lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Sông Bến Hải và Con Đường Đẫm Máu

1, 2

(Vợ chồng chúng tôi vừa từ “Xa Lộ HCM” đi ra)

Rời Lao Bảo, Khe Sanh, trên QL9. chúng tôi qua Cam Lộ, Đông Hà, Quảng Trị, Thạch Hãn, Ái Tử, Gio Linh... mỗi địa danh lại là một lần đau nhói trong tim, nước mắt lại muốn trào ra.

Làn nước trong xanh của dòng sông Bến Hải với những đợt sóng lăn tăn, chầm chậm trôi ra biển Đông, sao mà giống hệt như phong cảnh mà tôi đã thấy hơn 40 năm về trước, khi mà đất nước còn được tương đối sống trong yên ấm thanh bình. Dòng sông vẫn êm đềm phẳng lặng như những tấm lòng chan chứa tình nhân ái yêu thương của người dân Việt Nam hiền hòa muôn thuở. Nhưng dòng nước trong xanh đã bỗng dưng bị nhuộm đầy máu đỏ tươi, máu của đồng bào Việt Nam ruột thịt, máu của miền Bắc, máu của Miền Nam . Dòng sông êm đềm đã bừng bừng dậy sóng, sóng căm thù oán ghét đã được nhồi nhét vào tâm trí của những con người Việt Nam nhân hậu ngay lành, sóng gian manh quỉ quyệt đã ập tới giải đất Việt Nam thân yêu bởi lũ người ngu si cuồng tín. Dòng sông nhân chứng, dòng sông lịch sử. Trúc rừng không ghi hết tội, nước biển không rửa sạch mùi, xú uế vạn niên, đời đời nhục nhã.

Đau thương uất hận đã vượt ra ngoài sức chịu đựng, bất chấp mọi nguy hiểm phiền phức có thể gặp phải, bất chấp các cặp mắt tò mò của những người xa lạ,

Tôi đã đứng nghiêm tại đầu cầu Hiền Lương, bờ Nam sông Bến Hải, đầu ngước cao, cặp mắt của tâm hồn nhìn suốt tới mũi đất Cà Mau, tôi trịnh trọng giơ tay chào kính Miền Nam Việt Nam, kính chào vong linh bao nhiêu con người đã gục ngã vì hai chữ Tự Do. (Xem hình trong attachment).

Hiện nay VC đã làm một cây cầu mới bằng bê tông kiên cố đồ sộ cho xe cộ lưu thông. Cây cầu cũ vẫn còn được giữ y nguyên, chắc là như một di tích lịch sử để thu hút du khách.

Giữa năm 1960 tôi đã được tới thăm cây cầu này. Khi đó nội chiến Bắc Nam tuy chưa bùng nổ dữ dội, nhưng sự ganh đua giữa hai miền đất nước đã được thấy rất rõ nét tại hai bờ bắc - nam của con sông này. Riêng tại cây cầu Hiền Lương, mỗi đầu cầu chỉ có một cây chắn ngang làm bằng một thân tre dài, cây chắn này có thể kéo lên hạ xuống dễ dàng cho xe Ủy Hội Quốc tế kiểm soát đình chiến qua lại. Đã có lần, một chiếc xe chở vật liệu xây cất ở miền Bắc tông gẫy cây chắn này để chạy sang miền Nam .

Giống như hầu hết các sông ở miền Trung, sông Bến Hải cũng rất cạn, nhất là vào mùa khô và tại phía thượng nguồn, nên nhiều người cũng đã lội được qua sông để tìm tự do. Vũ Anh Khanh, tác giả của bài thơ nổi tiếng “Tha La xóm đạo” cũng đã vượt sông vào Nam, nhưng anh đã bị VC biết trước, chúng theo dõi và để cho thi sĩ qua tới gần bờ phía nam, mới nổ súng bắn chết.

Cây cầu lúc đó được sơn hai mầu, nửa phía bắc mầu đỏ, nửa phía nam mầu xanh.

Vị sĩ quan Cảnh sát chỉ huy ở đây cho chúng tôi biết, Bắc cộng thường lợi dụng đêm hôm khuya khoắt, lén lút sơn lấn sang của Miền Nam vài ba thước. Ủy hội Kiểm Soát Đình Chiến lại được mời ra đo đạc lại, thiếu một ly cũng không bên nào chịu. Tưởng cũng nên biết, sông Bến Hải chạy ngang qua vĩ tuyến thứ 17, theo Hiệp định đình chiến Genève, ngày 20 tháng 7 năm 1954, cách hai bên bờ sông, mỗi phía 15 km là vùng Phi quân sự, quân đội không được trú đóng, chỉ có cảnh sát được phép ở trong vùng Phi quân sự này mà thôi.

Tại hai đầu cầu, là hai trạm gác, mỗi phía hai người cảnh sát, một Nam, một Bắc. Chúng tôi chỉ được phép tới gần mố cầu phía Nam, trời nắng chang chang, mồ hôi nhễ nhãi, nhưng hai người cảnh sát vẫn say sưa tranh cãi kịch liệt, ai cũng khua chân múa tay, mặt mũi đỏ gay. Vì họ đều nói giọng Quảng Bình, tôi đã cố gắng hết sức, nhưng chẳng nghe được tiếng nào.

Cả hai phía cùng trang bị những hệ thống loa phóng thanh cực mạnh, chĩa về phía đối phương, khi thấy phía Nam có du khách tới, miền Bắc liền mở máy tuyên truyền, Miền Nam cũng mở hết volume đối lại, thành ra du khách cũng chẳng ai nghe được gì.

Nhưng có lẽ biểu tượng cạnh tranh mãnh liệt nhất chính là hai lá cờ và hai cột cờ. Vị sĩ quan cảnh sát cho biết, bao giờ cờ miền Bắc cũng to hơn cờ miền Nam . Hễ cờ miền Nam to thêm một mét, thì ngay ngày hôm sau, miền Bắc liền may một cờ đỏ sao vàng mới, to hơn cờ vàng ba sọc đỏ hai mét. Cột cờ cũng vậy, hồi tôi đến tham quan, miền Bắc đang rầm rộ thi công xây một cột cờ mới, bê tông cốt sắt tua tủa, chắc là sẽ cao to nghễu nghện như một tòa nhà nhiều tầng, lá cờ sẽ được kéo lên bằng mô tơ điện. Lá cờ đỏ sao vàng lúc chúng tôi đến thăm cũng đã to như một biển máu rồi, gió thổi tạo nên âm thanh bùng bùng như tiếng cà nông, bên này sông nghe được rất rõ. Một hôm lá cờ này bị vướng vào cột cờ, một người công an miền Bắc leo lên gỡ ra, nhưng vì lá cờ quá lớn, nên khi bung ra đã lôi anh ta, hất tung xuống đất, chết ngay tại chỗ.

Nếu cuộc tranh đua này chỉ là như vậy và đã ngừng lại tại đây, như ở vĩ tuyến thứ 38 của Nam Bắc Hàn thì nhân dân ta đã tiết kiệm được biết bao xương máu. (Xin xem các hình minh hoạ đính kèm)
Sau một đêm ngủ tại Quảng Trị, sáng sớm hôm sau chúng tôi ra viếng Cổ Thành.

Thỉnh thoảng vợ chồng đã nghêu ngao chung với nhau một vài bài hát, nhưng chưa bao giờ chúng tôi đã có được một bài song ca rúng động, như khi chúng tôi đứng dưới chân cổ thành Quảng Trị, trong một buổi sáng mờ sương hôm ấy. Rúng động tận đáy tâm hồn, dàn dụa nước mắt, run rẩy tay chân và nghẹn đắng đôi môi:

Cờ bay, cờ bay trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu...

Máu, máu, máu của nhiều triệu con người, Nam cũng như Bắc, Mỹ cũng như Việt, chiến sĩ cũng như thường dân... đã chan hòa trên suốt quãng đường chúng tôi vừa mới đi qua, dọc theo Trường Sơn phía tây âm u hay ven theo bờ biển phía đông ngập nắng. Máu đã lênh láng trên suốt tử lộ kinh hoàng này đây, máu đã loang lổ trên chính nơi mà bàn chân chúng tôi đang đứng. Từng đoàn người trai trẻ đã ào ạt xông lên phía trước và đã gục ngã tại chính nơi này, ngay dưới bàn chân của chúng tôi đây.

Xin chân thành lạy tạ những người anh hùng hiện còn tại thế và thân nhân của những anh hùng đã khuất.

Xin Chúa Cứu Thế, xin Trời Phật thương đến những Thiên Thần thánh thiện này, họ đã chết cho chúng con được sống. Các Anh hùng Tử đạo này đã bị giết bởi những kẻ vô thần, bởi những kẻ đã luôn luôn cố sức để tiêu diệt cả chính Chúa, cả chính Trời Phật nữa. Họ đã gục chết để hy vọng mọi người được tự do tin thờ Thiên Chúa, được tự do thờ cúng Trời Phật. Xin cho vong linh họ mau được hưởng phúc bình an. Xin độ trì cho con cháu, dòng dõi của họ mãi mãi.

1, 2

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

free counters

un compteur pour votre site