lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Ngày Phụ Nữ Quốc Tế Và Quốc Tổ Hùng Vương

1, 2

Mây Cao Nguyên

...

Nhờ đó cả vùng đã đồn ầm lên rằng núi Quản Yên biết nói, báo hiệu cho dân chúng biết Bà Triệu là “Thiên tướng giáng trần” giúp dân, cứu nước. Vì vậy hàng ngủ nghĩa quân thêm lớn, thanh thế thêm to. Họ kéo nhau xuống Phú Điền dựng căn cứ.

Trung tâm tụ nghĩa là vùng núi Tùng Sơn (Phú Điền). Đây là một thung lũng nhỏ nằm giữa hai dãy núi đá vôi thấp, dãy phía Bắc (Châu Lộc) là đoạn núi chót ngăn cách hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình cũ, dãy núi phía nam (Tam Đa) là đoạn chót của dãy núi chạy dọc sông Mã. Chân phía Bắc núi Châu Lộc là sông Lèn, chân phía nam núi Tam Đa là sông Âu, xưa là một dòng sông lớn. Thung lũng mở rộng cửa về phía đồng bằng ven biển và bị chặn ngang về phía tây bởi dòng sông Lèn. Ở căn cứ này, ngược sông Lèn có thể liên lạc với miền quê Bà Triệu. Là địa điểm gần biển, lại là cửa ngõ từ đồng bằng miền bắc vào Thanh, đó là một vị trí quân sự hiểm yếu, thuận lợi cả công lẫn thủ.

Ở đây còn có núi Chung Chinh với 7 đồn lũy tương truyền là quân doanh của Bà Triệu, nơi đã từng diễn ra trên ba chục trận đánh với quân Ngô dưới chân núi Tùng, còn có cánh đồng Lăng Chúa (Lăng Bà Triệu), đồng Vườn Hoa, đồng Xoắn Ốc….tương truyền là tên cũ còn lại khi Bà Triệu đắp lũy xây thành. Ở đây còn lưu hành rộng rãi truyền thuyết về ba anh em nhà họ Ly’ đi tìm Bà Triệu, rước Bà từ quê ra đây dựng doanh trại, sửa soạn khởi nghĩa và tôn Bà làm chủ tướng.

Cảm phục chí khí hiên ngang cứu nước của người con gái hai chục tuổi đời, dân chúng Cửu Chân theo phục Bà rất đông. Các thành ấp của giặc Ngô đều bị triệt hạ, quan lại giặc từ thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng, kẻ bị giết, kẻ chạy trốn hết. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa lan ra Giao Chỉ ở ngoài bắc-Thứ sử Giao Châu mất tích.

Một câu nói, tương truyền là lời Bà Triệu phát ra trên núi nghĩa, nghìn thu còn vang vọng mãi: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!”.

Rất nhiều câu chuyện về tình dân với khởi nghĩa Bà Triệu. Đây là một ông già mù miền núi đã đi khắp nơi, dùng tiếng đàn, giọng hát của mình để ngâm ngợi cổ vũ dân chúng đứng dậy cứu nước; kia một cụ bà hàng nước cố xin cho con gái được theo quân giết giặc, còn mình thì giúp cả chõng chuối với chum nước chè xanh cho nghĩa binh đang trẩy quân qua giải khát. Dọc sông Mã, vùng Cẩm Thạch có truyền thuyết và di tích về một bà nữ tướng cưỡi voi đánh giặc Ngô vùng Khang Nghệ có truyền thuyết nói rằng: thời xưa sông Mã có một nhánh chảy từ đầm Hàn về cửa Lạch Trường. Đó là nơi quân Ngô chiếm giữ, chiến thuyền san sát như lá tre. Một chàng trai đã ăn trộm ngựa chiến của quân giặc trốn về với Bà Triệu và trở thành dũng tướng của nghĩa quân. Trong một trận giao tranh trên sông nước, vì anh đi chân vòng kiềng nên đã vấp phải dây chằng mà tử trận. Giặc Ngô đang ăn mừng thắng lợi thì hai bờ sông chuyển động. Đất trời nổi cơn giận dữ, hắt rừng cây núi đá xuống lấp cạn dòng sông, chôn vùi cả mấy vạn xác thù…

Lại có câu chuyện đền Cô Thị ở xã Hà Ngọc (Hà Trung). Một cô gái rất thích quả thị, chờ đợi người yêu đi đánh giặc và khi chết biến thành cây thị. Cây thị này chỉ có một quả, không ai hái được, vì hễ ai thò tay bẻ thì cành thị lại tự dưng vút hẳn lên cao. Cành ấy đời đời ngả về phía đông nam theo hướng người yêu của cô đang ở trong quân dinh Bà Triệu. Một ngày thắng trận, chàng trai được phép Bà Triệu về thăm làng xóm thì cành cây ấy mới chịu sà xuống và quả thị rơi vào ống tay áo của chàng.

Đứng trước nguy cơ tan rã của chính quyền đô hộ ở Châu Giao, triều Ngô phải cử viên danh tướng Lục Dận (cháu họ viên danh tướng Lục Tốn) làm thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu úy, đem khoảng 8000 quân sang Giao Châu đàn áp nhân dân khởi nghĩa. Kết hợp dùng binh lực uy hiếp, dùng mưu mô dụ dỗ, dùng của cải mua chuộc, Lục Dận đã khiến được ba nghìn hộ ở Cao Lương (Hợp Phố) dưới quyền thủ lĩnh Hoàng Ngô đầu hàng.

Sau đó, Lục Dận thận trọng tiến binh vào Giao Chỉ và Cửu Chân, khi phát quân đàn áp, khi dừng quân dùng của cải, tiền bạc mua chuộc các thủ lĩnh địa phương. Rút cục, hàng trăm thủ lĩnh nghĩa quân và hơn 5 vạn dân đã phải chịu thua quân Ngô.

Truyền thuyết dân gian kể rằng: Bà Triệu đã chiến đấu chống giặc Ngô, trên ba mươi trận thắng lợi. Giặc gọi tên Bà là Nhụy Kiều Tướng Quân (vị tướng nữ yêu kiều), là Lệ Hải Bà Vương (vua bà vùng biển Mĩ Lệ). Quân Ngô sợ Bà, thường có câu: “Hoành qua đương hổ dị- Đối diện Bà Vương nan (Múa ngang ngọn dáo dễ chống hùm- Đối mặt Vua Bà thì thực khó).

Cũng theo truyền thuyết dân gian, về sau có kẻ phản bội, mách với Lục Dận rằng Bà là nữ tướng “ái khiết, úy ô” (Yêu cái trong sạch, ghét cái nhơ bẩn). Quân Ngô liền trần truồng tiến đánh Bà. Bà hổ thẹn, giao binh cho ba tướng họ Ly’, lên núi Tùng tự vẫn.
Trên núi Tùng hiện có mộ Bà Triệu, và dưới chân núi Tùng là đền thờ chính của Bà Triệu. Hội đền hàng năm ngày trước vào ngày 21 tháng Hai Âm lịch.

Khởi nghĩa Bà Triệu thất bại, nhưng hình ảnh người con gái kiên trinh bất khuất, người nữ anh hùng dân tộc siêu việt quyết nối chí Bà Trưng “giành lại giang san, cởi ách nô lệ” muôn thuở không mờ trong tâm trí phụ nữ và dân tộc Việt Nam. “Tùng sơn nắng quyện mây trời, Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh”.

Bạn quí mến, Tại Canada và Hoa Kỳ nói riêng, những quốc gia tự do như Anh, Úc, Pháp..v.v..nói chung, khi các viên chức cao cấp đi công cán ở nước ngoài, đặc biệt đến những quốc gia cộng sản như Trung quốc và Việt nam, họ đều được thuyết trình một cách rất cẩn thận về: Gái, Tiền và Tình Báo. Tôi nghĩ, bạn cũng đã từng đọc tiểu sử về cuộc đời tình ái của ông Hồ chí Minh khi ở bên Tàu. Không những ông Hồ, mà còn, tất cả các viên chức cao cấp trong Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam đều bị trúng ba độc chiêu này của bọn Tàu. Vì vậy, bọn Rợ Hán bảo đâu thì phải tuân theo. Chúng đã bán nước từ lâu rồi không phải đợi đến sau khi cướp được miền Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử, chưa có một thời kỳ nào nhục nhã, đê hèn, đốn mạt, tủi hổ như hiện nay.

*Kẻ thù của ta xét cho đúng hơn là ta tự xét ta.

*Tôi chỉ có một điểm tạm gọi là được: Không bao giờ thất vọng.

*Làm việc nghĩa chớ kể lợi hại. Luận anh hùng chớ kể hơn thua.

*Đời sống sẽ thối mục nếu ta chỉ lo thâu trữ. Nó sẽ nẩy nở thêm nếu ta biết gieo rắc.

*Không nên mưu việc lớn với kẻ nói nhiều.

*Thà chết bây giờ, còn hơn kéo dài một đời sống vô ích.

*Đừng lo cho mình không có chức vị, chỉ lo cho mình không đủ tài để nhận lãnh chức vị mà thôi.

*Một bên là quần chúng, một bên là bản thân, hai bên đều trọng cả. Nếu gặp trường hợp cần thì phải hy sinh bản thân để cứu vớt lấy quần chúng.

*Đừng quên việc nhỏ. Lỗ nhỏ làm đắm thuyền.

*Tài trai nên ngang dọc trời đất, không nên quanh quẩn trong xó nhà.

*Không phải lập được những kỳ công cuộc đời mới tốt đẹp.

Đây là lời tâm huyết của tôi kêu gọi mọi người hãy giữ vững tinh thần dân tộc: Bọn Rợ Hán và bọn Man cộng là kẻ thù không đội trời chung của dân tộc Việt Nam. Hạn chế tối đa không mua, bán những sản phẩm của bọn chúng. Không đi du lịch, không gửi tiền về để cho chúng tiếp tục củng cố chế độ đàn áp của chúng trên đầu dân tộc Việt Nam. Kêu gọi thân nhân rút hết tiền ra khỏi các ngân hàng tại Việt Nam. Nếu làm được như vậy, trong vòng một năm, kết quả sẽ không ngờ được.

Vua Trần Nhân Tôn: “Các ngươi chớ quên cái họa lâu đời của ta là HỌA TRUNG HOA. Chớ coi thường chụn vụn vặt xảy ra trên biên ải, họ không tôn trọng biên ải, họ không tôn trọng biên giới qui ước, cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy, các ngươi phải nhớ lời ta dặn: một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”.

Hưng Đạo Vương Trần quốc Tuấn: “Đời Đinh, Lê, nhiều người hiền lương giúp đỡ, bấy giờ nước Nam đang cường, vua tôi đồng lòng, bụng dân phấn chấn; mà bên Tàu đang lúc suy nhược, cho nên ta đắp thành Bình Lỗ (thuộc Thái Nguyên) phá được quân nhà Tống, đó là một thời. Đến đời nhà Ly’, quân Tống sang xâm, Ly’ Đế sai Ly’ Thường Kiệt đánh mặt Khâm, Liêm, dồn đến Mai Linh, quân hùng, tướng dũng, đó là có thể đánh được. Kế đến bản triều, giặc Nguyên kéo đến vây bọc bốn mặt, may được vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước đâu sức lại mà đánh, mới bắt được tướng kia, cũng là lòng trời giúp ta mới được thế”.

Lê Thánh Tông: “Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của Thái Tổ để lại”.

Vua Duy Tân (lúc 8 tuổi) đã nói: “Tay dơ lấy nước mà rửa, nước dơ lấy gì mà rửa?”.

Nguyễn đình Chiểu: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh muôn kiếp nguyện được trả thù kia”.

Nhà cách mạng Phan Bội Châu: “Nay ta hát một câu ái quốc- Yêu gì hơn yêu nước nhà ta- Nghiêm trang bốn mặt sơn hà- Ông cha ta để cho ta lọ vàng- Trải mấy lớp tiền vương dựng mở- Bốn ngàn năm giãi gió dầm mưa- Biết bao công của người xưa- Gang sông tấc núi dạ dưa ruột tằm- Hào Đại Hải ầm ầm trước mắt- Giải Cửu Long quanh quất miền Tây- Non nước ấy biết bao máu mủ!- Nỡ lòng nào đem nuôi lũ sài lang?- Nhục vì nước mà đau người trước, -Nông nỗi này non nước cũng oan- Hồn ơi về với giang san!- Muôn người muôn tiếng hát vang câu này: -Hợp muôn sức ra tay quang phục- Quyết phen này rửa nhục báo thù- Một câu ái quốc reo hò- Xin người trong nước phải cho một lòng”.

Quốc Tổ Hùng Vương: Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, trăm trứng ấy nở thành trăm người con trai. Một ngày, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, không ở cùng nhau được”. Hai người bèn chia con mà ở riêng. Năm chục người theo mẹ về núi, năm chục người theo cha xuống biển, chia nhau mà thống trị những xứ đó, đó là thủy tổ của các nhóm Bách Việt. Người con cả trong số những người con theo mẹ lên Phong Châu (nay là Phú Thọ) và được tôn làm vua gọi là Hùng Vương lập ra nước Văn Lang.

Theo truyền thuyết Việt Nam, Âu Cơ là Tổ Mẫu của người Việt. Tương truyền, Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai. Trong khi đi tuần thú Phương Nam, ông đã để Âu Cơ lại trên một cái động. Khi Lạc Long Quân đi đến đây thì thấy nàng xinh đẹp nên đã đem lòng yêu mến và đem về làm vợ. Hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ đã sống với nhau và sinh ra 100 người con trai. Sau đó vì thủy thổ tương khắc nên hai người phải chia con ra 50 con theo cha về biển, 50 con theo mẹ về núi và chia nhau cai quản các vùng. Đây là tổ tiên của người Bách Việt. Người con cả trong số những người con theo mẹ lên Phong Châu (nay là Phú Thọ) và được tôn làm vua gọi là Hùng Vương lập ra nước Văn Lang.

Truyện họ Hồng Bàng: Đế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, sau nhân đi tuần về phía nam đến núi Ngũ Linh lấy được con gái bà Vu Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Tục dung mạo đoan chính, thông minh, phúc hậu. Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình. Lộc Tục cố từ, xin nhường cho anh. Đế Minh liền lập Nghi làm kẻ nối ngôi, lại phong Lộc Tục là Kinh Dương Vương để trị đất Nam, lấy hiệu nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có tài đi dưới Thủy Phủ, lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước. Kinh Dương Vương không biết đi đâu mất, Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế.

Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi! Sao không lại cứu chúng tôi?”. Lạc Long Quân tới ngay, sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi. Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, cai trị Bắc phương. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quần thần là bọn Xuy Vưu thay mình trông coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam. Khi đó, Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có chúa. Đế Lai bèn để ái nữ là Âu Cơ và các thị tì ở lại nơi hành tại rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc….các thứ đá quy’, các cây trầm, đàn cùng các sơn hào hải vật không thiếu thứ gì, khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng. Đế Lai rất ái mộ, vui quên trở về. Dân phương Nam khổ vì bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi! Ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu phương dân?”.

Long Quân đột nhiên trở về, thấy Âu Cơ dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong lòng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên dựng lên, Âu Cơ vui lòng theo Long Quân. Long Quân giấu Âu Cơ ở Long Đài. Nham Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm hình vạn trạng yêu tinh, quỷ sứ, rồng, rắn, hổ, voi…làm cho bọn đi tìmđều sợ hãi không dám sục sạo, Đế Lai bèn phải trở về. Truyền ngôi đến đời Du Võng, thì Xuy Vưu làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên đem chư hầu đến đánh nhưng không được. Xuy Vưu mình thú mà nói tiếng người, có sức khỏe dũng mãnh. Có người dạy Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh, Xuy Vưu sợ hãi chạy về đất Trác Lộc. Đế Du Võng xâm lăng chư hầu, cùng Hiên Viên giao binh ở Phản Tuyền đánh 3 trận đều bị thua, bị giáng phong ở đất lạc ấp rồi chết ở đó. Giòng họ Thần Nông tới đây thì hết. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất thường, vứt ra cánh đồng; qua sáu bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà nuôi. Không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kỳ dị, người nào cũng trí dũng song toàn, người người đều kính trọng cho là triệu phi thường. Long Quân ở lâu dưới Thủy Quốc, vợ con thường muốn về đất Bắc.

Về tới biên giới, hoàng đế nghe nói rất sợ hãi cho binh ra giữ cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về được bèn quay về nước Nam mà gọi Long Quân rằng: “Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này?”. Long Quân bỗng trở về gặp nhau ở đất Tương. Âu Cơ nói: “Thiếp vốn là người nước Bắc, ở với vua, sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con, làm người vô phu vô phụ, chỉ biết thương mình”. Long Quân nói: “Ta là nòi Rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là Giống Tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, giòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia lìa. Ta đem năm mươi con về Thủy Phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên”. Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt mà đi. Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình Hồ, nam tới nước Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ (còn gọi là quận) là Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Nam, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận. Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm tướng văn tướng võ, văn là lạc hầu, võ là lạc tướng.Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mỵ nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần lộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ). Bề tôi gọi là hồn, đời đời cha truyền con nối, gọi là phụ đạo. Vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương, không hề thay đổi. Lúc ấy, dân chúng sống ở ven rừng, xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại, bèn nói với vua. Đáp: “Giống sơn man và giống thủy tộc có thù với nhau, thường ghét nhau cho nên hại nhau đó”. Khiến người đời lấy mực xâm vào mình theo hình Long Quân, theo dạng thủy quái. Từ đó, dân không bị tai họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đấy. Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắt gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân. Đó trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy.

Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương: Thuộc thôn Cổ Tích, làng Hy Cương, huyện Lâm Thao. Đền thờ Quốc Tổ nằm trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao nhất tỉnh Phú Thọ (núi này còn có tên là Nghĩa Cương, Hùng Sơn hoặc núi Đền). Từ dưới chân núi, đồng bào sẽ viếng đền Hạ, nơi thờ hai vị công chúa con gái của vua Hùng thứ 18 là Ngọc Hoa và Tiên Dung. Trong đền Hạ có giếng nước rất trong và ngọt, vì vậy đền Hạ còn gọi là đền Giếng. Ở lưng chừng núi là đền Trung, nơi thờ các Lạc Hầu, Lạc Tướng, các danh nhân thời Hồng Bàng có công dựng nước Văn Lang như: Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), Chử Đồng Tử, Tản Viên Sơn Thần….Trước cửa đền Trung có nhiều bia đá ghi công đức 18 vị vua Hùng. Đền Thượng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (tính từ đền Hạ đến đền Thượng phải đi lên 296 bậc), nơi thờ linh vị 18 vua Hùng, từ đời vua Hùng thứ nhất là Kinh Dương Vương (tức Lộc Tục) cho đến vua Hùng thứ 18 Hùng Tuyền Vương. Trước khi vào đền Thượng phải qua cổng Tam Quan, trên cổng có hình trạm hai con rồng chầu mặt nguyệt; hai bên cổng có tượng hai vị hộ pháp. Trong sân đền Thượng có một tảng đá đứng hình vuông (mỗi cạnh dài 40 phân, cao hai mét) tục gọi là Thiên Ấn (ấn nhà trời). Bên cạnh đền Thượng là chính lăng Quốc Tổ, nằm trong một khu lòng chảo nhỏ, lưng dựa vào vách núi. Lăng xây rất uy nghi và vững chãi, rộng gần ba thước rưỡi, cao gần năm thước. Phía trên là hai tầng mái lợp ngói ống, bốn góc chạm hình rồng. Bốn mặt đều có cửa, đều đắp tượng mặt rồng. Trong sân của mỗi đền đều có nhiều cây cổ thụ (thân uốn éo kỳ dị, rễ nổi lên mặt đất kéo dài cả chục thước) và hoa hải đường. Đứng trên ngọn Nghĩa Lĩnh nhìn phong cảnh chung quanh thật đẹp, thật hùng vĩ.

Núi Nghĩa Lĩnh nằm giữa hai sông Hồng về phía Tây-Nam và sông Lô về phía Đông-Bắc. Phía Đông là dãy núi Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Yên, phía Nam là dãy núi Tản Viên thuộc tỉnh Sơn Tây. Trước thời Pháp thuộc, lễ kỷ niệm Quốc Tổ hàng năm được xem là Quốc Lễ, tức là Quốc Khánh, lễ lớn nhất của một dân tộc. Cứ đến ngày 10 tháng 3 Âm Lịch, dân chúng lũ lượt rủ nhau về trẩy hội đền Hùng rất đông.

Trước khi chấm dứt, tôi xin chân thành cảm tạ: các văn nhân, học giả, dịch giả, sử gia…có những đoạn trích đăng trong bài biên khảo này. Chỉ với hảo y’ muốn đem lại món ăn tinh thần cho độc giả bốn phương một cách vô vị lợi. Xin thông cảm.

*Nói đúng. Nghĩ đúng. Làm như thế cũng chưa phải là đúng mà còn cần phải thi hành đúng.

*Đừng nói vấn đề này khó. Nếu không khó đã không thành vấn đề.

*Sự học trang hoàng đời sống và làm cho ta yêu đời hơn.

*Tranh đấu là điều kiện thành công. Kẻ nghịch ta chính là kẻ giúp ta.

*Bất kỳ người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học.

*Ngoài ta ra không ai có thể hại ta được.

*Thành đạt không phải ở người ngoài giúp đỡ mà chính do lòng tự tin.

*Thà chịu mòn, chứ không chịu để sét ăn.

*Vật trong thiên hạ chẳng gì mềm bằng nước. Thế mà to vô hạn, sâu vô cùng.

*Kẻ nào muốn cầm đầu mọi người, hãy đứng sau mọi người và phụng sự mọi người.

*Tôi mong ước trọn đời chỉ làm những công việc nhỏ mọn, nhưng làm với một tâm địa rộng rãi.

*Thiên đường ở chính trong lòng ta. Địa ngục cũng do lòng ta mà có.

*Lúc nguy cấp chỉ nên trông cậy những điều của mình, không nên trông cậy những điều của người.

*Người không có mục đích, không ly’ tưởng như ngựa không cương, như thuyền không lái, lông bông không ra gì cả.

Tôi còn rất nhiều tâm sự để chia sẻ cùng bạn, thôi hẹn lại dịp khác. Trước hồn thiêng sông núi, tôi chỉ xin nguyện cầu cho quốc thái, dân an. Những người đang trong ngục tù cộng sản vì dám xả thân tranh đấu cho sự tồn vong của đất nước và dân tộc mà phải chịu tù đày, giết chóc…sớm được thấy tự do, sớm thoát khỏi sự cai trị của bè lũ bán nước đang làm tay sai cho thổ phỉ Tàu cộng. Xin Thượng Đế thương xót chúng con.

Đã gần 37 năm trôi qua, trên bước đường lưu lạc, tôi trộm nghĩ tất cả chúng ta đều hướng về quê mẹ và cầu mong: “Bao giờ cho sáng lều tranh nhỏ, Mẹ Việt Nam mừng nước Việt Nam? Hay vẫn đau buồn thiên vạn cổ, Những người không biết ánh vinh quang?”.

Mây-Cao-Nguyên

1, 2

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site