lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Vietnam Sea - Southeast Asia Sea - Biển Đông của Việt-Nam Cộng-Hòa - Southeast Asia Sea belong to the Républic of Vietnam

Nhật ký biển Đông Việt Nam: Tại sao cần phải đọc cuốn trận chiến tình báo, phản tình báo giữa Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)/CIA và cộng sản Hà Nội

Nguyễn văn Thái, Ph.D.
Nguyên Giáo Sư Thỉnh Giảng
University of Pennsylvania
St. Joseph’s University
Chestnut Hill College

Khi quyết định đọc một quyển sách, người đọc thế nào cũng đã có ý định tại sao mình muốn đọc quyển sách này: Đọc (1) để giải trí chứ không có một mục đích rõ rệt nào cả, nếu hay thì tiếp tục đọc, dở thì quăng vào sọt rác; (2) để thưởng thức một tác phẩm văn chương, nghệ thuật có giá trị do bạn bè hoặc do các nhà phê bình giới thiệu; (3) để trau dồi kiến thức bản thân vì tài liệu có giá trị về văn học, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học, v.v…; hay (4) để học hỏi, rút tỉa kinh nghiệm cho đường hướng suy tư về thân phận bản thân và đất nước Việt Nam thân yêu và về dự hướng hành động của mình trong tương lai.

Nếu (1) và (2) là mục đích thì cuốn Trận Chiến Tình Báo, Phản Tình Báo Giữa VNCH/CIA và Cộng Sản Hà Nội không phải là quyển sách mà quý vị muốn đọc. Quý vị có thể sẽ phí phạm quá nhiều thì giờ vào một việc làm hoàn toàn không thuộc sở thích của quý vị. Nhưng nếu (3) hay (4) hoặc (3) và (4) là mục đích thì Trận Chiến Tình Báo, Phản Tình Báo Giữa VNCH/CIA và Cộng Sản Hà Nội là một quyển sách mà quý vị không thể bỏ sót, không đọc, và cũng không thể không chiếm một vị trí đặc biệt trong thư viện nhà của quý vị.

Tác giả Liên Thành trước đây đã từng cho xuất bản ba cuốn sách: (1) Biến Động Miền Trung, Huế -- Thảm Sát Mậu Thân 1968, và (3) Thích Trí Quang: Thần Tượng hay Tội Đồ Dân Tộc. Và nay Trận Chiến Tình Báo, Phản Tình Báo Giữa VNCH/CIA và Cộng Sản Hà Nội là quyển sách thứ tư của tác giả Liên Thành, sẽ cho ra mắt tại Little Saigon vào tháng 9 năm 2017.

Quyển Trận Chiến Tình Báo, Phản Tình Báo Giữa VNCH/CIA và Cộng Sản Hà Nội 1955-1975 là một tập tài liệu dài trên 900 trang phản bác mạnh mẽ sự tuyên truyền và ca tụng của Hà Nội – mà tác tác gia cho là dối trá, huênh hoang, hoàn toàn không trung thực -- về sự thành công của CSVN trong lãnh vực tình báo, cũng như về huyền thoại anh hùng của các điệp viên tiêu biểu như Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn, v.v…, đồng thời tác giả cũng khẳng quyết, bằng cách chứng minh với sự kiện, sự thành công của ngành tình báo VNCH qua việc trình bày hầu như tất cả mọi điệp viên từ cấp trung ương cho đến những đơn vị nhỏ của Hà Nội hoạt động tại các địa phương ở miền Nam Việt Nam đều bị tình báo VNCH bắt và những sinh hoạt phá hoại và nội tuyến của Hà Nội đều bị phá vỡ hoặc tê liệt hoá.

Tập tài liệu trên 900 trang này gồm 18 chương.

Qua  18 chương sách này, độc giả sẽ biết được tất cả các tổ chức cơ quan và sinh hoạt tình báo và phản tình báo dân sự cũng như quân sự của VNCH dưới thời Đệ I và Đệ II Cộng Hoà, của Cục Tình Báo Trung Ương Hà Nội, từ 1955 đến 1975; các vụ xâm nhập và nội tuyến của tình báo Hà Nội và những dữ kiện hấp dẫn về công tác tình báo và phản tình báo của VNCH đã phá vỡ các vụ xâm nhập và nội tuyến này. Nỗi bật trong các công tác này là những sinh hoạt của cơ sở tình báo của tỉnh Thừa Thiên mà tác giả Liên Thành là người trực tiếp lãnh đạo trong giai đoạn từ 1966 đến 1975 và của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung.

Qua các sự kiện này, độc giả cũng còn có thể rút tỉa được những kinh nghiệm đáng học hỏi về ưu khuyết điểm và những nguy hại có thể có của các tổ chức tình báo và của an ninh quốc gia trong liên hệ với chính trị quốc nội và nhất là với các đồng minh quốc ngoại.

Khi đọc sách của tác giả Liên Thành thì phần đông độc giả có một trong hai thái độ rất rõ rệt: hoặc là (1) chống đối, phản bác, chỉ trích đôi khi bằng những từ ngữ nặng nề, hay là (2) đồng ý, ủng hộ, hay hỗ trợ rất tích cực. Dĩ nhiên cũng có một số người có đọc, nhưng không muốn can dự vào những tranh luận.

Là một người giới thiệu sách, tôi không muốn phê bình bất cứ thái độ nào của độc giả vì khi một tác phẩm được cho ra đời, giá trị của tác phẩm đó không còn thuộc quyền thẩm quyết của tác giả nữa mà thuộc quyền của mỗi độc giả. Tác giả Liên Thành đưa ra một thông điệp qua lăng kính của quá trình sinh trưởng và giáo dục của gia đình cùng với những giá trị đã được giáo huấn và thủ đắc trong tiến trình này; cũng như qua lăng kính kinh nghiệm sống, kinh nghiệm hoạt động trong thời gian trưởng thành của mình. Thông điệp này được gửi đi và độc giả thu nhận nó cũng qua các lăng kính trên, nhưng những lăng kính này được cấu tạo khác biệt vì hoàn cảnh của mỗi cá nhân đều khác nhau. Do đó thông điệp đã biến dạng do quá trình phát triển cá nhân khác nhau của từng độc giả, đưa đến sự đồng ý với hay phản bác tác giả. Và, dĩ nhiên ý kiến, lập trường và trao đổi công khai là quyền của tất cả mọi người trong các thể chế dân chủ, với hy vọng là mọi người có thể tìm thấy được một mẫu số chung.

Tuy nhiên, để đánh giá quyển sách có giá trị hữu ích cho mình hay không, có lẽ độc giả không cần phải xét đoán lập trường chính trị của tác giả -- mà quý vị có thể đồng ý hay phản bác -- vì lập trường của mỗi người đều được hình thành qua quá trình lịch sử phát triển của mỗi cá nhân cá nhân, đã thành định kiến, thường khó thay đổi được. Cũng như khó có ai có thể thay đổi được lập trường chính trị của quý độc giả. Do đó, trước khi phê phán lập trường chính trị của tác giả, có lẽ điều hữu ích là quý vị độc giả cần có nhận định và thẩm quyết về hai yếu tố căn bản: Đó là (1) quyển sách có đưa ra được những bằng chứng cụ thể, khả tín hay không, như tục ngữ ta có câu, “nói có sách, mách có chứng”, và (2) lý luận đưa ra có chỉnh và vững chắc hay không hay là chỉ dựa trên cảm tính mà thôi. Nếu hội đủ được hai điều kiện này thì dù quý vị có cùng quan điểm chính trị với tác giả hay không, quyển sách cũng có tiềm năng thoả mãn được mục đích trau dồi kiến thức hay/và mục đích học hỏi, rút tỉa kinh nghiệm suy tư về thân phận bản thân và đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, cũng như về dự hướng tương lai hành động của quý vị như đã trình bày trên, ở phần mục đích (3) và (4).

Chúc quý vị hưởng được mọi an lành.

Nguyễn văn Thái, Ph.D.

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site