lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

Người Việt Tị Nạn và Vấn Đề “Vô Gia Cư”

người việt tỵ nạn

“Ăn mày là ai? Ăn mày là ta.
   Đói cơm rách áo hóa ra…  ăn mày!
(Ca dao)

1, 2, 3, 4, 5, 6

...

Sau khi đã đọc qua những chi tiết về chân dung của anh Quyền, một người vô gia cư tiêu biểu, chúng có lẽ sẽ thông cảm với hoàn cảnh của họ nhiều hơn lúc trước đây (?); và nhất là chúng ta thấy họ và chúng ta cũng không cách xa nhau bao nhiêu (cũng chỉ độ một vài “paychecks” gì đó?) – Nói cách khác,  chính bản thân chúng ta cũng có thể trở thành một người vô gia cư bất cứ lúc nào nếu các thất bại, đổ vỡ, bất hạnh lớn đến với chúng ta ngày mai, hay ngày mốt...   Những suy nghĩ, mơ ước của họ có khác gì suy nghĩ và mơ ước của chúng ta?!  Thỉnh thoảng chúng ta cũng nên thử tự đặt bản thân mình vào tình cảnh thiếu may mắn của họ... để học bài học gọi là “cư an tư nguy;” để bớt nói khoác, bớt ganh tị... nhất là trong những lúc cơm no áo ấm, rửng mỡ trà dư tửu hậu; hay lúc mua vé bạc trăm để xem các chương trình ca nhạc, hay thua bạc vài ngàn đô la ở sòng bài...

Một số người Việt tị nạn / di dân đã có sẵn trở ngại ngôn ngữ, thiếu chuyên môn, đến đất Mỹ một cách vội vàng chỉ được chính phủ Mỹ giúp đỡ trong một thời gian ngắn rồi sau đó bị bỏ rơi; lâm và tình trạng kinh tế bế tắc đưa đến tình trạng vô gia cư…

Vấn đề vô gia cư / ăn mày không phải trò đùa như chúng ta thường vô tình rủa nhau: “Nhìn mày sao giống như ăn mày quá!”   Nhất là khi chính chúng ta đang ở trong tình trạng “chỉ còn có ‘2 paychecks’  nữa” là thành vô gia cư rồi!  Chúng ta may mắn có cơm no áo ấm, có một mái nhà khi đêm mưa lạnh nhưng vẫn nghĩ hời hợt phiến diện là người vô gia cư / ăn mày là vì họ lười biếng; và vấn đề vô gia cư chỉ là vấn đề tạm thời…,  và chuyện “ăn mày” của họ không liên quan gì đến mình cả (!)  Chính sự suy nghĩ như vậy làm cho người vô gia cư mãi mãi, vĩnh viễn  là người vô gia cư.  Hơn thế nữa, thật là vô tâm, tàn nhẫn khi chúng ta có ý khinh thị những người kém may mắn hơn mình; gọi họ bằng đủ thứ tên miệt thị như “ăn mày, “ “ma cà bông” (“vagabond”), “thằng đầu đường xó chợ,” “bum…”  trong khi họ đang cố gắng sống lây lất qua ngày trên sự bố thí và vật đổ bỏ, thừa thãi vất đi của những người đồng hương may mắn hơn ở chung quanh…. và trông chờ vào một dịp may nào đó (có lẽ không bao giờ đến với họ!)

Trong một bản thăm dò tình trạng vô gia cư trên 25 thành phố lớn của Hoa kỳ vào năm 2006 bởi “the US Confereence of Mayors” (các báo cáo về “homeless” đều trễ vài ba năm!!) thì kết quả là tỉ lệ số dân vô gia cư đuợc chia ra là:

- 42% Da đen
- 39% Da trắng (và không phải La tinh)
- 13% Da nâu (La tinh / Hispanics)
- 4% Da đỏ
- 2% Da vàng (Á châu).

Điểm đặc biệt là trong 25 thành phố được theo dõi thì có đến 9 thành phố hoàn toàn không có dân vô gia cư gốc Á châu (!); và thành phố có dân vô gia cư Á châu nhiều nhất là Portland, Oregon (6% - tôi chưa hiểu lý do tại sao?)

Ngoài ra, nên biết thêm, theo con số thống kê qua báo cáo của “Samsha’s National Mental Health Information Center” về người vô gia cư, chúng ta còn thấy:

- 38% cho biết là nghiền rượu
- 26% cho biết là nghiền ma túy
- 39% có bệnh tâm thần nặng nhẹ đủ loại.

Phải thẳng thắn mà nói, các học sinh, sinh viên người Mỹ gốc Á châu nhận được điểm cao hơn các học sinh của các chủng tộc khác trong các kỳ thi... phần lớn không hẳn vì học sinh Á châu thông minh hơn, mà vì các gia đình người Á châu đặt nặng vấn đề giáo dục và, nói chung, dân Á châu chịu khó, chịu khổ, chăm chỉ hơn các giống dân khác (They did all their homeworks!)  Quan trọng hơn tất cả, người Mỹ gốc Á châu phần lớn di dân đến Hoa kỳ từ các nước nghèo  trên thế giới cho nên họ sống có tính cách phòng thủ (“defensive”) hơn, không phung phí tiền của mà biết tìm cách xoay sở hạn chế sự chi tiêu để còn dành “saving” cho ngày mưa, ngày không có việc làm...  Trái lại, người Mỹ tìm mọi cách xài cho đến đồng bạc cuối cùng mà họ kiếm được cho chiếc xe mới (trong khi xe cũ vẫn chạy tốt), quần áo giầy dép mới (đem quần áo giầy dép còn tốt nguyên ra bán “garage sale”), tiệc tùng liên miên mỗi cuối tuần, chi tiền vé (rất mắc) cho các trận đấu thể thao, các chuyến nghỉ hè tốn kém, thêm cờ bạc, rượu chè, thuốc lá, nghiện ngập...  Đến khi đã hết tiền và sa sút thì ngay cả đến cha mẹ, anh em của họ cũng không muốn giúp họ..  Trong trường hợp bất khả kháng, người Mỹ gốc Á châu sẵn sàng (7 times higher other races) xúm nhau sống trong các gia cư chật chội – 2 hay 3 gia đình chung sống với nhau trong một căn nhà 2-3 phòng chật hẹp, chẳng hạn, để chờ thời (tìm việc, hoặc học thêm các nghề chuyên môn mới trước khi tìm việc trở lại...)

 

1, 2, 3, 4, 5, 6

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site