lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn Mặc Khách

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Nhơn

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Văn Phạm Ngọc Thái

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Thị Thanh

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

Mùa Xuân Dân Tộc

1, 2, 3

Phạm Trần Anh

quang trung hoàng đế

“Đánh cho được để đen răng
Đánh cho được để dài tóc
Đánh cho xe giặc tan tành
Đánh cho kẻ thù tơi tả
Đánh cho sử tri Nam Quốc Anh hùng
chi hữu chủ”

...

10. QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ ĐẠI PHÁ QUÂN THANH MÙA XUÂN MẬU THÂN 1789

Với bản chất cố hữu của “Đại Hán xâm lược” nên triều Thanh nhân cớ Lê Chiêu Thống cầu cứu, Càn Long  điều động binh mã 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Qúi Châu gồm 20 vạn quân lính và dân phu. Tổng Đốc lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị được cử làm Tổng chỉ huy 4 đạo quân xâm lược tiến vào nước ta theo 4 đường. Tháng 11 năm 1788, 20 vạn quân Thanh ồ ạt vượt biên giới ồ ạt tìến vào nước ta. Quân Thanh tiến chiếm Thăng Long không tốn một mũi tên một viên đạn nên nảy sinh uý kiêu căng tự mãn. Tôn Sĩ Nghị giương giương tự đắc huênh hoang tuyên bố : “Giặc còn gầy, ta hãy nuôi cho béo, để cho chúng tự đem mình đến nạp mạng cho ta …”. Thế nhưng,những bài học đầy xương máu của lịch sử buộc Tôn Sĩ Nghị ngoài miệng nói huênh hoang nhưng trong lòng lo sợ nên y phải án binh bất động để nghe ngóng tình hình chưa dám manh động. Hơn nữa ngày tết cận kề nên bọn tướng sĩ giặc lo vui chơi hưởng thụ, quân lính giặc nhân cơ hội này tha hồ cướp bóc hãm hiếp phụ nữ ban ngày ban mặt giữa chốn kinh thành …Lê Chiêu Thống thì ngày ngày sang chầu chực bên dinh Tôn Sĩ Nghị, dâng hết cao lương này đến mỹ vị nọ, nem công chả phượng, rượu thịt ê hề. Để cung ứng nhu cầu không bao giờ đủ cho quân Thanh, tên vua bán nước cầu vinh này phải ra sức đốc thúc quân lương, các châu huyện kêu trời vì không cung ứng nổi. Mấy năm trước nhân dân bị mất mùa nên thóc gạo không đủ ăn, năm nay lại đói kém hơn nữa, thế mà Chiêu Thống lại chia quan đi các nơi hạch sách đốc thúc vơ vét tài sản cuối cùng của người dân đến nỗi “ Nhiều nơi dân nghèo phải van xin khóc lóc mà dâng nộp, bao nhiêu lương thực tiền bạc thu được của dân đều đem dâng nộp hết cho bọn giặc …”. Nhân dân ta thán, nhà nhà uất hận … Ngay cà Thái hậu và các trung thần của nhà Lê cũng phải “Kêu trời khi thấy họa diệt vong đến nơi rồi. Lịch sử nước Nam ta từ khi có đế vương đến giờ chưa thấy bao giờ có tên vua luồn cúi đê hèn như thế !!!”.

Ngày 22 tháng 12 năm 1788 tức ngày 25 tháng chạp tết Mậu Thân, người anh hùng áo vải đất Tây Sơn lập đàn “Tế cáo Trời đất” ở phía nam núi Ngự Bình kinh đô Phú Xuân, lên ngôi Hoàng đế “ Giương cao ngọn cờ đại nghĩa, thuận lòng trời hợp ý dân” để làm lễ xuất quân đại phá quân Thanh xâm lược.. Sách sử chép rằng “ Quân đi đến đâu, các bậc phụ lão bày hương án bên đường còn thanh niên trai tráng khắp nơi đổ  về  náo nức tòng quân. Quân đến Nghệ An, chỉ trong mấy ngày mà quân số lên đến hơn mười vạn người …”. Danh sĩ Nguyễn Thiếp đất Nghệ An đã về ở ẩn nhưng hết lòng ủng hộ người anh hùng dân tộc chống quân Thanh xâm lược. Trước khí thế của toàn quân toàn dân, danh sĩ đã tiên đoán: “ Nếu đánh gấp thì không qúa 10 ngày, còn nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà đoán được …”.

Ngày 15 tháng 1 năm 1789, hai đạo quân của Ngô văn Sở và Ngô Thì Nhậm đã hội quân với đại quân tại phòng tuyến Tam Điệp để chuẩn bị cho chiến dịch tổng tiến công thần tốc quét sạch quân thù ra khỏi đất nước. Chiến dịch “ Tổng tiến công thần tốc” đã được hoạch định với 5 đạo quân tạo thành 5 mũi tiến công đồng loạt các doanh trại, đồn lũy giặc để bẻ gãy thế liên hoàn không cho chúng có thì giờ tiếp cứu lẫn nhau. Ngày 29 tháng chạp, Hoàng Đế Quang Trung tổ chức mở tiệc khao quân cho quân sĩ ăn tết trước để rạng sáng 30 tết xuất quân thần tốc, bất ngờ, quyết chiến quyết thắng. Đêm 29 tết, toàn quân làm lễ “Thệ sư” giữa núi rừng u linh vang lên lời hịch xuất quân của Quang Trung Hoàng Đế:

Đánh cho được để đen răng
Đánh cho được để dài tóc
Đánh cho chích luân bất phản, phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng
chi hữu chủ …”.

Hoàng đế Quang Trung cùng toàn thể quân sĩ thề quyết tâm giết giặc để mồng 7 tết sẽ vào thành Thăng Long làm lễ “Hạ Nêu” mừng chiến thắng. “Hỡi ba quân tướng sĩ, các ngươi nhớ xem lời ta nói có đúng không?” Đại danh tướng, Hoàng đế Quang Trung vừa dứt lời, toàn quân hô dạ vang trời như sấm rền, rung động cả núi rừng … Tiếng trống lệnh xuất quân dồn dập, toàn quân ai nấy náo nức trong lòng, dồn dập tiến bước trong màn đêm lạnh lẽo của núi rừng Tam Điệp chập chùng …Tảng sáng 30 tết, đại quân đã vượt sông Gián Khẩu tức sông Đáy tấn công các cứ điểm tiền tiêu của giặc. Lần lượt Gián Khẩu, Thanh Quyết rồi Nhật Tảo bị tiêu diệt gọn, không một tên giặc nào chạy thoát. Chiến dịch hành quân thần tốc, bất ngờ bốn hướng tập kích đồng bộ khiến quân giặc bị tiêu diệt gọn không kịp tháo chạy. Đúng nửa đêm mồng 3 tết, quân ta đã bao vây đồn Hà Hồi ở Thường Tín Hà tây cách Thăng Long chưa đầy 20 cây số. Quân giặc đang say sưa ngủ thì từ 4 phiá, tiếng loa gọi hàng vang như sấm dậy,tiếng trống thúc quân dồn dập, quân ta hàng hàng lớp lớp hô vang “ xung phong, xung phong” khiến quân giặc thất kinh hồn vía lên mây chỉ kịp quì xuống đầu hang, một số hoảng hốt chống cự bị giết tại trận. Đêm mồng 4 tết, cánh quân “Kỵ” của Đô Đốc Đông bất ngờ tập kích vào cứ điểm Đống Đa của giặc. Trong đêm tối, những con rồng lửa từ trên trời đổ ập xuống đầu quân giặc, chúng chưa kịp phản ứng gì thì quân ta đã tràn ngập cứ điểm. Quân giặc hốt hoảng tháo chạy tán loạn, dẫm đạp lên nhau mà chết tạo thành từng gò đống chồng chất xác giặc nên dân gian gọi tên nơi này là gò Đống Đa. Tướng giặc Sầm Nghi Đống cùng đường phải treo cổ lên cành Đa tự vẫn. Cửa ngõ Tây Nam thành đã mở toang cho đoàn kỵ binh tiến như vũ bão vào Thăng Long.

Cùng lúc đó, đại quân do Hoàng Đế Quang Trung đích than chỉ huy ào ạt tấn công Ngọc Hồi, một cứ điểm quân sự trọng yếu của giặc. Cứ điểm Ngọc Hồi được xây cất công phu kiên cố và có quân số đông nhất do Phó tướng Hứa Thế hanh chỉ huy để bảo vệ cho đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị. Trong tiếng hò reo, quân ta nhất loạt xung phong, đoàn voi chiến hung hãn xông trận. Hứa Thế Hanh tung đoàn kỵ binh thiện chiến nhất ra ngăn chặn nhưng bị các xạ thủ ngồi trên lưng voi nã từng loạt pháo vào đoàn kỵ binh giặc khiến người ngựa tan thây, hàng ngũ giặc náo loạn, đội hình giặc tan vỡ tức thì, quân giặc hoảng loạn quay đầu dẫm đạp lên nhau chạy vào trong thành tử thủ. Hàng loạt đạn pháo từ trong thành bắn ra nhưng quân ta vẫn tiến công như vũ bão. Đoàn voi chiến chia thành 2 cánh mở đường cho đội xung kích xông lên. Sáu trăm chiến sĩ cảm tử chia thành 20 toán, cứ 10 người dao ngắn dắt bên hông khiêng một tấm mộc lớn ghép bằng nhiều tấm ván, bên ngoài bện rơm ướt thành một lớp dày, phía sau tấm một là 20 chiến sĩ được trang bị “Bạch lhí” “Hỏa hổ”, “Hỏa cầu lưu hoàng” và súng “Điểu Thương” lớp lớp tiến lên, tạo thành một bức tường thành di động từ từ áp sát chân thành. Đại bác, cung nỏ, hỏa mù của giặc bắn ra tới tấp … “ Khói tỏa mù trời nhưng vẫn không cản được đoàn quân cảm tử. Khi áp sát chân thành lũy, các chiến sĩ xung kích nhất loạt bỏ tấm mộc rồi rút dao xông vào chém giết quân gìặc. Kèn thúc quân, tiếng trống trận Tây Sơn vang lên như sấm dồn chớp giật, hàng hàng lớp lớp quân ta ào ạt xông lên như vũ bão. Tuyến phòng thủ của giặc bị quân ta chọc thủng, quân giặc la hét hoảng loạn tháo chạy tán loạn. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết giặc thù, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối …”. Trận chiến khốc liệt xảy ra từ sáng sớm đến buổi trưa mồng 5 tết, cứ điểm cuối cùng của quân Thanh bị diệt gọn. Tướng giặc Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thanh bị giết tại trận. Tàn quân tháo chạy vào mũi đột kích của Đô Đốc Bảo, quân ta dồn giặc vào vùng Đầm Mực giết chết hang vạn tên. Sách sử chép “Mờ sáng ngày mồng 5 tết,Tôn Sĩ Nghị còn đang hoảng hốt khi được tin Đống Đa thất thủ, Sầm Nghi Đống tự vận. Nghị chưa kịp hoàn hồn thì lại nhận được tin cấp báo đồn Ngọc Hồi bị tấn công tan tành. Sợ qúa, Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc áo giáp vội nhảy lên mình ngựa chưa kịp thắng yên cương rồi phóng như bay về cầu phao chạy thẳng lên hướng Bắc. Thấy Tướng Tổng chỉ huy bỏ chạy, các tướng sĩ thi nhau tháo chạy như ong vỡ tổ … tràn ngập cầu phao, dẫm đạp lên nhau chết vô số kể...”. Để thoát thân và sợ bị truy đuổi Tôn Sĩ Nghị đã ra lệnh chặt đứt cầu phao, quân Thanh rơi xuống sông chết thây ngập cả dòng sông. Tàn quân Thanh còn lại chạy đến Phượng Nhân thì lại lọt vào ổ phục kích của Đô Đốc Lộc chờ sẵn xông ra tiêu diệt không một tên nào sống sót.

Trưa mồng 5 tết Kỷ Dậu 1789, Hoàng đế Quang Trung ngồi trên lưng voi, chiến bào ướt đẫm mồ hôi, đen xạm khói sung dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào kinh thành trong tiếng reo hò hoan mừng khôn xiết của già trẻ lớn bé thành Thăng Long. Hai dãy bàn “Hương án” được các bô lão bày dọc hai bên đường nghinh đón Đại đế Quang Trung và đoàn quân bách chiến bách thắng Tây Sơn. Ngày mồng 7 tết, Đại đế Quang Trung tổ chức lễ ăn mừng chiến thắng vào đúng lễ Hạ Nêu như đã hứa với ba quân theo truyền thống của Việt tộc. Tổng kết chiến dịch diễn ra chưa đầy 5 ngày, đại danh tướng Nguyễn Huệ đã đánh tan tành 20 vạn quân Thanh xâm lược, một kỳ tích có một không hai của thiên tài quân sự lỗi lạc không những của Việt Nam mà cả trong quân sử của thế giới nữa.

Đại đế Quang Trung không những là một thiên tài quân sự, bách chiến bách thắng” mà còn là một nhà chiến lược đại tài ấp ủ hoài bão thu hồi lãnh thổ xa xưa của Việt tộc. Sau khi dùng kế sách ngoại giao mềm mỏng để có thời gian củng cố quốc phòng, xây dựng một đội quân chủ lực thiện chiến. Hoàng Đế Quang Trung không chấp nhận cống người bằng vàng, cái nợ Liễu Thăng bị chém. Bay đầu từ thời vua Lê. Vua Thanh Càn Long phải nhượng bộ, trong bài thơ tặng vua Quang Trung, Càn Long tỏ ý hổ thẹn về việc các triều vua trước băt Việt Nam cống “người vàng”. Hoàng Đế Quang Trung lệnh cho Ngô Thời Nhiệm làm biểu gửi Tổng Đốc Lưỡng Quảng đòi lại 7 châu thuộc Hưng Hóa của nước ta. Khi thấy triều Thanh làm ngơ chưa chịu giao trả, Quang Trung tức giận nói với các tướng lãnh “Được rồi, cứ thư thả cho ta vài năm nữa, ta nuôi vững uy lực, đầy đủ nhuệ khí thì có gì mà sợ chúng …”.

Đầu năm 1792, Hoàng Đế Quang Trung cử Đại tướng Vũ văn Dũng cầm đầu Sứ bộ sang triều Thanh để cầu hôn công chúa con gái Càn Long, đồng thời đưa biểu đòi lại đất Lưỡng Quảng gồm 2 tỉnh Quảng Đông (tên cũ là Việt Đông) và Quảng Tây (Việt Tây) cho Việt tộc. Nhận được biểu tâu, viên Tổng đốc Lưỡng Quảng lo sợ nhưng vẫn phải tâu lên Càn Long. Theo gia phả họ Vũ thì Vũ văn Dũng đã bệ kiến Càn Long và vua Càn Long đã giao cho bộ Lễ nghiên cứu việc gả công chúa cho Quang Trung và đồng ý cho đất tỉnh Quảng Tây làm của hồi môn. Sự việc mới tiến triển đến đó thì Hoàng Đế Quang Trung đột ngột băng hà. Việc cử một võ tướng cầm đầu sứ bộ sang cầu hôn để nắm vững đường đi nước bước, địa hình chiến lược mai mốt sẽ tiến đánh Trung Quốc, đồng thời để Càn Long thấy rõ quyết tâm đòi lại đất xưa của Việt tộc. Việc cầu hôn chỉ là cái cớ để chọc giận Càn Long, nếu Càn Long từ chối không giao trả Lưỡng Quảng thì Hoàng Đế sẽ xuất quân đánh chiếm lại Lưỡng Quảng mà thôi. Vua Thanh Càn Long hẳn cũng hiểu rõ ý định của Quang Trung nhưng cũng biết khả năng quân sự của Quang Trung nên đành chấp nhận gả công chúa và trả lại tỉnh Quảng Tây làm qùa sính lễ rồi tính sau.

Hoàng Đế Quang Trung không chỉ là một thiên tài quân sự mà còn là một vị vua đức độ, thương dân và trân trọng bảo lưu truyền thống văn hiến của Việt tộc, nhà vua ban chiếu sử dùng chữ Nôm trong việc triều chính thi cử để phục hưng văn hóa Việt … Thế nhưng bất hạnh thay cho dân tộc, thù trong chưa dẹp, mộng lớn chưa thành thì người anh hùng dân tộc, một đại danh tướng lỗi lạc chưa một lần thất bại đã đột ngột qua đời ở tuổi bốn mươi vào tháng 9 năm 1792 để lại sự mất mát lớn lao cho cả một dân tộc. Bách Việt Từ Đường Tộc Phả đã ghi lại lời nói của Hoàng Đế Quang Trung với các bô lão làng Vân Nội như sau: Chúng ta đều do Tổ Tiên sinh ra, không cứ là trai gái già trẻ, không cứ là chi tộc nào, dòng họ nào. Mọi người đều là ”CON RỒNG CHÁU TIÊN”, đều từ một bào thai của mẹ Âu nên tất cả từ một mẹ sinh ra các ngành các chi mà thôi. Cành cây lớn muôn lá, gốc vốn ở rễ. Nước có nghìn dòng sông, muôn ngọn suối, vốn có gốc từ một ngọn nguồn. Cảnh vật còn như vậy, huống chi là con người chúng ta. Con người sinh ra đời, đời đời nối tiếp về sau, đều do các người đời trước nuôi nấng dìu dắt vậy. Ngưỡng mộ và tưởng nhớ Tổ Tiên, chúng ta hãy lấy việc siêng năng mà bồi đắp cho gốc rễ. Lấy sự cần kiệm làm răn rồi tu nhân tích đức, giàu lòng thương người hơn là chê bai ghen ghét người. Là con cháu thì chúng ta phải nối tiếp truyền thống của Tổ Tiên, chứ lẽ nào con cháu mà lại không suy nghĩ về ý nghĩa thâm trầm cao đẹp nói trên hay sao?”.

Đọc lại những trang sử hào hùng của dân tộc, không một ai trong chúng ta không tự hào hãnh diện về dân tộc Việt. Thế nhưng tự hào hãnh diện bao nhiêu thì chúng ta lại ngậm ngùi tủi nhục bấy nhiêu trước tình hình Việt Nam hiện tại. Trong suốt dòng lịch sử Việt, chưa có một triều đình nào lại cam tâm bán nước như tập đoàn Việt gian cộng sản. Vận mệnh đất nước đang nằm trong tay của tập đoàn việt gian hại dân bán nước nên chúng ta lại cần một Quang Trung thời đại để dẹp bỏ bọn Việt gian bán nước, kẻ nội thù của dân tộc để huy động sức mạnh của toàn dân chống giặc ngoại xâm Trung Cộng. Thật vậy, hoàn cảnh đất nước Việt Nam ngày nay còn tệ hại thê thảm gấp trăm lần thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Đất nước nghèo nàn, chậm tiến, nhân dân thống khổ, lòng người ly tán và đặc biệt, lịch sử lại tái diễn một lần nữa với thù trong giặc ngoài. Kẻ nội thù mà dân gian thường gọi là “Thù trong” chính là tập đoàn tay sai cõng rắn cắn gà nhà ngày xưa là Lê Chiêu Thống thì nay là tập đoàn Việt gian bán nước từ Hồ Chí Minh, Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẫn, Đỗ Mười, Lê Khả hiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng … Chưa bao giờ lịch sử Việt lại trải qua một giai đoạn bi thảm như hiện nay. Bộ mặt thật hại dân bán nước của tập đoàn Việt gian Cộng sản phơi bày trắng trợn. Tập đoàn Việt gian đã lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản, đưa dân tộc vào vòng nô dịch đói khổ chưa từng thấy trong lịch sử. Tội ác do tập đoàn Việt gian CS gây ra “Trời không dung, đất chẳng tha. Thần người đều căm hận, Trời đất chẳng dung tha”. Sự xuất hiện của người anh hùng Cứu dân cứu nước đáp ứng đúng nguyện vọng của quần chúng nhân dân chống kẻ thù trong để tạo một sức mạnh tổng lực chống quân xâm lược: “Đế quốc mới Trung Cộng ngày nay …”.

Lịch sử Việt đã chứng minh rằng, một khi kẻ nội thù bị dẹp bỏ thì muôn người như một, đồng tâm nhất chí chống giặc ngoại xâm thì không một kẻ thù nào, dù hung hãn thiện chiến đến đâu cũng bị quân dân ta đánh tan tành. Cách đây đúng 728 năm, đội quân Mông Cổ “Bách chiến bách thắng” tràn xuống tấn công nước ta. Trong lịch sử chiến tranh xâm lược, vó ngựa Mông Cổ chưa một lần thất bại. Trong nửa thế kỷ XIII, một đế chế rộng lớn chưa từng thấy “Đế quốc” Mông Cổ trải dài từ Á sang Âu, thế mà 3 lần xâm lược nước ta đều thất bại thảm hại. Để huy động sức mạnh của toàn dân tham gia kháng chiến chông quân Mông Cổ xâm lược, Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông mời các bô lão trên toàn quốc về kinh đô Thăng Long dự hội nghị Diên Hồng bàn việc nước “Hòa hay chiến”. Toàn thể bô lão cả nước đồng thanh hô lớn “Quyết chiến, quyết chiến”, thề chiến đấu cho tới người Việt Nam cuối cùng để bảo vệ sơn hà xã tắc của Tổ Tông muôn đời vun xới. Đại Việt Sử ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép: Muôn người cùng nói như một miệng phát ra … Quyết chiến, quyết chiến. Giặc đi đến đâu, tất cả quận huyện trong cả nước phải liều chết mà đánh. Nếu sức không địch nổi thì phải lẩn tránh vào rừng núi … Tuyệt đối, không được hàng giặc …”.

Tình hình chính trị ở Việt Nam đã hội đủ những yếu tố cần thiết đủ chin muồi để nở hoa dân chủ trên khắp nẻo đường đất nước. Ngày nay, nhân dân Việt Nam không còn gì để mất nữa, không còn sợ hãi gì nữa, muôn người như một căm hận bè lũ “Thái thú xác Việt-hồn Tàu”, hại dân bán nước như một “Diên Hồng Thời Đại” phát xuất từ tầng lớp bần cùng tận đáy xã hội. Khi một yếu tố khách quan bất ngờ tác động thời cuộc thì tất cả đồng loạt xuống đường làm lịch sử. Tất cả đã hội đủ những điều kiện cần thiết để bùng nổ một cuộc “cách mạng Trống Đồng” trong nay mai. Một cuộc cách mạng của quần chúng tự đứng lên đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình, giành lại quyền dân chủ tự do, quyền làm chủ đất nước. Giới trẻ thanh niên, sinh viên, học sinh Việt Nam là đội quân tiên phong, quần chúng nghèo khổ sẽ xuống đường hưởng ứng mà không cần một lãnh tụ nào từ trên trời rơi xuống mà từ chính chúng ta. Trong đấu tranh sẽ có những người nhiệt tình bản lĩnh đứng ra lãnh đạo cuộc cách mạng của giới trẻ, cách mạng dân chủ phát khởi tự quần chúng ở đáy tầng xã hội đến thành công.

Bài học lịch sử của Việt Nam nói riêng và các nước chậm tiến nói chung, tiếng nói của giới trí thức, giới trẻ và lãnh đạo tinh thần các tôn giáo được nhân dân tôn trọng. Chính vì vậy mà hàng ngũ sinh viên học sinh luôn luôn là những người dũng cảm đứng lên tranh đấu, họ là đội quân tiên phong đốt lên ngọn lửa cách mạng, lãnh đạo tinh thần các tôn giáo từ Đại Lão HT Thích Quảng Độ đến Linh mục Nguyễn văn Lý, Mục sư Nguyễn Công Chính, Nguyễn Trung Tôn, nhân sĩ Lê Quang Liêm đều đã kêu gọi tất cả sẵn sàng xuống đường đấu tranh ôn hòa bất bạo động nhưng cương quyết bất họp tác với chính quyền như đình công, bãi thị, bãi trường, bãi khoá để nói lên quyết tâm của toàn dân Việt Nam. Lòng dân lòng quân muôn người như một, căm hận phẫn uất tột cùng. Bài học lịch sử lại tái diễn trong thời gian trước mắt, bất cứ lúc nào. Thật là điều may mắn cho đất nước nếu có những người cộng sản thức tỉnh, biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết thì có thể có một Góc Ba Chốp, một En- xin Việt Nam khi một số đảng viên CS thức tỉnh đứng về phiá nhân dân cùng với một số tướng Tá trong quân đội nhân dân đứng lên làm lịch sử. Nếu không, chắc chắn là đất nước Việt Nam sẽ sản sinh ra không phải chì một Quang Trung mà là cả một thế hệ Quang Trung thời đại, đó là tất cả anh chi em thanh niên sinh viên học sinh yêu nước cùng với đồng bào cả nước xuống đường làm lịch sử hôm nay …

Vấn đề đặt ra là tại sao làn sóng cách mạng từ Bắc Phi Trung Đông chưa tới Việt Nam. Chế độ cộng sản với trên 3 triệu đảng viên chưa kể đối tượng Đoàn, đối tượng đảng và một bộ máy công anh dày đặc với chính sách khủng bố trấn áp từ bao lâu nay đã tạo ra một xã hội nghi kỵ, e dè, sợ sệt. Vợ chồng cha con e dè lẫn nhau, bạn bè nghi ngờ lẫn nhau, bà con khu xóm sợ sệt lẫn nhau nên lòng người hoang mang ly tán. Hầu như tất cả mọi người Việt Nam đều căm hờn uất hận chế độ bạo tàn bất nhân hại dân bán nước này nhưng chưa dám đứng lên tranh đấu. Tất cả  điều kiện ắt có  của bài toán cách mạng đã  hội đủ, chỉ  còn chờ  điều kiện đủ đó là yếu tố  khách quan tác động vào tình hình thời cuộc Việt Nam. Cuộc cách mạng Trống Đồng của dân tộc Việt hết sức cam go vì đất nước chúng ta đang bị cai trị bởi những tên Việt gian tinh ma quỷ quyệt, với một hệ  thống mạng lưới đảng viên,  công an dày đặc phá vỡ mọi mưu toan manh động. Thế  nên, khi nào giới trẻ Việt Nam học hỏi những kinh nghiệm từ bài học Tunisie, Ai Cập tận dụng tối đa ưu thế của internet, thành lập những emailgroups, những Facebook để truyền bá tin tức, rỉ tai anh em trong quân đội đứng về phiá nhân dân, vận động quân chúng trẻ tập hợp sẵn sàng trên mạng để chờ thời cơ sẽ đến do những tác động khách quan như vật giá leo thang, đồng tiền mất giá, kinh tế khủng hoảng, thất nghiệp lan tràn, bắt bớ đánh đập dân oan, khủng bố trấn áp công nhân …Lúc đó, chỉ cần một hiệu lệnh được thông báo tất cả đồng loạt xuống đường khắp mọi nơi trên cả nước vào cùng một lúc để cùng đứng lên tranh đấu đòi hỏi những mục tiêu thiết thực của cuộc sống, buộc chính quyền phải giải quyết. Chúng ta kiên trì đấu tranh không lùi bước trước những đàn áp, những hứa hẹn nhượng bộ nhất thời để giành thắng lợi từng bước một, từ thắng lợi nhỏ dẫn đến thắng lợi hoàn toàn.

Trước hiểm họa đất nước sắp trở thành một khu tự trị của Trung Cộng, tên đế quốc mới của thời đại!!! Nếu đồng bào trong nước, nhất là tầng lớp thanh niên sinh viên, các quân nhân yêu nước không dũng cảm đứng lên và đồng bào hải ngọai thờ ơ thì sự sống còn của dân tộc như sợi chỉ treo chuông. Đây là một hiểm họa không lường được ảnh hưởng đến sự tồn vong của dân tộc.  Việt Nam thân yêu của chúng ta sẽ trở thành một Tây Tạng thứ hai trong thế kỷ 21 này!!!??? (6)  Chúng ta sẽ trở lại thời “ngàn năm đô hộ giặc Tàu”? Lịch sử của ngàn năm Hán thuộc với những đau thương tủi nhục, những u uất căm hờn lại tái diễn trên đất Việt, không phải là “Bắt dân ta lên rừng tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai” nữa mà tinh vi hơn, thâm độc qủi quái hơn ngàn lần. Tổ quốc lâm nguy !!! Chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm của nguy cơ mất nước. Tất cả đồng bào Việt Nam chúng ta, trong và ngoài nước phải làm gì trước khi đã qúa muộn ???

Đất nước chúng ta đang lâm vào một tình thế hết sức bi đát, dân tộc ta đang phải đương đầu với thù trong giặc ngoài nên cuộc cách mạng tại Việt Nam là một cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết chúng ta phải lấy biểu tượng TRỐNG ĐỒNG của nền văn minh Việt, giương cao ngọn cờ đại nghĩa dân tộc với hào khí Diên Hồng và Tây Sơn Thời Đại để hoàn thành sứ mạng cấp thiết của lịch sử là Cứu Dân Cứu nước. Tất cả đồng bào Việt Nam chúng ta, muôn người như một sẵn sàng đứng lên đòi hỏi quyền được no cơm ấm áo, quyền được có công ăn việc làm bảo đảm tương lai cho con cháu chúng ta, đòi hỏi quyền tự do cơ bản nhất: Tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, giành lại quyền làm chủ của nhân dân để chúng ta được sống xứng đáng là một người công dân trong một đất nước Việt Nam thực sự độc lập, thực sự tự do, thực sự hạnh phúc.

Năm 2011 đã qua với những biến động làm thay đổi nhận thức của tất cả đồng bào Việt Nam trong đó có cả hàng ngũ đảng viên Cộng sản. Trước nguy cơ mất nước, phản  ứng của giới trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên sinh viên đồng loạt xuống đường biểu tình gọi là chống Trung Quốc nhưng thực tế cũng là chống lại những tên “Thái thú xác Việt hồn Tầu” đã cúi đầu “Dâng đất nhường biển” cho Trung Cộng. Sự kiện Hoa Kỳ cam kết bảo vệ an ninh hàng hải, chống lại khuynh hướng bá quyền độc chiếm biển Đông Nam Á của đế quốc mới Trung Cộng đã dẫn tới đấu tranh quyết liệt trong hàng ngũ lãnh đạo đòi bảo vệ chủ quyền Việt Nam sau khi bị TQ chèn ép quá đáng. Cuộc đấu tranh nội bộ quyết liệt có khả năng dẫn tới những chuyển biến ngoạn mục bất ngờ. Gần cuối năm, hiện tượng Đoàn văn Vươn nổ súng chống lại bạo quyền như một phản ứng bắt buộc phải xảy ra khi người nông dân bị tước đoạt đất đai để trở thành bần cùng không đất dung thân.

Chế độ Cộng sản Việt Nam đang đứng trước một thời điểm quyết định sự mất còn sau 81 năm kể từ ngày thành lập đảng như TBT đảng Nguyễn Phú Trọng đã thú nhận trong hội nghị TU đảng vừa qua. Hai vấn đề sinh tử được xem là tử huyệt của đảng VGCS, đó là lòng yêu nước của nhân dân Việt nam trước hành động bán nước của tập đoàn tay sai Tầu Cộng trong bộ chính trị, hai là tập đoàn tham quan lợi dụng quyền hành nhân danh quyền sở hữu đất đai của nhà nước, đã cướp đoạt đất đai mà nhân dân đã đổ biết bao mồ hôi, nước mắt kể cả xương máu để tạo dựng. Hiện tượng hàng trăm ngàn dân oan mất đất của cha ông bao đời để lại nay bỗng dưng trở thành của nhà nước cho quyền tạm thời sử dụng và có thể bị lấy lại, trở thành trắng tay không chốn dung thân bất cứ lúc nào…  Đầu năm Nhâm Thìn 2012, đảng CSVN sẽ phải tự quyết định “ Đổi  mới hay là chết” và nhân dân cả nước cũng đang âm thầm chờ đợi một yếu tố khách quan tác động để “Cùng đứng lên lật đổ bạo quyền bán nước hay là chết”. Một khi ngọn lửa cách mạng TRỐNG ĐỒNG đã bùng lên thì muôn người như một sẽ đồng loạt xuống đường tạo thành một đợt sóng thần cuốn trôi tất cả những xấu xa tệ hại, những rác rưởi tàn dư của chế độ CS xuống biển Đông trong một sớm một chiều.

Hỡi những người con ưu tú của Tổ Quốc Việt Nam, các bạn còn chờ gì nữa?
Hãy đứng lên cùng với toàn dân chuyển đổi lịch sử.
Nhân dân Việt Nam đang quằn quại rên xiết…
Tổ quốc Việt Nam đang lâm nguy … Sơn hà đang nguy biến …
Không còn khốn khó thương đau nào hơn thống khổ hôm nay!!!
Không còn nhục nhã hờn căm nào bằng ô nhục căm hờn hôm nay khi nhìn giặc Tàu - Cộng ngang nhiên chiếm đoạt đất đai, biển đảo của chúng ta!!!
Chúng ta không còn gì nữa để mất …
Chúng ta không thể để thế hệ con cháu chúng ta phải hy sinh mất mát thương đau như chúng ta bây giờ…

Đã đến lúc thanh niên, sinh viên, học sinh tương lai của đất nước, chúng ta phải nhất loạt xuống đường biểu tình ôn hòa nhưng cương quyết, chúng ta đồng loạt bãi trường, không hợp tác với chính quyền để dấu tranh giành lại quyền làm chủ của nhân dân.

Đã đến lúc chúng ta, toàn dân Việt Nam muôn người như một phải đứng lên tranh đấu giành lại những gì đã mất trước, dẹp bỏ kẻ nội thù Việt gian bán nước để cùng với đồng bào Hải ngoại chống giặc ngoại xâm Tàu Cộng. Lịch sử đã chứng minh, một khi dẹp bỏ nội thù thì toàn dân Việt quyết tâm một lòng đánh cho quân Tàu Hán xâm lược tan tành không còn manh giáp.

Đã đến lúc, toàn thể anh em quân đội và cả những người đang phục vụ trong đội ngũ công an CS, Hãy sớm thức tỉnh để nhận rõ bộ mặt thật hại dân bán nước của tập đoàn Việt gian lãnh đạo, đừng nghe theo lệnh của bọn Thái Thú xác Việt hồn Tàu đàn áp nhân dân mà hãy quay mũi súng vào tập đoàn lãnh đạo Cộng sản đang ăn trên ngồi chốc, đang ăn chơi trác táng trên mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. Các anh hãy theo gương quân đội công an Liên Sô, quân đội công an Đông Âu, quân đội công An Tunisie và Ai Cập để đứng về phía nhân dân trước khi đã quá muộn…

QUYẾT VÙNG  LÊN, ĐÁP LỜI SÔNGNÚI
ĐỨNG VÙNG LÊN, HỠI ĐỒNG BÀO ƠI !

Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam đang chờ đợi chúng ta…
Giành lại chính quyền về tay nhân dân
Dân chủ tự do là xu thế tất yếu của thời đại.

Hồn thiêng sông núi sẽ phù trợ chúng ta.

Đại nghĩa tất thắng hung tàn, Chí nhân phải thay cường bạo

Cuộc đấu tranh chính nghĩa của toàn dân chắc chắn sẽ thành công trong mùa Xuân Nhâm Thìn này…

Việt Nam Muôn năm !!!

PHẠM TRẦN ANH

1, 2, 3

(1) Bốn thời kỳ vong quốc:

  1. Vong Quốc lần thứ nhất kéo dài 150 năm từ khi triều Hán đem quân xâm chiếm Nam Việt năm 111 TDL(trước Dương Lịch) đến cuộc khởi nghĩa của 2 bà Trưng mùa xuân năm 39.

  2. Vong quốc lần thứ 2 kéo dài 501 năm, từ cuộc thất bại của 2 bà Trưng năm 43 tới cuộc nổi dậy của Lý Bôn năm 544 lập nước Vạn Xuân mà lịch sử Việt chép là nhà tiền Lý (544-602).

  3. Vong quốc lần thứ 3 kéo dài 337 năm, từ năm 602 cuối thời tiền Lý tới khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938.

  4. Vong quốc lần thứ 4 kéo dài 20 năm từ cuối đời nhà Hồ năm 1407 tới cuộc khởi nghĩa thành công của Lê Lợi năm 1427. 

(2). Ngoài ra phải kể các cuộc khởi nghĩa mở ra một mùa xuân dân tộc gồm:

1. Tháng 3 năm 101, nhân dân Tượng Lâm lại nhất tề nổi dậy đánh chiếm quận sở, giết toàn bộ quân Hán. Quân dân Tượng Lâm đã giành lại độc lập, tự chủ được 7 năm.

2. Năm 136, nhân dân Tượng Lâm nổi lên tiêu diệt quân Hán, năm sau cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp quận Nhật Nam. Sử Tàu “ Hậu Hán thứ” chép: “Man di ngoài cõi Tương Lâm, quận Nhật Nam là bọn Khu Liên, vài nghìn người đánh huyện Tượng Lâm, đốt phủ thành,, giết Trưởng lại”. Nhân dân Nhật Nam nổi lên đánh chiếm rồi đốt cháy phủ thành, tiêu diệt phần lớn quân Hán đồn trú tại đây. Một số tháo chạy về Giao Chỉ cầu cứu.

3. Năm 157, nhân dân Cửu Chân nổi dậy đánh chiếm quận huyện, giết chết tên Thái thú Nghê Thức.  Anh hùng Chu Đạt lãnh đạo nhân dân đánh chiếm Quận trị và tiêu diệt toàn bộ quân Hán trú đóng tại Nhật Nam.
4.  Năm 163, nhân dân Nam Việt nổi lên chiếm Quế Dương, Thương Ngô. Tên Thứ sử Hầu Phụ và Thái thú Cam Định bỏ cả ấn tín hổ phù bằng đồng để chạy thoát thân. Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Hoa nam thuộc lãnh thổ nam Việt xưa. Tháng 12 năm 163, nhân dân Nam Hải đánh chiếm thành trì quân Hán, mở rộng lãnh thổ tự trị đến vùng biên giới giáp ranh với  Hán.

5. Tháng giêng năm 170, nhân dân Hợp Phố, Giao Chỉ, Uất Lâm (Quảng Tây), Ô Hử đồng loạt nổi lên tiêu diệt quân Hán, đánh chiếm quận huyện. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ khắp lãnh thổ Văn Lang xưa.

6. Tháng 1 năm 178, anh hùng dân tộc Lương Long cùng Thái Thú Nam Hải lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân các quận Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Nhân dân các quận đồng loạt nổi lên đánh chiếm các quận huyện, quân Hán tháo chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi oanh liệt, đất nước độc lập tự chủ hơn 11 năm.

7. Tháng 6 năm 184, binh lính đồn trú ở Giao Chỉ lại nổi dậy bắt Thứ sử Chu Ngung. Thái thú Hợp Phố là Lai Đại xưng là Trụ Thiên Tướng quân tiếp tục lãnh đạo nhân dân nổi lên bắt sống tên Thứ sử. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này xưng là Trụ Thiên Tướng quân dể phục hồi thời đại Hùng Vương.

8. Năm 186, nhân dân Tượng Lâm lại nổi lên giết chết Thứ sử Chu Phù. Hán triều cử Trương Tân sang làm thứ sử Giao Chỉ nhưng Tân cũng bị giết chết. Thái thú Sĩ Nhiếp nhân cơ hội trung nguyên rối loạn cho em là Sĩ Vĩ làm Thái thú Cửu Chân, Sĩ Vũ làm Thái thú Nam Hải, ba anh em họ Sĩ cát cứ như một triều đình ở Giao Chỉ. Sĩ Nhiếp khôn ngoan nên thương lượng giao trả quyền tự chủ cho nhân dân, để các Lạc Hầu Lạc Tướng tự điều hành công việc của mỗi địa hương. Thời kỳ này được xem là thời kỳ tự chủ của nhân dân ta (18

9. Tình hình Trung Quốc rối loạn tạo điều kiện cho người anh hùng dân tộc Khu Liên thành lập vương quốc Lâm Ấp. Trên thực tế, vương Quốc Lâm Ấp có thể đã thành hình từ năm 138, khi nhân dân Tượng Lâm nổi lên đánh chiếm quận huyện. Thế nhưng Hán sử (sử Tàu) chép là quốc gia Lâm Ấp sau này là Chiêm Thành Chămpa chỉ mới thành lập vào cuối thế kỷ thứ II 190-192 mà thôi.

10. Năm 248, Triệu thị Trinh, người thiếu nữ vừa tròn 20 tuổi đã cùng anh là Triệu Quốc Đạt đứng lên lãnh đạo phong trào khởi nghĩa của nhân dân quận Cửu Chân. Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp nhiều doanh trại, thành lũy của giặc bị tiêu diệt. Các tên huân sang cứu viện.

11. Năm 380, Phạm Phật mất, Phạm Hồ Đạt lên nối ngôi. Tiếp nối truyền thống của ông cha quyết thu hồi lãnh thổ xưa cũ, năm 399 Phạm Hồ Đạt đem đại quân tiến đánh Nhật Nam bắt sống Thái thú Cảnh Nguyên rồi tiến đánh Cửu Chân bắt sống Thái thú Tào Bình. Thừa thắng, quân Lâm Ấp tiến ra vây hãm thành Long Biên. Tấn triều lo sợ gửi quân tiếp viện nên Thái thú Giao Chỉ mới đẩy lui được quân Lâm Ấp. Năm 407, nhân thời cơ Lư Tuấn nổi lên đánh chiếm Quảng Châu, Phạm Hồ Đạt lại đem quân tiến đánh Nhật Nam, Cửu Đức. Giao Châu lâm vào tình thế nguy ngập không thể liên lạc với tấn triều được nữa…

12. Năm 411, các Hào trưởng Việt ở Giao Châu gồm Lý Tử Tốn, Lý Địch, Lý Thoát lãnh đạo nhân dân Giao Chỉ và Cửu Chân phối hợp với các Thủ lĩnh Lư Tuần, Từ Đạo Kính ở Triết Giang (nước U Việt cũ của Việt Vương Câu Tiễn) cùng tiến đánh Hợp Phố, vây hãm thành Long Biên.

13. LÝ TRƯỜNG NHÂN GIÀNH  LẠI TỰ CHỦ (468-485)

 Cuối đời Tống, tình hình Trung Quốc rối loạn. Năm 468, Thứ sử Giao Châu là Trương Mục bị bệnh chết, Hào trưởng địa phương Lý Trường Nhân lãnh đạo nhân dân nổi lên diệt hết quan quân đô hộ và cả đám dân Hán đi theo quân xâm lược để vơ vét bóc lột nhân dân ta. Tính từ khi Lý Trường Nhân lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành lại độc lập cho đến khi Lý Thúc Hiến bị bắt, tính ra nước ta tự chủ được 17 năm. Đây là bước ngoặt chuyển biến của lịch sử chứng tỏ ý thức độc lập tự chủ của toàn thể nhân dân Giao Châu đã chín muồi, để chuẩn bị cho công cuộc giành độc lập của Lý Nam Đế hơn nửa thế kỷ sau.

15. NHÂN DÂN NAM VIỆT NỔI DẬY : Cuối đời Tùy, triều đình không kiểm soát được các địa phương. Nhân cơ hội tình hình Trung Quốc rối loạn, Lâm Sĩ Hoàng chiếm toàn bộ đất đai Bách Việt cũ rồi xưng là Sở Vương.  Họ Lâm hùng cứ cả một vùng rộng lớn từ Cửu Long đến tận Châu Giang Quảng Đông. Trong khi đó, Phùng Áng chiếm đất Thương Ngô, Phiên Ngung, Cao Lương, Châu Nhai thuộc Quản Đông gồm cả đảo Hải Nam. Để tạo thêm sức mạnh của Bách Việt, Phùng Áng đem quân về theo Sở Lâm Vương. Sau khi chiếm được Kiền Châu, Sở Lâm Vương lên ngôi Hoàng đế. Năm 617, Lý Uyên khởi binh lật đổ triều Tùy thành lập triều đại Đường nhưng Ninh Trường Chân vẫn giữ Châu Liêm, Thái thú Cửu Chân là Lê Ngọc cũng không chịu thần phục triều Đường. Năm 822, triều Đường đem quân đánh tan Tiêu Tiễn nên thế lực càng ngày càng thêm mạnh. Trước thế mạnh của quân Đường, Ninh Trường Chân, Lê Ngọc và Phùng Áng liệu chống cự không nổi nên phải đem đất Nam Việt, Cửu Chân và Nhật Nam về hàng phục Đường triều.

16. MAI HẮC ĐẾ (722-725): Năm 722, Mai Thúc Loan là một nông dân nghèo ở Hà Tĩnh bị bắt đi làm phu gánh trái vải nộp cho giặc Đường đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa. Vua Lâm Ấp và Phù Nam đã đem 20 vạn quân cùng với 20 vạn dân quân khởi nghĩa đánh bại 20 vạn quân Đường trú đóng trên nước ta. Trong niềm vui chiến thắng, nhân dân đã suy tôn Mai Thúc Loan lên ngôi Hoàng Đế. Mai Thúc Loan có nước da ngăm ngăm đen nên nhân dân gọi ông một cách thân thương là Mai Hắc Đế. Mai Hắc Đế chọn thành Vạn An bên bờ song Lam làm nơi đóng đô. Chính Hán sử cũng phải thừa nhận là Mai Thúc Loan đã liên kết dân chúng cả 32 châu nổi lên đánh bại quân Đường. Cuộc khởi nghĩa của Mai Hắc Đế đã vang dội trong cộng đồng Bách Việt. Theo “ Đường thư” thì nhiều Tù trưởng người Lý Lão (Việt) ở Quí Châu, Quảng Tây, Quảng Đông đã nổi lên đánh chiếm 40 thành giặc. Dương Tư Húc lại phải đem quân đi đánh dẹp, quân giặc giết hơn 6 vạn người Việt yêu nước khắp nơi trên lãnh thổ Văn Lang xưa.

17. BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG (784-791): Năm 784 Phùng Hưng một hào trưởng uy tín lẫy lừng oở Đường Lâm đứng lên phất cờ khởi nghĩa. Quân khởi nghĩa chiếm cứ Đường Lâm rồi tỏa ra đánh chiếm cả Phong Châu, quân Đường phải lui về cố thủ thành Tống Bình. Phùng Hưng và em là Phùng Hải cùng Tù trưởng Đỗ Anh Hàn kéo quân về bao vây phủ Tống Bình.Tên Kinh Lược sứ An Nam Đô hộ phủ hết đường tháo chạy, lo âu sợ sệt rồi sinh bệnh mà chết. Quân khởi nghĩa muôn người như một tràn lên đánh chiếm thành Tống Bình, bọn giặc thây phơi chồng chất lên nhau. Bọn giặc không kịp tháo chạy về nước, vất khí giới quì lạy xin hàng, quân ta lấy lượng từ bi tha cho bọn chúng. Quân ta chiếm được thành trong nỗi hân hoan nô nức của toàn dân. Toàn dân Việt  đã giành lại độc lập tự chủ sau đêm dài nô lệ. Phùng Hưng an ủi phủ dụ dân chúng, giảm thuế khóa sưu dịch và bắt tay ngay vào việc phòng thủ, tổ chức ngay việc điều hành đất nước. Phùng Hưng ở ngôi vua được 7 năm thì qua đời. Nhân dân cả nước suy tôn ông là Đại thủ lĩnh, một vị vua nhân đức như cha mẹ là “ Bố Cái Đại Vương”(*).

18. THỦ LĨNH VƯƠNG QÚI NGUYÊN NỔI DẬY  (803-806): Năm 803, Vương Quí Nguyên một thủ lĩnh quân sự người Việt đã đứng lên kêu gọi binh lính Việt đánh chiếm phủ thành, giết hết quân Đường. làm cuộc binh biến nổi lên đánh phá, Quan Đô hộ Bùi Thái cùng đoàn hộ tống tháo chạy về Trung Quốc. Nước ta tự chủ được 3 năm.

19. DƯƠNG THANH KHỞI NGHĨA: Năm 819, đồng bào Tày Nùng và Choang nổi lên chiếm cứ Việt Giang, Quảng Tây. Vua Đường hạ chiếu cử Dương Thanh đi đánh dẹp. Chờ đợi đã lâu, nay cơ hội ngàn vàng đến bất ngờ nắm 3 ngàn quân trong tay, Dương Thanh quay lại đánh chiếm phủ thành Tống Bình, giết chết Lý Tượng Cổ và hơn một ngàn bộ hạ thân thuộc của y.

20. ĐỒNG BÀO MƯỜNG KHỞI NGHĨA 838, 841, 858, 863: Cuối thế kỷ thứ VIII, tình hình Trung Quốc rối loạn. Sử sách cho biết liên tiếp các những năm 838, 841, 858 và 863 dân chúng cùng binh lính yêu nước dưới sự lãnh đạo của các Hào trưởng đã nhiều lần khởi nghĩa đánh đuổi quan quân đô hộ phải tháo chạy về nước. Cuối đời Đường, Lý Trác làm An Nam Đô hộ sứ tha hồ bóc lột, vơ vét tài sản của dân ta bằng nhiều sắc thuế. Sử chép rằng 1 con trâu hoặc ngựa ở vùng sơn cước, quan Tầu đô hộ ép bán chỉ trả có 1 đấu muối. Bị Tù trưởng Đỗ Tồn Thành phản đối, y bắt giết luôn để thị uy. Tháng giêng năm 863, đồng bào Mường cùng với quân Nam Chiếu vào đánh chiếm phủ thành. Tên Đô Hộ sứ Thái Tập hết đường trốn chạy phải tự vẫn. Tướng Mường Dương Tư Tấn tiêu diệt cả 15 vạn quân Đường. Sách Việt sử lược chép lại như sau : “ Lúc bấy giờ đất đai của Giao Châu đã lọt vào tay quân Nam Chiếu hết cả …”. Vua Nam Chiếu là Mông Thế Long cử Đoàn Tư Thiên làm Tiết Độ sứ Giao Châu. Đây là cuộc khởi của đồng bào Mường với sự yểm trợ của Nam Chiếu, 1 chi tộc Việt thế mà sử sách Việt Nam từ trước đến giờ vì thiếu tài liệu nghiên cứu nên cứ ghi là “Quân Nam Chiếu sang cướp phá Nước Ta”.

21. KHÚC THỪA DỤ DỰNG NỀN TỰ CHỦ (905-930): Năm 905, Khúc Thừa Dụ, Hào trưởng ở đất Hồng Châu tỉnh Hải Dương đứng lên lãnh đạo khởi nghĩa lật đổ chính quyền đô hộ của triều Đường. Khúc Thứa Dụ dung chính sách ngoại giao mềm mỏng nên không lên ngôi vua mà chỉ xưng là Tiết Độ sứ và xin vua Đường sắc phong trên hình thức để tránh việc triều Đường đem quân sang cứu viện. Triều Đường đang phải lo giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng nên buộc phải phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tĩnh Hải Quân Tiết Độ sứ. Trên danh nghĩa là một viên Tiết Độ Sứ của triều Đường nhưng trên thực tế, Khúc Thừa Dụ điều hành Giao Châu như một chính quyền độc lập tự chủ hoàn toàn. Khúc Hạo kế nghiệp cha cũng xưng là Tiết Độ Sứ. Khúc Hạo chủ trương chính sách “Khoan thư sức dân: tha bỏ lực dịch, sửa sang việc thuế khóa sưu dịch, quân bình thuế khóa để xóa bỏ bất công áp bức trong chế độ tô thuế”. Khúc Hạo bãi bỏ bộ máy chính quyền đô hộ áp bức người dân để thiết lập một chính quyền quản lý đất nước độc lập tự chủ nhưng chưa chính thức xưng vương nên lịch sử Việt mới chép Ngô Quyền mở đầu kỷ nguyên độc lập của dân tộc Việt.

22.  Năm 907, Chu Ôn cướp ngôi Đường lập ra triều Hậu Lương. Họ Lưu chiếm giữ Quảng Châu  thế lực rất mạnh nên Hậu Lương phải phong cho Lưu Ẩn làm Tiết Độ Sứ Quảng Châu kiêm Tĩnh Hải quân Tiết Độ sứ An Nam Đô hộ phủ. Khi Lưu Ẩn chết, Lưu Cung lên thay tiếp nối ý chí phục hồi Việt tộc nên chính thức xưng đế, đặt tên nước là Đại Việt nhằm thống nhất các chi tộc Việt. Về sau, Lưu Cung lại đổi tên nước là Nam Hán nghĩa là ở phía Nam sông Hán. Vì vậy, Đại Việt Sử ký Toàn thư của sử gia Ngô Sĩ Liên mới gọi thời kỳ này là thời Nam Bắc triều “Nam Bắc phân tranh”. Lưu Ẩn giữ Phiên Ngung Quảng Châu và Khúc Hạo giữ Giao Châu. Thời kỳ này, lãnh thổ Nam Việt xưa hoàn toàn tự chủ không thống thuộc triều Lương bên Trung Quốc.

Năm 930, sau khi biết rõ Khúc Thừa Mỹ đã thần phục triều Lương, Lưu Cung sai Lý Khắc Chính đem quân xuống bắt Khúc Thừa Mỹ giải về Quảng Châu. Triều Nam Hán cử Lý Tiến làm Tiết Độ sứ Giao Châu. Nhân dân châu Giao dưới sự lãnh đạo của Dương đình Nghệ, một bộ tướng trung thành của Họ Khúc đứng lên đánh đuổi quân Nam Hán Lý Tiến và Lý Khắc Chính bỏ chạy về Quảng Châu. Nam Hán cử Trần Bảo đem quân sang cứu viện bị Dương Đình Nghệ chặn đánh tan tành. Trần Bảo tử trận, quân Nam Hán tháo chạy về nước. Quân dân Giao Châu suy tôn Dương Đình Nghệ lên làm Tiết Độ sứ để tiếp nối sự nghiệp độc lập tự chủ của Tiên chúa Khúc Thứa Dụ. Dương Đình Nghệ ủy lạo phủ dụ dân chúng, phong thưởng công thần. Đinh Công Trứ được cử làm Thứ sử châu Hoan, Ngô Mân làm Thứ sử châu Đường Lâm. Sử chép Dương Đình Nghệ cai quản đất nước được 6 năm thì bị phản tướng là Kiều Công Tiễn ám hại đoạt chức Tiết Độ sứ.

3. DANH TƯỚNG LÝ THƯỜNG KIỆT: Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt là người văn võ song toàn, đa mưu túc trí đã góp phần to lớn làm cho dân tộc Việt vẻ vang. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt, Đại danh tướng Lý Thường Kiệt đã đem quân chinh phạt “Thiên triều” Tống để con cháu ngàn đời sau hãnh diện tự hào là con cháu Lý Thường Kiệt, dòng giống Rồng Tiên nên mãi đến ngày nay, dân gian Việt vẫn ngạo nghễ ví von rằng : “ Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng …”.

Danh Tướng họ Lý tài trí xuất chúng đã viết “PHẠT TỐNG LỘ BỐ VĂN”, một áng văn bất hủ có một không hai được xem như “Thiên cổ hùng văn” trong văn học sử nước nhà. Để rửa mối nhục ngàn năm, năm 1075 Tống triều cử danh tướng bách chiến bách thắng Quách Qùi đã đánh thắng cả Liêu lẫn Hạ sang đánh nước ta. Quách Quì cho đội quân xung kích thiện chiến gồm trên 2 ngàn kỵ binh xung kích bắc cầu phao vượt sông Như Nguyệt đánh quân ta. Quân ta tuy đẩy lùi được nhiều đợt tấn công vũ bão của giặc nhưng cũng bị thiệt hại nhiều. Để khích lệ quân sĩ, Lý Thường Kiệt đã cho người giữa đêm vào đền thờ Trương Hát, Trương Hống là những tướng tài thời Triệu Việt Vương đánh đuổi quân Lương để đọc bài thơ “Thần” khiến tinh thần quân sĩ dâng lên cao độ. Quân sĩ truyền miệng nhau bài thơ “Thần” do Thần nhân phù trợ nên dốc lòng quyết chiến quyết thắng. Bài thơ “Thần” này, ngày nay được xem như Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc chúng ta:

Nam Quốc Son hà Nam Đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư …?

Sông núi trời Nam của nước Nam
Sách trời định rõ tự muôn ngàn
Cuồng ngông giặc dữ vào xâm lấn
Chuốc lấy bại vong lấy nhục tàn …!

Đại danh tướng Lý Thường Kiệt không chỉ là một thiên tài quân sự mà còn là một nhà Đạo học Việt Nam. Bia chùa Linh Xứng còn khắc ghi áng văn bất hủ chan chứa vẻ nhân văn, thấm đậm truyền thống nhân đạo Việt Nam:“Cái mà kẻ trí người nhân ưa thích là núi là sông. Cái mà thế đạo gây mầm là danh là đạo. Nếu mở núi đắp sông làm cho đạo và danh rạng rỡ, há không đáng quí lắm ru?”. Danh tướng họ Lý mất năm 1105, hưởng thọ 86 tuổi. Vua Lý Nhân Tông tuyên phong “Việt Quốc công, Thái Úy Bình chương Quân quốc Trọng sự”.

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site