lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

41 Năm Quốc Hận (30/4/75-30/4/16) Thêm Thương Người Lính Bất Hạnh Việt Nam Cộng Hòa

April 11, 2016 | by SongBachDang |  

quân sử việt nam, lịch sử việt nam, quân lực việt nam cộng hòa

Hai mươi năm chinh chiến, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã có 250.000 người gục ngã trước đạn thù và nửa triệu thương binh chịu đời bất hạnh vì một phần cơ thể đã gửi lại sa trường. Tuy nay Chính Phủ cũng như QLVNCH không còn nửa, nhưng trong tâm tư của mọi người được sống sót qua cuộc đổi đời mạt kiếp, thì lý tưởng và danh dự của Người Lính càng được sáng tỏ, trong niềm hãnh diện chung của quân-dân Miền Nam.

Lịch sử của một quốc gia là những gì trung thực mà người dân của nước đó đã ghi chép không hề thêm bớt. Nhờ vậy ta mới biết được về cuộc nội chiến của Hoa Kỳ xảy ra từ năm 1861-1865 cùng với thái độ của dân chúng và chính quyền nước Mỹ tại miền Bắc là kẻ thắng trận đã không hề lên án, bỏ tù hay trả thù những người miền Nam bại trận. Ðã vậy, Hoa Kỳ còn ghi ơn tất cả những chiến sĩ của hai miền vừa nằm xuống trong cuộc chiến vì lý tưởng riêng của họ.

Thế Chiến 2 kết thúc, Tòa Án Quốc Tế Nuremburg chỉ kết tội những Ðầu Sỏ trong phe Trục mà không hề bắt bớ hay gây khó khăn cho quân nhân các nước Ðức-Ý-Nhật. Năm 1920, lãnh tụ kháng chiến quân Libya là Tướng Mukhta bị người Ý bắt và tử hình. Nhưng chính tổng tư lệnh Ý tại Bắc Phi là người đã ở lại pháp trường để lo lắng hậu sự cho vị anh hùng dân tộc Libya, vốn là kẻ thù của người Ý lúc đó.

Tại Việt Nam khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Phần năm 1867, sau đó là thành Hà Nội năm 1873, các tướng lãnh thủ thành đương thời là Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.. đã oanh liệt tử tiết theo thành mất và được kẻ thù là người Pháp, tôn kính mặc niệm như chính các tướng lãnh của họ. Sau rốt là số phận của 500.000 quân nhân Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam, trong số này hơn 50.000 người tử trận. Ngày nay các chiến sĩ trên đã được quốc dân Hoa Kỳ trả lại công lý và danh dự để họ hiên ngang ưỡn ngực, cũng như an giấc nghìn thu bên cạnh ông cha, một đời liệt sĩ. Tất cả đã chết cho lý tưởng quốc gia, sống vinh quang và yên nghỉ trong danh dự.

Người lính Việt Nam Cộng Hòa trong suốt hai mươi năm binh lửa cũng vậy, đã phơi gan trải mật để bảo vệ cho đất nước và mạng sống của đồng bào bị Cộng Sản Quốc Tế Bắc Việt xâm lăng giết hại. Tóm lại gần hết cuộc chiến, ở đâu có Cộng Sản khủng bố cướp bóc giết hại dân lành là ở đó có sự hiện diện của người lính Miền Nam. Ở đâu có bóng cờ vàng ba sọc đỏ là ở đó người dân trong vùng chiến nạn, tìm đủ mọi cách trốn thoát sự kềm kẹp của giặc cộng, để trở về vùng quốc gia nhờ che chở đùm bọc. Ai có làm lính tác chiến hay người cán bộ áo đen Bình Ðịnh Nông Thôn, Cán Bộ Xã Hội.. mới biết được thế nào là nổi thống khổ, trên đe dưới búa, cá nằm giữa dao thớt, người dân tay không hứng hai lằn đạn bạn thù của người Việt Nam trong thời ly loạn. Có là người dân bị kẹt trong vùng xôi đậu, lửa khói bom đạn, mới thấu hiểu đời người lính gian khổ chết chóc muôn trùng. Có là người dân quèn, nghèo sống đời cay cực, mới thương xót cho cảnh “ba đồng, ba cọc” của kiếp lính miền Nam.

Nhức nhối và mai mĩa nhất, đó là hiện tượng ‘ thuyền nhân tị nạn ‘ sau ngày 30-4-1975. Ngoài tuyệt đại đa số nạn nhân đích thực của CSQT, trong số này không thiếu mặt “ những tên tuổi lớn “ một thời chạy theo VC đâm sau lưng người lính, những nhà văn, nhà báo, cha cố.. kể cả thành phần suốt đời chỉ biết sống ký sinh vào xã hội.. cũng lợi dụng “ danh nghĩa người lính “ để được tị nạn chính trị. Ứa gan hơn là những tên VC trà trộn trong hàng ngũ những người vượt biên, vượt biển, sau khi tới được bờ đất hứa, chúng trở mặt ngay, để lộ diện thành công an, cán bộ, đảng viên như ngày nào.. để nạt nộ, hăm dọa đồng hương, qua cái đòn “ nếu theo Ngụy “, sẽ không được về VN để thăm nhà.

Trong nổi chịu đựng hy sinh âm thầm nhưng thảm nhất là người lính đã không bao giờ được một lời an ủi tử tế của hậu phương, để yên tâm tiếp tục cầm súng giết giặc bảo vệ cho người dân. Trái lại họ còn bị muôn ngàn bất hạnh đeo đuổi suốt cuộc chiến. Thật vậy, khi cầm súng thì cô đơn, nửa đường bị hậu phương, đồng minh và lãnh đạo phản bội bán đứng. Ngày trở về thì bị giặc trả thù đầy đoạ, rồi chết thầm trong đói nghèo tủi nhục.

Tiếp tay với những tâm hồn thác loạn, ăn cơm quốc gia thờ ma cọng sản, là bọn báo chí quốc tế bất tài, a dua, xu thời. Nhờ vậy mà cọng sản Bắc Việt, mới có cơ hội tung hoành một mình một cõi, thao túng vẽ vời huyền thoại, bóp mép lịch sử, để đầu độc các thế hệ VN đang sống trong sự kềm kẹp của chế độ bạo tàn, độc đảng. Nhưng rồi gieo gió thì phải gặt bảo, chính sự khoắc lác dại khờ trên, đã đưa toàn bộ đảng cọng sản VN chìm trong cái vũng bùn ô nhục, khi bí mật lịch sử lần lượt được mọi phe phái bật mí và hồi tưởng.

Câu chuyện Tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận Tết Mậu Thân 1968 ở Sài Gòn, vì không thể chịu nổi hành động dã man đẩy các trẻ em trong xóm ra làm lá chắn đở đạn cho đồng bọn tẩu thoát; quá tức giận không kềm chế được nên Tướng Loan đã rút súng Rouleau ngắn nòng, bắn chết tên Việt Cộng chỉ huy là Bảy Lốp tại ngã ba Vườn Lài (góc đường Vạn Hạnh, Minh Mạng và Vĩnh Viễn) trước mặt phóng viên Mỹ là Eddie Asams, Eddie đã chụp được tấm hình này, đem bán rao khắp thế giới và nhận được giải thưởng quốc tế.

Sau ngày 30-4-1975 Tướng Loan tới tị nạn tại Hoa Kỳ đã bị bọn phản chiến cùng với giới truyền thông Mỹ làm lớn chuyện. Thậm chí có Elizabeth Holtzman (nữ dân biểu Dân Chủ, tiểu bang New York) và Dân Biểu Harold Sawyer (Cộng Hòa, tiểu bang Michigan), đã kiện cáo, đòi chính phủ Mỹ trục xuất Tướng Loan ra khỏi Hoa Kỳ vì tội vi phạm nhân quyền nhưng bị thất bại.

Trước và sau ngày Tướng Loan từ trần 14-7-1998, người phóng viên chụp tấm hình năm xưa Eddic Adams đã viết một bài báo xin lỗi tướng Loan vì sự ray rứt hối hận của mình, trong đó có đoạn “Ông đã làm công việc của ông, còn tôi làm bổn phận của tôi“. Ngày Tướng Loan qua đời, Eddic lại viết thêm môt bài báo khác đăng trên tờ Times, đồng thời gởi tới một vòng hoa phúng điếu, trên đó có đính một danh thiếp viết tay “General, I am so, so, so.. sorry“. Bao nhiêu đó chắc cũng đủ làm nhức óc những tên “sống nhờ người tị nan“ nhưng lúc nào cũng viết lách, làm báo ca tụng Việt Cộng.

Ðau đớn nhất là trận Hạ Lào 1971, cho dù các đơn vị đã tham chiến như Sư Đoàn Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ và Liên Ðoàn 1 Biệt Động Quân có bị tổn thất nặng nề nhưng cuối cùng QLVNCH cũng đã đạt được mục đích của cuộc hành quân, là phá hủy gần như toàn bộ các cơ sở hậu cần, tiếp liệu tại các mật khu, binh trạm tại đây. Lúc đó, chỉ có Ðại Úy Trương Duy Hy, pháo đội trưởng Pháo Đội 44, tham dự cuộc hành quân tại căn cứ Hỏa lực 30, là tác giả quyển hồi ký “Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30, Hạ Lào“ là viết sự thật. Ngoài ra tất cả bọn phóng viên Mỹ & Tây phương đều ở Khe Sanh, hằng ngày nhìn cảnh máy bay tải thương xác lính và thương binh về tới tắp. Từ đó chụp hình, diễn dịch rồi gửi về nước, nói là QLVNCH đã thảm bại tại Hạ Lào, giống như hồi Tết Mậu Thân (1968).

Riêng làng báo Sài Gòn cũng vậy, vì không có ai vào tận chiến trường để chứng kiện sự thật nên chỉ đành “chôm chĩa tin từ báo Mỹ“ rồi Mao Tôn Cương thành “trận đánh cuối cùng không có đại bàng” rằng “VC đâu có quân số đông đảo để đánh QLVNCH, mà chỉ sử sụng hỏa pháo. Ở đây làm gì có kho tàng như tình báo đã báo cáo láo”. Tóm lại theo họ thì QLVNCH vì sợ hỏa lực của Việt Cộng nên bỏ chạy. Có đọc những tin tức của báo chí Sài Gòn lúc đó, mới thấy máu của người Lính miền Nam đã đổ suốt cuộc chiến, để bảo vệ cho “đám này“, thật là uổng phí và tội nghiệp cho những kẻ đã nằm xuống truớc ngày 30-4-1975.

Nhưng người lính VNCH từ trước tới nay chỉ biết có cầm súng để chiến đấu giữ nước và bảo vệ sinh mạng cho người khác chứ không quen viết lịch sử để ca tụng một chiều, cho nên nếu có được một tiếng cảm ơn hay sự hồi phục danh dự thì đó cũng chỉ là sự phản tỉnh của thế giới tự do khi đã biết được sự thật cùng ý nghĩa của cuộc chiến mà người miền Nam phải bán mạng để chống ngăn giặc Bắc xâm lăng tới giờ phút cuối cùng. Ngoài ra còn có sự tưởng tiếc muộn màng của đồng bào hậu phương, đối với người chiến sĩ VNCH, khi chính bản thân và gia đình người dân qua cuộc đổi đời, cũng đã trở thành nạn nhân tận tuyệt, của một chế độ bạo tàn, của những con người không có nhân tính, mà hôm qua chính người dân coi như thần thành, nên đã công khai giúp và theo chúng, đâm sau lưng đồng đội, đồng bào mình.

Trong lúc đất nước đang lâm nguy vì giặc xâm lăng phương Bắc, trong lúc gần hết thanh niên nam nữ thuộc mọi tầng lớp của xã hội miền Nam, không phân biệt sang hèn, kinh thượng, bỏ nhà, bỏ lớp, bỏ hết tương lai của tuổi trẻ và đời người để lên đường ra biên cương chống giặc thù. Giữa lúc đất nước lầm than, muôn người khốn khổ vì chiến tranh do Hồ Chí Minh và Cộng Sản mang từ Liên Sô-Trung Cộng vào để dầy xéo non sông tổ quốc, thì tại hậu phương miền Nam có một số người tự nhận mình là trí thức, giáo sư, tu sĩ, hầu hết đều đang độ xuân thì, mập mạnh nhưng lại tìm cách đứng bên lề cuộc chiến bằng đủ mọi lý do để được hoãn dịch, trốn nghĩa vụ làm trai trong thời tao loạn. Nếu vì sợ chết mà trốn đi lính thì cũng còn có thể tha thứ, nhưng những hạng người này không bao giờ chịu để yên cho đồng bào và đất nước mình đang trăn trở trong cơn đau bom đạn, hận thù, đói nghèo và ly biệt. Họ hoàn toàn không thông cảm cho ai hết, ngoài cái lý tưởng đã thu lượm được qua sách báo tây phương phản chiến và các kinh điển nhật tụng của thiên đàng xã hội chủ nghĩa, trong lúc được sống ở hậu phương, thừa mứa vật chất, đàn bà và thời gian để đâm thọt, phá hoại những người đang liều mạng xã thân bảo vệ mạng sống thừa thải ký sinh của mình. Hai nhân vật điển hình nhất trong bảng phong thần của thời đại này, không ai có thể vượt qua được. Đó là nhà tu Bất Hạnh và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Trong Tạp Chí Làng Văn số 235 xuất bản tháng 3-2003, tác giả Lâm Lễ Trinh có viết bài “MTGPMN nói gì về Dương Văn Minh, Lực Lượng Thứ Ba và Chính khách Lưu Vong Miền Nam?“. Bài viết này tác giả trên đã dựa vào tài liệu của VC, từ ba quyển ký ức của Võ Nguyên Giáp và bộ sách “Chung Một Bóng Cờ“ của tập đoàn MTGPMN gồm Nguyễn Hữu Thọ, Trần Nam Trung, Trần Bạch Ðằng, Nguyễn Thị Bình…

Nhờ bài viết trên ta mới biết trong lúc đồng bào và chính phủ NVN đau khổ hấp hối vì bị thế giới và Mỹ phản bội bán đứng cho Cộng Sản Quốc Tế thì tại hậu phương các chính khách con buôn của VNCH đã múa rối bỉ ổi và chạy theo bợ đít Việt Cộng để mong kiếm chút bã lợi danh sau cuộc đổi đời. Phan Nhẫn, một cán bộ VC hoạt động tại Paris viết “Thích Thiện Châu và Mạn Ðà La, lãnh đạo Phật Giáo tại Pháp là phe ta, có liên lạc mật thiết với Phật Giáo trong nước”. Sư Thiện Châu đã về chầu Hồ và Mác năm 1998. Ở đây còn có cố đạo cấp tiến Nguyễn Ðình Thi, lập cái tổ chức lấy tên là “Communauté Vietnamienne“ thường tụ họp với Việt Cộng cũng như Trương Bá Cẩn, Lý Chánh Trung trong nước. Năm 1969 Hồ về chầu tổ Mac, các cố Nguyễn Ðinh Thi (Pháp), Vương Ðình Bích (Tây Ðức) và Trần Tam Tĩnh (Gia Nã Đại), đã tổ chức phát tang cáo Hồ thảm thiết và trang trọng.

Cũng lời Phan Nhẫn kể “Ngoài ra ta còn được sự hợp tác của các sĩ quan Sài Gòn, nguyên xuất thân từ lính khố xanh, khố đỏ Pháp, đang sống lưu vong tại Ba Lê như Ðỗ Khắc Mai, Nguyễn Hữu Khương, Vương Văn Ðông, Nguyễn Văn Châu, Trần Ðình Thi.. Tất cả bọn lính tây trên đều nói là rất hối hận vì đã lở làm quan tại VNCH, nay hối ngộ nên xin đảng cho gia nhập để chuộc lại những lỗi lầm“. Miền Nam đầy rãy sâu bọ như vậy, làm sao chúng ta không mất nước? Hung hăng nhất trong bọn nay là Trần Ðình Lan do thâm thù VNCH đã trục xuất hắn về Pháp, sau khi lộ tẩy vụ muốn Nam Việt Nam trung lập để thực dân trở lại. Bởi vậy từ năm 1966, Lan lập tại Paris cái gọi là “Forces Libres du Vietnam“, tận trung với “bác đảng“ tìm đủ mọi cách quậy phá chính phủ Quốc Gia. Khôi hài nhất là câu chuyện mà Nhẫn kể với giọng xỏ lá “thậm chí lúc bị bạo bệnh, Lan xin với đảng, phủ cho mình Lá Cờ Máu“, để nở mặt khi xuống âm ty trình diện Hồ. Ngay lúc Ban Mê Thuột bị Bắc Việt cưỡng chiếm vào tháng 3-1975, Lan đã gọi điện thoại chúc mừng và lập đoàn đại biểu mang hoa tới mừng đảng tại Paris khi nghe tin giặc Hồ đã hoàn toàn chiếm được Miền Nam trưa ngày 30-4-1975, sau lệnh bắt QLVNCH buông súng rã ngũ của tổng thống hai ngày Dương Văn Minh.

Cũng trong bộ sách này, Phan Nhẫn đâu có tha các chính khứa xôi thịt của VNCH, đã chạy sang Pháp như Âu Trường Thanh, Hồ Thông Minh, Nguyễn Hữu Châu… luôn to miệng nhận là “lực lượng thứ ba“, thành phần của nhóm đối lập Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Ðức, Lý Quy Chung, Lý Chánh Trung.. Cuối tháng 12-1972, Mỹ dội bom Hà Nội và Bắc Việt, bọn chính khứa trên la lối phản đối kịch liệt. Rồi khi Hiệp định ngưng bắn được ký kết, cuối năm 1973 bọn phản chủ tại Paris lại lập “Uỷ ban nhân dân đòi thi hành Hiệp Định Paris 1973“ cùng lúc với “Ủy ban đòi hòa bình và dân chủ“. Nhưng đau đớn nhất là sự khinh bỉ của chính Việt Cộng đối với bọn khoa bảng tuy có bằng cấp và học vị cao như núi, mà “giá trị lại không bằng cục phân“, qua lời chửi yêu của Phan Nhẫn “Bọn chúng biết là khi Mỹ rút, Việt Nam Cộng Hòa sẽ sụp đổ, nên đòi trung lập, hòa giải, hòa hợp với đảng ta, để có cơ hội trở về tham chính. Nhưng điều mai mĩa với chúng, là đảng ta có bao giờ muốn thế“.

Ðể kết thúc bộ sách coi như vĩ đại nhất của đảng ta bằng những lời thố lộ tâm huyết của ba đại chính khứa Nam Việt Nam gồm Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Xuân Oánh, Dương Văn Minh. Nhẫn ghi “Nguyễn Hữu Có nói đảng phải thông báo ra nước ngoài để kẻ thù cũ cắn rứt lương tâm mà quay về với ‘bác’“. Còn Oánh thì cảm thấy thoải mái sau khi thoát được “sự kềm kẹp“ của Mỹ Nguỵ. Riêng Tổng Thống Minh công bố hãnh diện được làm công dân xã nghĩa Việt Nam“. Ðó là thực chất của những khuôn mặt và tổ chức chính trị ‘lực lượng thứ ba đối lập‘, đã nối giáo cho Cộng Sản Quốc Tế tiêu diệt chính quyền Quốc Gia tại Nam Việt Nam, rồi cuối cùng chính những người phản bội cũng nhận chịu hậu quả thảm khốc về vật chất và tinh thần như mọi người, thêm vào đó là bia đá nghìn thu và bia miệng loan truyền miên viễn tiếng xấu xa không làm sao rửa sạch, cho dù ngày nay vẫn còn ít người tuyên bố “Nhờ Minh ra lệnh đầu hàng sớm, họ mới sống sót“. Hỡi ôi sống như cuộc sống của cả nước Việt Nam hiện nay, kể cả người Việt lưu vong, thì được sống thêm cũng đâu có ý nghĩa gì?

Ngày nay ai cũng biết, cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1955-1975) rất đa dạng, phức tạp, khó có thể định nghĩa cho trọn vẹn. Nói chung tùy theo lý tưởng, ai muốn gọi thế nào cũng đều có ý nghĩa riêng với người trong cuộc. Cho nên với người miền Nam Việt Nam thì đây là một cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Cuộc chiến này hoàn toàn khác biệt với cuộc phân tranh của hai họ Trịnh Nguyễn vào thế kỷ thứ 17, lúc đó chỉ là cuộc tương tàn nồi da xáo thịt để tranh giành quyền lãnh đạo của đất nước. Trái lại cuộc chiến lần này, người miền Nam chiến đấu, vừa để tự vệ, vừa bảo vệ phân nửa mảnh đất Việt Nam để khỏi bị Bắc Việt nhuộm đỏ bằng chủ thuyết Cộng Sản. Nhưng bọn trí thức thiên tả, phản chiến nằm vùng lúc đó lại trắng trợn phỉ báng, gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là lính đánh thuê cho Mỹ.

Chính bọn trí thức thiên tả này đã lợi dụng quyền tự do báo chí ngôn luận của Việt Nam Cộng Hòa để viết lách, bôi nhọ, xuyên tạc, tuyên truyền phá nát hậu phương, đâm sau lưng chiến sĩ tiền tuyến đang liều chết để bảo vệ đồng bào, trong đó có cả sinh mạng ký sinh của chúng.

Cuối cùng, Việt Nam Cộng Hòa đã sụp đổ, kéo theo sự mất mát toàn diện mà người Việt Quốc Gia đã tốn xương máu xây dựng. Người chạy thoát ra nước ngoài tuy không bị đau đớn thể xác nhưng tinh thần và sự dằn vặt cũng đã làm cho họ điên đảo suốt quảng đời lưu vong nơi xứ người. Tội nghiệp nhất cũng vẫn là Lính phải còng lưng cúi đầu gánh chịu những thảm tuyệt của kẻ thù man rợ, những điều mà chắc chắn thế giới tự do không hề nghĩ tới, vậy mà vẫn tới trong địa ngục trần gian của các nước Cộng Sản, trong đó có Cộng Sản Việt Nam.

Ngoại trừ một số rất ít khôn ngoan hay có thân nhân Việt Cộng bảo lãnh, hầu hết các cấp Quân, Công, Cán, Cảnh của Nam Việt Nam đều chịu sự hành hạ nơi chốn lao tù. Chúng bắt tất cả sĩ quan và cán bộ, công chức, cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa vào tù qua cái gọi là “Trại Cải Tạo“ để đánh lừa thế giới, về sự dã man tàn ác đối với tù nhân chiến tranh, trái với công pháp quốc tế đã quy định. Hầu hết các trại tù đều lập ở miền Bắc và Bắc Trung Phần, phía bên kia vĩ tuyến 17. Tại miền Nam, trại tù nằm trong rừng núi cheo leo, ma thiêng nước độc, để lao động khổ sai, chết dần mòn vì sự hành hạ của quản giáo và nổi cực khổ, đói lạnh nhưng ăn uống thì thiếu thốn với khẩu phần hằng ngày, chỉ lưng chén cơm gạo xấu, trộn với khoai bắp, còn những người bị biệt giam thì đói khát vì phần ăn phát rất ít. Nói chung là không còn bút mực nào để kể cho hết nổi hận hờn tủi nhục của người tù dưới chế độ Cộng Sản. Ðói quá nên người tù phải ăn tất cả những gì có trước mặt như rắn, rít, ếch nhái, chuột, trùn đất, cào cào… kể cả cỏ chai và cỏ diệu thay cơm để đủ sức chống chọi với tử thần lúc nào cũng như chực chờ sẳn bên cạnh:

Ngày hành xác giữa núi rừng hoang vắng,
đêm ôm đầu thương tiếc chuyện ngày xưa
bạn bè đến đây càng lúc càng thưa
thằng nằm xuống, thằng đày sang trại khác

thằng chống lại thì xác thân tan nát
thằng bệnh đau thân xác cũng không còn
đem xác người đi phá núi dời non
đem mạng sống để gở mìn tháo đạn

thay trời dẫn nước vào sông đã cạn
thay trâu kéo cầy phá vỡ ruộng hoang
buổi sáng gượng vui nhìn lúa trổ bông
nữa đêm khóc thầm đời lính bất hạnh

tôi đã sống qua những ngày đói lạnh
tôi đã nhét đầy tài liệu buồn nôn
kiểm điểm nghìn câu cho tốt tốt hơn
để theo đảng biến người thành khỉ vượn.

(thơ Mường Giang)

Lính sống bị trả thù đã đành, cho tới những người lính đã chết Cộng Sản Quốc Tế cũng không tha thì nói chi thành phần Thương Phế Binh, Cô Nhi Tư Sĩ của VNCH, lại càng bị đoạ đày thê thảm.Tất cả năm tháng dù nay đã đi vào quân sử nhưng sự thật vẵn còn nguyên trước mắt, với hai cảnh đời hiển hiện như một chứng tích nghìn đời không phai mờ: Ðó là địa ngục Việt Nam sau 36 năm bị giặc chiếm đóng và giá trị đích thực của QLVNCH từ 1960-1975, đã có rất nhiều cấp chỉ huy tài ba lẫn đạo đức, văn võ vẹn toàn, được đào tạo từ các quân trường nổi tiếng nhất vùng Ðông Nam Á thời đó gồm các Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, Bộ Binh Thủ Ðức, Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị, Các Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân và Hải Quân, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và Cảnh Sát, Trường Ðại Học Quân Sự.. chứ đâu phải chỉ có những tướng tá “chó nhảy bàn độc“ từ thời Pháp thuộc, như Minh, Kỳ, Có, Mậu, Ðôn, Xuân, Kim, Khiêm… bất tài vô tướng, khiến cho nhiều người vin vào các hình cây đó mà xuyên tạc, làm cho người Lính Miền Nam bị xấu hổ lây, không biết đâu mà “dấu mặt“ khi chạm trán với sự thật.

Ngày xưa người Lính Việt Nam chiến đấu trong vinh quang, khi trở về cũng thật hiên ngang giữa cảnh phu phụ trùng phùng, nồng ấm kết lại mối tình xưa:

‘..xin vì chàng, xếp bào cỡi giáp
xin vì chàng giũ lớp phong sương
vì chàng tay chuốc chén vàng
vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng…’

(Chinh Phụ Ngâm – Ðặng Trần Côn và Ðoàn Thị Ðiểm)

Ngày nay người chiến sĩ VNCH không có cái diễm phúc trên, vì suốt cuộc chiến hai mươi năm, ngoài mặt trận thì chống trả với kẻ thù trong nổi cô độc khi trở về lại bị kẻ thù đọa đầy, tù ngục và chết trong uất hận nghẹn ngào.

Thử hỏi giữa cõi đời này, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH? Ngày nay, đã có không biết bao nhiêu người đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của lính. Không biết trong tâm tư đó, có một giây phút nào do lương tâm xao động, khiến trái tim người, chợt nghĩ tới những kẻ bất hạnh đã VỊ QUỐC VONG THÂN?

Xưa NGƯỜI LÍNH chiến đấu anh dũng trong khói lửa để bảo quốc an dân. Nay những người lính già còn sót lại sau cuộc chiến và lớp hậu duệ của lính năm nào, cũng đã và đang tiếp tục tranh đấu không ngừng, cho một ngày về QUANG PHỤC QUÊ HƯƠNG được sống thật với tự do và no ấm, như chúng ta hiện nay đang hưởng tại quê người.

‘..tội nghiệp, đời trai chưa thỏa chí
sa trường dung ruổi đã phơi thây
đoàn quân hùng liệt nay về đất
hồn vẫn quanh co giẫm lối gầy

chiều chiều đứng ngóng ngàn mây nổi
mà khóc quê hương khuất bến bờ
nhớ lúc hát rừng nơi chiến địa
mộng hoàng hoa, khép giữa hư vô‘

(thơ Mường Giang)

Xin nghiêng mình trước đồng đội đồng bào đã hy sinh vì đại nghĩa Dân Tộc Việt. Cũng xin chân thành biết ơn Quý Ân nhân đồng hương khắp mọi nẻo đường viễn xứ, đã và đang hướng về những người lính cũ ngày xưa, giờ họ là quả phụ, cô nhi và thương phế binh VNCH đang kẹt ở quê nhà.

Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 4-2016

http://www.tvvn.org/41-nam-quoc-han-30475-30416-them-thuong-nguoi-linh-bat-hanh-vnch-muong-giang/


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site