lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Đề Án Chiến Lược Hành Lang Trung-Lào-Campuchia (phần 1)

Việt Nam

1, 2

Trần Đông Đức
-

Lời Blog: Gần đây, Lào đòi xây đập Xayabury làm các nước Đông Nam Á lo lắng, trong đó có Việt Nam. Một nước Lào nhỏ sao lại cất công xây một trạm thuỷ điện to như thế đụng chạm đến quyền lợi các nước trong vùng. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Blog Trần Đông Đức trên RFA dịch bài này với mục đích giới thiệu đề án của một “Ngũ Mao” kiến nghị nhằm cô lập Việt Nam vào 4 năm trước.

Cho dù, các đề án này thường có thái độ cường điệu một ít, giả thuyết một ít nhưng không thể phủ nhận được thực tế càng lúc Trung Quốc càng tiến gần và còn nhanh hơn những kiến nghị đề ra. Trong lúc, Trung Quốc đang ra nhiều mặt khác nhau để mua chuộc và tính toán, những bài viết này chính là góc tối trong dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay.

Mình xin dịch nguyên văn bài viết của một “Ngũ Mao” (đảng 50 xu) với bút danh “Thu Phục Lãnh Thổ Liên Minh” viết về chiến lược hành lang bao vây Việt Nam. Không thể phủ nhận bài viết đầy đủ các góc cạnh về địa lý lịch sử nhằm đối phó và cô lập Việt Nam một cách rất tường tận. Với tình hình nước Lào đắp đập hiện nay, rõ ràng Trung Quốc đang thực hiện chính sách hành lang không thể chối cãi.

Ghi chú: Với bài dịch này, mình để lại các từ ngữ như “Nam Sa”, Trường Sa; “Nam Hải”, Biển Đông; Trung Nam Bán Đảo, Bán Đảo Đông Dương làm ngữ cảnh để gần với sự thô lỗ đặc thù trong nguyên văn của tiếng Trung Quốc nhằm đưa đến bạn đọc một góc cạnh cho tính chất tham khảo.

Trần Đông Đức
 —————————–

Trung Quốc toàn lực đả thông Trung Nam bán đảo hành lang chiến lược đối phó với tiền tuyến Nam Sa

Việt Nam hung hăng tại quần đảo Nam Sa, dẫn tới sự phẫn nộ to lớn cho quốc dân. Gần đây trên mạng không ngừng nghe lời kêu gọi đánh nhau với Việt Nam. Liên Minh Thu Phục Lãnh Thổ (LMTPLT) vì vậy mà đã viết vài bài liên quan tới Việt Nam và Nam Sa. LMTPLT càng lúc càng phát hiện, bất luận là đối với Việt Nam, khống chế Nam Hải hay là tiến nhập Ấn Độ Dương, Trung Nam bán đảo phải là một miếng đất chiến lược đặc biệt quan trọng đối với nước ta. Trước mắt, thiết lập được chiến lược hành lang Trung Nam bán đảo đối với Trung Quốc có ý nghĩa to lớn.

I. Vân Nam và bốn chiến lược hành lang với Trung Nam bán đảo

Trung Nam bán đảo, trong từ ngữ gọi tên có nghĩa là “bán đảo của phía Nam Trung Quốc”, nhưng trong tiếng Anh gọi Trung Nam bán đảo là Indochina (Ấn-Độ-Chi-Na 印度支那, trong chữ Hán, lời người dịch), ý nghĩa là bán đảo nằm giữa Ấn Độ và China (tức Trung Quốc). Trung Nam bán đảo về mặt địa lý có sự phân biệt về nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa hẹp nói đến ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thật ra, bán đảo Indochina (Đông Dương) trong tiếng Anh bao gồm cả năm nước Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam. Nếu như chiếu theo sự hoạch phân rộng lớn hơn về bản đồ chính trị, Trung Nam bán đảo còn bao luôn tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Chính vì nguyên nhân này, ngày nay trên các diễn đàn quốc tế về hợp tác khu vực lại xuất hiện một từ ngữ mới, tức là Khu Vực Nguồn Dưới Mê Kông. Khu vực nguồn dưới Mê Kông bao gồm Trung Quốc (Tỉnh Vân Nam), Lào, Miến, Thái, Việt (như bản đồ). Chính là do nguồn sông này, lợi ích quốc gia của Trung Quốc và Trung Nam bán đảo gắn bó mật thiết bất khả phân. LMTPLT cho rằng, từ góc độ Trung Quốc mà nhìn, tiến vào Trung Nam bán đảo có bốn chiến lược thông đạo hay gọi là chiến lược hành lang, tức là:

Chiến lược 1: Trung Quốc Vân Nam — Miến Điện;

Chiến lược 2: Trung Quốc Vân Nam (hay là Quảng Tây) — Việt Nam;

Chiến lược 3: Trung Quốc Vân Nam — Miến Điện — Thái Lan (Nam tiến một bước tới bán đảo Mã Lai rồi tới Singapore);

Chiến lược 4: Trung Quốc Vân Nam — Lào — Campuchia — Vịnh Thái Lan è Nam Hải;

LMTPLT phân tích qua một chút về bốn chiến lược thông đạo này:

Thứ nhất: “Chiến lược lớn thông đường Trung Miến” là con đường tốt đẹp nhất để Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dương, đối với anh ninh quốc gia của Trung Quốc có ý nghĩa to lớn. LMTPLT trong bài “Miến Điện – Trung Quốc Tây Nam con đường tốt đẹp nhất để ra biển” và “Phá thế khốn cục của eo biển Malacca: Trung Quốc với ba chiến lược lớn để hướng ra Ấn Độ Dương đã tường tận giới thiệu, có hứng thú thì có thể tìm đọc.

Thứ hai: tình hình nếu như Việt Nam với nước ta có quan hệ tốt đẹp, không xâm hại lợi ích của Trung Quốc, thì việc thành lập hành lang Trung Việt khống chế Nam Hải đối với nước ta có ý nghĩa to lớn. Nhưng là do ở Việt Nam trước mắt đang xâm chiếm nhiều nhất các đảo ở Nam Sa, nước thù địch hưởng lợi nhiều nhất, từ góc độ thu phục Nam Sa mà nhìn, nói đến hành lang này không thể vô ý nghĩa được.

Thứ ba: hành lang thực sự là đang trong dự tính về con đường sắt quan trọng xuyên Á qua đường Đông Nam Á. Một khi thành hình thì đối với chính trị kinh tế và các phương diện khác của nước ta có ý nghĩa to lớn. Nhưng do liên quan đến nhiều nước, tạo thành một trò chơi đa phương, Ân Độ, Nhật Bản nhảy vào làm khó, Singapore thái độ tiêu cực, những quốc gia khác mỗi nước mỗi cách suy nghĩ. Ngoài ra vẫn còn gặp phải những nhân tố ảnh hưởng như thi công khó, thời gian dài, đầu tư nhiều, từ đó đến nay vẫn chưa đạt thành ý hướng thi công, trong đoản kỳ khả năng thực hiện không lớn, đối với việc kiểm soát Nam Hải vẫn chưa có ý nghĩa quá to lớn.

1, 2

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info