi.

Công tác phối hợp trong nghiên cứu, xây dựng luật, pháp lệnh chưa thật chặt chẽ. Giám sát, phản biện xã hội hiệu quả chưa cao.

Ba là công tác chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội trong một số lĩnh vực còn những hạn chế, yếu kém và gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Ở hạn chế này, báo cáo nói rõ thêm, khả năng nắm bắt, xử lý thông tin, năng lực phân tích, dự báo còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư và các chính sách khác trong thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế có thời điểm còn chưa đồng bộ, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.

Nhiều cơ chế, chính sách còn thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa cân đối đủ nguồn lực để triển khai. Việc huy động nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế.

Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế ở nhiều lĩnh vực còn chậm. Công tác quy hoạch, quản lý thực hiện thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với cân đối nguồn lực.

Chính phủ cũng nhìn nhận việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và chăm lo đời sống nhân dân nhiều mặt còn hạn chế.

Chậm khắc phục trùng lặp trong một số quy định chính sách về an sinh xã hội, giảm nghèo. Phát triển thị trường lao động, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu lao động còn chưa đáp ứng yêu cầu. Quản lý nhà nước về văn hoá, nghệ thuật, thông tin truyền thông có mặt còn lúng tong.

Việc khắc phục quá tải bệnh viện còn chậm. Thực hiện lộ trình giá thị trường đối với dịch vụ y tế và cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập còn khó khăn. Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ chưa theo kịp yêu cầu đổi mới.

Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường còn hạn chế; huy động nguồn lực phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu chưa đáp ứng yêu cầu, Chính phủ đánh giá.

Hạn chế thứ tư là tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở nhiều bộ ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn chưa tinh gọn, hiệu quả và còn chồng chéo. Công tác phối hợp trong giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng còn nhiều vướng mắc.

Công tác cải cách hành chính trên nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều quy định về thủ tục hành chính còn phức tạp. Công tác quản lý công chức, viên chức còn hạn chế. Việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức còn lúng túng, bất cập.

Thứ năm là công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo ở một số bộ ngành, địa phương còn thiếu quyết liệt, chưa sâu sát; đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt mục tiêu đề ra là ngăn chặn, đẩy lùi.

Hạn chế thứ sáu: công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên một số địa bàn còn hạn chế; việc tuyên truyền vận động quần chúng tham gia phòng chống tội phạm chưa thật sâu rộng, thiết thực. Ùn tắc giao thông tại đô thị lớn khắc phục còn chậm, chưa bền vững.

Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế có mặt chưa thật chủ động, chưa phát huy hết các lợi thế. Công tác chuẩn bị để chủ động hội nhập còn nhiều hạn chế, truyền thông về hội nhập hiệu quả chưa cao.

Cuối cùng, hạn chế thứ bảy được nhìn nhận là quan hệ phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các đoàn thể nhân dân còn hạn chế.

Việc cập nhật thông tin, phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh có lúc chưa kịp thời, đầy đủ. Còn tình trạng chậm gửi một số báo cáo, tài liệu tại các kỳ họp Quốc hội và phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của Quốc hội, đại biểu Quốc hội.

Đề cập nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên đây, báo cáo nêu rõ nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Trong đó, có nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên nhiều lĩnh vực chưa đủ rõ và còn khác nhau nên việc xây dựng thể chế, chính sách nhiều mặt còn lúng túng, thiếu nhất quán, chưa thật phù hợp với kinh tế thị trường, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Chính phủ và Thủ tướng cũng nhìn nhận, phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành kinh tế xã hội chưa thật phù hợp, hiệu lực hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Tổ chức bộ máy và phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức nhiều mặt còn hạn chế. Khả năng phân tích, dự báo và phản ứng chính sách chưa đáp ứng yêu cầu trước tình hình quốc tế biến động rất nhanh, phức tạp.

( Bạn đọc Danlambao - Đồng chí X bị đấu tố )

Đọc xong tờ “ Sớ giáng Thất điều “ ngậm ngùi nhớ lại mới ngày nào anh ba cà mâu được đàn em Trần Hồng Tâm dẫn thơ Xuân Diệu ca ngâm:

“ Tổ Quốc tôi như một con thuyền

Con thuyền xẻ sóng mủi Cà Mau “

Thuyền về Cà Mau đưa “ anh ba “ lên mần tong tong dân chủ cuội!

Giờ đây đồng chì X rơi đài, anh ba cà mâu hiện nguyên hình dũng xà mâu, số phận biết về đâu?!

Cũng giống như ngày xưa, xẻ dọc Trường Sơn “ đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào “ ca câu hùng tráng:

“ Chiều Tây Nguyên nắng sớm mưa mau

Đêm Cà Mau sóng vỗ rì rào “

Bây giờ bộ xậu anh ba ủ rũ ca:

Chiều Thăng Long u tối mênh mong

Đêm Cà Mau sóng vỗ mịt mùng

Hai năm về trước, khi phe ta ẩm hộ anh ba hào hứng về “ mô hình “ người hùng Cà Mau xông lên mần Góc bà chớp – Ẽn xin – Thein Sein, tong tong dân chủ, Đực Làng Bưng Cầu hí hước tạt thau nước lạnh:

DŨNG XÀ MÂU HIỆN HẠ LẠC NƠI ĐÂU?

Chúng tôi mới nhân được bản tin ngắn viết đi từ Hà Nôi vào lúc 6 giờ sáng California (khoảng 8 giờ tối Hà Nội).

Xin chuyển với tất cả sự dè dặt thường lệ.

“ Một nguồn tin tin cậy vừa gửi ra từ thân hữu tại Hà Nội cho biết Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị quản thúc tại gia, hoặc đem đi một nơi không ai biết.

Người nhà của ông tìm cách liên lạc nhiều lần với ông qua điện thoại cầm tay sau giờ làm việc đều không được trả lời. Khi gọi điện thoại về tư gia của ông, có người nhắc điện thoại, nhưng người nhà nghi ngờ không phải là giọng nói của ông Dũng. Họ đến tư gia của ông, một số người lạ mặt nói ông Dũng đang bận việc, không ai được vào nhà. Nhìn vào cửa số, căn nhà tối om, hinh như không có ai trong nhà. Không thấy có lính mặc quân phục gác cửa, chỉ thấy những người mặt thường phục, nét mặt căng thẳng, tụm năm tụm bà xì xào nói với nhau.

Dư luận Hà Nôi cho biết phe Thủ Tướng Dũng và phe Chủ Tịch nhà nước lâu nay đấu đá, tìm sơ hở triệt hạ nhau như đã thấy trên báo chí lâu nay để tranh dành quyền lực tại VN. Có lẽ đây làm màn đảo chánh nôi bộ của Trung Ương Đảng CS với nhau.

Tinh hình tại Hà Nội yên tĩnh, dân chúng tấp nập sinh hoạt bình thuờng tại Hồ Hoàn Kiếm như không chuyện gì xẩy ra. “

Lê Văn Tâm

Hiển nhiên bàn tin kể trên thuộc loại “ Cá tháng Tư “. Nhưng nội dung cũng nói lên vấn đề đấu đá giữa 2 phe “ đảng quyền “ và “ phủ quyền “ trong nội bộ đảng việt cọng.

Để biết việc đấu đá ở chi bộ vẹm An nam không gì bằng xem xét diễn tiến đấu đá nơi trung ương Trung Nam Hải chệt cọng.

KỊCH BẢN ĐẤU ĐÁ TRUNG NAM HẢI

Khởi đầu là câu chuyện hạ bệ Bạc Hy Lai, bí thư Thành ủy Trùng Khánh, Ủy viên Bộ chánh trị tàu cọng.

Bạc Hy Lai là tay chân của Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chánh Trị phụ trách An ninh, chủ trương cực đoan Mao ít, muốn trở lại chính sách sắt máu thời “ cách mạng văn hóa 1967.”

Khởi đầu là sự kiện Vương Lập Quân, Giám đốc Công an Trùng Khánh.

Đầu năm 2012, các thành viên của Ủy ban kiểm tra Trung Ương Đảng có mặt ở Trùng Khánh vì các lãnh đạo của thành phố này đang bị điều tra. Hầu hết sự chú ý tập trung vào cảnh sát trưởng của Bạc là Vương Lập Quân, người có khả năng bị điều tra vì vai trò của mình trong một vụ tham nhũng ở Liêu Ninh. Việc điều tra về hoạt động nghe lén các lãnh đạo cấp cao trong thành phố cũng nhắm vào Vương. Mặc dù chi tiết của sự việc là rất ít, nhưng nhiều nguồn tin giả thuyết rằng Vương rất hận Bạc trong suốt quá trình điều tra, lý do là Vương nhận ra rằng ông ta và vợ mình cũng là mục tiêu bị nghe lén dưới sự chỉ đạo của Bạc. Trước khi chạy trốn đến lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, Vương đã hai lần tố cáo với đoàn kiểm tra, một lần nặc danh và một lần ra mặt. Nội dung tố cáo là Bạc Hy Lai “chống đối chính quyền trung ương”, bao gồm việc nghe lén các lãnh đạo.

Hơn nữa, Vương rất kín đáo về tình tiết của cái chết của Neil Heywood, và là đã cố lên tiếng với Bạc về vụ đầu độc. Ngày 16 tháng giêng, Vương được cho là đã đối chất với Bạc về các chứng cứ chỉ ra rằng vợ của Bạc đã nhúng tay vào vụ giết người. Mặc dù lúc đầu Bạc đồng ý cho tiến hành thẩm vấn, nhưng sau đó ông ta đổi ý và cản trở quá trình điều tra. Vương bất ngờ bị giáng chức vào ngày 2 tháng 2 xuống làm phó thị trưởng phụ trách các vấn đề về giáo dục, khoa học và môi trường. Bạc đã đặt Vương dưới sự theo dõi của mình và một vài thuộc hạ thân tín của Vương bị bắt. Một số báo cáo cho rằng Bạc đã chuẩn bị kịch bản để ám sát Vương.

Vào ngày 6 tháng 2 năm 2012, lo sợ về mạng sống của mình, Vương chạy đến sứ quán Mỹ tại thành phố Thành Đô kế bên, mang theo bằng chứng về gia đình Bạc. Theo các báo cáo, Vương đã bị từ chối xin tị nạn ở Mỹ. Ông ta ở lại đại sứ quán trong hơn 24 tiếng đồng hồ trước khi “tự nguyện rời khỏi”và được các quan chức an ninh trung ương từ Bắc Kinh đưa đến một nơi bí mật. Truyền thông địa phương ở Trùng Khánh đưa tin rằng ông ta nghỉ phép để trị bệnh.

Theo nguồn tin độc quyền từ Đại Kỷ Nguyên, thực ra Vương Lập Quân đã giao cho sứ quán Mỹ một lượng lớn tài liệu cơ mật các loại về nội tình trong Đảng cộng sản Trung Quốc, mà phần lớn là tài liệu về vấn đề Pháp Luân Công, gồm cả tài liệu mật vạch trần bức màn đen mổ lấy nội tạng sống học viên Pháp Luân Công.

Đồng thời, Đại Kỷ Nguyên cũng đưa tin Vương Lập Quân đã khai báo chi tiết kế hoạch bí mật của Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang nhằm lật đổ Tập Cận Bình. Hai người này đã lên một kế hoạch là thông qua truyền thông hải ngoại để tung ra các chỉ trích và phê phán Tập Cận Bình, nhằm làm suy yếu quyền lực của Tập Cận Bình, sau đó giúp Bạc Hy Lai tiếp nhận chức Bí thư Ủy ban chính trị và tư pháp. Sau khi nắm được hệ thống cảnh sát vũ trang và công an, Bạc Hy Lai sẽ thừa cơ cưỡng ép Tập Cận Bình trao quyền
HẠ BỆ BẠC HY LAI

Ngày 15 tháng 3, Bạc bị bãi chức bí thư đảng thành phố Trùng Khánh và các chức vụ khác của thành phố, trong khi vẫn còn một ghế ở bộ chính trị. Do ảnh hưởng nghiêm trọng mà việc bãi nhiệm Bạc có thể gây ra đối với sự đoàn kết của đảng, các nguyên lão đã được tham vấn về vụ việc. Có tin là quyết định đã được đưa ra tại một cuộc gặp mặt của Bộ chính trị vào ngày 7 tháng 3, duy chỉ có trùm an ninh Chu Vĩnh Khang bỏ phiếu chống. Vào ngày 14 tháng 3, Bạc bị khiển trách bởi thủ tướng Ôn Gia Bảo trong Hội nghị báo chí thường niên. Ôn đã nói bóng gió về những tổn hại gây ra bởi Đại Cách Mạng Văn Hóa để ngầm khiển trách nỗ lực của Bạc nhằm khôi phục “văn hóa đỏ”. Việc nêu ra sự thay đổi chính trị cấp cao bởi một vị thủ tướng tại một diễn đàn mở là một việc chưa có tiền lệ. Những nhà bình luận chính trị tin rằng bài nhận xét của Ôn và vụ ngã ngựa của Bạc tượng trưng cho sự nhất quán trong ban lãnh đạo chủ chốt rằng Bạc không những phải chịu trách nhiệm về vụ bê bối của Vương Lập Quân, mà còn đánh dấu thắng lợi lớn của những nhà cải cách tự do.

Vào ngày 10 tháng 4, Bạc bị đình chỉ chức vụ tại Ủy ban trung ương Đảng và Bộ chính trị để điều tra về “các vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Vợ của Bạc, Cốc Khai Lai, trở thành nghi phạm chính trong vụ điều tra cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood. Các thông báo này đã chấm dứt sự nghiệp chính trị của Bạc Hy Lai.

Ngày 28 tháng 9, Bộ chính trị trung ương Đảng chấp thuận quyết định khai trừ Bạc Hy Lai khỏi Đảng cộng sản Trung Quốc. Ông bị cáo buộc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng và tham nhũng trong thời gian giữ chức ở Đại Liên và làm bộ trưởng thương mai, và cả việc dính dáng đến vụ Cốc Khai Lai. Ông ta còn bị cáo buộc là có “quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ”.

Ngày 26 tháng 10, Ban thường vụ Hội đồng nhân dân làn thứ 11 đã khai trừ Bạc, loại bỏ chức vụ cuối cùng của ông trong Đảng và chuẩn bị cho việc xét xử ông ta.

Ngày 4 tháng 11, Bạc Hy Lai bị chính thức khai trừ khỏi Đảng cộng sản Trung Quốc.

XÉT XỬ

Tháng 7 năm 2013, Trung cộng buộc tội Bạc hối lộ, lạm dụng quyền hạn và tham nhũng, trải đường cho phiên tòa xét xử ông ta. Theo diễn biến của phiên tòa, Tống Dương Tiêu, một người cánh tả ủng hộ Bạc đã bị cảnh sát bắt sau khi ông ta xúi giục người dân biểu tình chống lại phiên tòa. Vài ngày trước vụ xử án, Vương Tuyết Mai, một bác sĩ pháp y, người từng giữ chức phó giám đốc Hiệp hội pháp y Trung cộng và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã từ chức. Vương trước đó đã công khai chất vấn về chứng cứ pháp y được dùng trong phiên tòa xét xử Cốc Khai Lai.

Ngày 22 tháng 8 năm 2013, tòa án trung cấp Tế Nam đã thu án vụ Bạc Hy Lai và tài khoản Weibo chính thức của tòa đã công bố diễn tình trạng của phiên tòa. Bạc bị tố cáo nhận hối lộ 21.79 triệu nhân dân tệ (3.56 triệu USD) từ doanh nhân Từ Minh và Đường Tiểu Lâm, mà ông ta phủ nhận. Tại phiên tòa Từ Minh khai nhận rằng đã đưa cho vợ của Bạc là Cốc Khai Lai 3.23 triệu USD vào năm 2000 để mua một căn biệt thự ở Pháp và ông ta đã chi trả cho các chi phí tín dụng và đi lại của con trai Bạc là Bạc Qua Qua. Bạc Khai Lai hỏi ngược lại Từ và phủ nhận việc hay biết những khoản chi này.

Ngày 26 tháng 8 năm 2013, phiên tòa xét xử Bạc kết thúc.

Ngày 22 tháng 9 năm 2013, tòa án Tế Nam tuyên án Bạc Hy Lai bị tù chung thân và tịch thu hết tài sản. Cụ thể, Bạc nhận mức án chung thân cho tội hối lộ, 15 năm tù cho tội tham nhũng, bảy năm cho tội lạm dụng chức quyền và bị tước vĩnh viễn quyền tham gia các hoạt động chính trị.

Trên đây là diễn tiến cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ tàu cọng được tiến hành dưới chiêu bài diệt trừ tham nhũng theo câu khẩu hiệu trứ danh của Tổng bí thư Tập Cận Bình: “ Trị cả ruồi và hỗ. “

KỊCH BẢN NÀO CHO XÃ NGHĨA AN NAM?

Trong con mắt của thiên triều tàu khựa, đảng cs An nam chẳng qua cũng giống như một Tỉnh bộ đảng cs chệt.

Dũng xà mâu thì cũng cở tỉnh trưởng Quảng Đông Uông Dương hay Bạc Hy Lai Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.

Vậy thử vẽ ra kịch bản Bạc Hy Lai Trùng Khánh cho An nam xã nghĩa thử xem.

Còn nhớ, trong phiên tòa xử Dương Tự Trọng, Dương Chí Dũng khai ngững lời chấn động như sau:

Ông Dương Chí Dũng: Kính thưa hội đồng xét xử

Tôi nói những điều như trước khi tôi nói, tôi đã gần như tuyên thệ rồi. Tôi nói những điều thật nhất, bởi vì tôi là anh, tôi không thể nói những điều oan cho ai cả.

Việc tôi đưa cho anh Ngọ 20 tỷ là tiền của chị Lan, chứ không phải của tôi. Chị Lan chuyển cho một người khác. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: “Sẽ có người ở Hà Nội chuyển cho anh, gặp người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này dùng để đưa cho ai, hoặc làm gì”

Chị còn dặn tôi như thế. Và anh Tiệp là người đưa cho tôi. Tức là có 2 người biết việc, chứ không phải một mình tôi. Đấy là cái thứ nhất, tức là có 2 người biết.

(* Chú Thích: 'Chị Lan' tức là bà Trương Mỹ Lan là giám đốc công ty TNHH Vạn Thịnh Phát.)

Còn một việc nữa mà hôm nay tôi mới nói, anh Tiệp có đưa tiền cho tôi 2 lần, sau đó anh Tiệp còn còn điện thoại hẹn tôi một lần để nói chuyện.

Anh Tiệp có nói là “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - bộ trưởng bộ công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa”.

Sau đó một thời gian, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Khi ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo với anh Quang là “Anh Ngọ có giới thiệu công ty... (không nghe rõ) như thế, em hiện nay thì...”

Anh Quang bảo: “Chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả”

- Tiếng một người trong hội đồng xét xử cắt lời: Thôi thôi... trình bày rồi

Ông Dương Chí Dũng nói tiếp: Vâng, riêng cái tiền ấy (20 tỷ – CTV) thì có ít nhất 2 người biết, thế rồi tôi gặp chị Lan qua anh Minh – tổng giám đốc Cảng Sài Gòn bố trí cho tôi và chị gặp.

Còn cái tiền 500 nghìn đô tôi đưa sau này, khoảng 6-7 giờ tối ngày mùng 2/5, chú lái xe tôi chở đi. Đây là tiền tôi vay của mấy người, tôi khai lúc còn ở Sài Gòn tôi báo cáo với... (tiếng gõ vào micro cắt lời).

Tiếng người trong hội đồng xét xử: Thôi anh Dũng ạ, anh dừng ở đây.

Cứ theo lời khai kể trên, nội vụ có liên quan tới 3 nhân vật:

1/ Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ

2/ Trương Mỹ Lan, Giám đốc công ty TNHH Vạn Thịnh Phát

3/ Bộ trưởng công an Trần Đại Quang

Nay thì Phạm Quý Ngọ đã chết, vụ án được đình lại. Nhưng mà triển vọng mở lại vụ án nhằm vào Trần Đại Quang cũng còn để ngỏ.

Từ những dữ kiện kể trên và căn cứ theo tuồng thầy tàu bên nớ, thử dựng lên kịch bản cho thành bộ An nam.

Một đêm tháng tư tiết trời oi ả, một bóng đen lẻn vào Tòa Đại sứ Mỹ, Hà Nội. Nhân viên trực đưa vào phòng tiếp khách. Thì ra là Đại tướng bộ trưởng côn an Trần Đại Quang.

Đại sứ Mỹ được báo, khẩn cấp đến văn phòng tiếp. Đại Quang ta lôi từ “ sắc cốt “ bộ đội ngày xưa ra một chồng tài liệu và thưa: Đây là toàn bộ tài liệu về nội tình đấu đá của Bộ Cá Tra Ba Đình. Tôi bị tể ba Dê truy sát cùng đường, xin ngài Đại sứ cho tôi xin tị nạn “ chính trị !”

Đại sứ Mỹ cầm điện thoại “ đường giây nóng “ lên gọi... Đại sứ chệt, Hà Nội:

Hello! Ngài Thái thú, ở đây có một ông tự xưng Trần Đại Quang, bộ trưởng côn an An nam đến xin tị nạn chính trị, ngài nghĩ sao?

Thái thú chệt: Tôi biết hết rồi! Ngài Sam cứ cho nó ra dzề, ngộ bảo đảm mọi sự OK.

Chú Sam: Còn có xấp tài liệu nữa, tính sao?

Chú chệt: Xính xái, bù lai bù khứ. Có đi có lại. Cứ copy giữ làm kỷ niệm còn bản chính cho nó mang dzề làm chứng liệu về sau.

Nửa giờ sau, Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban An ninh Nội chính tới rước Đại tướng ta, có đặc vụ hộ tống, đưa đi chỗ bí mật cho nghỉ mát.

Bộ Cá Tra Ba Đình đang đêm triệu tâp phiên họp khẩn cấp gồm cả ba bố già Thái thượng hoàng Khả Phiêu, Đức Anh và Mười hoạn lợn. Trừ “ đồng chí Ếch “ đương nhiên gạt ra rìa.

Theo chỉ đạo thiên triều tàu khựa, cả tra già khú lẫn tra già đồng thanh “ nhất trí “ ra lịnh bắt giữ thủ ba Dê, chờ xét xử.

Sáng sớm ngày hôm sau, tại văn phòng Thủ tướng chxhcn An nam, viện trưởng viện “ Kiểm sát tối cao “ đích thân đọc trát bắt nghi can Nguyễn Tấn Dũng về tội mưu sát Đại tướng bộ trưởng côn an Trần Đại Quang và đại tội … tham nhũng cấp quốc gia! Trưởng ban ANNC Bá Thanh xuất hiện với cả bầy đặc vụ, mời thủ tướng đi chỗ bí mật nghỉ hè!

Mấy ngày sau, giữa đêm hè nóng nực không trăng sao, công chúa Kim Phượng và phò mã Bảo Hoàng trằn trọc không ngủ được vì lo nghĩ vê sự mất tích của bố Ếch, bỗng nghe tiếng kêu cửa. Cửa vừa mở, cả bầy “ nhặng xanh ào vào như sôi “, tiền bạc của cải vàng ngọc quơ hết, còng đầu hai vợ chồng chở đi biệt tích.

Từ đó mà đi, liên tiếp, vài chục đại gia tư bản đỏ lần lượt xộ khám, chờ ngày ra tòa lãnh án “ tòng phạm “ tham nhũng.

Toàn bộ tài sản từ tể ba Dê, Kim Phượng và đồng bọn tính ra cở chừng chục tỉ đô, tiền đô tẩu tán ra ngân hàng ngoại quốc chưa kể.

Tiếng Nguyễn Bá Thanh âm vang từ hậu trưởng:

" Khỏi nói nhiều! Hốt, hốt liền, hốt hết "

Hòa lẫn tiếng chệt Tập:

" Trị cả ruồi và cọp "

Đến đây, kết thúc chương trình tạp lục của ban Tùng Lâm. Chờ kịch bản của thầy tuồng tàu soạn ra sao, ta bắt chước soạn tiếp.

Nguyễn Nhơn

13 tháng 4, 2014

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site