lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Thiền Với Tư Tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

...

" Khoa-học Raja Yoga ( tức là Thiền-học ) nhằm mục-tiêu trước tiên là mang lại cho chúng ta phương-tiện để quan-sát những trạng-thái bên trong ( nội-tại ). Dụng-cụ dùng là chính Tinh-thần, Sức-mạnh của chú-ý, khi nào hướng-dẫn chính-đáng và hướng vào nội-giới thì có thể phân-tích tinh-thần ( phân tâm ) và soi sáng những thực-kiện. Những năng-lực của tinh-thần khác nào như những tia-sáng lu-mờ khi nào người ta tập-trung lại thì chúng soi sáng. Đấy là phương-tiện duy-nhất của chúng ta để thâu-thái tri-thức. Mỗi người đều sử-dụng phương-tiện ấy, đối với ngoại-giới cũng như đối với ở nội-giới, nhưng nhà tâm-lý-học phải quan-sát nội-giới một cách tỉ-mỉ, cũng như nhà khoa-học khảo-sát ngoại-giới, và vì thế mà phải có nhiều công-phu tập-luyện. Từ thuở nhỏ chúng ta chỉ được dạy nhìn sự-vật bên ngoài mà ít khi nhìn vào sự-vật bên trong. Cho nên chúng ta phần lớn đã mất cái khiếu quan-sát cơ-quan nội-tại. Như vậy thì chuyển hướng tinh-thần vào bên trong nội-giới, không cho nó phóng ra bên ngoài, rồi tập-trung tất cả năng-lực của nó lại và chiếu thẳng vào chính tinh-thần để nó tìm hiểu về chính bản-tính nó, ấy là cả một công-trình kỳ-khu. Tuy nhiên đấy là phương-tiện độc-nhất và duy-nhất để tìm một đường lối khoa-học tiếp-cận cho sự khảo-cứu này.

" Cái biết ấy dùng làm gì ? Trước hết trí-thức tự nó là một phần-thưởng tối-cao, và sau nữa nó có ích-lợi. Nó làm cho người ta mất hết đau-khổ phiền-não. Khi nào phân-tích chính cái tâm của mình, người ta đến trước nhỡn-tiền với cái gì bất-di bất-dịch, cái gì mà tự bản-tính nó vĩnh-viễn thuần-nhất và hoàn-hảo, người ta sẽ không khổ-sở nữa, không đau-phiền nữa. Tất cả đau-khổ đều do sợ-hãi, dục-vọng, bất-mãn sinh ra. Khi nào người ta thấy không bao giờ chết nữa, thì người ta không còn sợ chết. Khi nào nó biết nó hoàn-hảo, nó không còn khát-vọng hão-huyền nữa. Hai nguyên-nhân ấy đã không còn nữa thì đau-khổ cũng hết, chỉ còn lạc-thú hoàn-toàn dù ngay khi người ta đương còn sống trong thân-thể này vậy " . _ ( Raja Yoga, " Yoga Pratiques ", ed. Albin Michel, tr. 374 -375 )

Đấy là mục-đích của Thiền-định mà Thiền-Tôn lấy làm con đường tu-luyện, thờ-phụng, cung-kính chính căn-bản tối cần-thiết, vì chính ở đấy mới chứng-nghiệm cho tín-ngưỡng, khiến nó có thể tiến-bộ về tinh-thần, hoán-cải tâm-tính. Tất cả những hình-thức khác của tín-ngưỡng bất quá chỉ là phụ-thuộc để dọn đường cho thực-nghiệm tâm-linh của Thiền-định. Tất cả tri-thức đều dựa vào thực-nghiệm như Vivekananda đã tuyên-bố, và tập-trung tinh-thần hay Thiền-định chính là căn cốt của tất cả tri-thức chân-chính. Tri-thức chân-chính ở đây là tri-thức tâm-linh, tri-thức trực-tiếp về Thượng-Đế, về Phật-tính, tức là về một thực-thể duy-nhất của toàn-thể vũ-trụ nội-giới cũng như ngoại-giới. Đấy là tri-thức thực-nghiệm về linh-hồn, về bản-tính của tâm mà Thiền-học lấy làm cứu-cánh cho tín-ngưỡng, cho tất cả tôn-giáo. Và đối với Thiền-học thì người ta không cần phải có lòng tin hay tín-điều gì hết. Đạo-sĩ Vivekananda bảo : " Các anh không nên tin vào cái gì mà chính các anh không tự đã thấy, đấy là điều mà Thiền-học dạy các anh " .

Như vậy đủ thấy Thiền-Tôn đã quan-niệm vấn-đề Tam-giáo Đồng-nguyên trên nền-tảng tri-thức tâm-linh thực-nghiệm. Và cũng căn-cứ vào lịch-sử tín-ngưỡng Đông - Tây để thực-nghiệm tâm-linh như thế, mà gần đây triết-gia Ấn Radhakrishna đã dung-hòa các tôn-giáo, các tín-ngưỡng trong triết-học tôn-giáo của ông như sau :

" 1/_ Trước nhất, thực-nghiệm tâm-linh là một thái-độ phản-ứng của toàn-thể con người với Thực-tại. Nó bao-hàm và siêu-vượt tất cả hoạt-động tri-thức, luân-lý và tình-cảm. Nó là tri-thức trong thực-hiện. Bởi thế cho nên cụ-thể và có tính-cách cá-nhân chứ không trừu-tượng và đại-cương như tri-thức khái-niệm. Nó cũng không có thể trao-đổi qua danh-từ hợp lý. Người ta chỉ có thể biết tinh-thần bằng thực-nghiệm với nó, cũng như người ta biết tình yêu bằng yêu-đương chứ không bằng đọc sách về tình-yêu.

" 2/_ Hai là, nó là trực-tiếp toàn-thể mang theo với nó sự chính-xác của nó. Nó ngự-trị bởi chính quyền của nó được ngự-trị, tự nó thiết-lập cho nó tự duy-trì lấy, tự sáng với ánh-sáng của nó. Nó không cần đến sự xác-nhiên nào khác ở ngoài nó.

" 3/_ Ba là nó biểu-lộ cho chúng ta thấy một Hữu-thể Tuyệt-đối và Trường-cửu, ngoài các phạm-trù của tư-tưởng và biểu-hiệu. Tuy nhiên khi chúng ta bảo rằng tuyệt-đối biểu-thị ở thực-nghiệm thần-bí thì không có mảy-may phẩm-tính và chỉ có thể mô-tả bằng cách phủ-định. Chúng ta muốn nói ở đây rằng tất cả tính xác-thực bất-khả tư-nghị của nó vượt tất cả các hình-thức tư-tưởng. Chúng ta gọi là Không, bởi vì nó không là cái gì Hữu-thể của chúng ta tạo ra nên không có thể quan-niệm với tinh-thần hữu-hạn của chúng ta, nhưng không phải bởi vì nó tuyệt-đối Không .

" 4/_ Bốn là thực-nghiệm tâm-linh có ba đặc-tính là Thực-tại, Ý-thức và Cực-lạc ( tức là Sat, Chit, Ananda ) theo các nhà Tiên-tri Ấn-Độ mô-tả. Tuy chúng ta phân-biệt những phẩm-tính ấy, nhưng ở Thượng-Đế chúng ta không phân-biệt. chúng ta cũng gán cho Thượng-Đế những đức-tính thiêng-liêng, công-lý, tình-yêu, dung-thứ, v.v… bởi vì đấy là những đức-tính tối-cao nhân-loại biết được. Nhưng khi gán những đức-tính ấy chúng ta chớ nên quên rằng chúng có ở tại Thực-tại cùng tột với ý-nghĩa khác chúng có ở nơi ta. Cùng tương-tự như thế mà dù tuyệt-đối có vượt lên trên tất cả quan-niệm về Hữu-ngã và Vô-ngã, nhân-cách và phi-nhân-cách. Chúng ta cũng gán nhân-cách cho Ngài như là một Phạm-trù cao nhất chúng ta có thể biết được. Nhân-cách của Thượng-Đế như vậy chỉ là một tượng-trưng. Đấy biểu-thị cái gì có thể gọi là quan-điểm thi-văn về Thượng-Đế hơn là quan-điểm khoa-học. Đấy biểu-thị Thượng-Đế đối với chúng ta chứ không phải Thượng-Đế ở chỗ Tự-tại .

" 5/_ Năm là thực-nghiệm tâm-linh không những biểu-lộ cho chúng ta một một thực-tại siêu-nhiên, mà còn đem lại cho chúng ta cái tin-tưởng về duy-nhất của thế-giới. Nhà Đạo-học tâm-linh thần-hóa tri-giác thực-tại không những siêu-nhiên mà còn tiềm-tại. Đối với các Ngài tất cả sự-vật sống động và hiện-thực ở tại trong một tâm-linh đại-đồng.

" 6/_ Sáu là khẳng-định có lẽ là trọng-đại nhất về thực-nghiệm tôn-giáo ấy là sự đồng-thể cảm thấy giữa linh-hồn và Thượng-Đế. Chúng ta nghe thấy nói rằng trong lúc tuệ-giác tối-cao biên-giới tự-ngã cá-nhân với thực-tại cùng-tột biến mất. Nhà tâm-linh thần-hóa cảm thấy bản-ngã của mình có thể nói chỉ là trung-tâm của một tâm-linh biến-tại " vô sở bất tại ". Đấy là một điểm nhắc đi nhắc lại trong tất cả truyền-thống tâm-linh thần-hóa, trong tâm-linh-học Ấn-độ-giáo, trong Tân-Bá-Lạp-Đồ phái, trong Hồi-giáo và trong Thiên-Chúa-giáo. Lời Kinh Upanisad danh tiếng " Thử Tức Bỉ " và lời tuyên-bố của Jésus " Ta với Thiên-phụ ta là một ", cùng là bao nhiêu bằng-chứng của các nhà thần-hóa khắp thế-giới đều nhận rõ một loại thực-nghiệm tương-tự.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site