lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

 

Tin Tức Thời Sự Quốc Tế

Tổng Thống Hollande Pháp Và Khủng Hoảng Liên Âu Đẩy Mạnh Tụt Giốc Kinh Tế VN_TQ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 10.05.2012
Web: http://VietTUDAN.net
 
Trong một bài trước đây, chúng tôi đã viết trong lúc tranh cử của các ứng cử viên Tổng Thống Pháp để bầu phiếu đợt đầu, rằng chúng tôi không quan tâm đến việc vị này lên, vị kia xuống, mà chỉ quan tâm đến những chủ trương của những vị mang tầm ảnh hưởng đẩy mạnh sự tụt giốc của Kinh tế Trung quốc và Việt Nam. Hai cơ chế CSTQ và CSVN là kẻ thù của chúng tôi. Khi mà Kinh tế từ hai Cơ chế ấy sụp đổ, dân chúng nổi dậy, thì đó là tương lai xây dựng thực sự phát triển Kinh tế do dân và cho dân của cả hai nước Trung quốc và Việt Nam. Không quan tâm nhiều đến Tả hay Hữu về Chính trị, chúng tôi chỉ lưu ý đến các chủ trương Kinh tế của Ông MELENCHO, Bà LE PEN và Ông HOLLANDE. Kế quả cuộc bầu phiếu lần thứ nhất: ông Mélenchon được 9% số phiếu, Bà Le Pen 18% và Ông Hollande 27%.

Kỳ bầu phiếu đợt hai chỉ còn lại Ông Hollande và Ông Sarkozy. Một Ông phía Tả, một Ông phía Hữu. Ngày thứ Tư  02.05.2012, tôi theo rõi từ đầu đến cuối cuộc Tranh Luận đối mặt giữa Ông Hollande và Ông Sarkozy. Về mặt Kinh tế/Tài chánh, Ông Sarkozy vẫn trong chủ trương của Chương trình Khắc khổ chi tiêu hiện hành để tái lập cân bằng Ngân sách trong khi đó Ông Hollande nhấn mạnh về chủ trương Chương trình Phát động Kinh tế để tăng độ Phát triển và do đó giải quyết vấn đề Thất nghiệp đang lan tràn.

Thứ Năm ngày 03.05.2012, tôi nhận được Email-Message của một Phóng viên đài RFI (Radio France Internationale) đề nghị phỏng vấn tôi vào thứ Hai ngày 07.05.2012, nghĩa là liền sau cuộc bầu phiếu chọn Ông Hollande hay Ông Sarkozy. Tôi hồi âm và vui mừng chấp nhận như sau:

“From: NGUYEN PHUC LIEN <nguyenphuclien2009@yahoo.com>
Date: Thursday, May 3, 2012, 12:56 PM

Tối hôm qua, tôi theo rõi toàn cuộc đấu khẩu giữa M.F.HOLLANDE và M.N.SARKOZY. Lúc đầu, tôi ngại sợ cho M.Hollande bị M.Sarkozy dùng hùng biện mà làm cho M.Hollande rối loạn. Nhưng không ngờ tôi lại thấy M.Hollande tấn công lại M.Sarkozy. Kết quả tổng quát của Débat: tôi nhận thấy M.Hollande thắng thế. Theo dự đoán của tôi, M.Hollande sẽ lên làm Tổng Thống Pháp thay M.Sarkozy.

Theo TT.mới Hollande (?), thì phải chuyển từ Plan d’Austérité sang Plan de Relance Economique. Đây cũng là khuynh hướng của Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ý và Bồ Đào Nha. Ngay cả Đức, Bà Merkel cũng đã phải nói tới khuynh hướng Relance Economique.

Trên mặt Lý thuyết, một số đông các Nhà Kinh tế cũng cho rằng Plan d’Austérité làm tê liệt Sản xuất và không cứu được Chomage.

Tôi rất thích nói về đề tài này.”

Thứ Hai 07.05.2012, lúc 11 giờ sáng, đài RFI ghi âm những ý tưởng trả lời của tôi.

Tóm tắt những ý tưởng trả lời cho đài RFI, liền sau khi Ông Hollande đắc cử Tổng Thống Pháp      

RFI: Phải chăng đây là một bối cảnh thuận lợi cho ông Hollande vì không còn phải lội 'ngược dòng' nữa ?

NPL: Ngay từ thời Thủ tướng PAPANDREOU Hy-Lạp, trước những khó khăn từ phía dân chúng về Chương trình Khắc khổ mà Đức và Pháp đòi buộc như điều kiện cứu Nợ cấp bách cho Hy Lạp, Ông đã muốn một cuộc trưng cầu Dân Ý, nhưng đã bị Bà MERKEL, nhất là Ông SARKOZY, coi như một đòn chính trị đối với Vùng Euro. Một cuộc trưng cầu Dân ý có thể phủ nhận Chương trình Khắc khổ Chi tiêu mà trục Merkel-Sarkozy đang muốn ấn định để cứu vùng Euro và do đó có thể Hy Lạp tách ra khỏi vùng Euro. Tựu trung, những Chương trình Khắc Khổ chỉ là điều kiện để cứu Nợ Công của các nước Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, chứ không phải là Chương trình cứu Kinh tế, nhất là Thất nghiệp. Theo một số lớn các nhà Kinh tế, những Chương trình Khắc khổ còn đi ngược lại nguyên tắc Kích thích Phát triển Kinh tế đã được KEYNES chủ trường từ thời Đại Khủng Hoảng Kinh tế 1929-30. Thực vậy, phải có chi tiêu làm tăng phía Tiêu thụ, thì mới kích thích được phía Sản xuất để làm tăng đà Phát triển Kinh tế.

Nạn Thất nghiệp tại mỗi nước mỗi ngày mỗi tăng, nhất là cho giới Trẻ. Để giải quyết nạn Thất nghiệp, thì phải tăng độ Phát triển Kinh tế, nghĩa là phải đặt trọng tâm vào những Chương trình Phát triển Kinh tế thay vì vào những Chương trình thắt chặt Chi tiêu. Khuynh hướng này đã được thúc đẩy từ Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, nhất là Tây Ban Nha. Ý hướng Chương trình Phát triển Kinh tế (Plan de Relance Economique) mà Ông HOLLANDE đưa ra trong cuộc tranh luận Hollande—Sarkozy chắc chắn là không đơn độc. Ngay cả Bà MERKEL, trước đây nhất thiết chủ trương Khắc khổ, nay cũng bắt đầu đổi hướng sang ý tưởng Phát triển Kinh tế.

RFI: Qua cương lĩnh tranh cử của ông Hollande, giáo sư thấy đâu là điểm nổi trội nhất trong phương thức thúc đẩy tăng trưởng của ông Hollande ? So với các nước khác ra sao ? Vì nếu xu hướng chung là thúc đẩy tăng trưởng, chắc hẳn là phương thức mỗi nơi mỗi khác?

NPL: Qua cuộc vận động tranh cử của ông Hollande và nhất là qua cuộc thảo luận tay đôi Hollande—Sarkozy, tôi chưa thấy một chương trình đi vào những điểm chính yếu cụ thể thực hiện để đưa tới nâng cao mức tăng trưởng Kinh tế. Thực ra đây là vấn đề cần phải có ủy ban Kinh tế nghiên cứu kỹ lưỡng vì nó động chạm đến những vấn đề như: Khả năng Thị trường Tiêu thụ, Ngành nghiệp chính yếu cần nâng đỡ sản xuất, Khả năng vốn đầu tư mà hiện nay Nhà nước đang gặp nạn Nợ công. Tại các nước khác cũng vậy, mới có ý chí chuyển những Chương trình Khắc khổ sang ý chí Phát triển Kinh tế. Để thực hiện, mỗi nước sẽ phải nghiên cứu cẩn thận và có thể hợp tác trong khuôn khổ Liên Au. Thực ra vẽ vạch ra những Chương trình Phát triển Kinh tế thì rất dễ và rất đẹp. Nhưng trong hoàn cảnh Nợ công hiện nay, thì “Cái khó bó cái khôn “. Vấn đề là đào đâu ra tài chánh để tài trợ cho những Chương trình Phát triển. Chương trình càng lớn, càng đẹp, thì càng phải có dồi dào tiền bạc để tài trợ. Cái khó bó cái khôn là ở chỗ đó. Vậy nên chỉ bắt đầu những chương trình nhỏ, thực tiễn, đỡ tốn kém để tạm cứu những người thất nghiệp trước đã. Với những Chương trình phát triển rộng lớn bao gồm nhiều nước, thì việc đóng góp tài chánh từ mỗi nước, nhất từ 27 nước Liên Âu, thì đây là vấn đề khó khăn. Kinh nghiệm những cuộc họp G20 cho thấy rằng mỗi nước chỉ hứa đóng góp tiền bạc, nhưng cuối cùng sau cuộc họp, mỗi nước tìm cách rút lui dần mà không đóng. Hứa thì dễ, những khi phải chìa tiền ra đóng, thì đó mới khó. 

RFI: Giáo sư chẩn đoán sao về kinh tế Pháp : bệnh tình nghiêm trọng đến mức nào ? Đâu là yếu tố gây khó khăn nhất cho tăng trưởng.

NPL: Không phải chỉ nguyên Kinh tế Pháp lâm bệnh, mà bệnh suy thoái Kinh tế là chung cho rất nhiều nước. Tuy nhiên Pháp có những ưu điểm như sau:
*       Kinh tế Pháp có tầm phát triển quốc tế
*       Pháp có Kỹ nghệ Xe hơi cũng khá mạnh
*       Pháp mạnh về hoạt động năng lượng dầu lửa
*       Ngành nghiệp Thực phẩm chế biến của Pháp có tiếng quốc tế
*       Ngành nghiệp biến chế Mỹ phẩm cũng có tiếng quốc tế

Tuy nghiên, trên Thương trường quốc tế, Pháp gặp những đối thủ về Kỹ nghệ cao (Haute Technologie) như Mỹ, Đức, Nam Hàn, Nhật.

Trong những ngành nghiệp mà mình có ưu điểm trên đây, Pháp xét lựa những thúc đây phát triển.

RFI: Theo Giáo sư thì ông Hollande phải làm gì, phải có chính sách như thế nào để giải quyết ?

NPL:Theo rõi các ứng cử viển Tổng thống kỳ vừa rồi, tôi lưu ý nhiều đến những lập trường của Ông MELENCHON và Bà LE PEN. Hai người này gặp nhau ở chủ trương phải nghĩ đến phát triển nước Pháp trước đã, nghĩa là phát triển Kinh tế nước Pháp trước tiên cho dân Pháp. Ông Hollande cũng đã có nhiều lần đề cập đến việc cạnh tranh thương mại bất chính, có ý nói đến Trung quốc. Như vậy nếu TT.Hollande muốn đưa ra những biện pháp thương mại theo khuynh hướng Bảo Hộ Kinh tế (Mesures Commerciales protectionnistes), thì đã có Ông Mélenchon và Bà Le Pen hỗ trợ.

Theo khuynh hướng hiện nay của các nước, việc thay thế Chương trình Khắc khổ bằng Chương trình Phát triển Kinh tế mới chỉ nhằm mục đích khiêm tốn nhất thời là giải quyết nạn Thất nghiệp lan tràn. TT. Hollande cũng chưa nên đặt vấn đề Phát triển quá lớn lao, mà chỉ với giai đoạn giải quyết Thất nghiệp. Như vậy, Pháp cần những biện pháp cấp thời như:

=>     Ngăn chặn việc xâm lăng của hàng hóa Trung quốc
=>     Chú tâm sản xuất những hàng hóa thường dùng cho dân Pháp
=>     Phát triển Tiểu Tài chánh (MicroFinance) cho giới Trẻ và những PME.

RFI: Mọi người đều lo ngại là chính sách khắc khổ sẽ bóp nghẹt sản xuất và chỉ làm thất nghiệp tăng cao ? Nhưng trong bối cảnh toàn Liên Hiệp Châu Âu (chính xác là 25 nước) đã đồng ý thắt lưng buộc bụng thì Pháp có thể làm gì ?

NPL: Văn Bản mà 25 nước ký kết một cách vội vàng chỉ là một Văn Bản liên hệ đến điều kiện vay mượn tài chánh. Có thể nói đây là Hiệp ước Khắc khổ. Ông Hollande đã nhiều lần nói rằng khi lên làm Tổng Thống, Ông sẽ tái thảo luận lại Văn Bản mà 25 nước đã ký kết này. Như vậy, nếu một số nước trong Liên âu nhằm mục đích Phát triển Kinh tế thay vì Khắc khổ, thì họ cũng đồng ý tái thảo luận Văn Bản theo ý hướng mới. Khủng hoảng Nợ Công Âu châu chia Liên Âu ra làm hai phía: phía nước giầu mà chính yếu là Đức và một số nước Bắc Âu, phía nước nghèo nguy cơ phá sản mà chính yếu là Hy Lạp và những nước Nam Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Khi người bỏ tiền ra cho vay, thì luôn luôn muốn người đi vay phải giữ đúng Chương trình Khắc khổ Chi tiêu. Tái thảo luận Văn Bản Tài chánh nghiêm khắc có thể là nguồn khủng hoảng giữa hai phía giầu cho vay và phía nghèo đi vay nợ.

Khủng hoảng mới của Liên Âu
 
Cuộc Khủng hoảng mới của Liên Âu bắt đầu từ hai nguồn. Cả hai nguồn bắt đầu cùng một ngày bầu phiếu 06.05.2012: bầu phíếu tại Hy-Lạp và bầu phiếu tại Pháp. Tại Pháp cuộc bầu phiếu chọn Ông Hollande lên làm Tổng thống với chủ trương tái thảo luận Văn Bản Khác khổ Tài chánh mà 25 nước đã ký kết. Tại Hy Lạp cuộc bầu phiếu chọn Dân Biểu mà kết quả là Quốc Hội chiếm đa số những Dân biểu muốn phản đối lại Chương trình Khắc khổ mà Chính phủ Hy Lạp trước đã phải cúi đầu chấp nhận trước phía cho vay nợ.

Cái nguồn Khủng hoảng từ Hy Lạp đang trở thành căng thẳng đến nỗi một số người dự đoán Vùng Euro sẽ bị nổ tung ra. Chính vì cái nguồn Khủng hoảng Hy Lạp này mà các Thị trường Chứng khoán trong mấy ngày nay đã thụt giá trầm trọng. Nếu trường hợp Hy Lạp đứng tách ra, người ta có thể nghĩ đến hệ quả dây chuyền lan ra các nước khác.

Cái nguồn thứ hai là từ Chủ trương nhất thiết tái thảo luận Văn Bản thắt chặt Tài chánh mà 25 nước đã ký kết. TT.Hollande chủ trương Chương trình khơi động Phát triển Kinh tế không phải chỉ riêng nước Pháp mà còn rộng lớn cho cả Liên Âu, trong khi ấy Bà Thủ tướng Merkel nhất định không muốn những Chương trình Phát triển rộng lớn Liên Âu sử dụng Euro Bonds, nghĩa là lấy tài trợ từ Tín dụng mà nước chính yếu phải chịu những rủi ro là nước Đức. Trục Merkel—Sarkozy trước đây về Chương trình Khắc khổ đang bị đe dọa. Trước sự căng thẳng Merkel-Hollande (Đức-Pháp), có người muốn đề nghị phải cho Ý-đại-lợi đứng chung vào như tay ba ĐỨC-PHÁP-Ý để giảm sự căng thẳng.
 
Liên Âu càng lục đục thì ảnh hưởng của nó càng làm tụt giốc Kinh tế Trung quốc và Việt Nam. Sự đau khổ của Liên Âu hay Hoa kỳ là sự vui mừng cho dân hai nước Trung quốc và Việt Nam vì dân hai nước mau chấm dứt hai Cơ chế bóc lột miếng cơm của Dân.
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 10.05.2012
Web: http://VietTUDAN.net

pay per click advertising

Weblinks :

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters
un compteur pour votre site