lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn Mặc Khách

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Nhơn

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Văn Phạm Ngọc Thái

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Thị Thanh

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Văn Hóa Triết Học Việt Nam - Tam Giáo Đồng Nguyên

Ý-Thức-Hệ Dân-Tộc Trong Ngày Tết Việt-Nam 

1, 2, 3, 4

" Trăm năm tính cuộc vuông tròn ."
( Kiều )

Những kẻ mắc bệnh suy-luận hoài-nghi thường miệt-thị những truyện Cổ-tích, gọi là Huyền-thoại mà họ cho là hoang-đường. Sự thật, không một dân-tộc nào có một truyền-thống văn-hóa cổ-kính lại không có Thần-thoại hay Cổ-tích, như Ấn-Độ có bộ truyện Cổ-tích Thần-thoại vĩ-đại như Mahabarata hay Ramayana mà quốc-dân tôn-kính như một pho giáo-lý về giá-trị đạo-đức lý-tưởng, cũng như Hy-Lạp có Thần-thoại của dân-tộc Hy-Lạp làm đề-tài khởi-hứng cho các nghệ-sĩ Âu-Tây cận-đại .

Vì truyện Cổ-tích hay Huyền-thoại không phải là sản-phẩm riêng của cá-nhân tưởng-tưởng để tiêu-khiển " lúc trà dư tiểu hậu ", mà là những tấm gương phản-chiếu cả một trạng-thái tâm-lý quần-chúng, cho nên thường được lưu-truyền đời nọ qua đời kia, lọc đi lọc lại qua ý-thức quần-chúng để biến thành những bài học lịch-sử vậy. Thần-thoại có liên-hệ đến sự hiểu-biết thông-cảm đầu tiên của người ta về chính mình và hoàn-cảnh trong đó người ta sinh sống. Đối với nhân-loại thời cổ sơ còn hồn-nhiên chất-phác, sống gần với cảnh vật thiên-nhiên như lớp người nông-dân ngày nay còn sống, thì không phải họ sống bằng suy-luận mà là sống bằng cảm-tình thân-mật với sự vật thiên-nhiên hầu như tham-gia vào với hoàn-cảnh. Người cổ xưa cũng như nông-dân ngày nay không có hai hình-ảnh về thế-giới sự vật, một thế-giới khách-quan duy-vật và một thế-giới chủ-quan duy-tâm. Người xưa qua Huyền-thoại chỉ có một thế-giới hồn-nhiên duy-nhất. Nó cần phải định vị-trí của nó đối với sự vật chung quanh, và để tìm định-hướng cho hành-vi có hiệu-nghiệm nó bắt đầu tạo ra các truyện Thần-thoại hay Huyền-thoại. Những Huyền-thoại ấy phần nhiều phản-chiếu tín-ngưỡng của nhân-dân như Huyền-thoại về " Tứ bất tử " phổ-thông ở Việt-Nam chẳng hạn :

1._ Huyền-thoại Sơn-tinh _ Thủy-tinh.
2._ Huyền-thoại Đổng-Thiên-Vương.
3._ Huyền-thoại Chử-Đồng-Tử.
4._ Huyền-thoại Liễu-Hạnh.

Nhưng trong tất cả một số truyện Cổ-tích Thần-thoại Việt-Nam, có liên-quan đến thời Tiền-sử tối cổ Hồng-Bàng của triều-đại Hùng-Vương coi như Thủy-tổ dân-tộc, chúng tôi thấy có truyện " Bánh Chưng " không những đã được truyền-tụng rất phổ-biến trong dân-gian, mà còn được nhân-dân các tầng lớp, nông, công, thương, binh, từ thành-thị tới thôn-quê đã đem biểu-diễn ý-nghĩa ra đời sống thành tục-lệ nghi-lễ trang-nghiêm kính-cẩn của một tôn-giáo là tôn-giáo Tổ-tiên trong ba ngày Tết đầu năm Âm-lịch .

Truyện Bánh Chưng Bánh Giầy .

Sau khi Hùng-Vương đã phá được giặc Ân ( nhờ tay anh-hùng dân-tộc Phủ-Đổng Thiên-Vương ), trong nước thái-bình, Vua lo việc truyền ngôi cho con, mới hội-họp hai mươi vị Công-tử lại mà bảo rằng :

" Ta muốn truyền ngôi cho con nào làm được vừa ý ta, đến kỳ hết năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên-Vương để trọn đạo hiếu của con cháu đối với Tổ-tiên, thì ta sẽ truyền cho nối nghiệp !

" Các Công-tử, ai nấy lo đi tìm các vị trân kỳ, hoặc săn bắn, hoặc chài lưới, hoặc mua sắp ở chợ, cốt sao được nhiều vị ngon vật lạ, không biết bao nhiêu mà kể. Chỉ riêng Công-tử thứ chín là Lang-Liêu, bà mẹ hàn-vi đã lâm bệnh mà quá-cố rồi, bên cạnh chẳng còn ai giúp đỡ nên khó bề tính-toán, ngày đêm thao-thức mất ngủ .

" Chợt một hôm nằm thiếp đi, mộng thấy Thần-nhân hiện đến bảo rằng :

( Trong trời đất không có gì quý bằng thóc gạo, vì gạo là của để nuôi dân, người ta ăn mãi không chán, không còn vật gì hơn nó mà đứng trên được. Nếu nay con lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nhuyễn, nặn thành hình tròn để bắt-chước tượng-trưng cho Trời tròn. Lại gói làm bánh vuông để tượng-trưng cho Đất vuông, ở trong làm nhân đậu, thịt cho thật ngon, bắt chước hình trạng Trời Đất bao-hàm chứa đựng muôn vật, ấy là ngụ ý-nghĩa Trời Đất như Cha Mẹ sinh nuôi muôn vật, thế thì lòng Vua Cha sẽ vui mà tôn-vị chắc về con .)

" Lang-Liêu giật mình tỉnh dậy, trong lòng mừng thầm rằng : Thần-minh giúp ta, ta khá bắt-chước theo mà làm ngay .

" Lang-Liêu bèn lựa hạt gạo nếp thứ trắng-tinh, hoàn-toàn không sứt mẻ, vo cho trong sạch, để ráo, lấy lá chuối xanh gói bên ngoài thành hình vuông đặt nhân ngon vị thơm vào giữa, đem chưng nấu cho thật chín mục gọi là Bánh-Chưng. Lại lấy gạo nếp đồ sôi giã cho thật nhuyễn, nặn thành hình tròn để tượng-trưng cho Trời tròn là Bánh Giầy .

" Đến kỳ hẹn, Vua hội họp các con lại, ai nấy trưng bày phẩm-vật của mình ; các Công-tử đem dâng không thiếu thức gì, duy chỉ có Lang-Liêu đem chiếc Bánh Giầy tròn, Bánh-Chưng vuông dâng lên. Hùng-Vương lấy làm lạ hỏi Lang-Liêu. Lang-Liêu cứ thành thật trình tâu như lời Thần-nhân đã bảo trong mộng. Vua bèn tự thân nếm thử bánh, thấy vị ngon thơm vừa miệng, ăn mãi không chán. Phẩm-vật của các Công-tử khác không sao hơn được thật. Vua khen ngợi hồi lâu, rồi cho Lang-Liêu được giải nhất.

1, 2, 3, 4

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site