lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Em đọc sử Việt huyền sử Việt Nho

Hiện tại bọn phản quốc bán nước cầu vinh việt cọng đang mưu toan xóa nhòa việc học Lịch sử Dân tộc để chúng chuẩn bị thay thế việc học sử Việt sang học sử tàu theo như cam kết trong mật ước Thành Đô và cũng để xóa nhòa Tinh thần Dân tộc vì chúng lo sợ, một khi tinh thần Dân tộc bất khuất chống tàu xâm lăng trổi dậy, toàn dân Việt sẽ vùng lên quét sạch bọn mãi quốc cầu vinh việt cọng ra khỏi cỏi bờ Đất Việt.

Để chống lại âm mưu xóa nhòa Lịch sử Dân tộc của loài quỷ đỏ phản quốc, ta cổ võ toàn dân đọc Sử Việt.

Khi Tổ tiên Việt đóng dấu trên Kinh Dịch

LĨNH NAM TRÍCH QUÁI VỚI HUYỀN SỬ VIỆT NHO

Khi Tổ tiên Việt đóng dấu trên Kinh Dịch
(Dịch Kinh linh thể: Kim Định. Tr. 9 – 26 )

“ Đánh dấu một vật là ghi nhận vật đó thuộc về mình, cho nên nói Việt tộc đóng dấu trên Kinh Dịch hay nói Kinh Dịch của Việt Nam cũng đồng một ý. Cả hai câu này thoạt nghe sẽ dễ bị hiểu như một câu nói khôi hài vô duyên, nhưng có thể tha thứ vì phát xuất từ một lòng ái quốc quá trớn nên đâm ra nói nhàm. Sở dĩ có thế nghĩ như thế, vì hiện trạng là thế, nghĩa là Kinh Dịch hiện nay là của Tàu chớ không phải là của Việt Nam, nên trong bao nhiêu ngàn năm có người Việt Nam nào dám đả động tới Kinh Dịch.

Đó là việc mới được làm gần đây và tất nhiên cũng lại học theo lối Tàu lối Tây, chứ đã có ai đọc theo lối của nó. Phải là chủ cũ của nó mới đọc được và chủ cũ của nó tôi bảo là người Việt.

Kinh Dịch là của người Việt, vì Tổ tiên của ta đã đóng dấu trên nó và hôm nay xin mời bạn cùng tôi đi nhận lại dấu. Xin báo trước là dấu đóng đã lâu đời nên phai mờ nhiều quá không thể dương hai mắt ốc bưu ra mà thấy được, phải dùng tia sáng hồng ngoại gì đó mới trông nhận ra. Bạn nào không thích thứ ánh sáng lung linh “ hốt hề hoảng hề “, xin ở lại nhà, vì không có lối nào khác.

Con dấu đã bị phai mờ không những vì đã quá lâu, mà còn bị bôi cọ đi do người ăn cắp. Ai ăn cắp? Thưa là Trọng Thuỷ từ Bắc phương mà tới.Nhưng sao lại dám đổ oan như vậy? Thưa là vì có vụ văn tự tuy đã phai nhưng còn đọc được như sau:

“ Thần Kim Quy cho An Dương vương cái vuốt để làm nỏ thần nhờ đó đánh bại được Triệu Đà. Đà biết thế nên sai con là Trọng Thủy cầu hôn con gái An Dương Vương là Mỵ Châu để đánh cắp cái vuốt rùa, và Trọng Thủy đã thành công đánh lừa được Mỵ Châu đổi lấy nỏ thần đem về Bắc, rồi thay vào bằng cái nỏ giả làm vuốt rùa “.

Câu truyện này ai cũng thuộc lòng, nhưng không mấy ai nghĩ rằng đó là câu chuyện thật đã gây nên một ảnh hưởng quyết liệt trên sử mệnh Việt Nam hơn bất cứ câu chuyện nào có chứng tích lịch sử cụ thể. Vì nó còn ảnh hưởng đến đời chúng ta hiện nay, khiến chúng ta đang điêu đứng vì Cộng sản hay các tư trào khác, bởi vì chúng ta không còn Hồn Nước nữa! Cái hồn đó là móng chân Kim Quy đã bị đánh tráo mất rồi.

Sự đánh tráo này quả là một biến cố tương đương với tội A Dong E Và bên trời Tây, vì nó làm cho lịch sử rẽ sang một lối khác, nó ghi dấu một sự mất nền tảng tức là mất cái Đạo làm Người.

Đạo Người là Thiên Địa chi đức, được biểu thị trong con rùa có lưng tròn tượng Thiên, 4 chân tượng Địa. Vuốt chân rùa chính là tinh hoa của cái Đạo Trời Đất, tức cũng là Nhân đạo. Cái nhân đạo đó đã bị Hán Nho choán mất chỗ và nước Việt Cổ đại của Hồng Bàng đã chấm dứt với Triệu Đà. Cái nước Việt Nam do Triệu Đà khai sáng không còn là nước lý tưởng Văn Lang nữa.

Người Việt Nam đã bị đuổi ra khỏi nước lý tưởng kia rồi, và hiện nay có còn nói bốn ngàn năm văn hiến thì cũng chỉ là biểu lộ một tấm lòng hoài cổ về một nơi xa xôi ở mãi tận xa xưa, chẳng còn mấy âm vang trong lòng, nên không còn được hiệu lực nào nữa. Tuy nhiên có điều khác với cảnh huống A Dong E Và, vì hai ông bà không những bị đuổi ra khỏi địa đàng, nhưng còn bị một thiên thần coi chừng không cho trở lại cây hằng sống, còn chúng ta “ Ai bắt được ngọc châu Đông Hải ( hiểu là triết Đông ) mà múc nước giếng Mỵ Châu lên rửa, thì càng rửa, sắc ngọc càng thêm rực rỡ “. Biết đâu nó sẽ rực rỡ đủ để soi đàng cho chúng ta trở lại được Văn Lang.

Văn Lang là gì ?

Thưa là nước lý tưởng nhất vì được cai trị ( trị thuỷ ) theo đúng tinh thần Kinh Dịch là Âm Dương hoà. Âm là Địa, Dương là Thiên , hòa là Nhân.

Nói đến Âm Dương hoà là nói đến trạng thái con người chưa ly tính, chưa vong thân, vẫn còn sống cái sống tràn đầy viên mãn của Người. Có ai sống trong đó chưa thì khó mà biết, vì không một Lịch sử nào nói tới. chỉ có Huyền sử, mà Huyền sử thì không những nói đến hôm xưa mà nói đến truyện hôm nay và ngày mai, nghĩa là nói đến lý tưởng của con Người muôn thuở.

Khi cái lý tưởng ấy chung cho nhiều người một nước một phương thì tôi gọi là sử mệnh, hiểu như thế và quay trở lại câu hỏi đã có một nước Văn Lang chăng, đã có ai sống trong nước ấy chưa, thì tôi thưa rằng đã có, và những người sống trong nước đó là Phục Hy và Nữ Oa.

Hai ông bà tiên Tổ này đã hiện thực đúng câu ” Thiên Địa chi đức “, vì ông nắm cái Củ ( ┑) : Địa phương ), còn bà bế cái Quy ( ┼ ): Thiên viên: ⊙. Vuông Tròn thì trái ngược, ấy thế mà đuôi hai nguyên Tổ lúc nào cũng “ Giao chỉ “ xoắn xuýt để viết lên chữ Văn ( 文 ) Sơ thủy . Vì chữ Văn gồm hai nét Đất Trời giao hội, nét phẩy (丿) chỉ Đất và nét mác ( 乀) chỉ Trời quay ngược chiều nhưng cả hai đều nằm dưới bộ đầu, nhưng cả hai đều nằm dưới bộ đầu ( 亠 : không có nghĩa chi cả ) và nhờ đó thiết lập được một hoàng kim thời đại kêu là Bình Văn, nghĩa là nền thái bình do Văn trị. Đấy là cảnh trí của nước Văn Lang của Việt Nho nguyên thuỷ, trải khắp địa vực nước Trung Hoa cổ đại. Thế rồi, một ngày kia văn minh Du mục của Tây Bắc dưới quyền điều khiển của Hoàng Đế đã vào chiếm đất, chiếm người và chiếm luôn cả đạo Dịch. Sự chiếm Kinh Dịch ở đây có nghĩa là sự chấp nhận. Sự chấp nhận này được báo hiệu bằng vua Đế Nghi có nghĩa là thích nghi với đạo Dịch.

Đế Nghi cùng với Lộc Tục là con của cha Đế Minh lấy mẹ Vụ Tiên. Đây là đôi nguyên Tổ thứ hai sau Nữ Oa Phục Hy, nói thứ hai là tính theo biến trình biến dịch đi từ đồng nhất vào đường phân biệt, nên cặp thứ hai đã nói tới chồng Bắc vợ Nam. Nhưng còn là Bắc Nam của chung một nền văn hoá nông nghiệp.

Chưa đến giai đoạn Bắc Du mục Nam nông nghiệp như Trọng Thuỷ và Mỵ Châu. Ở đây Đế Minh là cháu Thần Nông mà lấy Tiên nữ nước Việt cũng thờ Thần Nông thì nhất định tinh thần Văn Lang vẫn duy trì đẹp đẽ: hai nét Âm Dương giao hội như thường. Những sự việc trở nên rắc rối dần do ngành phía Bắc là Đế Nghi. Bởi vì Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, ông này nhân nhớ lại việc ông nội mình là Đế Minh tuần thú phương Nam gặp Tiên, nên cũng bỏ nhà đi tuần thú phía Nam nhưng thay vì gặp Tiên lại mất Tiên, Tiên đó là Âu Cơ.

Âu Cơ là vợ của Đế Lai lẽ ra phải khăng khít cuốn lấy đuôi vợ như Phục Hy đã làm, đàng này Đế Lai đã bỏ vợ đi chu du cùng khắp nước Việt. Như vậy là dọn đường cho tội Tổ hon xẩy ra. Tội Tổ hon là Âm Dương ly biệt.

Vậy sự ly biệt đó đã xẩy ra khi Trọng Thủy bỏ vợ ra đi với cái vuốt thần và như thế cái nỏ còn lại không phải là nỏ thần, mà An Dương Vương vẫn tưởng là thần y như thế giới hiện nay kêu là thần nhưng chẳng có chút thần nào hết. Sự lầm tưởng đó cũng là phát nguồn từ tội Tổ tong lẫn vật chất làm tinh thần. Tuy nhiên tội Tổ hon bên Đông phương nhẹ hơn bên Tây phương vì nhiều lẽ : Lẽ đầu tiên không do các bà mà do phía các ông. Bên Tây bà E Và ra ngoài, còn bên này Trọng Thủy là đực rựa, đàn ông mà chạy việc ngoài là trúng. Nhưng trúng mà vẫn có tội vì chỗ quá đáng là “ nước đi mãi không về cùng non “.

Đế Lai không về cùng Âu Cơ có nghĩa là văn minh Bắc phương chuộng “bình Võ “ hơn “ bình Văn “, nên tỏ ra lơ là với nền minh triết đại biểu bằng Âu Cơ (nền vàng: trung dung). Nhưng minh triết chưa chết bởi vì có Lạc Long Quân đến với Âu Cơ và Âu Cơ lại đam mê Lạc Long Quân. Mê là phải vì Minh triết nông nghiệp đã phát xuất từ phương Nam, mang nặng tính chất nhu hòa phương Nam, vì đó mà bị chồng phương Bắc lơ là, nhưng lại tìm được tìm được quê ngoại cái môi trường thuận lợi hon ó, nhờ đó nó trở nên Nữ Hoàng cai trị mọi ngành văn hóa trong nước: “ La philosophie doit être la Reine des sciences : Triết phải là bà Chúa các khoa “. Điều ấy đã được hiện thực trong nước Văn Lang nơi mà Lạc Long Quân chơi vai trò mờ nhạt, còn chính chủ tịch lại là Âu Cơ.

Huyền sử chép rằng: Trong nước không có vua nên Âu Cơ cùng với bộ chúng thị thiếp ở lại hành tại. Khoa xã hội gọi đây là thời mẫu hê và đa phu, vì Âu Cơ có hai chồng là Đế Lai và Lạc Long Quân. Tục Táo Quân có lẽ khởi đầu từ đây vì trong ba đầu rau thì có hai ông một bà.

Cái mà xã hội học kêu là mẫu hệ và đa phu thì triết lý kêu là Bình Văn tức thời Minh triết ngự trị, nên đáng gọi là một nước cai trị bằng văn hoá theo nghĩa cao quý nhất của hai cữ văn hoá: lấy văn mà cảm hoá. Huyền sử chép rằng: Lạc Long Quân nhận định với Âu Cơ rằng vì vợ Bắc chồng Nam: “ phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu nên chia nhau con đi ở riêng, nhưng có việc thì cùng nghe không được bỏ nhau.”

Tội Tổ hon đã manh nha ở chỗ Âm Dương không xoắn xuýt với nhau nữa, tuy nhiên chưa đến bước quyết liệt, nên còn hẹn “ hễ có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau “.

Nhờ đó mà nước vẫn còn là Văn Lang, dưới quyền Minh triết của Âu Cơ, vì 50 con theo bố xuống thủy phủ không xuất hiện. Huyền sử chép rằng: “ 50 con theo cha xuống biển, 50 theo mẹ lên núi, tự suy tôn người trưởng lên làm vua hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang.

Nước Văn Lang : Đông giáp Nam Hải, Tây giáp Ba Thục, Bắc giáp Động Đình Hồ. Nam đến nước Hồ Tôn “. Đó chỉ là bờ cõi của nền văn hoá phương Nam dưới quyền của Âu Cơ nghi mẫu, khác với phía Bắc đã bị phụ hệ chinh phục dần do Hoàng Đế: Óc pháp hình nổi hơn, không để cho Minh triết thấm nhuần.
Huyền sử chép rằng: “ Lạc Long Quân ở dưới thuỷ phủ, mẹ con Âu Cơ nhớ về Bắc quốc, liền đi lên biên cảnh, Hoàng Đế nghe tin lấy làm sợ, mới phân binh trấn giữ quan tái, mẹ con không về Bắc được”, tức văn hoá nông nghiệp không chiếm cứ lại được miền Bắc đã bị rơi vào tay văn minh Du mục.

Thế là hết cái nước Xích Quỷ, nước lan rộng khắp Tàu cổ đại, mênh mông như một châu, nên cũng gọi là “ Thần châu xích huyện “, và tự Hoàng Đế trở đi thì chỉ còn có Văn Lang tức từ miền Dương Tử Giang trở xuống mà thôi, mà cũng không còn thông thương được với miền Bắc nữa, vì miền Bắc đã rơi hẳn vào quyền Du mục rồi.

Về phía Nam thì Lạc Long Quân đã không xuất hiện, mà về phía Bắc thì sự giao hội hai nền văn hoán rất hạn hẹp. Huyền sử gởi vào truyện Chức Nữ một năm được gặp Ngưu Lang có một lần vào đêm thất tịch ( 7/7 ), đã vậy sự gặp gỡ chẳng lấy gì làm vui vẻ, mà trái lại:

“ Trong đêm gặp gỡ mơ màng khóc nhau
Tục truyền tháng bảy mưa ngâu
Con trời lấy đứa chăn trâu cũng phiền”

Đấy là hiểu sai Chức Nữ.

Cầu Ô thước

Chức Nữ có khóc vì phải lấy đứa mục đồng đâu, nhưng khóc vì nó không chịu giáo hóa, cứ dùng võ lực mà chen lấn áp đảo hoài hoài, nên không còn thể về thăm quê Bắc được, đã vậy, từ đấy mẹ con Âu Cơ cứ phải bồng bế nhau di cư mãi mãi, chạy dài trên con đường Nam tiến.

Bởi vì văn minh Du mục của Ngưu Lang đặc chuyên chú trọng hình thức và võ lực nên rồi sẽ đàn áp được văn minh Nông nghiệp của phương Nam. Tuy nhiên còn phải qua biết bao nhiêu cuộc giao tranh.
Huyền sử còn ghi lại trong truyện Sơn Tinh và Thuỷ Tinh tranh nhau lấy con gái vua Hùng Vương tên là Mỵ Nương. Vì Sơn Tinh đến ban sáng nên lấy được Mỵ Nương. Thủy Tinh đến buổi chiều nên hàm oán đem cả loài thủy tộc đánh Sơn Tinh để cướp, Mỵ Nương, nhưng Sơn Tinh vươn lên, Thuỷ Tinh không làm chi được. Câu chuyện này tả lại lúc Văn Lang còn đang mạnh, nên còn chống cự nổi văn minh Du mục Bắc phương. Tuy chống cự nổi nhưng cũng chỉ trên con đường rút lui.

Và hầu chắc xung quanh giai đoạn này xẩy ra chuyện chữ “ Việt Mễ: ( 粵 ) thay vào chữ “ Việt Tẩu ( 越 ) “để thích nghi với Thời Lữ.

Quẻ Lữ kép bởi quẻ Ly và Cấn: nên Lạc Long Quân nói với Âu Cơ là Nước Lửa bất đồng.

Sao Âu Cơ lên núi mà lại nói đến lửa do Thời Lữ vậy. Nước lửa bất đồng nhưng tinh thần Kinh Dịch mạnh nên vẫn còn giữ được nét tương sinh tương tức nằm ngầm, nên Lạc Long Quân nói với Âu Cơ có truyện gì thì cùng nghe nhau, đó là “ Văn Đạo “.

Nghe được nhau, vì đây chưa đến giai đạn Bắc Nam đối kháng như sau thời Hoàng Đế đem văn minh Du mục vào, nhưng còn là văn hoá nông nghiệp: Và Âu Cơ tuy sinh ra ở Bắc nhưng là Bắc còn nằm trong tay Viêm tộc, nên Âu Cơ vẫn là biểu tượng nền Minh triết của Văn Lang. Chỉ tự đời Hoàng Đế thì danh từ Bắc mới chỉ văn minh Du mục đầy óc hung hăng chiếm đoạt và Việt tộc mới hiện thức quẻ Lữ, và trở thành mũi dùi cho cuộc Nam tiến mang theo nền văn hoá Nông nghiệp đi cùng như sẽ đọc thấy trong truyện Hùng Vương.

Chỉ cần nói trước rằng tuy Việt tộc có tinh thần chống cự bất khuất nhưng đất đai có hạn: Nam tiến mãi rồi cũng ngày đất hết phải gặp biến và lúc ấy chỉ còn phép như An Dương Vương “ quay lại giết Mỵ Châu rồi cầm sừng văn tê bảy tấc, theo Kim Quy rẽ nước đi vào biển “.

Thế là hết nước Việt Nam như một Văn Lang, vì chưng tội Tổ hon đã phạm rồi: không phải ăn một trái cấm như E Và mà trong lát gươm của An Dương Vương giáng xuống đầu Mỵ Châu: Thế là văn minh Tây Bắc đã giết chết nền văn hoá Nông nghiệp để rồi trở về với văn minh Tây Bắc. Tây tượng trưng bằng cái sừng văn tê bảy tấc, do An Dương Vương cầm để theo Kim Quy dẫn vào biển. Biển là nước, nước ( Thủy ) chỉ phương Bắc. Còn số bảy chỉ phương Tây ( theo Lạc Thư ) và từ đấy “ Nam thất ( 7 ) thắng Nữ Cửu ( 9 ). Óc Hán tộc đã bủa vây màng lưới trên cương vực Văn Lang, Bắc giáp Động Đình Hồ. . .

Và vì thế ngày nay không còn ai thấy được nước Văn Lang đâu nữa. Không trông thấy được vì Việt Nho đã ngả quỵ dưới lát gươm oan nghiệt của Hán Nho.

Bạn sẽ hỏi về cái số kiếp của cái vuốt rùa của Trọng Thuỷ đã ăn cắp đưa về Bắc ra sao, có làm ích chi cho Hán tộc chăng? Thưa rằng: Không, nó cũng mất luôn với chủ nó:

Huyền sử chép rằng: Trọng Thủy hối hận về ác quả nên đã đâm đầu xuống giếng Mỵ Châu mà chết, vì độc Dương bất sinh.

Sách Nhĩ Nhã chép về một Hoàng Đế kia có con chim Loan mà nhà vua rất quý mến, và chỉ ước ao được nghe tiếng nói của nó, nhưng không bao giờ được mạn nguyện. Hoàng hậu mới bàn rằng: Tôi thường nghe nói chim sẽ hót khi thấy một con chim khác cùng giống. Tại sao bệ hạ không để nó đứng trước một tấm gương?

Nhà vua nghe lời bàn ấy, nhưng khi con chim loan thấy hình của nó liền hót lên những tiếng thật bi ai, đoạn đập cánh mà chết. Tại sao Loan chết vì không có con đực là Phụng mà chỉ thấy hình hon của Loan. Hình hon là biểu tượng là ý niệm làm sao có đối cực để làm nên biến dịch, mà thiếu biến dịch là chết cho nên Loan chết. Trọng Thủy thiếu Mỵ Châu là Dương thiếu Âm nên bất thành cũng lại chết. Loan phải đi với Phụng mới có khả năng “ Loan Phụng hòa minh “, còn nay “ Loan phiêu Phượng bạt “ thì làm sao sống nổi mà chả chết.

Và đây là tội Tổ hon của Viễn Đông:

Cũng y như bên trời Tây, Trọng Thuỷ đã đem óc tính toán của Bắc phương đến làm nghẹt thở tinh thần phương Nam, khác nhau vài nét đặc biệt: Trước hết là Chồng đánh lừa vợ chứ như không bên Tây, vợ lừa chồng.

Vì đàn bà biểu thị Minh triết mà lại thủ vai đánh lừa thì tội nặng hơn nhiều. Thứ đến văn hoá mẹ bên Viễn Đông đã chống chọi trải qua nhiều giai đoạn, cuối cùng mới bị thua và trước khi gục ngã còn cố gắng cứu vãn tình hình như được ghi trong việc Âu Cơ trở về thăm Bắc phương mà bị Hoàng Đế ngăn chặn, hoặc trong trận Sơn Tinh Thủy Tinh tranh đua nhau.

Ở trận này tuy loại thủy tộc ( phương Bắc ) bị thua nhưng sơn tộc cũng bị hại.Vì thế cuối cùng đuối sức dần để gục ngã, nhưng chết mà vẫn còn lưu lại một cái giếng làm kỷ niệm.

Và việc trước hết của giếng là nó đã đón nhận Trọng thủy nhảy xuống đó tự tử. Vậy là Trọng Thủy chết, nhưng còn giữ được một điều là sống chết có nhau. Đúng hơn sống có nhau được một dạo còn chết thì ở với nhau hoài trong một mồ gọi là Việt tỉnh, để làm như dấu vết, như con chấm đã đóng vào Kinh Dịch. Chính vì Trọng Thủy và Mỵ Châu đã chết nên nước Văn Lang không còn và vì thế mà hôm nay khi nghe nói đến con dấu Việt Nho đã đóng lên Kinh Dịch thì như như nghe một truyện tiểu thuyết.

Nghe như truyện tiểu thuyết vì chúng ta đã đi hẳn vào nhị nguyên chỉ thấy có một một chiều, như vậy là không còn biết nhìn sự vật trong hai chiều, như vậy là không còn biết nhìn sự vật theo hai chiều, nói như Heidegger, chúng ta đã mất ý thức về nét Gấp Đôi, nên chỉ còn đi tìm những cái gì độc khối kiểu Duy Sử nên không hiểu nổi nét Gấp Đôi của Kinh Dịch nằm trong những trang Huyền sử của nước.

Vì thế chúng ta hãy cố gắng tìm trở lại những nét Gấp Đôi mà tôi gọi là con chấm của tiên Tổ đóng trên Kinh Dịch. Nét Gấp Đôi lớn lao hơn hết nằm trong Hà Đồ và Lạc Thư. Hà Đồ có thể gọi là con chấm của Bách Việt nằm từ vùng sông Hoàng Hà trở xuống. Còn Lạc Thư là con dấu của Việt tộc, một ngành có tính chất đại diện hơn hết của Bắc Việt, cũng như Băc Việt là đại diện nổi nhất của Viêm tộc.
Hà Đồ có 55 điểm tròn, Lạc Thư có 45, cộng lại là 100 cái vòng tròn, gọi là 100 trứng, nhưng cùng nằm trong một bào thai do mẹ Âu Cơ đẻ ra. Mẹ Âu Cơ biểu thị quẻ Khôn chỉ bụng: “ Khôn vi phúc “ (Thuyết quái ) hay nói cách khác Âu Cơ chỉ nền Minh triết của Dịch lý. Nền Minh triết này xây trên hai trụ Âm Dương là Trời và Đất: cũng gọi là ngang dọc hay thập tự nhai được bồng trong tay Nữ Oa, nay thay bằng Âu Cơ. Khi trị nước theo tinh thần đó thì gọi là “ Văn Lang “ hay là “ Bình Văn “ . Bao giờ cũng nên nhớ Văn là hai nét Trời Đất giao hội. Vì thế vua gọi là Hùng Vương và truyền 18 đời.

Vì có Hùng có Dũng lắm mới ở chỗ chí thiện là ngang dọc giao thoa, nét dọc là Càn 1, Khôn 8, cộng lại là 9, nét ngang là Ly 3 Khảm 6, cọng lại cũng là 9: hai lần 9 vi chi là 18. Đó là cương vị tiên thiên ( nguyên lý ) đến khi áp dụng thì dùng hậu thiên, lúc ấy sẽ là: Ly 3, Khảm 6 là 9. Chấn 4 Đoài 2 là 6, cộng 9 với 6 là 15. Vì thế mà nước Văn Lang phải chia ra 15 bộ thì mới hợp với sách của dân Lạc gọi là Lạc Thư gồm 9 lô mà cộng chiều nào cũng thành 15, nên gọi là Ma phương.

Khi đọc đến những tên Châu Diên ( thuộc chim ) Việt Thường ( vươn tới chỗ Thường hằng ), Bình Văn ( cai trị bằng Văn ). . . thì chớ nên tìm ở Sơn Tây, Quảng Trị. . ., đó là đợt sau mượn tên xưa để đặt cho đất mới, để làm kỷ niệm, chứ nước Văn Lang không ở đó, đúng hơn: Không chỉ có ở miền Bắc Việt, mà nó còn vươn lên đến bên kia bờ Dương Tử Giang, cũng như chữ Bạch Hạc thì trước hết phải hiểu là “ Tây Nam đắc bằng của quẻ Khôn “. Tây sắc trắng ( bạch ) Nam: Lông vũ là Hạc cũng như khi nói Lạc Việt thì phải vươn trí khôn lên tận bờ sông Lạc vùng Lạc Dương thì mới đạt tầm thước cân xứng với nội dung của Huyền sử.

Vì Huyền sử nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn được ghi theo chu kỳ tiên thiên của kinh Dịch là Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh được trình bày theo 4 mùa như sau:

Xuân: Nguyên
Hạ: Hanh
Thu: Lợi
Đông: Trinh

NGUYÊN:

Nguyên là thời manh nha nó hợp với mùa Xuân. Đời nhà Tiền Lý ( 544 – 604 ) nước ta gọi là Vạn Xuân, có lẽ là để kỷ niệm thời nguyên sơ này. Đây là thời của Hồng Bàng Thị với vật tổ chim là vật tổ chính của Việt Nam, vì trong Nguyệt Lệnh thì phương Nam mục trùng là Vũ chỉ các loài chim.

Loại quẻ Khôn chỉ Văn, “ Khôn vi Văn “ ( thuyết quái ). Vì thế khi nói tới Văn Lang hay Hồng bang thì ta thường chỉ thị bằng Chim, bằng Tiên nữ, bao gồm cả Mẹ lẫn Chim. Câu nói “ nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng “ thường được giải nghĩa theo lượng, tức là vật to lớn nhất là Chim, nhì là Rắn. . . , nhưng đó là điều không thấy xẩy ra, dầu là giống cổ điểu Epiornis nay đã biến mất và người ta tìm được dấu vết ở Madagascar, trứng to hơn trứng gà 150 lần. Vậy nếu căn cú vào đó mà nói to hơn con gà 150 lần, thì cũng nặng từ 1 tấn trở lại, còn lâu lắm mới bằng con cá voi nặng cả từng chục tấn. Cho nên câu nói trên của người Việt Nam nên hiểu theo nghĩa hon chỉ bốn giai đoạn nước Việt Nam cổ đại đã trải qua là Điểu, Long, Ngư, Tượng. Giai đoạn Nhất là Điểu cũng là văn minh Mẹ, nên ta thấy những cử chỉ gán cho Mẹ thì cũng gán cho Chim, nếu Mẹ Nữ Oa đội đá vá trời thì Chim cũng đội đá vá trời, Chim cũng ngậm hòn lấp bể. . .và nếu sâu quá lấp không xuể như sông Ngân Hà thì bắc cầu “ Ô Thước “ .

Vậy Chim là giai đoạn hoàn toàn Mẹ, giai đoạn của Điểu đi trước giai đoạn Rồng thuộc vật tổ thú, nên nói nhất Điểu nhì Xà. Xà là Long, Long là giai đoạn hai, hay nói theo kinh Dịch là Hanh sau Nguyên.

HANH

Hanh thuộc mùa Hạ khi mặt trời phương Nam trút xuống những tia nắng chói, nên nước đặt tên là Nhật Nam, là Xích Quỷ. Hanh là hanh thông tức thời mà Sơn Tinh và Thủy Tinh còn kết nghĩa và Ngư Tinh chưa thành Ngư Tinh ăn thịt người nên Bắc Nam giao thông không gì ngảng trở. Huyền sử chỉ bằng Đế Minh ( Bắc ) lấy Vụ Tiên ( Nam ), Lạc Long Quân ( Nam ) lấy Âu Cơ ( Bắc ). Lúc ấy chưa xẩy ra truyện Âu Cơ về thăm quê Tổ bị Hoàng Đế ngảng đường.

Hoàng Đế đại biểu phương Bắc là thuộc hành Thủy. Thủy là nơi sinh sống của Cá, nên khi nói Ngư Tinh hay Thủy tộc thì đều chỉ văn minh Du mục phương Bắc. Như vậy nói giai đoạn Ngư là nói đến sự ngự trị của tinh thần Du mục phương Bắc, chủ Lợi, thuộc giai đoạn Lợi đến sau Nguyên và Hanh.

LỢI

Lợi trong chu kỳ tiên thiên kêu là Mỹ Lợi ( quẻ Kiền ), nhưng nói đến lợi là rất dễ đâm hon lợi. Vì tư lợi nên Hoàng Đế ngăn không cho Âu Cơ về Bắc, vì tư lợi Trọng Thủy đánh tráo vuốt rùa. Vì thế nền văn minh phương Nam còn cầm cự được là phải có đức Dũng cùng cực gọi là Hùng Vương, thì có nghĩa là cần phải có một tinh thần can đảm phi thường, vì thế nên tiền nhân ta nói về ngày 9 tháng 9 ( trùng cửu ) bằng câu nói “ trùng cửu đăng cao “, thì nghĩa đen chỉ lúc cao nhất trong mùa Thu, còn ý sâu xa là chỉ tinh thần bất khuất của Lạc Long Quân đã dám cầm khối sắt nung đỏ ( tinh thần quẻ Ly phương Nam ) ném vào miệng Ngư Tinh: chống văn minh Du mục, để duy trì văn hoá phương Nam. Nhờ đó mà văn hoá phương Nam vẫn còn sống được và nội dung là sự hòa hợp Thủy, Hỏa, Mộc, Kim được giở vào một số truyện huyền sử như việc thi gia chánh của Hùng Vương với giải thưởng dành cho đôi bánh Dầy, bánh Chưng; cũng như trong truyện Chử Đồng Tử thôn dân kết hôn với công chúa Tiên Dung. . . đều nói lên tính chất Dân Chủ chứ không phân giai cấp của Việt tộc, nhưng tất cả đều hòa hợp trong một phẩm trật đẹp đẽ như chuyện Trầu Cau: Kim, Mộc và Hỏa làm nên màu đỏ của nước Xích Quỷ.

Tuy nhiên sức người có hạn, bé tí hon chống khổng lồ mãi cũng có ngày thua và phải đành bước vào giai đoạn “ Tam Ngư “, tức là giai đoạn đen tối mà nhà huyền sử Tây phương nói đến là thời Cá ( Poisson ) xảy ra vào quảng vài ba thế kỷ trước công nguyên.

Cũng như giai đoạn sắp tới thuộc cung Verseau ( xem chẳng hạn La nouvelle culture de l’ère du Verseau par M. Constantinov. Courier du livre. Paris ) .

Vậy giai đoạn Ngư này đối với nước ta là lúc Triệu Đà khai quốc và dọn đường cho sự ngự trị Hán học, là cái học nhiễm óc chuyên chế . . . của văn minh Du mục Bắc phương. Hán học nối tiếp sang cả giai đoạn bốn là Tượng.

TRINH

Là giai đoạn nước ta lấy lại được nền độc lập chính trị để tiến vào các miền theo văn minh Tượng như Chân Lạp, Chiêm Thành (Chàm) là những miền lắm voi. Đây là giai đoạn mở mang nước vế phía cùng cực Nam và được tương đối độc lập về chính trị. Nhưng về van hoá thì còn nằm hầu trọn vẹn trong tinh thần Ngư Tinh củ Hán Nho, nên đã mất ý thức về nền văn hoá của Dân tộc, đến nỗi ngày nay không còn aoi đọc được tờ “ Bằng Khoán Cơ Nghiệp “ Tổ tiên giối lại, bởi vì chỉ còn biết chữ Hán, mà không biết chữ Nho.

Hán Nho thì chuyên môn chỉ giải từng chữ nên không thấy “ vi ngôn đại nghĩa “, nên cũng như cái nỏ giả của Trọng Thủy không cứu được nước.

Chỉ có cái học theo Việt Nho nhìn toàn diện mời đọc ra được Đại Đạo. Tuy nhiên cái Đại Đạo vẫn còn hon ẩn trong tiềm thức Dân tộc nên đã nhiều lần cứu được nước, đến nỗi ta có thể nói không một nước nào trong cõi Viễn Đông lại mang đậm màu sắc Kinh Dịch cho bằng Việt Nam!

Hãy nói từ Quốc Hiệu trở đi: Xích Quỷ, Văn Lang, Giao Chỉ (Đã bàn trong lễ Vấn Danh trong Việt Lý ). Ở đây chỉ xin nhắc lại danh hiệu Giao Chỉ là hai nét lớn “ Chỉ “Âm Dương giao hội: quẻ Ngoại giao với quẻ Nội. Kinh Dịch có 64 quẻ là có 64 chữ Giao Chỉ khác nhau, tức cũng 64 con dấu của Việt tộc đóng vào.

Vì đó Việt Nam đáng kêu là Văn Hiến chi bang. Văn đây phải hiểu là nét Gấp Đôi uyên nguyên, tức là Trời Đất giao hội, và nền văn hoá lên cao nhất là khi ở đâu không đánh mất nét Gấp Đôi ( Pli en Deux ).

Con người ngày nay vong thân là tại đã đánh mất ý thức về nét Gấp Đôi và sa đoạ vào cõi người ta chỉ thấy một chiều đồng nhất. Chiều duy nhất đó “ là vụ lợi, là thành công, là lấy công “. Đấy là sa đọa không phải là văn hiến. Văn hiến cũng đi cấy, vì thuộc nông nghiệp, nhưng văn hiến nói rằng:

“ Người ta đi cấy lấy công
“ Tôi đây đi cấy còn trông nhiều bề . . . “

Tôi đi cấy cũng lấy công, nhưng công mới chỉ là một, còn ba bề nữa là Trời, Đất, Người, mà để đạt được phải có Tâm, nên mới nói:

“ Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài “

Với chữ Tài, chữ Lợi, chữ Lấy Công thì chỉ cần Lý Trí. Còn thành Nhân thì phải kiêm cả đạo Trời đạo Đất như hai hạn từ nòng cốt làm nên con Người viên mãn như thập tự nhai là thứ cũng tỏa ra nhiều bề: Cả Đông,Tây, Nam, Bắc, nghĩa là thần, vì thần vô phương, nên không đâu không ở, rất linh nghiệm, nên người nào cảm nghiệm được thì hy hiến toàn thân cho Văn đó, nên gọi là Văn hiến. Và nước có nhiều văn hiến thì gọi là “ văn hiến chi bang “.

Ở thời xa xưa dưới những triều đại của hùng Vương có bóng dịu hiền của mẹ Âu Cơ thì Việt Nam đã có nhiều văn hiến, nen cũng đáng tên là “ văn hiến chi bang “. Đến nay những nhà Duy Sử đang cố phủ định nước Văn Lang, bởi chưng : “ người ta đi học lấy công. Chúng ta nay đi học cũng trông kiếm tiền “.
Vì đã hết rồi cái học ” Trông Trời trông Đất trông mây “. Cái học biến – thông của Lạc Thư, sách gối đầu giường của tiên Tổ Lạc Việt, nhưng đến nay hỏi còn được mấy ai biết ý nghĩa ra sao nữa?

Huyền sử nói : “ Vì giếng bị bỏ hoang bẩn thỉu “ ( Xem truyện Việt tỉnh ). Truyện kể về Thôi Vũ được Ma Cô Tiên đền ơn đã chuộc tội, nên Tiên cho hạt ngọc Long Toại, nói đó là ngọc châu từ thuở Trời Đất mới khai tịch đã có một cặp Trống Mái, từ đời Hoàng Đế trải đến đời Ân, truyền làm thế bảo. Trong trận đánh Trâu Sơn, Ân Vương bị Phù Đổng Thiên Vương giết nên đeo nó mà chết, ngọc châu cũng hon trong đất mà tia sáng chiếu thẳng lên trời . Đời nhà Tần binh hoả liên miên những vật trân bảo đều bị đốt cháy, các nhà vọng khí đều biết hòn ngọc còn ở phương Nam. Người Tàu đem vàng bạc gấm vóc châu báu trị giá trăm vạn để tìm mua. Thôi Vĩ nhân đây đại phú. Sau Ma Cô Tiên rước vợ chồng Thôi Vĩ đi, không biết đi đâu. Nay giếng bỏ hoang bẩn thỉu, hang thì còn ở núi Trâu Sơn. Người Việt gọi là Việt Tỉnh Cương” ( Lĩnh Nam ).

Đọc truyện trên chúng ta được chứng kiến một trang huyền sử tuyệt đẹp: Thôi là lớn lao nhưng tự dang gợi nên cái gì tế vi, nên Thôi Vỹ có nghĩa là người biết đặt quan trọng vào cái tế vi, cái “ vi ngôn đại nghĩa “, mà vi ngôn đại nghĩa lớn nhất là Âm Dương hòa kết thành Thái cực viên đồ đã xuất hiện từ khi Trời Đất khai tịch, đã có một cặp Trống Mái gọi là Long Toại.

Chữ Toại có nghĩa là khoan cây lấy lửa, nhắc lại thời Toại Nhân , phát minh ra lửa. Còn Long là thuộc về Lạc Long Quân, vua Viêm tộc. Nhưng đến lúc Hoàng Đế vào xâm lăng thì chiếm luôn cả Kinh Dịch truyền cho đến đới Ân. Nhà Ân nửa trước kêu là nhà Thương là một nhà thấm nhuần văn hoá nông nghiệp cao độ nhất, nên huyền sử nói về vua Thành Thang có bệnh tê hết nửa mình “ Thang bán thể khô “ ( Dances 55 ).

Trong danh từ huyền sử thì câu đó có nghĩa là đã “ thể nghiệm được đạo Âm Dương Dịch lý “, nên có Lưỡng Nghi tính vừa thích nghi với vòng ngoài thế sự, vừa thích nghi với vòng trong Đại Ngã Tâm Linh, nên nói hon là bán thân bất toại, mà thực nghĩa là nhà Thương Ân đã trở nên cùng dòng với nền văn hoá Viêm tộc ( xem Việt Điện trang 57)

Nhà Thương bị nhà Chu diệt, thì ngọc Long Toại cũng bị hon vùi nhưng hon vùi bên phương Nam, mà nước tiêu biểu nhất là Việt Nam. Còn bên kia thì mất, về sau có người tên là Khổng Tử dòng tộc nhà Thương Ân nước Tống cứu vớt được một phần đạo lý ghi lại trong Kinh Điển. Vì thế tuy sống bở Bắc nhưng lòng Khổng Tử vẫn hướng về phương Nam, lấy làm nơi an trụ: “ Nam phương chi cường dã quân tử cư chi “ ( T.D ). “ Nam phương chi cường “ cũng gọi là Hùng Vương. Và vua nhà Ân đã chết hon ở đất Việt cũng như ngọc Long Toại cũng nằm trên đất vua Hùng thứ ba.. Nghĩa là trọn vẹn đạo Dịch gồm Tam Tài và Ngũ Hành: 3 lần 5 là 15 thuộc nước Văn Lang.

Người Tàu cũng phải công nhận y như Khổng Tử. Khổng Tử nói kiểu Minh Triết, còn huyền sử nói kiểu u linh rằng: “ Các nhà vọng khí đều biết hòn ngọc Long Toại ở phương Nam. Thế là “ vật bất ly chủ “. Chủ nó là Phục Hy, Thần Nông, Nữ Oa, rồi bị Hoàng Đế chiếm lấy trao cho đến Ân Vương, vì Ân Vương cảm hoá được nên dẫn thân sang hon táng ở bên đất Việt, y như Trọng Thủy lại trở về phương Nam ôm xác Mỵ Châu và nhảy xuống Việt Tỉnh, cũng một trường hợp như chim Loan của Hoàng Đế đập cánh mà chết. Tất cả đều nói lên câu nói của khổng Tử: “ Nam phương chi cường dã, quân tử cư chi “. Thế có nghĩa là chủ sách Kinh Dịch là Việt Nam.

Cái phiền duy nhất là “ giếng bỏ hoang thành bẩn thỉu “.

Trong khi đọc chuyện Việt Tỉnh có một điều lạ là trong truyện không nói đến giếng mà đến cuối truyện lại thêm một câu “nay giếng bỏ hoang “. Giếng nào?

Không tìm ra trong truyện Việt Tỉnh cương ( Truyện XII ), nhưng khi đọc xuống truyện Kim Quy thì mới nhận ra câu trả lời là “ xác Mỵ Châu hoá thành giếng ngọc “. Việt Tỉnh cương với giếng ngọc là một. Và nó là chi khác hơn là khung của Lạc thư. Vì Lạc Thư thành hình quanh chữ Tỉnh cho nên nói Việt Tỉnh chỉ là nói lối khác của “ Lạc Thư là sách của Lạc Việt đã được gợi hứng trên bờ sông Lạc, nên gọi là Lạc Thư “ .

Nhiều người không dám nhận ra Lạc Thư là của Lạc Việt, vì chữ Lạc viết với bộ Trãi, hoặc Mã, hoặc Chuy. ( 豸, 馬, 隹 ) Chữ Lạc có 3 cách viết: 貉: 駱: 雒.Mà không với bộ thủy : 洛.

Nghĩ như vậy là không suy tư theo dòng biến chuyển ( génétique ) tức là dòng Nam tiến liên tục, vì có cuộc Nam tiến nên tiếng Việt từ bộ Mễ chuyển sang bộ Tẩu ( 粵 → 越 ) thì Lạc Thư từ bộ thủy phương Bắc đổi sang bộ mã phương Nam ( quẻ Khôn là tẫn Mã , thay được bằng bộ Trãi ) hay bộ Trĩ ( quẻ Ly phương Nam chim Trĩ ) là truyện thường trong lối viết chữ Nho.

Thí dụ như chữ Trâu chỉ miền Khổng Tử có 4 lối viết ( xem Legge I. 59 ) cũng có thể nghĩ rằng lúc ấy phương Bắc đã hoàn toàn rơi vào tinh thần Du mục, ngư đã đốc ra Ngư Tinh nên Lạc Long Quân phải giết, thì cũng là lúc bỏ chữ lạc – thủy đổi ra lạc chim, từ 洛 biến sang 雒.

Cái lối đổi bộ trong chữ viết là truyện đã xẩy ra nhiều lần mỗi khi sửa đổi văn tự nhất là đời nhà Tần là đời hon tang chữ viết của Việt Nam. Đấy cũng là một lối làm cho việc đọc huyền sử khó thêm lên một độ. Tuy nhiên khi biết qua tiểu tiết mà đọc cả kinh điển lẫn huyền sử thì câu nói chủ quyền của Việt Nam đối với Kinh Dịch có nhiều bằng cớ và chứng tích . Điều quan trọng nhất là nếu nhận làm chủ thì phải biết cách đọc theo chính chủ. Đó là điểm chúng ta sẽ bàn trong chương sau ( hai lối đọc Dịch ).

Cần thêm mấy nhận xét cuối cùng về tên sách Dịch. Hiện nay Hán Nho quen gọi là Chu Dịch để chỉ Dịch của nhà Chu, vì trước đó đã có hai tên khác là Liên Sơn của nhà hạ ( 2205 – 1776 ) vì bắt đầu với quẻ Cấn là núi và Quy Tàng của nhà Thương Ân ( 1776 – 1150 ) bắt đầu với quẻ Khôn.

Nhà Hạ thỉ rõ ràng thuộc văn hoá Việt tộc ( xem Việt lý ) nên nói Dịch Liên Sơn của nhà Hạ cũng là nói của Việt tộc. Còn nhà Thương Ân thì đã cảm hoá theo Việt Nho hầu trọn vẹn nên huyền sử nói Ân Vương bị chết hon cùng với ngọc Long Toại bên đất Việt, có lẽ vì bị hon như thế nên gọi Dịch nhà Thương là Quy Tàng.

Xét về huyền sử nước ta được chia ra ba giai đoạn là Thái Sơn, Ngũ lĩnh và Phong Châu. Thái Sơn thuộc thời Tam Hoàng trong đó ông Tổ Việt tộc là Thần Nông cũng có hiệu là Liệt Sơn cùng với Thái Sơn là một.

Thái Sơn ở tỉnh Sơn Đông giáp với tỉnh An Huy, nơi khởi xuất của núi Ngũ Lĩnh, nên từ Thái Sơn sang Ngũ Lĩnh liền nhau nên có thể vì đó mà gọi là Liên Sơn, vì đó là dãy núi rất dài khởi từ An Huy mà chạy qua tỉnh Chiết Giang, Giang Tây Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu. Rồi đến giai đoạn Phong Châu tận cùng bằng câu truyện Việt tỉnh nơi tang ẩn xác Trọng Thủy với Mỵ Châu, nên gọi là Quy Tàng.

Hoặc vì Phong Châu là miền Nam nhất trên con đường Nam tiến của Việt tộc mà phương Nam là quẻ Khôn, mà tại quẻ Khôn là tang trữ nên gọi là Quy Tàng. Đàng nào cũng hợp lý và đều nói lên chủ của kinh Dịch là Viêm Việt, còn Hán tộc chỉ là mượn lại mà thôi, và vì không phải là chủ nên đọc Dịch không đúng cách. “

(Nếu muốn đọc Dịch theo Việt Nho, xin xem tiếp chương “Hai lối đọc Dịch“ tiếp theo trong Dịch Kinh Linh Thể )

( Nhân Hậu trích dẫn sách Kim Định )

LỜI NGƯỜI SƯU TẬP

Thế hệ học giả Kim Định đã dày công nghiên cứu nhằm đánh đổ thành kiến rằng văn hóa Việt chỉ mô phỏng theo văn hóa Tàu.

Công cuộc khảo cứu chứng minh bản sắc, nguồn gốc văn minh – văn hóa Việt có chút thành tựu căn bản thì lâm họa mất nước vào tay bọn giặc cờ đỏ họ giả hồ.

Ngày nay bọn “ hồ tinh chín đuôi “ đang mưu toan xóa nhòa Lịch sử Việt, dọn đường cho bọn Tàu bành trướng thu nhập, đồng hóa dân tộc Việt Nam.

Ngày nay, công cuộc tranh đấu đánh đổ chế dộ toàn trị việt cọng không chỉ đơn thuần là về thể chế chánh trị mà trên hết và trước hết là đánh đuổi bọn việt gian phản quốc để cứu dân, cứu nước khỏi lâm họa mất nước – diệt tộc.

Nguyễn Nhơn

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site