lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Lá Thư Úc Châu

Lá Thư Úc Châu 20/06/2012

châu úc, úc đại lợi

Lá Thư Úc Châu

Chúc Thân Hữu luôn Thân Tâm An Lạc
Trang Thơ Nhạc: 19 June 2012

Nhạc:
Kinh Chiều
Nhạc: Hoàng Thi Thơ
Giọng hát: Hoàng Oanh

Thơ Văn: (Từ Bạn bè gởi)

  • Trần Mộng Tú

  • Trần Văn Lương

  • Nguyễn Xuân Quang

  • Hồ Phong Tư

  • Huy Uyên

  • Mang Viên Long

  • Mặc Hàn Vi

  • Dung Thị Vân

Tình thân,
Kính.
NNS

***

Thơ:

(Từ Bạn bè gởi)

Huy Uyên

Thời ma quỷ

Rượu rót mềm môi tình đã hết
giọt này dành để đoạn tang anh
hởi ơi thân phận người có biết !
đã dễ dàng trôi , thôi cũng đành .

Bóng ai thấp thoáng vòng nhật nguyệt
về khóc người xưa di chúc buồn
anh sống mà hồ như đã chết
bỏ lại sao trời , bỏ tiếc thương .

Anh sinh nhằm thời ma quỷ sống
đoạn trường vinh nhục mấy mươi năm
cầm tù một trái tim đã rổng
đầy vơi chi còn lại chổ nằm .

Em khóc anh buồn mà không nói
hết rồi đày đọa kiếp rong chơi
khúc sông cũng vội quay về núi
cho đớn đau người lạnh lùng trôi .

Anh dang tay chết đời bỏ lại
quanh quất đảo điên một giọng cười
xin nhau một lần và mãi mãi
dấu kín nổi đau kiếp người thôi .

Ngày tháng ở Tam Kỳ
  

Kể từ thuở em làm con chim nhỏ
chiều An Tân mỏi đôi cánh chim bay
ôi phố chợ nghèo bổng không mà có
bóng ai đi trông buồn thế từng ngày .

Em lên xe về căn cứ Chu Lai
để một mình tôi ngậm ngùi ở lại
nơi đó có bàn tay ai đưa vẩy
còn riêng tôi ôm kỷ niệm trong đời .

Em con sáo của đời ai đã bay
đường Trần Cao Vân mắt buồn gió núi
để từ đó tôi đi về thui thủi
để từ đó đêm về tôi mãi say .

Đường Tam Kỳ vài ngọn đèn tắt đỏ
khúc quanh co mấy nhịp đường trần
để tôi buồn mà đứng giữa ngã năm
mắt rưng lệ nhìn bóng  mình chao gió .

Mấy mươi năm ôm theo hoài nổi nhớ
quạnh quẻ xưa bàng bạc cả hiên chiều
em đi rồi tôi mãi cuộc liêu xiêu
treo tim lên những cột đèn đúng đợi .

Nơi rất xa em nào có nhớ tới
thuở Tam Kỳ còn phố xá buồn hiu
nhớ người xưa biết buồn mà không nói
nhớ ai đi mà bỏ lại Tam Kỳ .

(Tam Kỳ, 2012)

***

Mặc Hàn Vi

Niềm  Nhớ Không Nguôi

Ngày về lại Sài Gòn sau mấy mươi năm giang hồ phiêu bạt
Bãi lấp, sông bồi, tình luôn mãi cưu mang.
Em vẫn đợi ai, thuở nắng vàng, còn hôn trên tóc rối,
Và những đêm chung chờ nắng sớm qua mau,
để đêm về xẩm tối thăng hoa
Nói tiếng yêu đầu, còn bốn mắt nhìn nhau.    
Sài Gòn hôm nay, trong đông nghịt sắc màu.
Hình bóng cũ, mối tình đầu, đã làm ta day dức.

Nhớ những đêm, chúng mình cùng thao thức

Lòai côn trùng rên rỉ, suốt đêm thâu
Con sóng thời gian sao quá nhiệm mầu
Giờ trở lại, trên chiếc cầu quận Hai
    ngày xưa còn nhỏ hẹp, và bây giờ đã rộng lớn, thênh thang.
Nay dấu người xưa đã lẫn khuất non ngàn.
      Vẫn còn lại cây đào đang ướm quả.
Bè bạn năm xưa nay trở thành xa lạ.
           trút cạn chén sầu ly rượu cháy  buồng tim.

Cuồn cuộn dòng người trong cảnh đi đêm

             Nô ên giáng, trần gian càng  thơ mộng.
Đưa ta về trong kỷ niệm ngày xưa.
     Vẫn chiếc xuồng qua, ghe chở ắp khoan dừa
Vẫn nơi ấy,  ngày xưa mình chung  bước.
           Giờ đơn lẻ mình ai,  bên  chiếc cầu mộng ước.
Đã qua rồi thuở trước hẹn thề nhau…
    Sài Gòn ơi ! cao ngất những tầng cao.
           Thương trẻ dại sống cảnh đời cô lữ .,.

(ĐC: Nguyễn Tấn Ich ( Mặc Hàn Vi) Số 360 Tổ 8-
Ấp long Phú, Xã Phước Thái – Long thành – Đồng Nai .
ĐT: 0613543311 – DĐ : 0908.257.385)

***

Trần Văn Lương

Những Ánh Mắt Xa Quê

(Ghi lại một vài cảm xúc khi cùng các cựu Sinh Viên Viện Đại Học Dalat đứng nghiêm chỉnh chào quốc kỳ và hát quốc ca VNCH trong đêm Đại Hội Thụ Nhân Thế Giới 2012 được tổ chức tại Paris, 6/2012)

Dạo:

Ngậm ngùi ánh mắt xa quê,
Đêm đêm đất lạ hướng về chốn xưa.

Ánh điện nhòa nối vội nắng hoàng hôn,
Hương đất lạ nao nao hồn lữ thứ.
Mênh mang màu quá khứ,
Paris chiều, lòng viễn xứ sầu vơi.

Quá nửa đời, mỗi kẻ mỗi nơi,
Chốn lưu lạc, tình người như đã hiếm,
Còn chăng chỉ chập chùng bao kỷ niệm,
Cùng bóng hình ngôi Viện cũ thân yêu.

Mấy mươi năm nắng sớm với mưa chiều,
Thân trôi giạt đã nhiều phen thất hứa.
Dĩ vãng tưởng không bao giờ gặp nữa,
Chợt trở về sống lại giữa đêm nay.

Qua nụ cười, ánh mắt với bàn tay,
Hình ảnh những tháng ngày xa xưa đó,
Bỗng lần lượt theo nhau về hiện rõ,
Giữa mảnh vườn thương nhớ ngỡ tàn phai.
                         x
                   x          x
Nhớ con đường lấm tấm giọt sương mai,
Nhớ mái tóc mềm vai quanh lối học,
Nhớ ánh mắt lén nhìn ngang liếc dọc,
Nhớ từng đôi guốc mộc thoáng qua nhà.

Nhớ trên môi điếu thuốc lẻ phì phà,
Nhớ con dốc đổ dồn ra phố chợ,
Nhớ những cốc cà phê đen ghi nợ,
Những mối tình dang dở tuổi thư sinh...

Nhưng rồi vận nước điêu linh,
Cơn hồng thủy thình lình ập tới.
Kẻ vượt thoát ra nước ngoài lặn lội,
Người đọa đày tù tội giữa quê hương.

Chân lang bạt mười phương,
Lòng canh cánh nhớ mái trường thuở trước.
Dù mang thân mất nước,
Vẫn ươm hoài một mơ ước nhỏ nhoi,

Mơ một ngày trên đất khách  xa xôi,
Bạn bè cũ khắp nơi về gặp gỡ,
Cùng đứng trước lá cờ, rồi rạng rỡ,
Cất lời ca như thuở tóc còn xanh.
                         x
                   x          x
Sau bao lần vất vả rấp ranh,
Giấc mơ nhỏ giờ đây thành sự thật,
Trăm cánh nhạn từ bốn phương tất bật,
Nghe gọi bầy, tấp nập đến Paris.

Người gặp nhau, từng nhóm nhỏ rầm rì,
Ánh mắt ấy sáng khác gì ánh nến.
Nửa thế kỷ, chưa cạn lời quyến luyến,
Đà bồi hồi tính chuyện gặp ngày sau.

Rồi phút giây mong đợi đã bắt đầu,
Trăm ánh mắt chung một màu ước vọng.
Trên sân khấu, lá Cờ Vàng trang trọng,
Tiếng quốc ca lồng lộng át màn đêm.

Tim cằn cỗi chợt mềm,
Quá khứ êm đềm quay trở lại.
Hạnh phúc mới khiến lòng như tê dại,
Thầm ước gì mãi mãi sống trong mê.

Những ánh mắt xa quê,
Đêm hướng về Viện cũ,
Vẫn rực sáng sau nhiều đêm mất ngủ,
Sau nửa đời nếm đủ chuyện bể dâu.

Kiếp tha hương mấy chốc đã bạc đầu,
Thân lưu lạc trót dãi dầu tân khổ.
Đêm thức giấc vẫn nghẹn ngào trong cổ,
Quê hương xưa cùng Viện cũ còn đâu.

Chỉ còn đây, trong ký ức buồn đau,
Những hoài niệm nhạt màu theo năm tháng,
Và đâu đó trong khung trời dĩ vãng,
Mái trường xưa thấp thoáng một bóng cờ.

(Gửi từ  Innsbruck, Austria, 6/2012)

***

Trần Mộng Tú

Lửa Hạ

Em vốc một nắm mùa hạ
ném về thành phố có anh
em thổi nắng lửa về đó
đốt anh ngọn đuốc giữa ngày
trái tim em nhuộm sắc đỏ
như mảnh than hồng trong tay
em nắm bàn tay mình lại
trái tim thành một mặt trời
em gọi mây về trước cửa
hàng cây thở rám má em
tóc em vàng hoe mầu nắng
gió hôn rát cả vai mềm

mùa hạ thắp từng ngọn lửa
                    châm vào trái tim hoang mang
những gót chân trần trên cỏ
bật lên tiếng cười vang vang
                    vo mình thành trái cầu lửa
                    quay một vòng luân vũ tròn
                    có phải em là mùa hạ
đốt anh rất đỗi hân hoan

(tmt, Mùa hạ Seattle, USA)

***

Hồ Phong Tư

Đọc sách xưa

Ngày suông dở sách ra xem
Ngổn ngang chữ nghĩa, lấm lem sự đời
Sợ thay cái ngọt đầu môi
Buồn cho mặt lạ trắng vôi phường chèo !

Chìm thì sen, nổi thì bèo
Lim già bỏ mặc, tre pheo dựng chùa
Chợ đời cướp bán, tranh mua
Câu thơ nhuộm đến chát chua phận người

Bao nhiêu đổ hết cho Giời
Giời ngồi
Giời khóc
Cái thời đảo điên!

(Làng Lụa, Hà Đông, 6/2012)

***

Nguyễn Xuân Quang

HOA BÈO PHỚT TÍM KHÓI SÔNG
Tao với mày,
Hai thằng bạn tâm đầu.
Thân đến có thể đổi bồ cho nhau.
Đã từng mặc chung một quần,
Mang chung một bệnh.
Những buổi sáng,
Đói mềm người,
Chỉ còn vài đồng mua xôi,
Chúng mình bảo bà lão bán cho mình nhiều xôi, ít lá.
Bà lão cười.
Rơi cái răng cải mả cuối cùng.

Một tối.
Cuối mùa đông,
Đời bỗng thèm một chút ấm lửa hồng.
Tao về nhà mày ăn giỗ.
Tóc tao dài chấm lưng.
Cha mày mắng tao là thằng người rừng.
Bắt tao ngồi vòng tay dưới dàn hoa thiên lý.
Ông liếc kéo mài dao.
Tao vờ òa lên khóc.
Ông sai em gái mày hớt tóc cho tao.
Ôi đôi mắt nàng có ba đào.
Môi hồng chúm chím muốn trao.
Hai bàn tay sát nhân ngà ngọc,
Hai bàn tay đao phủ ngọt ngào.
Hoa rơi theo kéo, theo dao,
Mùi hoa thiên lý lao đao một đời.

Một chiều.
Mùa xuân,
Tiệc tiễn chân mày ra đơn vị.
Mày dựa hơi men ?
Hay mày say bí tỉ ?
Tự thú mình là một đứa rất hèn.
Mày đã trót yêu người con gái tao quen.
Nhưng nàng lại yêu tao, cái thằng nham nhở.
Mày xúi tao cưới nàng làm vợ.
Để những lần về phép, mày có cớ đến thăm tao.
Chiêm ngưỡng nàng như một ngôi cao.
Ngoài vườn, nở rộ hoa đào.
Phong ba trong chén, lao đao, tròng trành.
Nụ đào ai vẽ trong tranh,
Ngàn xưa giờ nở trên cành Đào Viên.
Rồi tao vời mày về đơn vị,
Khi Đồng Tháp, lúc Tam Biên,
Khi Quảng Trị, lúc Hạ Lào.

Một trưa.
Mùa hè đỏ lửa.
Đỏ rực trời màu phượng vĩ máu pha.
Hoa rơi, máu đổ chan hòa.
Máu rơi đỏ thắm màu hoa học trò.
Mày chết tan thây.
Người ta truy điệu,
Người ta tổ chức đám ma linh đình,
Để đem chôn một chiếc quan tài đầy sỏi đá.
Cha mày nghẹn câu kinh,
Hóa thành bụt tham thiền.
Mẹ mày như con điên,
Nhào lăn trước mả.
Em gái mày nhìn tao như kẻ lạ bên mồ.
Nàng biết rằng đời lính tráng sông hồ,
Chẳng còn gì, ngoài ba tấc khăn xô.
Giai nhân tự cổ như khanh tướng.
Nhưng có giai nhân nào mê chính chiến thời trang ?
Thích quấn ngang đầu, một dải khăn tang ?

Một sáng.
Chớm thu sang.
Những con sâu đo nhả sợi tơ vàng,
Đo thu sầu ? Đo trời ? Đo đất ?
Đo áo cưới hay đo áo tang ?
Cho những nàng con gái sắp sang ngang.
Tao ghé thăm nàng,
Người con gái mày thầm yêu trộm nhớ.
Nàng đang nâng niu cắm cái nụ hồng he hé nở,
Trong chiếc bình men rạn cổ ngàn năm.
Tao báo tin mày đã ra người thiên cổ.
Nàng không nói lời nào,
Lẳng lặng đưa tao tấm thiệp hồng đám cưới.
Nàng buồn như con hươu sao.
Tao cầm đóa hoa hồng.
Và đập vỡ cái bình bông.
Ôi đôi mắt nàng ngàn thu vời vợi.
Ngàn năm hóa đá chết tròng.

Chiều nay lành lạnh heo may.
Tao cắm đóa hoa này,
Trên mộ mày đầy cỏ úa.
Trông ra bát ngát rừng cây,
Sóng vàng trôi nổi bè dây tơ hồng.

Từ dạo đó tao lặng câm,
Như một loài sò biển âm thầm,
Gói ghém đời mình trong hạt cát,
Kết tinh thành viên ngọc trong tâm.

Rồi bỗng một ngày tàn binh rã ngũ,
Hóa kiếp con người làm kiếp thú.
Sống trong rừng đèo heo hút gió,
Đói ăn sâu bọ, lá cây.
Khổ sai một kiếp tù đầy sa cơ.
Sống còn nhờ chút tình thơ.
Còn thơ, còn mộng, còn mơ không ngừng.
Đêm nằm, gậm bánh trăng sừng,
Chiều hôm ngồi nhấp rượu rừng sương sa.

Bồng bồng cái lộc ra hoa,
Một đàn vợ ngụy chẩy ra thăm chồng.
Mùng mừng, tủi tủi, mong mong.
Thăm ta vẫn chỉ cái gông, đôi còng.
Em mày, tay bế tay bồng,
Bên chồng, nước mắt ròng ròng như mưa.
Ba đào đôi mắt ngày xưa,
Giọt nào rơi rớt, dư thừa cho ta ?
Mênh mông tím cả rừng già,
Rừng chiều tim tím mầu hoa bìm bìm.
Lênh đênh hạt máu trong tim,
Lênh đênh bẩy nổi, ba chìm lênh đênh.

Giờ đây trong cái chuồng người tị nạn,
Người khinh ta như thằng Mường, thằng Mán,
Người coi ta như thằng di tản hủi cùi.
Sáng chiều bưng đĩa đi xin bữa,
Mặt mũi thằng ngã ngựa ngu ngơ.
Chiều nay bỗng gặp người xưa,
Đôi mắt nàng có nắng, có mưa,
Của cuộc đời chồng vợ, vợ chồng.
Đá mắt rạn như cái bình men rạn,
Địa khai còn thấy lung linh nụ hồng.
Chiều nay cạn chén sầu nhần thế,
Hồn lao đao say sóng rượn nồng.
Lênh đênh một kiếp bèo bồng,
Bao la sông nước, mênh mông mây trời.
Trời xanh không chín muôn đời,
Ngàn năm bèo dạt mây trôi bềnh bồng.
Hoa bèo phớt tím khói sông.

(Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang's Blog, USA)

***

Tạp Bút:

Mang Viên Long

Tiếng Gà Trưa & Nỗi Nhớ Thương Hoài Niệm Một Đời

Ở đâu đó trong các làng quê, ngỏ hẻm hay phố thị Việt Nam ngày xưa – tiếng gà gáy trưa vẫn thình thoảng vang lên – rời rạc. đơn độc –giữa trưa hè oi nồng im vắng, nhưng âm thanh ấy lại có sức cuốn hút thật lâu dài trong lòng người như điệp khúc quen thuộc mà thật da diết của Quê Nhà…
       Tiếng gà vang lên trong nắng trưa hanh vàng. trong nỗi lặng lẽ của đời sống tạm ngưng nghỉ sau một buổi quần quật bương chải vì cơm áo.
       Âm thanh ấy – có lắm người nghe quen đến nỗi chằng hề để ý. thậm chí không lưu lại chút cảm xúc? Cứ mặc cho tiếng gà eo óc cô đơn…Cho đến một ngày nào – chợt nghe tiếng gà trưa vọng lại –và lòng bỗng rộn lên một niềm hoải cảm mênh mông…
       Tiếng gà gáy trưa khác hơn tiếng gà gáy buổi sang: Âm thanh khô khốc bất chợt vang lên, lẻ loi,  rồi lặng im ngay sau đó! Lặng im cùng cái nắng oi bức nặng trĩu. Âm thầm cùng cõi vô cùng của đất tròi hiu quạnh chung quanh! Nếu là người đang xa quê – tha hương, thì âm thanh đơn điệu cũ càng ấy sẽ trổi dậy - ray rức, thôi thúc - mảnh liệt hơn - một nỗi niềm dịu vợi xa xôi chẳng bao giờ dứt. Tiếng gà trưa âm vang mãi mãi trong nỗi nhớ thương hoài niệm một đời biển dâu. chìm nổi!
        Nhà thơ Hoàng Lộc đã bắt gặp “ tiếng gà trưa”  nơi phố người hoa lệ từ bên kia đại tây dương – và đã thao thức. đã dằng vặt với bao nỗi nhớ Quê tha thiết không cùng trong một trưa khó ngủ nơi xứ người theo tiếng gà xao xác vọng lại từ nhà một hàng xóm: 
             “ông bạn Mễ xứ người kiếm sống
               còn mang theo trưa những tiếng gà
               ta nhiều năm nỗi đời nỗi mộng
               ơn láng giềng thêm nỗi quê xa...”

                 (Qua Vườn Nhà Một Hàng Xóm Mễ Tây Cơ,
                 Nghe Tiếng Gà Trưa)
           Sự nhạy cảm quá đổi tinh tế của nhà thơ làm sống dậy nổi xúc dộng dịu dàng mà sâu thẳm vì “tiềng gà trưa” lạ lẫm trong thinh vằng của cõi người đã khiến nhà thơ chợt nhận ra cái tầm thường- rất tầm thường của đời sống quanh anh, mà bấy lâu chưa nhận thấy:
            “ ông bạn  Mễ xứ người kiếm sống
              còn mang theo trưa những tiếng gà”
           Dù đã lưu lạc xứ người vì cơm áo – nhưng ông bạn làng giềng không hề quên quê hương, kỷ niệm. người thân yêu của mình nơi một làng quê xa xôi cách biệt nào đó tận xứ Mễ Tây Cơ! Vẫn còn “ mang theo trưa những tiếng gà” bên đời sống lận đận viễn xứ bao năm! Biết người – nghĩ lại mình :
            “ ta nhiều năm nỗi đời nỗi mộng
              ơn láng giềng thêm nỗi quê xa…”
           Nhiêu năm tháng thăng trầm vì “nỗi đời/ nỗi mộng”. Nhiều năm tháng biền biệt quê xa. Bao lần khắc khoải nhớ thương “thực/mộng”. Và ngay lúc nầy đây- “qua vườn nhà một hàng xóm Mễ Tây Cơ”- nhà thơ đã thêm vào “cõi đời/ cõi mộng”  nỗi nhớ “quê xa”  – ngày càng quặn thắt, tràn đầy. Nếu không đáu đáu bên lòng một nỗi nhớ quê son sắc. nếu không tìm ẩn một tình thương yêu quê nhà thường trực thôi thúc réo gọi bên dời – thì làm sao một “tiềng gà trưa” đã khơi dậy một trời đau xót nhớ nhung?
         Tôi bổng nhớ đến nhạc sĩ – nhà thơ Văn Cao trong “ Mùa Xuân Đầu Tiên” đã không “vô tình” khi đưa “tiếng gà trưa” vào đoạn cuối của ca khúc để bật lên  tiếng lòng chân thật nhất. thiết tha nhât, bi thương nhất, và cũng dào dạt cảm xúc nhất dành cho “mùa xuân đầu tiên” sau 75 còn bỏ ngỏ:
            “…Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
              Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
              Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
             Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
             Một trưa nắng thu hôm nay mênh mông.”

            Vậy mà  - một thời ca khúc tâm huyết tuyệt vời nầy của Văn Cao đã “bị cấm phổ biến” vì sự trung thực. vì lòng bi thương hoài niệm. vì “những mùa xuân không là mùa xuân” đã được nhắc nhở như một nỗi đau chung của dân tộc (?) – nhưng rồi, hôm nay- nó đã được vang lên trong mọi nhà. trong mỗi dịp Xuân về; bởi  một diều giản dị - đó là tình cảm, là tiếng lòng của tất cả mọi trái tim Việt Nam yêu Quê Hương chân chính! Khúc ca là tiếng thổn thức của niềm vui và nỗi buồn…
         Chỉ một tiếng gà trưa bình thường thôi. Nhưng âm vang quê mùa chơn chất ấy đã lôi cuốn. đã lay động bao trái tim nhớ thương Quê Nhà đến vô cùng… Thật tuyệt vời – tiếng gà trưa vẫn còn vang mãi cho đến hôm nay và cả mai sau…
Quê nhà, tháng 6 năm 2012

(Mang Viên Long:
134, Ngô Gia Tự - Ph Bình Định
TX An Nhơn – Bình Định
ĐT: 01266623513)    

***

Dung Thị Vân

Trả Em Mười Ngón Tay Xưa
MƯỜI NGÓN TAY XƯA
(ĐÀO THÁI SƠN)

Ta điên giữa phố thị buồn
em tan nhịp guốc rụng sương đầu mùa
trả em mười ngón tay xưa
rót hộ ta, chút thượng thừa đắng cay
cho ta thêm một phút giây
tương tư em - như mới ngày hôm qua
đi là chân bước dần xa
tận cùng kiệt. Và biết là đi đâu
hai tay nâng giọt kinh cầu
thả vào sóng nước giang đầu mắt em

Nhà thơ Đào Thái Sơn  là một nhà thơ lục bát hay. Vâng tôi gọi như vậy đối với riêng tôi. Bởi những bài thơ lục bát nào của người khi đọc cũng làm lòng tôi trắc ẩn. Tôi không hiểu sao dù lúc tâm trạng mình vui hay buồn thì thơ Đào Thái Sơn khi đọc  cứ làm cho lòng tôi xao xuyến. Và tôi thấy tình yêu trong thơ Sơn, nỗi buồn trong thơ Sơn. Cứ như những vệt loang u buồn và tan chảy vào tim tôi.

Tôi nghe nỗi buồn Sơn như bản nhạc tình của Anh Bằng và Mạc Phong Linh: “Phố vui có người ta đông…mà anh một bóng trông mong..Em ơi yêu là gì, khi một người đứng ngóng chờ..”

Nhà thơ quá lặng lẽ với nỗi buồn. Mà ví von mình như kẻ điên loạn giữa phố thị buồn. Nhân vật em là ai? Mà máu thắm u hoài trong lòng chàng thi sĩ?. Tôi nghe được tiếng guốc gõ nhịp xâu xé trái tim Sơn trong từng giọt sương rơi rụng.

Ta điên giữa phố thị buồn
em tan nhịp guốc rụng sương đầu mùa

Thơ của Đào Thái Sơn đa phần là những bài thơ tình rét mướt. Những vần thơ lặng lẽ khóc bên đời. Những vần thơ ai oán phận người. Mà đối với riêng tôi, tôi tự phong cho Sơn là nhà thơ tình tài hoa. Bởi tình yêu trong thơ Sơn rất mượt, rất tình , bỏng cháy những đam mê và đầy khát khao. Mà không phải dễ viết. Đọc thơ Đào Thái Sơn dường như lúc nào tôi cũng ghiền ngẫm từng câu từng chữ. Bởi câu nào tôi cũng thấy hay và thích đọc.

Nhân vật em trong thơ Sơn đã rời xa. Cuộc tình đã mất. Nhưng nỗi nhớ thì gần như  còn đọng lại trong tâm hồn tác giả. Đào Thái Sơn đang đi trên những phong ba của mối tình đã mất. Những câu thơ của Đào Thái Sơn như  gào như thét.  Như vết thương rỉ máu cứ loang dần trên màu áo. Nhưng vô vọng trong đau thương của thực tại kiếm tìm. Em đã tan vào dĩ vãng mà tình yêu anh thì đọng lại tháng năm dài. Nỗi nhớ không bao giờ tan chảy. Tình yêu trong thơ Đào Thái Sơn là vậy.

trả em mười ngón tay xưa
rót hộ ta, chút thượng thừa đắng cay
cho ta thêm một phút giây
tương tư em như mới ngày hôm qua

Vâng, hôm qua và hôm nay..Là những câu hỏi không bao giờ xác thực trong tình yêu. Có và mất. Gặp gỡ và cách biệt. Đó là một chuỗi kỷ niệm mà ai rồi cũng luyến tiếc và nhớ nhung. Nhưng với bài thơ này thì tác giả đã mất thật sự rồi. Một mất mát mà chính tác giả cũng không biết bởi tự đâu. Tại sao em biến khỏi đời tôi. Hệ lụy của cuộc tình mà tác giả đã bi ai là đôi mắt người thương. Đào Thái Sơn đã nhọc nhằn trong con chữ để thấm đẫm tình mình xa xót trong mắt em. Đó là tình yêu trong thơ Đào Thái Sơn.

hai tay nâng giọt kinh cầu
thả vào sóng nước giang đầu mắt em

Bài hát “Kinh chiều” của Hoàng Thi Thơ đã làm cho lòng tôi se thắt trong từng câu thơ buồn của Đào Thái Sơn. Tôi gục đầu theo lời hát:

“Chiều lại chiều nghe vẳng tiếng, tiếng kinh buồn 
Chiều lại chiều nghe vọng đến, những hồi chuông, câu kinh buồn
...”

(Saigon, Thứ năm, 07/06/2012)

***

Kính.
NNS

686-NNS-Kinh_Chieu-2012

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

free counters
un compteur pour votre site