lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Trong Và Ngoài Nước

Trúc Lâm Yên Tử (27-08-2012) - Giải phóng miền Nam, một chiêu bài mị dân, tay sai của quân Trung cộng xâm lược khi xưa; hôm nay sẽ trở thành Giải Phóng Việt Nam.

(1) Tựa gốc; (2) Tựa do TLYT đặt lại.

(3) Mặt trận giải phóng miền Nam, thực chất là con cờ của đảng cộng sản Việt Nam (tiền thân là đảng Lao động Việt Nam) lập ra làm bình phong xâm lược Viêt Nam Cộng Hòa.

(4) Thiên Tài Quân Sự Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu đã có kế hoạch tiêu diệt cục R cùng những đơn vị phụ thuộc qua cuộc hành quân ngoại biên năm 1970 cùng với đại tướng Đỗ Cao Trí. Tiếc rằng kế hoạch này đã bị Trung tướng Nguyễn văn Minh, tân tư lịnh Quân đoàn III (thay thế tướng Đỗ Cao Trí bị ám sát) phá hoại. Ông (Trung tướng Nguyễn văn Minh) đã cứu thoát các sư đoàn 5, 7 và Bình Long. Mùa hè đỏ lửa 1972, các đơn vị VC này có dịp phục hận, quay lại tấn chiếm Bình Long An Lộc, nhưng bất thành. Mời đọc thêm :

Hành Quân Snoul - Nguyễn Văn Tín

Trận Đánh Snoul Và Những Hậu Quả - Trần Văn Thưởng

(5) Tài năng của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã xử dụng không đúng chỗ. Tài năng này cần được phục vụ cho dân tộc thay vì phục vụ cho một tập đoàn tay sai của quân xâm lược Trung cộng như đảng cộng sản Việt Nam gieo đau thương, thống khổ cho dân tộc. Ông chỉ có công với đảng cộng sản Việt Nam, chứ hoàn toàn không chút công lao nào đối với văn hóa, âm nhạc cũng như dân tộc.

***

Từ Giải Phóng Miền Nam Đến Giải Phóng Việt Nam (2)

Bài ca GIẢI PHÓNG * VIỆT NAM (TÂN THỜI 2012)

(chỉnh sửa *MIỀN NAM => VIỆT NAM,  **Đế quốc Mỹ => Đại Hán ĐỎ, cập nhật hóa lại vẫn xài được, coi như lấy đạn cối 81m/m xài cho 82m/m. Có sao đâu? )

Sáng tác : Huỳnh Minh Siêng (Lưu Hữu Phước) (1921-1989)
Trình bày: Hợp xướng – Dàn nhạc Giao Hưởng Quốc Gia

GIẢI PHÓNG *VIỆT NAM, chúng ta cùng quyết tiến bước.
Diệt **Đại Hán ĐỎ, phá tan bè lũ bán nước.
Ôi xương tan máu rơi, lòng hận thù ngất trời.
Sông núi bao nhiêu năm cắt rời.
Đây Cửu Long hùng tráng, Đây Trường Sơn vinh quang.
Thúc giục đoàn ta xung phong đi giết thù.
Vai sát vai chung một bóng cờ.
Vùng lên! Nhân dân *Việt Nam anh hùng!
Vùng lên! Xông pha vượt qua bão bùng.
Thề cứu lấy nước nhà! Thề hy sinh đến cùng!
Cầm gươm, ôm súng, xông tới!
Vận nước đã đên rồi. Bình minh chiếu khắp nơi.
Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời.

***

Giải Phóng Miền Nam (1)

Lưu Hữu Phước – Mai Văn Bộ – Huỳnh Văn Tiểng

cần thơ, miền tây việt nam

“Cần Thơ gạo trắng nước trong”

Thị trấn Ô Môn – vựa lúa của xứ “Cần Thơ gạo trắng nước trong” là nơi chào đời của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Má La Thị Xinh sanh ra cậu con trai này thật đặc biệt.

Đó là ngày 12.9.1921. Cậu bé sanh nhằm giờ Dậu, ngày Dậu, tháng Dậu (sắp rằm Trung Thu) và năm Tân Dậu 1921. Cái tứ trùng này là điềm lành nên thày giáo Lưu Nhân – ba của Lưu Hữu Phước mới đặt tên con trai mình như vậy.

Lưu Hữu Phước đã không phụ lòng ba má. Đến tuổi học là làu làu “Tam tự kinh”, “Minh tâm bửu giám”. Lên 9 tuổi, Lưu Hữu Phước đã học đờn kìm của thày Ngô Đảnh – người Phú Yên. Chỉ một tuần, Phước đã thuộc ngay hai mươi câu “vọng cổ” nhịp tám. Âm nhạc đã ngấm vào Phước từ thuở nằm nôi khi mẹ ru “Lý con sáo”, “Bình bản”, “Kim tiền”, “Lý bốn mùa”… đã vực Lưu Hữu Phước lớn dậy ở tuổi thiếu niên.

Cây mandoline bị hỏng ai đó vất đi đã được ba Phước xin về, trở thành nhạc khí đầu tiên của cậu bé yêu âm nhạc. Cây đàn được Phước tự làm phím tre, cuốn dây đàn bằng tơ đã giúp Phước nhập vào Collège Cần Thơ với năng khiếu âm nhạc năm 12 tuổi. Ở đây, Lưu Hữu Phước bắt đầu bước từ Cổ nhạc sang Tân nhạc khi được ba mua cho cây mandoline thực sự.

can tho, cần thơ

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền,
Đừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay…

Ở Collège Cần Thơ, thày Phạm Văn Bạch như một luồng gió tư tưởng mới mẻ thổi giữa một vầng hào quang rực rỡ khiến những học trò như Nguyễn Việt Nam, Trần Bửu Kiến, Nguyễn Mỹ Ca, Quách Vĩnh Chương, Tạ Thanh Sơn và Lưu Hữu Phước bừng tỉnh một tinh thần dân tộc. Chưa hề đến sông Hương, xứ Huế lần nào, cậu bé 12 tuổi Lưu Hữu Phước đã liều mạng viết bài hát “Trên sông Hương” còn trước cả người đàn anh Nguyễn Văn Thương cũng với tựa đề này. Ngay sau đó vài năm, bản nhạc “Giang sơn gấm vóc” viết cho đờn kìm như một lời chào tuổi 15 của Lưu Hữu Phước.
16 tuổi, Lưu Hữu Phước lên thành đô Sài Gòn nhập trường lycée Pétrus Ký. Ở đó cùng Trần Văn Khê và Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước lập ra “câu lạc bộ học sinh” với những sáng tác tươi ròng tuổi trẻ.

19 tuổi, Lưu Hữu Phước ra học đại học ở Hà Nội. Ngay trên chuyến tàu xuyên Việt, hành khúc “Ta cùng đi” đã được ông viết ra. Ở Hà Nội, ông trở thành chủ soái của phong trào “Tổng hội sinh viên” với những hành khúc yêu nước như “Bạch Đằng Giang”, “Hội nghị Diên Hồng”, “Tiếng gọi thanh niên”, “Lên đàng” và đặc biệt là sáng tác âm nhạc cho vở nhạc kịch đầu tiên “Tục lụy” với lời thơ của Thế Lữ. Sự nghiệp âm nhạc rực rỡ của Lưu Hữu Phước đã như được thiên định từ thuở thiếu thời và cứ thế chiếu sáng mãi qua nhiều thập kỷ biến động của lịch sử Việt Nam.

cần thơ

Chuồn chuồn bay thấp
Mưa khắp ruộng vườn
Nghe lời nói lại càng thương
Thương em, anh muốn lập vườn cưới em.

Năm 1944, Lưu Hữu Phước bỏ học trở về Nam cùng những hành khúc mới mà ông vừa viết ra như “Xếp bút nghiên”, “Mau về Nam”, “Gieo ánh sáng”, “Hờn sông Gianh”. Về Sài Gòn, Lưu Hữu Phước cùng bạn bè tham gia tranh đấu, làm báo Thanh Niên.

Những hoạt động ấy đã khiến ông bị bắt (10.1944) và bị giam mấy tháng. Ra tù, Lưu Hữu Phước vẫn không nhụt chí. Ông cùng Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ lập nhà xuất bản Hoàng Mai Lưu. “Lên đàng” là bản hành khúc ông viết cho phong trào “Thanh niên Tiền phong”. Khi Sài Gòn khởi nghĩa, ông viết ngay “Khúc khải hoàn”. Khi Nam Bộ kháng chiến, ông và Nguyễn Mỹ Ca thành lập Binh công xưởng Nam Bộ.

Vừa sản xuất vũ khí, hai ông vừa sáng tác ca khúc. “Đói lạnh” và “Đoàn quân ma” được viết trong thời kỳ này. Cuối 1945, ông được điều ra Hà Nội. Ở Thủ đô, ông vẫn mở nhà sách Hoàng Mai Lưu II ở số 8 Hàng Ngang. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ,

Lưu Hữu Phước lên Việt Bắc, lãnh đạo “Đoàn nhạc kịch thiếu nhi kháng chiến”. Vở ca kịch “Hái hoa dâng Bác” được Lưu Hữu Phước viết nhân dịp kỷ niệm 60 năm sinh nhật Bác (19.5.1950) và do Đoàn thiếu nhi trình diễn. Ông còn viết “Tuổi hai mươi”, “Lãnh tụ ca”, “Đông Nam Á Châu”.

huỳnh mai lưu hữu phước

(Nhóm Huỳnh-Mai-Lưu)

Khi Đoàn văn công Nhân dân Trung ương thành lập, Lưu Hữu Phước được điều về làm phó đoàn cùng trưởng đoàn Nguyễn Xuân Khoát. Đấy là những ngày ông cùng ban lãnh đạo đoàn kiên trì chí hướng đi theo âm nhạc truyền thống. Vừa cùng anh em sang Berlin tham gia Đại hội Thanh niên sinh viên thế giới lần thứ hai, ông lại cùng anh em đi phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sau đó, là chuyến cùng anh em sang Thượng Hải thu 30 đĩa hát dành cho ngày giải phóng Thủ đô. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ những năm tháng ở Đoàn, đầu 1956, Lưu Hữu Phước chuyển sang làm Trưởng ban nghiên cứu nhạc vũ trong Vụ nghệ thuật thuộc Bộ văn hóa.

Vừa cùng anh em nghiên cứu và xuất bản cuốn “Dân ca quan họ”, Lưu Hữu Phước vẫn tiếp tục tuôn chảy mạch hành khúc của mình qua các tác phẩm “Dưới cờ Đảng vẻ vang”, “Cả cuộc đời về ta”. Ông cùng Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ viết một bài hát là bài “Mặt trận ca” dành cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.

Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Mặt trận cần phải có một bài ca chính thức (3). Ngày 20/7/1961, lãnh đạo Hội Văn nghệ giải phóng đã giao cho ba tác giả: Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng sáng tác tập thể một bài hát làm bài ca chính thức của Mặt trận. Các ông Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng được giao viết ca từ, trong khi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được phân công viết phần nhạc.

Với tinh thần khẩn trương, bừng bừng khí thế cách mạng, chỉ trong một tuần, ca khúc “Giải phóng miền Nam ra đời.

Sau này, nhạc sĩ Huỳnh Văn Tiểng đã kể lại:Tôi được đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam cho biết là phải tuyệt đối giữ bí mật việc sáng tác ca khúc này”.

Theo đồng chí Phạm Hùng, về nội dung cần thể hiện những điểm sau: “Bài hát có tính chất Quốc ca này cần nhắm vào đối tượng không chỉ nhân dân miền Nam mà cho cả nhân dân Nam Trung Bộ và Nam Bộ; kêu gọi nhân dân Nam Trung Bộ và Nam Bộ trực tiếp đứng lên đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ tay sai của đế quốc Mỹ; nêu rõ triển vọng thống nhất đất nước Việt Nam…”.

Khi nghe ba nhạc sĩ hát bài “Giải phóng miền Nam lần đầu để duyệt, đồng chí đã đứng lên nói to: “Được rồi, hay lắm! Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng! Vùng lên! Xông pha vượt qua bão bùng! Vận nước đã đến rồi… Hay hết sức! Hoan nghênh và cảm ơn các đồng chí”.

Theo lời kể của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thì vì lý do bí mật, nhóm 3 người lấy bút danh là Huỳnh Minh Liêng (na ná tên họ của ba ông). Nhưng khi đưa lên Báo Nhân Dân thì không biết ai đã đọc nhầm chữ L viết hoa ra thành chữ S (trong chữ Liêng), thành thử bài hát được phổ biến dưới cái tên tác giả là Huỳnh Minh Siêng. Nhận thấy chữ Siêng cũng có cái hay (theo nghĩa siêng năng) nên Lưu Hữu Phước cũng không có ý đổi lại nữa.

Cùng chủ đề “giải phóng miền Nam”, sau này, Lưu Hữu Phước còn có bài hát “Tiến về Sài Gòn” cuồn cuộn khí thế chiến đấu. Nhiều người sau này nghe những ca từ: “Tiến về Sài Gòn, ta quét sạch giặc thù/ Hướng về đồng bằng, ta giải phóng thành đô” đã ngỡ bài hát được sáng tác trong không khí náo nức chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 mà đâu biết rằng, tác giả đã sáng tác bài hát này cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968… GS – NSND Quang Hải từng nhận xét về tài năng đặc biệt của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: “Lưu Hữu Phước là người đứng đầu thể loại hành khúc và cũng có thể nói là trên thế giới xưa nay hiếm…

Để vào chiến khu R ở Đông Nam Bộ, Lưu Hữu Phước đã bay từ Hà Nội sang Quảng Châu rồi từ đó bay về PhnômPênh đi xe tới biên giới và sau đấy, đi bộ từ biên giới về R (4) ở miền Nam, Tư Siêng đã có một bước ngoặt mới trong sáng tác với những “Cô gái Củ Chi”, “Tiếng núi sông”, “Xuống đường” rồi “Sài Gòn mến yêu” khi đưa vào nội thành  Sài Gòn in trên tờ “Tin Văn” thì đổi tên là “Thanh niên xây dựng non sông” và tên tác giả thì phải mượn tên nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba. Chính ông cũng vào Sài Gòn để nắm tình hình.

Khi đến rạp Quốc Thanh thì bất ngờ gặp bạn cũ là Nguyễn Ngu Ý. Tư Siêng đành vừa tay bắt mặt mừng vừa nhanh chóng rút nhanh ra chiến khu. Những năm tháng ở R, Lưu Hữu Phước cùng Hoàng Việt viết opéra “Bông sen” gửi ra dàn dựng ở Hà Nội vào đúng dịp kỷ niệm 8 năm thành lập mặt trận Dân tộc giải phóng (22.12.1968). Tết Mậu Thân 1968 tổng tiến công, bao nhiêu người lính đã hát vang “Tiến về Sài Gòn” của ông. Khi Bác mất, ông viết “Tình Bác sáng đời ta” với phần lời của Diệp Minh Tuyền.

nguyễn hữu thọ

Ông Nguyễn hữu Thọ

Từ ngày thống nhất đất nước, Lưu Hữu Phước (5) trở thành Viện trưởng Viện âm nhạc sau khi rời chức Bộ trưởng Bộ văn hóa – Thông tin của chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Ông cùng anh em nghiên cứu và giới thiệu đàn đá Khánh Sơn.

Ngày tết Đoan Ngọ năm Kỷ Tỵ 1989, người nhạc sĩ tài tình với nhịp hành khúc Việt Nam đã trút hơi thở cuối cùng tại Sài Gòn, để lại bao tiếc thương cho giới âm nhạc. Năm ấy, ông thọ 69 tuổi ta. Nếu còn sống, năm nay ông tròn 90 tuổi. Ông và Phạm Duy đồng niên, cũng là một tài năng âm nhạc song hành cùng ông.

Nguyễn Thụy Kha

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

free counters

un compteur pour votre site