lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

 

Tin Tức Thời Sự - Lịch Sử Việt Nam

Bình Long Ngày Về Tìm Lại Dấu Xưa Tích Cũ

1, 2, 3

an lộc, bình long

Nghĩa trang Biệt Cách Dù

An Lộc địa sử ghi chiến tích

Biệt cách Dù vị quốc vong thân

 

Lý Cà Sa (VoBiVic)

...

Từ An Lộc đến cầu Cần Lê khoảng 10km, xe qua khỏi Cần Lê chừng 2 km, từ QL 13 rẻ trái chạy theo đường Đồng Tâm chừng hơn 10km nữa. Xe chạy chậm lại, đường vắng người, hai bên nhiều rừng bụi (rừng chồi?), nhà dân thưa thớt. Chúng tôi e ngại không hiểu đường vào căn cứ địa của VC có an toàn không? Người này hỏi người kia tính sao đây? Lúc đó anh tài xế mới vọt miệng:

- Các bác đừng lo! Ba năm trước con đi bộ đội có đóng quân khu này. Nhưng con không biết các bác muốn đi đâu?

- !!!
- Sao bây giờ chú em mới nói?

- Các bác không nói trước, biểu con chạy xe thôi! Con đâu biết mấy bác vô đây làm gì? Phải mấy bác muốn vô coi căn cứ Tà Thiết không?

Chúng tôi trao đổi ánh mắt e ngại, nhìn nhau thầm dọ hỏi. Từ nước ngoài về, mang tiếng đi du lịch mình mà vào những vùng nhạy cảm như thế này phải tính trước. Nếu bị xét hỏi phải biết cách trả lời; còn phải cảnh giác công an chánh trị, công an du lịch, công an... chận đường hỏi giấy!

- Con biết các bác từ nước ngoài về! Ba con trước cũng đi cán bộ nông thôn. Các bác đừng lo!

Thấy chú em tài xế có vẻ thật thà, vã lại do người thân giới thiệu mướn xe nên tôi tin sẽ không có việc xấu xảy ra.

Một cái bảng to ghi lời chào mừng khách bên đường chỉ rõ lối vào căn cứ. Buổi trưa xe qua đường rừng bóng cây nhảy nắng. Nhưng xe phải chạy sâu vào vài cây số nữa mới đến chỗ.

Chòi gác là phòng bán vé, có cây ngang chặn đường, bảng qui định, nhưng không thấy người trực gác. Cảnh buồn vắng lặng đìu hiu. Một mình tôi xuống xe, tiến vào căn nhà gạch xây trên dốc cao, có ghi bảng đề văn phòng. Một người đàn ông từ nhà bên cạnh văn phòng bước ra; không phải đón chúng tôi, mà bước qua bên kia đường gọi người ra tiếp.

Một phụ nữ chừng 40 tuổi, ăn mặc lối Saigon, nói giọng Bắc, có vẻ như ngạc nhiên thấy khách lạ đến vào giờ nghĩ trưa, ngoài giờ làm việc. Chúng tôi hỏi mua vé vào tham quan “căn cứ ” theo bảng qui định ngoài cổng. Cô em nói không phải mua, xin mời quí khách vào văn phòng. Thấy vẻ thiện cảm của cô tiếp viên, chúng tôi ra hiệu cho nhau bước vào. Cô không hỏi chúng tôi là ai, nhưng hỏi có phải từ Saigon đến? Chắc cô nghĩ rằng chúng tôi là các đại gia từ thành phố chạy xe lạc đường ghé vào, nên cô vui vẻ chào hỏi và nhập bài bản ngay. Bài bản này thuộc lòng đến nổi cô nói không vấp một chữ. Bài thuộc lòng như sau:

Nguyên bản tài liệu của VC
Căn cứ Tà Thiết

Ngày 7/4/1972 Lộc Ninh được giải phóng, trụ sở của Bộ chỉ huy Miền đóng tại khu B chiến khu Dương Minh Châu - Tây Ninh được dời về khu vực Tà Thiết - Lộc Ninh. Đây chính là trung tâm đầu não được mệnh danh là “ Khu rừng Chính phủ”, là nơi ở và làm việc của cơ quan đầu não B2.
Trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến của đất nước với sự ra đời của nhiều căn cứ, trong đó căn cứ của Bộ chỉ huy Miền đóng tại Tà Thiết - Lộc Ninh là căn cứ cuối cùng được thành lập ở chiến trường Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

So với các căn cứ đã xây dựng trong chiến tranh, thì căn cứ Tà Thiết được xây dựng cơ bản và có quy mô lớn hơn cả. Hệ thống hầm hào, trạm xưởng, trường lớp được xây dựng khá nhiều để đảm bảo cho việc sinh hoạt huấn luyện và chiến đấu. Căn cứ Tà Thiết là tổng kho dự trữ của hậu cần B2 và là điểm tập kết quân lớn nhất từ Bắc vào để chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng mùa xuân năm 1975.

Từ năm 1973 đến năm 1975 tại căn cứ Tà Thiết đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng:

- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn Miền lần thứ III (3/1973)

- Hội nghị quân chính toàn Miền (9/1973)

- Hội nghị học tập quán triệt Nghị quyết 21 của TW Đảng cho cán bộ cao cấp của Miền và các tỉnh (10/1973) 

- Ngày 3/4/1975 tại nơi đây đồng chí Phạm Hùng (Bí thư TW Cục) quán triệt chỉ thị của Bộ Chính trị về quyết tâm và phương án giải phóng Sài Gòn 

- Ngày 8/4/1975 đồng chí Lê Đức Thọ thay mặt Bộ Chính trị phổ biến Nghị quyết thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia định (sau được lấy tên là chiến dịch Hồ Chí Minh) gồm Chính uỷ Phạm Hùng, Tư lệnh Đại tướng Văn Tiến Dũng, các Phó tư lệnh Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn và Đinh Đức Thiện.

- Đúng 11giờ 30 ngày 30/4/1975 Sài Gòn được giải phóng, trên đất Tà Thiết toàn bộ Bộ chỉ huy chiến dịch thật sự xúc động lên đường hướng về Sài Gòn để tiếp quản thành phố mới được giải phóng.

Căn cứ Tà Thiết đã góp một phần quan trọng vào việc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.(sic)

Hiện nay, Khu căn cứ đã được sửa chữa lại và khánh thành vào ngày 20/4/1995 gồm: nhà trưng bày, nhà làm việc của Thượng tướng Trần Văn Trà- Tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam, Lê Đức Anh Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng và Nguyễn Thị Định Phó Tư lệnh. Bên cạnh đó là hội trường dưới lòng đất, nhà bếp trở thành điểm tham quan chiến trường xưa của du khách trong và ngoài nước.

Tôi có thu thập thêm vài tài liệu liên quan đến HĐ Paris và căn cứ Tà Thiết:

(Hồi ký của Lê Đức Anh về sự lợi dụng Hiệp Định Paris 1973 và việc sử dụng căn cứ Tà Thiết)

......Trong Hiệp định có nhiều nội dung rất cơ bản, rất hay, nếu nói riêng ở góc độ tư duy quân sự thì hay nhất là ở chỗ Hiệp định quy định quân Mỹ rút, còn tại Nam Việt Nam, các lực lượng vũ trang còn lại của “hai bên Việt Nam” ở nguyên tại chỗ. Như vậy ta đã đánh bại âm mưu “phân tuyến” của đối phương, bộ đội ta không phải “tập kết” ra một nơi (như thời Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954), mà ngược lại, ta duy trì trên chiến trường thế xen kẽ “da báo” trên cả ba vùng chiến lược - rừng núi, đồng bằng và đô thị, một thực trạng rất có lợi cho ta, bất lợi cho quân địch.
...................

... Nếu ta xả hơi, co lại, thủ tiêu đấu tranh là chết. Thực trạng suốt bảy, tám tháng vừa qua đã thấy rất rõ điều này. Cuộc giành giật giữa ta và đối phương diễn ra rất ác liệt. Đối phương bình định kềm dân, ta trừng trị đối phương, phá bình định, giải phóng dân. Đối phương đóng đồn, ta nhổ. Đối phương lấn chiếm, tái chiếm, ta mở rộng, mở vùng. Nơi nào ta đánh mạnh, đối phương dao động, co lại; nơi nào ta hữu khuynh, chần chờ, đối phương lập tức lấn tới. Ngay cả những đơn vị sừng sỏ của chúng bị ta đánh mạnh về quân sự, bị bao vây về chính trị và binh vận thì cũng dao động, chùn lại thấy rõ.

.................

....Vào đến nam Vĩnh Linh, gặp anh Trần Độ đi từ Miền ra, tôi hỏi: "Anh ra thì ai thay"? Anh lặng im không nói gì. Rồi anh nói: "Sau khi có Hiệp định Paris, tình hình phức tạp quá. Khi anh Tố Hữu vào phổ biến thì tin ở Trung ương". Tôi bảo, tin ở Trung ương là đúng thôi, nhưng phải phản ánh đúng thực tế chiến trường với Trung ương, và phải kết hợp hai vấn đề đó lại. Anh bảo giờ anh ra Bắc, tôi cũng không hỏi vì sao ra. Anh em giao liên đưa tôi đi, vào đến sát đồn Phú Túc của đối phương rồi cứ theo sườn núi mà đi. Đi, tôi thấy đường Trường Sơn Đông đã mở thông thoáng, từng đoàn xe tải chở gạo, chở đạn vào chiến trường thì trong lòng phấn khởi lắm

...............................

.....Khi làm kế hoạch tác chiến, tôi có bàn với hai anh Năm Ngà và Hai Tưởng. Kế hoạch có 3 nội dung:

Thứ nhất: Là xây dựng lực lượng ở các đô thị và vùng ven đô. Vì sau Mậu Thân 1968, lực lượng ta (cả đặc công và biệt động) đã bật ra hết rồi, giờ phải triển khai xây dựng trở lại để ém quân ở đô thị, hoạt động trong lòng đô thị. Tôi nhớ đinh ninh lời anh Lê Duẩn “Để chậm thì khó làm được”.

Thứ hai: Mở vùng giải phóng ra hướng Long An, kể cả vùng nam của Long An: Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công, Châu Thành, Tân Trụ, Chợ Gạo và Tiền Giang, tức là cả phía nam và phía bắc lộ 4. Kể từ Tây Ninh xuống Đức Hoà, Đức Huệ, nam bắc lộ 4 thì khó nhất là mở hướng này. Nếu nói đến đồng bằng sông Cửu Long thì đây là hướng trọng điểm của kế hoạch đồng bằng. Ta mở vùng và đứng vững được ở đây thì sẽ ngăn chặn rất hiệu quả sự liên thông của đối phương từ Sài Gòn xuống miền Tây. Ngược lại, với ta sẽ nối liên thông từ Miền tức Chiến khu Dương Minh Châu, nối miền Đông với đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ ba: Mở rộng đường hành lang Trường Sơn. Vì Trung ương đã mở được thông đường Đông Trường Sơn rồi, nay ta phải mở thông nốt, nối liền từ miền Đông Nam Bộ tới đó, trọng điểm là hai trục đường 14 và 20. Còn hướng sông Lòng Tàu thì Đoàn 10 đã làm dữ và khá lắm, vả lại lúc đó hướng này chưa nổi cộm lên nên không đặt vấn đề là hướng chính.

................................

....Để chuẩn bị cho mùa khô 1974-1975, ngay từ trong mùa mưa, Hậu cần của Miền đã chuyển đến cho các quân khu, kể cả Sài Gòn, trên 3000 tấn vũ khí dạn dược, đã cấp phát đủ cho các đơn vị các cơ số đạn và lương thực cần thiết cho chiến đấu và dự trữ thường xuyên. Đồng thời tích trữ tại các khu vực sẽ diễn ra chiến đấu mùa khô chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ gần 3 vạn tấn vật chất, trong đó có gần 8.000 tấn đạn dược và 1.500 tấn xăng dầu. Điều đáng nói ở đây là Hậu cần B2 đã cố gắng tạo ra lượng vật chất phương tiện tại chỗ tất cả những gì có thể tạo ra được, chỉ yêu cầu trên cung cấp những gì không thể tạo ra tại chỗ. Thực hiện đúng mệnh lệnh của Bộ chỉ huy Miền, ngành Hậu cần đã bảo đảm lượng dự trữ thường xuyên từ bốn đến sáu tháng lương thực, thuốc và dụng cụ quân y; ba đến sáu tháng xăng dầu, và bắt buộc phải có một năm vũ khí đạn dược

.................................

....Chúng tôi sử dụng Trung đoàn 271 thuộc Sư đoàn 3 do anh Sáu Hưng chỉ huy, có anh Hoàng Cầm kiểm tra đôn đốc phía sau, tăng cường cho hướng tiến công chủ yếu này 2 khẩu pháo 85 ly và hai nghìn viên đạn để đánh vào Bù Đăng. Tôi nói với các anh, khi đánh được Bù Đăng rồi thì ta sẽ đánh Đồng Xoài liền. Tất nhiên tôi không quên điện ra Bắc cho anh Trà biết quyết định điều chỉnh kế hoạch, thay đổi việc chọn mục tiêu đánh trận mở màn cho mùa khô này.

Bộ chỉ huy phân công mỗi người bám sát và chỉ đạo một hướng: Bùi Cát Vũ ở hướng Đồng Xoài, Hoàng Cầm ở hướng Sư đoàn 3, Năm Ngà ở hướng Khu 6, tôi đang được thay anh Trà thì ở sở chỉ huy trung tâm cùng với anh Hai Tưởng, chỉ đạo toàn chiến trường B2 mà trọng điểm là miền Đông, trong đó trọng yếu là Tây Ninh-núi Bà Đen. Sở chỉ huy trung tâm lúc đó đặt ở Tà Thiết.
................................

Trong lúc hai anh bạn nghe đọc “báo cáo”, tôi đi vòng vòng khu trưng bày để chụp hình làm tài liệu. Sau báo cáo, người thuyết minh (bây giờ kiêm thêm làm giao liên dẫn đường?) mời chúng tôi đi một vòng tham quan căn cứ. Cô còn thòng thêm một câu mời mọc: ”Ta đến xem nhà ông Trần Văn Trà và thắp hương cho ông ấy!?”. Tôi cảm thấy bị nhột, tìm cớ thối thoát mình phải về Saigon sớm trước khi trời tối! Thấy hai ông bạn lưỡng lự xiêu lòng nghe theo lời mời, tôi chặc lưỡi ta cứ đến xem nào, tính sau.

“Nhà ông Trà” ở khúc quanh đoạn đường đi bộ ngắn nhất, từ nhà ông này mới lội bộ tiếp đến thăm nhà Phạm Hùng, Lê Đức Anh, Nguyễn Thị Định..
Tôi chụp hình mọi địa hình, cách bố trí nhà cửa mật khu: nhà nổi, hầm chìm, giao thông hào, hầm chữ A, bếp Hoàng Cầm (không phải lấy tên theo tướng VC Hoàng Cầm hay nhà thơ Hoàng Cầm, mà là tên của người phát minh ra nó, theo lời cô hướng dẫn viên).

Bước lên bậc thang gổ, tôi vào “nhà của ông Trà”; cột vách mọi thứ đếu bằng ván gổ, mái lợp lá trung quân. Ai đó đốt nhang sẵn trên bàn thờ, dựng giữa nhà, thờ hình Trần Văn Trà lộng kính mặc quân phục, có bảng ghi chi tiết tiểu sử của ông ta dựng một bên.

Để không tạo sự nghi ngờ hay phản ứng của cô cán bộ VC (nếu phát giác ra lính ngụy đang xâm nhập căn căn cứ ta, bọn Việt kiều phản động âm mưu điều tra để tuyên truyền ra nước ngoài?) chúng tôi đến chỗ bàn thờ làm như đang chiêm ngưỡng dung nhan ông Trà.

(VC ngày nay coi bộ chăm lo cúng bái giải oan, lo cho hương linh người chết, đốt nhiều nhang khói, làm bàn thờ, khác với bản chất vô thần Cộng Sản thời trước.Thời gian chúng tôi đi du lịch VN từ Nam ra Bắc, đâu đâu cũng thấy nghĩa trang liệt sĩ của họ chiếm khu đất rộng tốt nhất, xây miếu đình làm chỗ thờ cúng vong linh hơn cả nhà chùa. Cán bộ cao cấp chết đi cũng bắt chước HCM làm lăng mộ, nhà thờ tự. Dân nói: VC không tin Trời Phật Thánh Thần gì đâu, họ làm chỗ thờ tự để sau này lỡ bị trả thù, không ai dám đập phá chỗ miếu đình thờ tự (sợ trời phạt?); tuyên truyền dị đoan để tự phong thành hoàng, thánh nhân. Dân chúng bị đầu độc mê tín cúng bái, hay bị bắt ép thờ hình tượng HCM, Võ Văn Kiệt..; lập bàn thờ nhà dân, trong chùa, ngoài đình).

Nhưng lúc đó ba chúng tôi tò mò tìm hiểu; đang đọc kỹ bảng tiểu sử của ông Trà, để biết thêm về “chiến công tàn sát của ông này trong 2 trận đánh tại An Lộc năm 72 và tại Long Khánh năm 75; cho lệnh pháo kích, tấn công vào Saigon trước khi tiếp quản ngày 30-4-75; cùng nhóm bộ sậu MTGPMN, CSBV Hà Nội đã quyết định đưa người của chánh quyền và quân đội miền Nam vào trại tù cải tạo cho ở mãi không về!”

---------------

Tôi vái 3 hồn 9 vía ông Trà, nay đã ra người thiên cổ!

Hồn ông đã bay xa hay vong linh đang theo những kẻ ác dưới địa ngục, nhưng vía ông còn phảng phất đâu đây?

Sanh vi tướng tử vi thần, nay ông làm ông thần rừng Tà Thiết, có hình treo trong căn nhà tàn hương khói lạnh, xung quanh bốn bề vắng lặng âm u, ở chung với những người sắc tộc khờ me làm ruộng rẩy bên rừng. Bộ đội canh phòng cho ông đang phá rừng bán gỗ; khu”rừng chánh phủ”, năm xưa kín mít ngụy trang trốn lánh, nay cảnh hoang tàn trống vắng tiêu điều!

Ông ngồi đó từ lâu, chúng tôi mới đến đây biết ông lần đầu, nhưng trong lòng xốn xang nguyền rủa. Lâu năm thù ghét đã tan, nhưng vẫn nhớ chuyện ác ông làm thuở trước:

- Chỉ huy binh đoàn tấn công An Lộc tháng 4 năm 1972, Ông đã cho pháo dập bắn càn chết dân chết lính, nướng quân bộ đội chết không toàn thây, hồn không nhớ xác. Chúng tôi tiếc thương cho người sinh Bắc tử Nam, xác thân dập dùi, cùng chôn tập thể mồ chung. Nhưng các ông ỷ mình chiến thắng, dựng bia gây tiếng căm thù, chiến tranh qua rồi, sao không sửa lại lời ghi cho đúng? ”Nơi này xác dân, xác lính, xác bộ đội nằm chung” cho vong linh người quá cố được giải oan, yên giấc ngàn thu vĩnh biệt?

- Lập căn cứ Tà Thiết làm BCH, qua mặt Hiệp Định Paris, dồn quân huấn luyện, tích luỷ hậu cần, chuyển quân miền Bắc vào sâu, đánh phá miền Nam, ông không muốn tái hồi dân tộc hoà bình thống nhất! Sao ông không cản ngăn miền Bắc bớt hy sinh xương máu bộ đội Trường Sơn; may nhờ Hiệp Định Paris, cho họ ngừng nghỉ tương tàn cảnh nồi da xáo thịt, chém giết anh em cùng màu da vàng máu đỏ?

- Chỉ huy binh đoàn đánh vào Xuân Lộc, trận chiến kinh hoàng, ông đã nướng bao nhiêu xác người vào chiến trường lửa đỏ? Hay muốn nhuộm thêm cho đỏ máu màu cờ? Tiến vào Saigon ông có biết rằng ỷ mình chiến thắng, được cử làm quân quản, bao nhiêu khổ não dân lành, chia ly chồng vợ, bà con ly tán về kinh tế mới hồi hương, tập trung tù đày rời Nam ra Bắc không biết ngày về?

Nhưng cảm thương thay, hồi đầu nhân quả!

- Ông chưa được sủng ái bao lâu, xe chạy đường xa thay ngựa. Kẻ dưới trèo lên, cấp trên đạp xuống; bị đuổi về vườn vì những sách hồi ký chưa in, ông viết văn chương kể công hạn mã! Lê Duẩn không ưa, cho Lê Đức Anh thăng quân hàm vượt cấp,Văn Tiến Dũng tiếm vị công thần, ghi công đầu chiến dịch!

- Ông về vườn ngơi nghĩ chưa yên, lập ra Hội Cựu Chiến Binh, lệnh trên bắt dẹp! MTGPMN vật cũ xài lâu, cùng theo tan rả!

Tôi nguyền rủa ông mà cũng thương ông, cùng một nghiệp binh đao lận đận. Thôi thì ông ở lại làm ông thần Tà Thiết, tôi về lại Úc Châu, nhớ có một lần đến viếng.

Ba mươi tám năm sau, thời gian đủ dài cho mọi cảnh đời, lòng người thay đổi. Những háo hức ngày về thăm lại Bình Long tôi đã góp những ấn tượng xưa gom đầy trí nhớ, nhiều cảm xúc trong lòng cho một chuyến về thăm tìm dấu xưa tích cũ.

Tôi đã về và đến tận Bình Long. Tâm bệnh ẩn ức về dĩ vãng của tôi được chữa trị tại chỗ. Tôi xin cầu nguyện cho những vong linh đã chết (dù là kẻ thù của mình) đều được giải oan. Tôi cũng cầu nguyện người sống hòa hợp yêu thương tình tự dân tộc.

Nhưng tôi không chấp nhận chế độ Cộng Sản. Trong quá khứ họ làm cho đất nước tôi điêu linh, lừa bẫy nhau huynh đệ tương tàn, anh em chúng tôi đánh giết nhau. Hiện tại người dân trong nước tôi nhìn thấy tận mắt, nghe tận tai, vẫn bị kềm chế không có tự do dân chủ, còn bị tuyên truyền hận thù, sống trong phồn vinh giả tạo. Trong tương lai, đất nước tôi dưới ách độc tài của Đảng CSVN, có nguy cơ còn bị tròng thêm một cái ách đồng hóa của người phương Bắc.

Tôi được hai người bạn đi chung chia sẻ quãng đường xa, cùng chung cảm nghĩ và ước mong một ngày về lại quê hương Việt Nam tốt đẹp hơn. Ngày đó không còn e ngại đường đi, về lại chốn xưa lòng vui như đứa con về thăm mẹ hiền./.

1, 2, 3

 

pay per click advertising

Weblinks :

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters
un compteur pour votre site