lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Thời Sự Quốc Tế

Biển Đông được quốc tế hóa tại Thượng đỉnh Đông Á Bali : Tình huống thuận lợi cho Việt Nam.

1, 2

Trọng Nghĩa (Rfi)

...

Chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc : nhân tố khuấy động Biển Đông

RFI : Tại Thượng đỉnh Đông Á, Trung Quốc như bị đẩy vào thế thủ, với tuyên bố chừng mực của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Có thể giải thích sao về động thái này ? Phải chăng đó chỉ là một bước lùi chiến thuật hay là Trung Quốc thực sự đang xem xét lại chiến lược của họ trước sự kiện họ bị hầu như tất cả mọi người phản đối ?

THAYER : Trung Quốc đã nhìn thấy là hơn 14 năm cố gắng phát huy "khái niệm an ninh mới" và chính sách an ninh đa phương của họ bị tổn thương nặng nề vì khu vực đã phản ứng chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây, và nhất là trong năm 2011.

Các dấu hiệu cho thấy là hầu hết các sự cố trong vùng Biển Đông đều xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các cơ quan dân sự hữu trách ở các cấp độ khác nhau của chính phủ, cộng với các chính quyền địa phương và các công ty dầu hỏa của Trung Quốc.

Khi nhận thức được đầy đủ về các tổn hại đã gây ra, Bắc Kinh đã nhanh chóng làm dịu tình hình. Trung Quốc thỏa thuận với các thành viên ASEAN trên bản Hướng dẫn Thực hiện DOC. Trung Quốc tiếp đón Tổng thống Philippines Aquino và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Trung Quốc bị buộc phải phản ứng một cách khá nhẹ nhàng bởi vì hành động của họ đã thúc đẩy các nước trong khu vực quay sang tìm kiếm sự đảm bảo từ Hoa Kỳ, và đã khiến các cường quốc lớn trong vùng - Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ - phản ứng lại một cách cứng rắn hơn.

Hiện nay, trong bối cảnh sắp đến Đại hội thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, với việc chuyển giao quyền lực trong giới lãnh đạo, đã xuất hiện mối lo ngại là xu hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan tại Trung Quốc có thể lấn lướt đường lối ngoại giao thận trọng, và lại làm tăng căng thẳng trong vùng Biển Đông.

Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ "quyền lịch sử" và "chủ quyền không thể chối cãi" của họ trên 80% vùng Biển Đông. Khi chủ nghĩa dân tộc thái quá kết hợp với đà tăng cường quân sự và những mối bức xúc về sự toàn vẹn lãnh thổ, hệ quả sẽ là một yếu tố không ổn định cho an ninh khu vực.

RFI : Làm thế nào để giải thích sự thành công của Mỹ và Tổng Thống Barack Obama lần này ? Liệu thành công đó có kéo dài hay không ?

THAYER : Tổng thống Obama đã tích lũy được một số thành công. Chính quyền của ông đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN, và bổ nhiệm một đại diện thường trực bên cạnh Ban Thư ký ASEAN. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đáp ứng những mối quan ngại của các nước Đông Nam Á trên lục địa bằng cách tung ra Sáng kiến Hạ Mekong (Lower Mekong Initiative). Bà cũng là người thường xuyên lui tới khu vực và đã tham dự tất cả các cuộc họp ARF. Tổng thống Obama đã đề nghị và được thu nhận làm thành viên Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, và ông đồng thời đã chủ trì 3 cuộc họp thượng đỉnh với ASEAN.

Mỹ dường như đã giải quyết được vấn đề hóc búa là Miến Điện bằng cách cử Ngoại trưởng Clinton đến tận nơi để đánh giá các cải cách chính trị tích cực gần đây tại Miến Điện. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ không còn mâu thuẫn với các nước thành viên ASEAN, vốn đã công nhận tính chính đáng của tân chính phủ Miến Điện. Chính tình hình Miến Điện đã phá hoại các nỗ lực của cựu Tổng thống Bush, muốn triệu tập một cuộc họp giữa các lãnh đạo ASEAN và Mỹ tại trang trại của ông ở Crawford, Texas. Khi Hoa Kỳ cho biết là Miến Điện sẽ không được hoan nghênh, ASEAN đã từ chối tham dự.

Tổng thống Obama cũng đã đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ đổi mới cam kết dấn thân vào khu vực. Ngân sách quốc phòng cho vùng châu Á-Thái Bình Dương sẽ được bảo vệ, không bị việc cắt giảm ngân sách quốc phòng Mỹ ảnh hưởng. Hoa Kỳ cũng đã tiến hành một số bước khác như đưa loại tàu chiến mới Littoral Combat Ships qua đồn trú tại Singapore, và khởi động kế hoạch đưa Thủy quân lục chiến Mỹ đến các cơ sở huấn luyện gần Darwin ở miền bắc Úc.

Quan trọng nhất là Tổng thống Obama đã khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN, và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ muốn Trung Quốc cùng tham gia.

Trên hồ sơ Biển Đông, Obama đã không cường điệu vai trò của Mỹ. Hoa Kỳ không bênh vực bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng không tán đồng việc sử dụng võ lực và đe dọa dùng võ lực. Mỹ ủng hộ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, bao gồm quyền tự do và an toàn qua lại trên biển và trên không. Mọi nước đều phụ thuộc vào điều kiện tiên quyết là hàng xuất và nhập khẩu phải được lưu thông an toàn trên Biển Đông.

Cần phải tìm giải pháp cho tình hình ASEAN bị chia rẽ

RFI : Việt Nam có thể hưởng được những lợi ích gì từ kết quả này ?

THAYER : Việt Nam đã nhận thức được rằng chiến lược ba hướng - (1) đấu tranh và hợp tác với các nước lớn, (2) làm bản lề giữa Bắc Kinh và Washington, và (3) chính sách đối ngoại đa phương – đã giúp họ huy động được sự hỗ trợ từ bên ngoài trong giao thiệp với Trung Quốc. Việt Nam cũng đã học được rằng cách thúc đẩy tốt nhất lợi ích của mình là để cho Philippines tiến công trên vấn đề Biển Đông.

Về đấu tranh và hợp tác, Việt Nam đã học được cách đứng lên chống lại Trung Quốc, rồi sau đó tìm kiếm sự hợp tác để tránh không cho vấn đề Biển Đông thống trị các mối quan hệ song phương. Kháng lại Trung Quốc cũng bao gồm việc tăng cường năng năng lực hải quân và không quân còn khiêm tốn bằng chiến lược chống tiếp cận anti-access/area-denial riêng của mình.

Với tư cách là bản lề giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam có thể xoáy trên các lợi ích cụ thể của Trung Quốc và Hoa Kỳ để thu lợi cho mình. Không ai có thể buộc Việt Nam nghiêng hẳn về phía này hay phía kia.

Còn chính sách ngoại giao đa phương cho phép Việt Nam lôi kéo thêm các nước khác vào cuộc : Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Pháp, Vương quốc Anh.

Việt Nam cũng đã nhận thức được rằng khối ASEAN bị chia rẽ. Cam Bốt và Miến Điện rõ ràng là không bao giờ nêu lên vấn đề an ninh hàng hải hoặc các vấn đề Biển Đông tại các diễn đàn đa quốc gia. Một số quốc gia ASEAN muốn để cho Việt Nam và Philippines một mình tiến vào hang hùm và đừng lôi kéo họ vào một cuộc xung đột với Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là bất kỳ một bộ luật ứng xử nào giữa các nước thành viên ASEAN với Trung Quốc đều sẽ không có uy lực.

Trong thực tế, áp lực của Trung Quốc đã ngăn không cho ASEAN tiến tới một lập trường chung. Đây là một tình trạng đáng buồn vào lúc các nước Đông Nam Á đang hướng tới việc tuyên bố mình là Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Một bộ luật ứng xử cho toàn bộ vùng biển Đông Nam Á

RFI :  Việt Nam có thể làm gì để tranh thủ được xu hướng tích cực tại Thượng đỉnh Đông Á ?

THAYER : Dù về cơ bản Biển Đông là một vấn đề giữa Trung Quốc và 4 nước Đông Nam Á, thế nhưng Philippines và Việt Nam lại đang ở phía tiền tuyến trong việc đối phó với Trung Quốc. Trong khi đó thì Malaysia và Brunei lại tìm cách tránh can dự trực tiếp. Việt Nam phải dành nhiều công sức để thay đổi cách tiếp cận của các thành viên ASEAN đối với Trung Quốc. Việt Nam cần thúc đẩy một bộ luật ứng xử cho toàn bộ vùng biển Đông Nam Á (Code of Conduct for Southeast Asia’s Maritime Domain).

Phương pháp đó sẽ nhằm mục tiêu chỉnh đốn ngôi nhà ASEAN bằng cách giải quyết các vấn đề hàng hải khác nhau giữa các nước Đông Nam Á sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Thái Lan và Cam Bốt vẫn chưa giải quyết được tranh chấp tài nguyên trong Vịnh Thái Lan. Trong thực tế, Thái Lan đã rút khỏi một thỏa thuận trước đây khi đụng độ đã nổ ra trên biên giới đất liền. Indonesia có ranh giới trên biển chưa được giải quyết với các nước láng giềng. Cả Philippines và Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông. Một số đòi hỏi này đã dựa trên những đường cơ sở phóng đại.

Tóm lại, an ninh của toàn vùng biển Đông Nam Á - không chỉ đơn thuần là Biển Đông - phải được xử lý một cách toàn diện. Tất cả các thành viên ASEAN cần làm việc để giải quyết tranh chấp theo quy định của luật pháp quốc tế. Một bộ Quy tắc ứng xử cho toàn bộ vùng biển Đông Nam Á có thể bao hàm một nghị định thư cho phép bên ngoài tham gia và chấp nhận các quy định của văn kiện này. Một cách tiếp cận như vậy sẽ tăng cường sự thống nhất và gắn kết của ASEAN, cũng như khả năng đối phó với Trung Quốc.

RFI : Thành thật cảm ơn Giáo sư Carl Thayer

1, 2

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info