lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

Thăng long Hà Nội

Trẩn Nhu

Nguồn: quanvan.net

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30

VỀ PHƯƠNG DIỆN TÔN GIÁO VÀ LỊCH SỬ

Cũng như nhiều dân tộc khác tiếp nhận đạo Phật và văn hóa Phật Giáo, nhưng người Việt đến với đạo Phật bằng lý trí trước, sau mới đến niềm tin. Thời đại nhà Trần có thể gọi là thời đại của lý trí và niềm tin tôn giáo mãnh liệt nhất. Họ được trang bị bằng trí tuệ để ứng xử trong đời sống xã hội. Họ cũng không quá say mê với giáo lý, không quá ép mình trong khuôn khổ nghi lễ gò bó, không dùng hào quang của đức Phật biến vua thành những ông trời con như Trung Hoa. Với người Tầu, tính chất tôn giáo luôn luôn là sự chuyên chế. Người Việt cũng không mất quá nhiều công sức mồ hôi của tín đồ để xây dựng nhiều chùa tháp nguy nga, kỳ vĩ như người Tầu, mà ngược lại người Việt chú trọng vào công việc đào tạo những con người “Ðại Hùng, Ðại Lực, Ðại Từ Bi”. Đạo lý từ bi và hiếu sinh được các vị hoàng đế Việt Nam đem ra ứng dụng trở thành một truyền thống. Nhà văn hóa lớn Nguyễn Trãi đã thể hiện tinh thần nhân bản của đạo Phật trong bài “Bình Ngô Đại Cáo” của ngài: “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem trí nhân để thay cường bạo”.

Đạo lý được đức Phật dậy trong kinh Pháp Cú:

Hận thù diệt hận thù,

Đời này không có được,

Từ bi diệt hận thù,

Là định luật muôn đời.

Tháp Báo Thiên

Tháp Báo Thiên

Tinh thần từ bi, yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự sống và hiếu sinh đã ảnh hưởng tâm hồn Việt Nam một cách sâu đậm, mà bản chất các giáo huấn của đức Phật mang tinh thần nhập thế rất cao, thông qua học thuyết tùy duyên... đặc biệt là thuyết tứ trọng ân: “Ơn Tổ Quốc, ơn đồng bào, ơn cha mẹ, ơn thầy Tổ”. Trong tứ trọng ân, ơn Tổ Quốc được đặt lên hàng đầu, làm cho tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của Việt Nam vượt qua các cơn phong ba bão táp. Tự tin ở nơi mình lấy bi-trí-dũng làm cốt lõi. Coi bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Ðạo là những vị Bồ Tát hóa thân để hộ đạo cứu đời. Hơn nữa đạo Phật giúp xây dựng cộng đồng hòa thuận, êm ấm sống hạnh phúc, tránh lòng tham và thói xấu.

Sự hội nhập, giữa đạo Phật quốc giáo với ý thức dân tộc. Ở đây Tổ Quốc linh thiêng và cái tinh hoa cao quý tột cùng là lòng đại từ, đại bi quyện vào nhau, nâng đỡ nhau, tạo nên niềm tự hào sáng giá nhất của dân Việt từ nhiều thế kỷ. 

Chính vì thế, lịch sử Phật giáo không thể tách rời ra khỏi lịch sử văn hóa và xã hội Việt Nam. Trong tất cả ảnh hưởng đã un đúc nền văn hóa Việt Nam. Phật giáo được xem là thâm sâu nhất. Bởi vì trong thời gian 2000 năm những nguyên tắc đạo lý và tư tưởng nhà Phật đã thấm nhuần trong tư tưởng, cảm xúc của người Việt Nam. Nhất là giới lãnh đạo.

Ta có thể nói mà không sợ lầm lạc rằng, giới lãnh đạo triều đại nhà Lý, nhà Trần chịu ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng Phật Giáo.

Ý thức chủ thể cá nhân “vô ngã” (không coi trọng cái ta), vốn không nặng trong giáo lý nhà Phật mà thành phần được liệt vào hàng đệ tử ưu tú nhất, đại biểu cho tư tưởng Phật Giáo lại là các bậc quân vương, và chủ yếu là hành động (thực hành giáo lý). Thái độ của nhà vua đối với đời sống không phải chỉ là trí thức Phật Giáo suông mà là những gì tốt đẹp, hữu ích cho dân chúng. Ðiều đáng chú ý là các ông vua Phật Giáo không coi trọng quyền uy thế tục. Họ coi công danh, phú quý tựa như bèo bọt, không ông nào muốn làm vua, tư tưởng ấy thể hiện rõ ở nhà Trần như chúng ta đã thấy, vua Trần Thái Tông bỏ ngôi báu vào núi Yên Tử đi tu làm cả triều đình phải đi tìm. Vạn bất đắc dĩ Ngài mới phải quay về, gượng lên ngôi. Sau truyền ngôi cho Thánh Tông, cũng tôn hiền trọng đạo, không thích ở ngôi lâu. Đến vua Nhân Tông, Thánh Đăng Ngữ Lục ghi: “Vua Thánh Tông tính chuyện truyền ngôi cho hoàng tử Nhân Tông, song vua Nhân Tông từ chối muốn nhường ngôi cho em mình là Đức Việp. Sau khi không được phép nhường ngôi vua cho em, vua cũng bỏ hoàng cung đi lên núi Yên Tử. Sau đó vua Thánh Tông cho quần thần tung ra bốn phương tìm kiếm, thái tử bất đắc dĩ phải trở về lên ngôi.

Đến Trần Nghệ Tông, đời vua thứ 5 của nhà Trần, thực lòng Ngài không bao giờ muốn làm vua. Chí của Nghệ Tông là một khu rừng vắng, được làm bạn với chim rừng, vượn núi, được tiêu dao với suối, với hoa, được sớm tối bầu bạn ngâm thơ với tùng, với hạc... Khi có nạn giặc Dương Nhật Lễ trốn lên núi Tam Giang, ông đã cố ý chối từ lúc mọi người làm kiệu tay cùng tôn ông lên làm vua, nhưng không được, ông quyết khước từ.

Công chúa Thiên Ninh là chị ruột của ông bảo:”Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông mình, sao lại vứt bỏ cho kẻ khác? Em phải đi đi! Chị sẽ đem bọn gia nô dẹp nó cho!”. Đến như Trần Nguyên Đán, một người cùng chí hướng với Nghệ Tông, chỉ thích tiêu dao cùng suối rừng, cũng phải khuyên bảo: “Ông phải làm vua thôi! Tình thế lúc này bắt buộc, không thể có ý nào khác. Tôi xin hết lòng, hết sức phò tá.”

Rồi đến khi tất cả quần thần đồng lòng tôn ông lên làm vua, nên ông phải gượng lên ngôi. Nhưng khi ở ngôi báu, cái nợ suối rừng ấy đối với ông chẳng lúc nào nguôi. Vua sai lập cung Bảo Hòa ở núi Phật Tích, huyện Tiên Du, là nơi có phong cảnh đẹp lại gần kinh đô. Ngài thường lên đó để đọc kinh sách, làm thơ, chỉ có những việc như vậy mới làm ông vui vẻ, sảng khoái. Chính vì thế, ở ngôi báu mới được 3 năm, ông đã nhường ngôi cho em trai là Duệ Tông. Nhưng bà Lê Thị, hoàng hậu của Duệ Tông, là mẹ Linh Đức Vương, em họ của Quý Ly, khi Duệ Tông đi đánh giặc Phương Nam không trở về, bà cắt tóc làm ni cô. Khi Nghệ Tông lập Linh Đức lên ngôi, bà khóc lóc, can ngăn Nghệ Tông: “Tâu Thượng hoàng, con trai tôi đức mỏng khó kham nổi trách nhiệm lớn; ở ngôi cao chỉ có hại cho cơ nghiệp tổ tiên và nguy cho bản thân nó.” Sau đó, Thượng hoàng lập con út là Chiêu Định Vương Ngung làm hoàng đế. Ngung lên ngôi đổi niên hiệu là  Quang Thái năm thứ nhất, đại xá, xưng là Nguyên Hoàng. Năm ấy Ngung mới 13 tuổi. Vua dáng người thanh tú, khôi ngô, thông minh hơn người. Tuy còn ít tuổi, nhưng đã làu thông kinh sử. Thái thượng hoàng Nghệ Tông lập Ngung làm vua vì nhiều lẽ: Thứ nhất, vì là con út giống cha như đúc về đủ mọi phương diện; thứ nhì, vì Ngung hiền hậu, mà theo ý Nghệ Hoàng, hiền là điều quan trọng nhất của một ông vua; thứ ba, là vì Ngung thông minh, sáng láng.

Nhưng thực lòng, Ngung cũng không muốn làm vua, ông chỉ thích đọc kinh sách. Ông quỳ xuống tâu rằng:

- Xin cha thương con, con vốn không có chí làm vua, con chỉ muốn một cuộc đời nhàn rỗi, sống ngoài vòng cương toả, và ước muốn duy nhất là đi tu.

Thượng hoàng buồn rầu:

- Sao con lại nghĩ vậy? Con tưởng cha cũng thích làm vua hay sao? Lúc loạn Dương Nhật Lễ, mọi người trong tôn thất bắt cha phải đứng ra gánh vác dành lại ngôi báu. Cha cũng nhất quyết chối từ như con bây giờ. Công chúa Thiên Ninh là chị của cha nói với cha rằng: “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông mình, sao lại bỏ được. Em đứng lên phất cờ, chị sẽ đem bọn gia nô dẹp yên được!

Thượng Hoàng rơm rớm nước mắt:

Bây giờ cha chỉ biết cậy vào con. Con không thương cha sao? Cơ nghiệp nhà Trần ta lúc này cần phải có một vị vua hiền. Cha tin con sẽ là một vị vua hiền.

Ngung buồn rầu, thở dài. Chàng không muốn trông thấy nước mắt của một ông vua già tóc đã bạc trắng, nhất là người đó lại là cha mình.

Sau khi lên ngôi vua, Ngung cho mời Thái Uý Trang Định Vương Ngạc vào cung nói:

- Ngôi báu vốn không phải của em. Chính anh mới là người xứng đáng lên ngôi Ðại  Thống.

Trang Định Vương Ôn Tồn Nói:

- Em đừng nên phân tâm. Việc của em bây giờ là phải học, học cho giỏi. Việc trị nước, chỉ vài năm nữa em sẽ điều hành chính sự. Em nên nhớ, Đức Thượng Hoàng chúng ta nay đã già lắm rồi!

Đinh Vương Ngạc là con lớn của Thượng Hoàng đã nhiều lần nói với cha không muốn làm vua, nên Nghệ Tông phải lập con út lên làm vua. Một điều chúng ta không thể thấy trong lịch sử là các vị vua Trần, ông nào cũng muốn lên rừng tu hành, muốn làm bạn với rừng suối, vui với cỏ cây hoa lá. Không thèm làm vua, lại muốn đi tu; không thèm gấm vóc, lụa là, chỉ khoác lên người một bộ vải thô; không thèm nem công, chả phượng; chẳng màng long tu, yến sào, mà chỉ cần cà muối với rau tương.

Cũng vào thời ấy, dân chúng có quyền tự tiện ra vào tận vườn Ngự để xem mà không có ngăn cách, xa lạ gì. Ngay từ thời Lý, đối với vua quan, những ngày tế lễ, những ngày hội lớn, Tết hàng năm là những dịp tiếp xúc, thân mật với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt ở các chùa tập hợp xung quanh các vị cao tăng được vua mời thuyết pháp trước cả một triều đình, nhà Vua, Hoàng tử, Hoàng hậu, Công chúa, các công thần, khanh tướng, với tăng ni và dân chúng đủ mọi tầng lớp. Trước Đức Phật, mọi người đều bình đẳng. Nhân dân thời ấy, bất cứ ai có điều gì oan ức cũng có thể gặp Vua một cách dễ dàng. Thật khác xa hẳn những lãnh tụ cách mạng “bạn của dân, từ dân mà ra”, nhưng họ ở suốt đời trong “Dinh Chủ tịch” và mật vụ, công an vòng trong vòng ngoài như ruồi, an ninh của họ cẩn mật, chắc chắn đủ loại chìm nổi, họ muốn đi đâu cũng phải được chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước cả hàng tháng, người dân thường không thể nào gặp Chủ tịch nhà nước, ngay cả các quan cách mạng cũng không thể. Đa số nhân dân, suốt đời chỉ nhìn thấy vua cách mạng ở trên mặt báo hoặc ảnh bắt buộc phải treo trong nhà. Đó là hai thực tế giữa xưa và nay, bọn họ bám chặt vào địa vị như đỉa, làm Chủ tịch nhà nước đến hơi thở cuối cùng.

Cái tinh thần của tiền nhân ta là cái tinh thần của tạo hóa, tự do sáng tạo, tự do thể hiện bản thân mình, bình đẳng là giáo lý căn bản của nhà Phật. Nên không gian cá nhân ở đây rộng thênh thang đến kinh ngạc. So với các dân tộc khác cùng thời, Việt Nam thật là văn minh đến lạ lùng. Tất nhiên Việt Nam thời đó không hề có quan niệm dân chủ, nhân quyền, cũng không hề thực thi chế độ dân chủ “Hội Nghị Diên Hồng”, Vua hỏi ý kiến dân cũng là một thí dụ điển hình. Và trên nguyên tắc, Tổ Quốc gần như là một giáo lý có uy lực hơn cả. Vua thay mặt thần dân là kẻ có vai trò dẫn đầu trong các cuộc kháng chiến vệ quốc. Ở một nước mà Phật giáo là quốc giáo, các tăng nhân lẫn các Phật tử nuôi dưỡng lòng trung thành với tổ quốc, không chấp nhận những kẻ thống trị nước ngoài. Biểu tượng tăng nhân khoác áo bào ra trận khá độc đáo, để phụng sự quốc gia, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Sư Vạn Hạnh “Trụ Kích trấn vương kỳ” nghĩa là dùng gậy Thiền học để bảo vệ gìn giữ lãnh thổ quốc gia. Một vị cao tăng đức trọng như Pháp Thuận sẵn sàng cởi chiếc áo cà sa, mặc lên mình bộ y phục của người lái đò, để đối đáp với sứ nhà Tống. Lại nữa sư Mẫn Giác được vua Lý Nhân Tông tha thiết khẩn cầu Ngài làm cố vấn, vua nói: “Người đạt đạo xuất hiện ở đời cốt phụng sự, tế độ chúng sinh. Không một đức hạnh gì không đầy đủ, không việc gì là không tu sửa, chẳng phải chỉ có khả năng nhập định và trí tuệ mà thôi, cũng còn phải có công phu tán dương giúp đỡ từ hộ đời nữa. Xin đại đức nhận lấy nhiệm vụ cho và sách “Thuyền Uyển Truyền Ðăng Lục” có chép: “Bấy giờ thiền sư Mẫn Giác mới thụ chức giáo nguyên thiều viện phụng chiếu nhập nơi Ðạo tràng, được vua ban áo cà sa tía, hiệu là Ðại sa môn đồng tâm lý cộng sự”.

Người tu hành không bao giờ tách mình ra khỏi hơi thở của đời sống dân tộc mà họ luôn luôn thực hiện hợp nhất giữa “Ðạo” và “Ðời”.

Phụ nữ rất được đề cao trong mọi vai trò trong xã hội nhất là việc bảo vệ Tổ Quốc. Hình ảnh Hai Bà Trưng, bà Triệu v.v... biểu lộ rất đẹp, tuy không nói đến bình quyền. Ngược lại người Trung Hoa có truyền thống coi thường phụ nữ và không quan tâm đến quyền lợi phụ nữ. Lại nữa Hoàng Văn Hấu còn trẻ, xuất hiện một tình cảm sôi nổi, cũng như khí phách hào hùng. Tuổi trẻ vị quốc phá cường địch như Thái Sơn, hà tất phải dùng Kiếm Long Truyền, bình sinh đâu có chờ đến tuổi mới phục quốc.

Giới sĩ phu lúc bấy giờ ai nấy hết lòng vì nước. Khác hẳn bên Tầu thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều, chiến tranh thường xuyên diễn ra. Trước tình hình đó, đại đa số sĩ phu Tầu buồn chán không thiết gì đến thế cuộc mà chỉ đi tìm nơi ẩn dật, làm bạn với núi sông cỏ cây hoa lá, họ xây dựng lên những khu Lâm Viên để sống trọn cuộc đời an nhàn, rồi đến các nhà sư tu hành muốn giữ trọn đời mình nơi cửa Phật, cũng tìm một cảnh sắc thiên nhiên để xây cất Chùa Viên, tạo dựng lên bao nhiêu danh lam thắng cảnh, các kỳ quan... bằng xương máu mồ hôi nước mắt của các tín đồ! Còn dân Tầu ý thức quốc gia, tinh thần dân tộc ở nơi họ rất mờ nhạt. Khác với dân tộc Việt Nam, tranh đấu cho độc lập dân tộc biến thành “thần linh”, yêu nước trở thành một “đạo lý”. Hàng triệu người chết, không bao giờ tiếc thân. Yêu nước là một bản nguyên từ khi mới lập quốc, như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt dòng lịch sử. Ở cả các làng bản hẻo lánh, ý thức cộng đồng càng mạnh mẽ, ít thấy sự yếu hèn, nhu nhược. Và phẩm chất tinh thần hòa hợp, bao dung thương yêu cũng là một đặc điểm khá ưu việt ở các vị Hoàng đế Việt Nam. Tư tưởng và phương thức xử thế của nhà vua càng làm cho sự mật thiết giữa triều đình và nhân dân.

Việc xây dựng một đế quốc thống nhất, phú cường, rõ ràng là đã tạo ra một động lực to lớn để bảo vệ Tổ Quốc và phát triển xã hội. Hòa hợp dân tộc qua một quá trình lâu dài trong giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị trong hòa bình và trong những cuộc tranh đấu chống ngoại xâm đầy máu lửa.

Các dân tộc thiểu số anh em ở vùng biên cương phía Bắc khi được tin báo giặc đến, giặc đi đều giương cung, bám sát giặc, xông pha vào gươm đao tên đạn không hề lùi bước. Mỗi người sống chết đâu chịu để đất Việt đổi chủ. Vì nghĩ xa, vì đứng trước các cấp nạn xâm lăng phương Bắc, nên người người, nhà nhà vui vẻ hăng hái làm tròn đạo lý đó thôi. Cho nên mới có nhiều người anh hùng dân tộc thiểu số như Hà Bổng, Hà Hưng Tông làm đến chức Ðại tướng quân triều Lý người dân tộc Tày, một vị tướng trấn giữ biên cương phía Tây Bắc. Các tướng Mán Lang Giang, Lương Uất làm chủ trại Quy Hóa. Hà Tất làm quan phục hầu... Ở các châu miền núi, nhà vua thường cử các tướng lãnh thiểu số cai quản, như Nùng Lãm, Lùng Thịnh Ðức, Hoàng Kim Mẫn, Lực Kỳ coi Quảng Nguyên có nhiều trường hợp vua gả công chúa cho họ như tướng Thân Cảnh là phò mã giữ chức quan lang Lạng Sơn v.v... Lấy đức khoan hậu, khoan dung đối đãi với người, có nhiều trường hợp phạm trọng tội vua vẫn tha, như Nùng Trí Cao nổi loạn ở Châu Quảng Yên, vua Thái Tông cất công đi đánh, bắt được Trí Cao đưa về kinh. Vua không những tha tội chết, mà còn phong làm Quản Nguyên Mục.

Lấy đức khoan dung đối đãi với người, và càng khoan dung thì càng thành tựu được sự nối kết duyên cùng người và cũng là biểu lộ lòng tín nhiệm với con người. Chúng ta thấy các vua Lý gần gũi nhân dân, thương yêu như con, đến các vua Trần, các Ngài ứng dụng nhu hòa, an nhẫn để làm trọn vẹn đức từ bi, mà hạnh bao dung vốn là một trong những pháp tu dưỡng của nhà Phật thiết yếu hoàn thiện nhân cách con người. Sử ghi: “Trước kia người Nguyên vào cướp, Vương hầu, quan lại, nhiều người đến doanh trại xin hàng giặc. Ðến khi giặc thua, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng Hoàng sai đốt hết để dễ yên lòng những kẻ phản trắc.” Ở sách Quốc Sử Việt Nam thì ghi rõ hơn về Vua Trần Thánh Tông như sau: “Trong thời Ngài làm vua thì đất nước thịnh trị, thái bình. Khi Ngài truyền ngôi cho Nhân Tông, thì giặc Nguyên lại cất quân sang đánh lần thứ hai. Sau khi đuổi được giặc khỏi bờ cõi, thì vua Trần Nhân Tông họp quần thần văn võ để thưởng những người có công, phạt kẻ có tội. Khi ấy quân lính khiêng mấy hòm sớ hàng giặc của quan quân ra giữa sân triều. Xin nhà vua mở ra để xem xét xử tội. Bấy giờ Ngài cũng có mặt trong buổi đại triều đó, Ngài liền ra lệnh cho vua Trần Nhân Tông đem mấy hòm sớ hàng giặc đốt hết. Ngài nói rằng giặc xâm lăng đến, thấy thế quân giặc mạnh, quân ta rút lui, những người này nhát gan, họ sợ nên xin hàng giặc. Bây giờ giặc rút hết rồi, họ có muốn đầu hàng cũng không có ai cho họ đầu hàng, thôi hãy đốt hết đi. Nếu mở ra nêu tên họ nhục nhã và có tội, chi bằng đốt hết để họ yên lòng sống với mình cho vui vẻ.” Qua những tư tưởng và hành động trên cho ta thấy, không có giống người nào có tinh thần khoan dung độ lượng như người Việt.

Ðối với lịch sử, những sự việc thiện mỹ, khiến trái tim ta rung cảm bồi hồi và nỗi rung cảm ấy dễ dẫn đến lòng ta một một đời hoài niệm, nhớ ân tiền nhân. Vua Trần Thánh Tông quả là một nhà vua đại nhân đức, thật lòng bao dung, độ lượng, cổ kim Ðông Tây khó có được người thứ hai như Ngài, thật xứng đáng là “thượng nhân vô nhị”.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site