lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

CD Xuống Đường của Phong Trào Hưng Ca Việt Nam

1, 2

 

...

phong trào hưng ca Việt Nam

Mùa Xuân ấy là kết quả của vô vàn cố gắng, được nhóm lên từ một bó đuốc-thân người, đến vạn bàn tay vươn lên, đến triệu bàn chân bước tới. Nhưng một hình ảnh khác lại đập vào mắt Nguyễn Quang Trúc, đó là hình ảnh một người phụ nữ đang mang thai nhưng vẫn cố gắng cùng đi với đoàn biểu tình. Và súng nổ, và người mẹ quỵ ngã, Bà ngã xuống tay còn ôm bụng lớn, đỡ con thơ khỏi đau đớn thân mình. Qua tiếng nhạc thiết tha, ca khúc Tự Do Hay Là Chết vẽ lên một cảnh tượng thảm khốc nhưng hào hùng của tinh thần đấu tranh bất bạo động, “Tự do hay là Chết”, câu hỏi cũng là câu trả lời của triệu triệu người dân vùng dậy đòi quyền sống.

Người dân Bắc Phi đứng lên đòi quyền làm người, còn người dân Việt Nam thì sao? Người dân Việt Nam đấu tranh không chỉ đòi tự do, cơm no áo ấm mà còn để đòi lại những phần lãnh thổ bị cắt, bị mất. Một dải sơn hà gấm vóc đang bị dâng bán từng phần cho ngoại bang, Sơn hà nguy biến! Tiếng thét của muôn năm cũ còn vang vọng tận ngày nay. Ca khúc Sơn Hà Nguy Biến, của Trường Sơn và Lê Phong, nối tiếp tiếng gọi của tiền nhân thúc dục lòng người cùng đứng lên cứu lấy non sông, Hoàng Sa hỡi tim ta nghe máu sôi. Lên tuyến đầu, đoàn ta tiến không lui. Vì núi sông, muôn dân ta chung một lòng.

Và người Việt đã đứng lên, đã lên tiếng, Nhìn muôn nơi người dân đứng lên đồng tâm cất cao lời tranh đấu cho Tự Do - Là thanh niên Việt Nam giống dân hùng anh, lẽ đâu ngồi yên ngậm hờn căm nín? Ca khúc Cùng Đi Tới của Xuân Bảo rạng rỡ ánh bình minh khi thấy vẫn còn đó những người con đất Việt yêu nước.

Với giai điệu uyển chuyển và lời ca như thủ thỉ tâm tình, ca khúc Ước Hẹn Hoàng Sa, tự hào nhắc tới từng lớp người dân Việt, người nằm xuống hôm qua, người đứng lên hôm nay, tất cả đều là đóng góp cho quê hương. Anh hãy nói về sinh viên. Tôi sẽ nói về thanh niên, ở cùng khắp mọi miền, khắp đô thành ruộng nương; thanh niên lên đường đi giải cứu quê hương.

Lịch sử đang sang trang, dân tộc đang chuyển mình. Giờ đây, xuống đường là tâm nguyện, xuống đường là hành động:

Xuống đường! Đất nước đang nguy nàn.
Xuống đường! Quyết bảo toàn giang san.
Xuống đường! Dẫu trong đêm kinh hoàng.
Xuống đường! Đứng thẳng người hiên ngang!
(Xuống đường - Nguyệt Ánh)

Ngay khi ca khúc này vừa mới được tung ra, một nhóm bạn trẻ đã hưởng ứng và tập hát ngay. Xin để ý tới cách trình bày khác nhau giữa 2 nhóm, nếu Xuống Đường của Hưng Ca mạnh mẽ đầy khí thế như những tiếng kèn xung trận thì Xuống Đường do các bạn trẻ hát nghe rất hồn nhiên tươi mát như những lời bè bạn réo gọi nhau trong một ngày hội vui.

Và dù trong không khí sục sôi của lòng dân chống giặc, “Xuống Đường” cũng không quên gởi những tình cảm đằm thắm tới từng cá nhân. Ca khúc Tôi Đã Gặp Em của Nguyễn Hữu Nghĩa, trong điệu Bolero rộn rã, kể cho ta nghe về từng mảnh đời nhỏ bé lẻ loi. Đó có thể là một người tù, một sinh viên, hay một blogger… Tôi đã gặp em trong trại tù trừng giới, chân thối tận xương chịu cùm suốt năm dài. Tôi đã gặp người xác gầy còm xương phơi, xa dấu mặt trời sống dật dờ ma trơi…

Ôi những mảnh đời khổ đau, xin hãy đứng lại cùng nhau cho một ngày mai.
Hỡi em, dù muôn hướng, trăm người một lòng thắp sáng đêm sương.
Hỡi em, mùa gió chướng, giong buồm vào đời cho dẫu mưa tuôn…

Tuyển tập “Xuống Đường” - Hưng Ca Việt
Nam, với những ca khúc bừng bừng sôi nổi là niềm tin yêu và hy vọng gởi đến đồng bào trong nước. Nếu bảo lời hát có thể nâng cao ý chí, tiếng nhạc có thể nối kết tâm hồn, thì “Xuống Đường” còn nói thay cho tiếng lòng của triệu triệu người Việt tha hương đang hướng về đất mẹ mến yêu.

Cùng đi lên, cùng bước tới; anh em về mọi miền thế giới,
Nắm tay nhau mừng ngày mở hội.
Dựng quê hương, dựng đất nước; bao nhiêu điều học người đi trước,
Chúng ta mang xây lại Việt Nam.
(Gió đã thổi - Việt Phương)

Cho tới lúc này, tình hình biển Đông càng lúc càng căng thẳng. Những cuộc biểu tình trong các ngày Chủ Nhật tại Sài Gòn và Hà Nội trong tháng 7-2011 liên tiếp bị cấm đoán và trù dập thô bạo. Chưa bao giờ như bây giờ, những lời hát như những ngọn lửa bùng cháy trong đêm đen lại cần thiết đến thế. Mỗi thân người phải là một bó đuốc, mỗi tiếng hát là một ánh lửa.

Anh em ơi xin hãy làm ánh đuốc. .
Trong đêm trường sáng soi nẻo đường quê hương.
Đêm thâm u đêm ngục tù non nước,
Cháy bùng lên lửa cương quyết phá tung gông xiềng.

Việt Nam ơi, hãy bừng sáng!

Chú thích:
- Những chữ in nghiêng trong bài là lời của bài hát.
- “Dậy Mà Đi” là tựa bài hát của Tôn Thất Lập lấy ý từ thơ Tố Hữu. Gần đây có ít nhất 2 bài hát cùng tựa. Một của target=new>TVans và một bài khác của Nguyệt Ánh.

1, 2

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

free counters
un compteur pour votre site