lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Lá Thư Úc Châu

châu úc

Lá Thư Úc Châu

Good Weekend
Trang Thơ Nhạc Thứ 7 (14 July 2012)

Nhạc:

Nghe Những Tàn Phai
Nhạc: Trịnh Công Sơn
Tiếng hát: Trịnh Vĩnh Trinh

LaThuUcChau trước với Nửa Hồn Thương Đau: Phạm Đình Chương & Thái Thanh

LaThuUcChau cuối Tuần này với Nghe Những Tàn Phai: Trịnh Công Sơn & Trịnh Vĩnh Trinh

Lại một phối hợp nghệ thuật tuyệt vời: Anh (trai) viết Nhạc cho Em (gái) hát.

Xin chia sẻ cùng Thân hữu 1 pss: Hay&Đẹp (Nghe Những Tàn Phai)
NNS thật bận. Đầu Tuần tới may ra mới có LaThuUcChau

Bài đọc:

  • Xưa lắm rồi Huệ ơi (Thơ)
  • Tựa lưng đồi Đà Lạt (Thơ)
  • Những giọt mồ hôi (Truyện rất ngắn)
  • Vì sao quan chức Trung quốc tham nhũng (Thời sự)

Tình thân,
Kính.
NNS

***

Thơ Văn: Từ Bạn bè gởi

Chùm Thơ Hồ Chí Bửu
Xưa Lắm Rồi Huệ Ơi !

Xa xa lắc – cái thời áo trắng
Có ngã ba ngã bốn trong hồn
Ta trơ trọi nghèo nàn hy vọng
Em mỉm cười – Tay vẫy đi luôn

Đời đã dạy ta bằng khinh bạc
Chút mộng mơ sót lại vẫn thừa
Em vào đời sống bằng tiếng hát
Ta vào đời phiêu hốt làm thơ

Năm mươi năm, ta cao một chút
Tiếng tăm theo tham vọng đời thường
Cũng muốn sống cho lòng bớt tục
Nhưng nỗi buồn ngôn ngữ vây luôn

Khi nguội lạnh nhủ lòng,  thôi kệ
Chuyện tình yêu rồi sẽ lãng quên
Cứ xao xuyến như chàng tuổi trẻ
Mộng mơ khi áo tím qua thềm

Ta đã đi qua nhiều con dốc
Nỗi hoài nghi còn lại một mình
Bởi chính em đã là cơn lốc
Xoáy trong ta làm cuộc viễn chinh…

HÀ NỘI Viết Hoa

Trời Hà Nội tháng ba mà vẫn rét
Nên khó tìm chiếc áo lụa Hà đông
Mãi ước ao một chút nắng hồng
Thế mới biết ‘ gởi nắng về ngoài ấy’

Chiều Hồ gươm sao nghe mình run rẩy
Hay tại em đơn độc dưới mưa chiều
Biết muộn màng nên gì cũng thấy yêu
Vì Hà nội với ta xa xôi quá

Chiều Giảng võ bóng ngã dài trên lá
Hai hàng cây thủ thỉ với nhau rằng
Rất lạ lùng pha trộn chút bâng khuâng
Anh khách lạ miền nam ra Hà nội

Trân trọng lắm nhưng trong lòng nhiều nổi
Sợ cô đơn đi trên phố một mình
Rồi một chiều đi lạc ở Cát linh
Cô hàng trẻ chỉ đường về Yên phụ

Với ánh mắt, với môi cười chưa đủ
Và hình như tôi còn thiếu điều gì ?
Mùi hoàng lan, hoa hạo đỏ lối đi ?
Hay áo tím em về qua phố Huế

Tôi chưa có, hay là tôi có thể
Dìu em về qua phố chợ Đồng xuân ?
                                        
Trường Cũ

Thầy trở lại tưởng vô cùng xa lạ
Thăm bầy chim tóc sẻ búi chưa đầy
Trên bước nhớ nghe lòng lâng lâng quá
Nầy hàng xoan lả ngọn vẫn còn đây

Thầy đứng đó tưởng chừng như mới đó
Của mười năm đếm lá rụng sân trường
Trên bảng gỗ hồn rơi rơi phấn trắng
Một chút gì…và một chút thương thương

Thầy bé nhỏ và các em rất nhỏ
Xa thật nhiều những bài học công dân
Thầy đã thế và các em sẽ thế
Cũng một lần nghe lòng thoáng bâng khuâng

Thầy trở lại nhưng buồn hơn lúc trước
Thương thật đầy những viên đá hoa xanh
Thầy trở lại không còn khua nhịp thước
Không còn cười xoa nhẹ mái đầu xanh

Thầy trở lại, để thấy mình vẫn thế !
Tuổi thời gian phấn bạc chớm trên đầu
Với những đường gân kéo dài sinh kế
Bài giảng đầu đời thầy đã quên đâu …?

Chờ Người Về Từ TORONTO
                                (Tặng Sachile)

Được gì chưa - Sau ba mươi năm xa xứ ?
Đã bao mùa đếm tuyết trắng rơi nhanh ?
Chắc chỉ có một trái tim nhức nhối
Một nỗi buồn khép kín vây quanh !

Người trở lại. Ta nhìn nhau, chắc lạ ?
Khi tâm hồn rơi mãi ở phương xa
Người trở lại. Ta chưa là gỗ đá,
Mà sao lòng quên mất một mùi hoa.

Ở phương đó đâu có chùa rêu mái ngói
Đâu có cây đa lả ngọn bên đình
Chỉ có những buiding cao vòi vọi
Đêm độc hành người đếm gót phiêu linh

Ba mươi năm, chắc người già hơn tuổi
Những đắng, cay, chua, ngọt cuộc đời
Như dòng thác muôn đời rượt đuổi
Không thể dừng, chỉ một điểm rơi..

Ta vẫn sống bằng trái tim bé nhỏ
Nhưng có quê hương- Có góc riêng mình
Có những cái không giá nào mua được
Là khoảng trời yên lặng chẳng đao binh

Người nghĩ gì – Ba mươi năm xa xứ ?
Đã se lòng thương nhớ quê hương ?
Ở đâu đó, có một người không khóc
Lệ đâu còn nên nhớ để mà thương

Ta chờ đợi – Người trở về sống lại
Những dấu yêu đánh mất lâu rồi
Hãy gõ cửa – Để rồi được mở
Về làm người – Đơn-giản-vậy-thôi…

***

Trần Vấn Lệ

Tựa Lưng Đồi Đà Lạt

Có thể bây giờ nhà đổi số
Có thể bây giờ đường đổi tên
Nhưng em, như căn nhà đó, con đường đó
Không bao giờ anh quên!

Con đường nào cũng đi lên
Khi ta bắt đầu đi từ thung lũng
Thung lũng hoa quỳ vàng gợn sóng
Nhà em trên cao kia mà,

Hai cây đào trước ngõ mùa Xuân đang ra hoa…
Đào Đà Lạt màu đỏ
Em, má hồng hồi nhỏ
Thơm ngát gió ngày Xuân…

Em là niềm bâng khuâng
Của anh từng chiều sớm
Hoa quỳ vàng lốm đốm
Nắng vàng tươi áo em…

Có thể đường đổi tên
Có thể nhà đổi số
Trái tim không đổi chỗ
Muôn đời Đà Lạt ơi!

*

Anh từ thung lũng lên đồi
Em là mặt trời rọi xuống
Ngay cả chiều nắng muộn
Em, Bình Minh Của Anh!

***

Huy Uyên

Truyện rất ngắn
Những giọt mồ hôi.

----------------------------

Khói cay làm mắt đỏ hoe, mồ -hôi đổ đầy mặt. Mẹ cố thổi lửa cho kịp chín nồi chè bán đêm.

Vừa khi ấy ba về. Dựa chiếc xe đạp thồ bên hiên xong ngồi bệt xuống đất thở dốc. Lưng áo ướt nhẹp mồ hôi.Ba buồn rầu cầm mủ lau cổ và mặt. Hôm nay ế !

Phước quặn thắt lòng. Em lại nhớ đ&n những giọt mồ hôi hồi chiều khi cô giáo gọi lên hỏi tiền học-phí.

Phước thở dài lẩm bẩm ;

-Thương thay những giọt mồ hôi của người nghèo !!!

Ông Mỹ.

-----------------------

 Ông Mỹ ngồi bên sông Hàn.

Nam dắt ba đi ngang, Ba Nam bị mù trong chiến -tranh lúc làm thông-dịch cho quân-đội Mỹ.

Không còn cách sống ba phải đi ăn mày .

Ba nói :- Tôi nguyên Thông Dịch Viên/Thủy Quân Lục Chiến /Hoa Kỳ. Tôi bị mù. Không nhà không việc làm. Xin ông làm phước.

 -Trước anh đơn-vị nào ? Ông Mỹ hỏi.
 Ba :- Tôi thuộc ITT Trung đoàn 1.

Ông Mỹ : - Dù là Trung đoàn 1000 TQLC cũng chẳng là quái gì vì tôi có hơn gì anh đâu. Tôi đang sống nhờ trợ cấp thất nghiệp và lương cựu binh.

Em bé bán vé số.
----------------------------------

 Mười ba tuổi, cha chết. Mẹ lấy dượng. Bé bỏ học đi bán vé số.

 Mẹ bảo : - Con liệu nuôi lấy thân, mẹ bất lực.

 Bé nghĩ : - Trong cuộc đời này ai khổ như mình ?

T&i nọ bán trúng độc- đắc cặp mười cho một ông bằng tuổi cha. Bé vui mừng chạy tới báo tin. Nhà vắng. Ông ấy cười cười kiểu dê cụ. Trao 1 tấm vé trúng thưởng rồi bảo :

- Của em.

 Đêm đó bé không về nhà, đau đớn.

Khuya tỉnh dậy nằm bên ngoài cánh cổng. Bé lần tìm tấm vé. Không còn. Cánh cửa khép chặt . . .

***

Bài đọc:

Hạ Vệ Phương

(Khả Nhân dịch)

Vì sao quan chức Trung Quốc tham nhũng?

Các bạn có thể so sánh một chút, tại sao các tội phạm kinh tế ở Trung Quốc lại nghiêm trọng, trong khi ở một số quốc gia dân chủ, quốc gia pháp trị tội phạm kinh tế lại không như thế? Là bởi vì từ đầu chúng ta đã không xây dựng được một hệ thống thể chế có hiệu quả, để khiến quan chức sau đó không dám phạm tội. Đến khi quần chúng nhận ra, tỏ ý phẫn nộ, Chính phủ mới ra tay trừng trị. Có người nói: “Chúng ta tử hình tên tội phạm thì sao?” Dân chúng nói: “Tử hình thì tốt chứ sao!” Chính phủ bắt đầu xử tử hình. Thế nhưng, nếu ngay từ đầu xây dựng được hệ thống thể chế tốt, thì làm gì có nhiều tội phạm kinh tế đến thế. Số lượng quan chức ở Mỹ không ít, tại sao rất ít nghe thấy nói quan chức Mỹ tham nhũng phải chịu tử hình? Bởi vì họ không có cách nào tham ô, tham nhũng. Có ba yếu tố trong chế độ chính trị của họ buộc quan chức không thể không làm việc thành thật, không dám tham ô, hủ bại.

Một là chế độ nghị viện của họ. Nghị viện họ làm gì? Cơ cấu do dân cử này hàng ngày giám sát quan chức chính phủ, quan chức chính phủ chỉ cần có hành vi phạm pháp là lập tức bị hạch hỏi. Ví dụ nghị viện nước Anh, một chế độ nghị viện điển hình nhất, một phía là chính đảng cầm quyền, một phía là đảng đối lập, những vấn đề của đảng cầm quyền liệu có thể qua được mắt đảng đối lập chăng? Cặp mắt của các nghị sỹ rất xoi mói, có thể bóc trần toàn bộ những vụ việc anh gây ra. Bởi vì chính trị của họ có tính cạnh tranh, họ kinh tế thị trường, họ cũng chính trị thị trường. Nếu anh làm không tốt, mời anh xuống để tôi lên. Mục tiêu của đảng đối lập là luôn sẵn sàng, phấn đấu để giành địa vị cầm quyền. Có khi chỉ cần một tin xấu về kinh tế của đảng cầm quyền cũng làm cho mọi người không còn tín nhiệm, và vì thế có thể đổ, các ngài xuống đi để chúng tôi lên. Một nền chính trị cạnh tranh như vậy khiến các quan chức phải hành sự cẩn trọng, tuyệt đối không thể làm sai, làm ẩu. Sự giám sát của nghị viện buộc các quan chức phải cúi đầu lắng nghe.

Thứ hai là chế độ tư pháp, chế độ tư pháp độc lập. Hệ thống tư pháp độc lập tạo nên một áp lực to lớn đối với quan chức. Nước Mỹ đặt ra một thẩm phán đặc biệt chuyên giám sát tổng thống. Vị thẩm phán này đối với tổng thống là một chức quan nhỏ, nhưng quyền lực của vị thẩm phán này lại rất không nhỏ. Bởi vì anh ta không cần sự phê chuẩn của bộ trưởng tư pháp, tự khởi trình điều tra tổng thống. Chuyện bê bối tình dục giữa tổng thống Bin Clinton với Leuynxki chỉ là chuyện nhỏ, nói thực đối với rất nhiều quan chức chính phủ ta, thực chẳng đáng là gì, ở nước ta thì xem đó là thứ tình cảm lãng mạn của nhà cách mạng vô sản mà thôi (cười). Vị thẩm phán thời tổng thống B. Clinton đã tiêu 50 triệu đô la kinh phí liên bang để điều tra vụ bê bối này khiến tổng thống mất mặt vì chẳng có cách nào tránh khỏi, vì vị thẩm phán này không ai có quyền bãi miễn. Làm tổng thống có dễ dàng không? Tổng thống còn bị giám sát chặt chẽ như vậy, hỏi các quan chức chính phủ khác có thể dễ dàng hơn sao. Tư pháp giám sát hàng ngày, một khi quan chức phạm tội, tất tư pháp không nhẹ tay. Nichxon khi làm tổng thống xẩy ra vụ Watergate, có chứng cớ chứng tỏ tổng thống biết tình hình sau khi vụ việc xẩy ra. Nhưng tổng thống Nichxon nói không biết. Tòa án yêu cầu Nichxon nộp băng ghi âm. Tại phòng tổng thống băng ghi âm luôn được mở, kể cả lúc không người, chỉ cần có người nói là lập tức được ghi lại. Khi quan tòa yêu cầu nộp ba băng ghi âm có liên quan vụ việc, Nichxon cự tuyệt, nói: “Không, tôi không nộp. Đó là đặc quyền của tổng thống, tôi không nộp cho ngài.” Quan tòa hỏi: “Ngài nộp hay không nộp? (tiếng cười) Nếu không nộp ngài sẽ phạm tội cản trở tư pháp.” Trước áp lực mạnh mẽ đó, Nichxon buộc phải nộp băng ghi âm và hôm sau thì tuyên bố từ chức. Có thể nói, cơ quan đầu não của nước Mỹ phải phục tùng mệnh lệnh tư pháp, các quan chức chính phủ phải bị tư pháp giám sát. 

Ngoài ra còn có một cách giám sát là hệ thống truyền thông. Truyền thông tự do là một trong những bảo đảm có tính chất thể chế quan trọng để giữ cho quan chức trong sạch. Toàn bộ báo chí và đài truyền hình là do tư nhân làm. Đài phát thanh cũng do tư nhân làm, trừ Đài tiếng nói Mỹ quốc là thuộc Chính phủ. Đài phát thanh Tiếng nói Mỹ quốc, khi phát thanh có thể nói, bài xã luận này thể hiện lập trường của Chính phủ Mỹ, nhưng không được phép phát tín hiệu ở trong nước, cho nên nước Mỹ không nghe được tiếng nói Mỹ quốc, muốn nghe Tiếng nói Mỹ quốc thì phải đến Trung quốc nghe (tiếng cười). Tại sao họ không cho chính phủ làm truyền thông, bởi vì chính phủ làm truyền thông sẽ phát đến nhân dân những tin tức có lợi cho chính phủ, thế là suốt ngày đưa tin giả, nói tình hình của chúng ta rất tốt. Tôi có viết một bài cho báo Thanh niên Trung quốc in trên chuyên mục Băng điểm tên là “Thiện đãi quan viên”. Tôi nói, tôi thường nghĩ, ông Trần Hy Đồng (nguyên thị trưởng Bắc Kinh- ND) chịu hình phạt trong nhà ngục nghĩ gì khi bị nhân dân trong và ngoài nước nguyền rủa, chế diễu. Mấy hôm trước ở trên mạng bất ngờ xuất hiện bài “Trước lúc chết Hồ Trường Thanh (nguyên Phó tỉnh trưởng tỉnh Giang Tây- ND),  bàn về tự do báo chí” (tiếng cười). Hồ Trường Thanh nói, nếu báo chí tỉnh Giang Tây và toàn quốc có thể vạch mặt tôi như báo chí Mỹ vạch mặt Bin Clinton thì tôi đâu đến nỗi có kết cục này? Làm sao tôi phải tử hình? Tôi đau khổ lắm. Các bạn biết đấy, ở quốc gia này là tiền ngạo nhi hậu cung. Những bí thư tỉnh ủy hiện nay, họ không hề có một sai lầm nào hay sao?  Báo chí chỉ đưa tin trong các hội nghị họ hiệu triệu cán bộ, quần chúng học tập tư tưởng quan trọng “ba đại diện”, giữ vững tính tiên phong của người đảng viên cộng sản, phải ghi nhớ “8 điều vinh và 8 điều nhục”, ngày nào cũng nói những lời đàng hoàng đứng đắn, chỉ đến khi bị đánh đổ chúng ta mới biết, trời ạ, sao con người này lại hủ bại đến thế! (tiếng cười) Bây giờ bạn có thể phát hiện ra rằng truyền thông như vậy tàn ác đến nhường nào! Điều đó làm cho con người ta chỉ đến sau khi hóa thành thần rồi với thấu hiểu. Bởi vì anh làm việc xấu không bị vạch mặt, tiền anh không thể không nhận? Các bạn thử nghĩ xem, đột nhiên nghe nói có người tham ô 8 triệu, cảm giác số tiền đó rất lớn, rất đáng sợ, nhưng kì thực ở Trung Quốc, một anh bí thư huyện ủy, tiền như thế cứ ào ào đến, anh không thể không nhận, anh không nhận làm sao tiếp tục làm việc, anh không hiểu thấu tình lí, anh phụ tấm lòng của quần chúng cách mạng (tiếng cười). Anh ốm, anh là người tốt, mọi người đến thăm. Khi mọi người về hết, đột nhiên phát hiện ra dưới giường toàn là tiền. (Tiếng cười). Quan chức một khi được cử đi trường đảng trung ương học tập, cấp dưới đều biết là anh sẽ thăng tiến, lập tức đem lễ vật đến thăm. 8 triệu quá đơn giản, đúng câu tục ngữ ba năm thanh tri phủ, thập vạn tuyết hoa ngân.  Cho nên họ đi đến gianh giới cái chết lúc nào không hay. Trong tình hình như thế, có ai không tham ô? Ai không thích tiền? Tiền là tiên là phật… Khi đếm tiền, miệng cười tươi như thế này (làm bộ, tiếng cười). Tiền là một thứ tuyệt vời, có ai không cần tiền? Con cái lãnh đạo ra nước ngoài học tập, tiền do người khác bao. Ai không thích xe tốt? Nhà ở càng ngày càng to, xe càng ngồi càng nhỏ, ai không thích người đẹp? Như Tưởng Nhan Bình (Phó Tổng giám đốc tập đoàn xây dựng Hồ Nam, tỉnh Hồ Nam bị xử tử hình vì tội tham nhũng- ND), một nữ quan chức, cô ta cũng thích đàn ông đẹp (tiếng cười). Đó là bản tính của con người. Bản tính của con người, chẳng có cách nào khác ngoài chế độ giám sát mạnh mẽ. Chỉ cần có một vấn đề là đã bị vạch mặt, là bị truyền thông bám riết, khiến anh không dám làm càn, khiến anh không thể không trở thành Khổng Phồn Sâm (một cán bộ lãnh đạo được suy tôn là tấm gương sáng, hai lần đi công tác Tây Tạng- ND), khiến anh không thể biến thành Vương Bảo Sâm (nguyên thường vụ thành ủy, phó thị trưởng Bắc Kinh, tự sát vì mắc tội tham ô- ND). Một khi lần đầu anh mua một căn hộ tặng tình nhân, bị báo chí làm rầm lên, anh có dám làm tiếp lần hai không? Nếu có một nền báo chí như vậy, thì ngay căn hộ thứ nhất anh đã không dám đem cho rồi. Nếu một việc xấu anh không dám làm, thì làm Lôi Phong (nhân vật được tôn vinh thời kì Cách mạng văn hóa chịu khó chịu khổ, giản dị tiết kiệm, làm việc tốt- ND) rất dễ dàng. Tại sao phương Tây không có những vấn đề như ở ta, tại sao ta phải xử rất nặng các quan chức nhà nước là tử hình, mà ở các nước khác không có? Lúc đầu ta không xây dựng được một chế độ thật tốt, sau sinh ra tức giận, giống như ông bố lúc con còn nhỏ không dạy dỗ đến nơi đến chốn, con lớn hư thân bèn đánh, đánh đến chết. Tất nhiên so sánh như vậy không thật xác đáng. Chính phủ phải là con của chúng ta, tôi nói ngược rồi ( tiếng cười). Đặng Tiểu Bình đã nói: “Tôi là con của nhân dân Trung quốc”, tức cũng là nói, là con của mỗi chúng ta (tiếng cười). 

Ban đầu anh không xây dựng được một thể chế tốt, sau chỉ dọa đe thì chẳng có tác dụng gì! Các bạn thấy đấy, số tiền tham ô các vụ án sau càng ngày càng lớn, số người phạm tội càng ngày càng nhiều, cấp bậc các quan chức phạm tội càng ngày càng cao. Thẳng thắn mà nói, hiện nay không dám truy cứu đến cùng, nếu nền tư pháp của chúng ta thay đổi thật sự độc lập, thì các quan chức của cái quốc gia này, tuyệt đại đa số đều đối diện với án tử hình. Nếu khởi điểm tội tham nhũng bị phán tử hình là mười mấy vạn đồng, thì e rằng kế hoạch hóa sinh đẻ không phải làm rồi (tiếng cười), mấy chục triệu quan chức sẽ lập tức biến mất. Như thế chưa hẳn tốt, vấn đề là ta phải xây dựng một thể chế mạnh, chứ không phải mê tín tử hình hoặc dùng tử hình để trốn tránh trách nhiệm, trốn tránh nhân dân./. 

***

BBC:
Trung Quốc nắm hồ sơ ngư dân Việt

(Ngay cả nhóm ngư dân (làm ăn lương thiện) mà Trung quốc cũng nắm cả hồ sơ, thì những người có chức quyền nhất định làm sao tránh khỏi. Trung quốc dùng hồ sơ cá nhân như một thứ con tin..Hỡi ơi..Gián điệp (người Hoa) đã tràn lan cả đất Việt. Họ chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Họa Bắc phương quả đã quá gần kề).

Ngư dân Lý Sơn bị bắt giữ ở đảo Phú Lâm khi đánh bắt ở Hoàng Sa nói phía Trung Quốc nắm nhiều thông tin về gia đình của họ.

Ông Trần Hiền, từ xã An Vĩnh, Lý Sơn, nói ông được kể lại rằng người Trung Quốc trên đảo Phú Lâm có giữ hình ảnh vợ con và mẹ của ông.

Tàu số QNg 66074 mà ông Hiền vừa là chủ tàu, vừa là thuyền trưởng, bị bắt hồi đầu tháng Ba cùng với một tàu khác số hiệu QNg 66101 do ông Lê Vinh, người cùng xã An Vĩnh, làm chủ.

Khi ông bị giữ cùng các ngư dân khác trên đảo Phú Lâm, vợ của ông Trần Hiền đang chuẩn bị sinh con.

Ông nói với BBC từ Lý Sơn hôm thứ Năm 12/7: "Khi được thả gần 50 ngày sau, tôi nghe có người nói nhìn thấy hình của gia đình tôi trên đảo [Phú Lâm]."

"Cả hình vợ con tôi, cả hình bà già. Họ còn biết vợ tôi sinh con thứ ba."

"Làm sao họ có hình ảnh thì tôi không biết."

Tương tự, ông Lê Vinh, chủ tàu QNg 66101 bị bắt cùng ngày, nói phía Trung Quốc cũng nắm rõ thông tin về bản thân ông.

Ông Vinh kể với BBC: "Lúc tàu của tôi bị bắt, tôi không có mặt nhưng em trai đi trên tàu nói họ cho xem chi tiết gia đình mình."

Tuy nhiên, các ngư dân trên cũng bác bỏ rằng có "nguồn tin nội gián" cung cấp chi tiết thân nhân ngư dân cho Trung Quốc.

Lý do mà phía Trung Quốc tìm hiểu và tàng trữ thông tin, theo họ, là do cả hai ông đều đánh bắt ở Hoàng Sa nhiều năm nay và đều đã bị bắt nhiều lần.

Ông Lê Vinh đã bị bắt bốn lần, còn ông Trần Hiền thì "bao nhiêu lần không nhớ nữa".

Tịch thu tài sản

Hiện tàu của ông Trần Hiền đã được thả về tuy tịch thu hết tài sản thiết bị, nhưng tàu của ông Lê Vinh còn bị giữ.

Toàn bộ 21 người trên hai tàu bị bắt cũng đã được cho về nhà.

Theo các ngư dân, kinh tế của họ "rất khó khăn" khi việc làm ăn bị Trung Quốc cản phá.

Ông Vinh nói: "Mỗi lần bị bắt, Trung Quốc đều đòi tiền phạt hàng chục nghìn nhân dân tệ mới cho về. Họ còn tịch thu hết cá, hải sâm, lấy hết dầu và giữ thuyền, thiệt hại tính cũng hàng trăm triệu đồng".

Ông Trần Hiền, người bị Trung Quốc ghi nợ 30.000 Nhân dân tệ, thì nói nay không thể đi biển xa vì không còn phương tiện nên "chỉ ở nhà chờ đợi hỗ trợ".

Các ngư dân cho hay khi bị bắt, phía Trung Quốc luôn luôn tra hỏi lý lịch từng người, nhất là các chi tiết như họ có làm việc cho chính quyền địa phương hay tham gia bộ đội, du kích gì không.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã An Vĩnh Trần Bút nói dù ngư dân lâu nay bị ngăn cản, bắt giữ, chính quyền vẫn khuyến khích họ tiếp tục đánh bắt ở Hoàng Sa.

Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền với quần đảo mà Trung Quốc đã chiếm giữ hoàn toàn từ 1974.

Hoạt động ngư nghiệp tại khu vực mà Việt Nam coi là "ngư trường truyền thống" này cũng được coi như hình thức khẳng định chủ quyền.

***

Bon Samedi
Kính.
NNS
712-NNS-_Nghe_nhung_tan_phai-2012

 

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

free counters

un compteur pour votre site