lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Nhật ký biển Đông Việt Nam: 12 Bước Kết Thúc Quá Trình Bán Nước Của Việt cộng

Ai hiểu chuyện này không?

Chuyện trao đổi thương mại giữa những quốc gia sau khi họp hội nghị Apec có mang lợi gì cho Việt Nam hay không?

Nhất là sự trao đổi này giữa 2 nước láng giềng nhau là Việt Nam và Tàu cộng.

Một trong 12 văn kiện đó có tiết mục số 11 về việc giám sát các ngân hàng giữa Việt Nam và Tàu cộng, tôi thấy hơi khó hiểu.

11. Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi thông tin thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Quản lý giám sát ngân hàng Tàu cộng.

Không biết anh chị nào có thể làm sáng tỏ hơn chuyện này cho mọi người cùng hiểu hay không.

Kính mời quý anh chị theo dỏi bản tin dưới đây.

Caroline Thanh Hương

Publié par Cat Bui à dimanche, novembre 12, 2017

Trả lời câu hỏi dẫn trên cũng dễ mà cũng khó.

Dễ là khi chỉ theo mặt chữ mà giảng.

Khó nếu phải nói về việc điều hành công việc nhà nước giữa 2 quốc gia.

Cứ theo mặt chữ thì câu dẫn trên chỉ có nghĩa đơn giản là: " Ngân hàng Nhà nước việt cọng " hợp tác và trao đổi thông tin về công tác " thanh tra, giám sát ngân hàng " với " Ủy ban Quản lý giám sát ngân hàng " tàu cọng.

Thực chất thì thấy rõ là: Cái gọi là " Ngân hàng Nhà nước VN " thực tế chỉ là một đơn vị ngân hàng nhà nước còn kém thực lực hơn cả ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Đông. Vì vậy đâu có gì mà trao đổi.

Vì vậy, văn kiện " Ghi Nhớ " chỉ là nhắc nhở Ngân hàng nhà nước việt cọng ( với tư cách tương tợ như một ngân hàng nhà nước Tỉnh hay Quận huyện trực thuộc )thi hành nghiêm chỉnh công tác thanh tra, giám sát chặt chẻ " các hoạt động ngân hàng địa phương " và phúc trình lên " Ủy ban Quản lý giám sát ngân hàng " thượng quốc chệt ( như đã cam kết trong các thỏa ước có từ trước ).

Cho nên, muốn trả lời cho rốt ráo câu hỏi dẫn trên phải viện dẫn " tiền nhân - hậu quả " phức tạp về các thỏa ước đã có từ trước mà nay nhắc lại trong " Bản Ghi Nhớ " kể trên.

Tiền nhân: Dây thòng lọng thắt cổ Mật ước Thành Đô

Hậu quả: Các thỏa ước bán nước cho chệt

Mật Ước Thành Đô

Và cái gì chờ đợi cũng đã đến, khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Tàu cộng trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.

Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Tàu cộng giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Tàu cộng để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Tàu cộng đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Tàu cộng đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020)để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Tàu cộng”.

Lý Bằng tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990 (Huỳnh Tâm) https://www.vietnamsea.org/chengdu-1990/hoi-nghi-thanh-do-1990_1.html

( vnchdalat.blogspot.com/…/wikileaks-vn-thanh-khu-tu.. )

Để " giải quyết các bước tiến hành cần thiết " kể trên, đảng việt cọng lần lượt ký kết các thỏa ước bán nước, chuẩn bị giao nạp nước Việt làm " khu tự trị " cho chệt như sau:

Hiệp định phân định biên giới Trung – Việt

Kết quả Hiệp định biên giới năm 1999 của Việt Nam và Tàu cộng

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng, đến 31/12/2008, hai bên đã phân giới khoảng 1.400 km biên giới, cắm 1.971 cột mốc, trong đó có 1.549 cột mốc chính và 422 cột mốc phụ. Toàn bộ 38 chốt quân sự trên đường biên giới đều đã được dỡ bỏ. Tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Việt Nam và Tàu cộng đã tiến hành cắm mốc 1117 trùng với vị trí mốc 19 cũ, đường biên giới đi qua Km số 0, mốc 19 cũ đến điểm cách điểm nối ray hiện tại 148m. Một nhượng bộ lớn của Việt Nam là khoảng cách 300 m cuối tuyến đường sắt từ Đồng Đăng đến đường biên giới cũ đã phải cắt cho Tàu cộng.

Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới

Tại khu vực thác Bản Giốc, theo quy định của Hiệp ước 1999, hai nước điều chỉnh đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong, qua dấu tích trạm thủy văn xây dựng những năm 1960, quy thuộc 1/4 cồn, 1/2 thác chính và toàn bộ thác cao cho Việt Nam.

Tại cửa sông Bắc Luân, biên giới quy thuộc 3/4 bãi Tục Lãm và 1/3 bãi Dậu Gót cho Việt Nam, 1/4 bãi Tục Lãm và 2/3 bãi Dậu Gót cho Tàu cộng, và thiết lập khu giao thông đường thuỷ tự do cho nhân dân địa phương sử dụng luồng hai bên bãi Tục Lãm và Dậu Gót. Tại khu vực Hoành Mô, đường biên giới đi giữa ngầm như từ trước đến nay chứ không theo trung tuyến dòng chảy qua cống mới do Tàu cộng xây dựng những năm 1960. Khu vực mồ mả ở mốc 53 – 54 cũ (Cao Bằng) được giữ lại cho người dân Việt Nam mặc dù hai bên có nhận thức khác nhau về quy định của Hiệp ước 1999 về biên giới khu vực này đi theo chân núi. Khu vực rừng hồi người dân Tàu cộng trồng gần biên giới Quảng Ninh được bảo lưu cho phía Tàu cộng.

Theo Hiệp ước 1999, đường biên giới cắt ngang qua bản Ma Lỳ Sán (gồm 05 hộ, 35 khẩu thuộc tỉnh Hà Giang) và khu 13 nóc nhà của người dân Tàu cộng gần Lạng Sơn, hai bên hoán đổi cho nhau trên cơ sở cân bằng diện tích, không xáo trộn đời sống dân cư…

( https://vi.wikipedia.org/…/Vấn_)

Tóm tắt, công luận đã có lý khi cho rằng:

Bằng hiệp định kể trên, ngụy quyền ” hán ngụy” đã dâng cho chủ chệt:

1/ Một giải đất biên giới 900Km2, bằng diện tích tỉnh Thái Bình

2/ Trọn Ải Nam Quan, di tích lịch sử dân tộc

3/ Một nửa thác Bản Giốc, giang sơn gấm vóc của tổ tiên

4/ Một phần bãi Tục Lãm của dân Việt

Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ

Sau 27 năm đàm phán, hiệp định Vịnh Bắc Bộ được Việt Nam và Tàu cộng ký kết ngày 25/12/2000. Việt Nam được 53.23% và Tàu cộng được 46.77% diện tích Vịnh.

Hiệp định này đã gây ra nhiều tranh cãi giữa người Việt.

Ở một thái cực là quan điểm cho rằng công ước Pháp-Thanh năm 1887 đã phân định toàn bộ Vịnh Bắc Bộ bằng kinh tuyến 108°3’ (đó cũng là quan điểm ban đầu của Việt Nam trong đàm phán), phân định lại là sai và thiệt hại cho Việt Nam. Ở thái cực kia là quan điểm cho rằng hiệp định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 là công bằng.

( http://www.bbc.com/…/110122_bacbo_agreement_10y )

Đặt ra một bên về các chi tiết kỷ thuật phức tạp, phần đông công luận đều cho rằng ” hán ngụy ” việt cọng đã nhượng cho chệt cọng 1/3 Vịnh Bắc Bộ với tiềm năng khai thác dầu hỏa lớn lao và mất một phần lớn ngư trường truyền thống của ngư dân Việt.

Trên đây là bước chuẩn bị về giao nạp đất liền, biển đảo.

Dưới đây là chuẩn bị sáp nhập về công việc điều hành hành chánh, nói nôm na là việc cai trị.

Văn kiện ĐẦU HÀNG

Chưa bao giờ có sự đầu hàng nhanh chóng và nhục nhã đến như vậy.

Nhân danh Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang, đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Tàu cộng. Ngày 21 tháng 6 ông đã ký với Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư đảng CS Tàu cộng Tập Cận Bình bản Tuyên bố chung rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến vận mệnh nước ta.

Bản Tuyên bố chung bằng hai thứ tiếng Tàu cộng và Việt Nam này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác và phố biến đi khắp thế giới.

Mọi người Việt Nam yêu nước không thể không bàng hoàng và phẫn nộ khi đọc kỹ văn kiện nói trên, không thể không nhận định đây là một văn kiện tuyên bố đầu hàng bọn bành trướng và xâm lược phương Bắc.

... . Kính mời đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài, kể cả các đảng viên Cộng sản, hãy đọc cho kỹ bản TBC ký chưa ráo mực này.

Ngoài bản TBC dài lòng thòng gồm có 8 điểm, trong đó riêng điểm 3 chứa đựng đến 13 mục quan hệ hợp tác vừa mở rộng vừa ăn sâu, 2 bên còn ký đến 10 văn kiện khác, trong đó có Chương trình hoạt động chung của chính phủ 2 nước, Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện giữa bộ Quốc phòng 2 nước, Thỏa thuận giữa 2 bộ Nông nghiệp về đường dây nóng trong nghề đánh cá trên biển, về giám sát chất lượng, kiểm dịch thực vật, Điều lệ hợp tác quản lý cửa khẩu trên đất liền, Ghi nhớ về xây dựng các trung tâm Văn hóa Việt – Trung, Quan hệ giữa các tổ chức hữu nghị, Hợp tác trong thăm dò dầu khí ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ.…

Trong 13 mục quan hệ mở rộng và ăn sâu, sau khi khẳng định phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt, TBC kể ra một loạt thỏa thuận : thường xuyên tiếp xúc ở cấp cao đảng, chính phủ, hoạt động của Ủy ban chỉ đạo hợp tác chiến lược toàn diện song phương, quan hệ chặt chẽ giữa 2 đảng, 2 ban Đối ngoại, 2 ban Tuyên huấn, về ngiên cứu lý luận, về xây dựng đảng, quan hệ giữa 2 bộ Ngoại giao, giữa các vụ, cục trong 2 bộ Ngoại giao, quan hệ giữa 2 quân đội, 2 bộ Quốc phòng, trao đổi về công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội, trong đào tạo sỹ quan, trong tuần tra chung ở vùng biên phòng đất liền, hợp tác về thực thi pháp luật, an ninh, về trật tự an toàn xã hội, về an ninh biên giới và cảnh sát biển, thực hiện kế hoạch 2 hành lang 1 vành đai vùng biên giới, hợp tác về năng lượng, giao thông vận tải, đầu tư kinh doanh, hợp tác về văn hóa, khoa học, công nghiệp và thông tin …

Bản TBC còn nhấn mạnh đến mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa 7 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với 3 tỉnh biên giới phía Nam Tàu cộng - Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông - và đảo Hải Nam.

TBC cũng nói đến hợp tác của Ủy ban Liên hợp biên giới Việt – Trung để tàu thuyền đi lại tự do trong khu Bắc Luân, hợp tác khai thác du lịch thác Bản Giốc, và cũng không quên nói đến hợp tác đáng cá chung trong Vịnh Bắc Bộ.

Đọc kỹ các văn bản, có cảm giác như Việt Nam đã hội nhập vào trong lòng Tàu cộng. Tuy 2 mà một. Hoà nhập triệt để về mọi mặt, đặc biệt là về quốc phòng, về đối ngoại, về an ninh, trị an xã hội, về đảng, nhà nước, về quân đội, về công tác đảng, bảo vệ đảng, bảo vệ quân đội. Cứ như ở thời kỳ quan hệ anh em đồng chí bền chặt nhất vậy.

Đây phải chăng là một cạm bẫy do nhóm lãnh đạo mới của đảng CS Tàu cộng, với Tập Cận Bình cầm đầu, giăng ra để nhử Trương Tấn Sang chui vào tròng. Chiếc bẫy này chắc chắn đã được chuẩn bị rất công phu, và buộc Trương Tấn Sang phải cúi đầu chấp nhận cả gói, không sửa đổi du di gì được dù một ly. ..

( VOA - Văn kiện đầu hàng. 01/07/2013. Bùi Tín )

Cam kết Chấp hành

Tuyên bố chung hai nước Việt Nam và Tàu cộng

Ngày 15/10/2011, tại thủ đô Bắc Kinh, Việt Nam và Tàu cộng đã ra Tuyên bố chung về chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Nội dung tuyên bố chung như sau:

..... Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp hữu hiệu, thiết thực để mở rộng toàn diện và đi sâu hợp tác hữu nghị trên các lĩnh vực giữa hai nước:

Một là, duy trì truyền thống tốt đẹp các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như thăm song phương, trao đổi qua đường dây nóng, gặp gỡ tại các diễn đàn đa phương, cử đặc phái viên…, kịp thời trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, khu vực và các vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương, tăng cường trao đổi chiến lược, nắm chắc phương hướng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Tàu cộng phát triển lâu dài, lành mạnh, ổn định. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên chính thức khai thông đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.

Hai là, phát huy đầy đủ vai trò quan trọng của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Tàu cộng trong việc đi sâu hợp tác thực chất, thúc đẩy quan hệ song phương, tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo và quy hoạch chính sách đối với hợp tác trong các lĩnh vực, thúc đẩy tổng thể sự hợp tác, phối hợp xử lý vấn đề phát sinh, thúc đẩy hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực đạt thành quả phong phú hơn nữa, không ngừng làm phong phú nội hàm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện hai nước.

Ba là, thắt chặt giao lưu hợp tác giữa hai Đảng, thực hiện có hiệu quả “Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Tàu cộng giai đoạn 2011-2015.”

Tổ chức tốt Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, tăng cường trao đổi kinh nghiệm xây dựng Đảng, quản lý đất nước; mở rộng và đi sâu hợp tác đào tạo cán bộ Đảng, chính quyền; tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp Trưởng Ban theo cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và hai Ban Tuyên truyền hai Đảng vào thời điểm thích hợp.

Bốn là, đi sâu hợp tác giữa hai quân đội, tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao quân đội hai nước; tiếp tục tổ chức tốt Đối thoại Chiến lược cấp Thứ trưởng Quốc phòng; thúc đẩy thiết lập đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng hai nước; tăng cường hợp tác đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ; triển khai thí điểm tuần tra chung biên giới đất liền vào thời điểm thích hợp; tiếp tục tổ chức tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ; tăng cường hợp tác trong các mặt như tàu hải quân hai nước thăm nhau.

Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh; tổ chức tốt Hội nghị cấp Bộ trưởng Hợp tác phòng chống tội phạm lần thứ 3 giữa hai Bộ Công an hai nước; thúc đẩy triển khai các hoạt động chung chống xuất nhập cảnh trái phép ở khu vực biên giới; tăng cường phối hợp có hiệu quả trong các lĩnh vực phòng chống tội phạm kiểu mới như tấn công tội phạm lừa đảo viễn thông.

Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính tư pháp; cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình.

Sáu là, tăng cường và mở rộng hợp tác thiết thực giữa hai nước theo các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả thực tế, bổ sung thế mạnh lẫn nhau, bằng nhiều hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển:

- Phát huy đầy đủ vai trò của Ủy ban hợp tác kinh tế-thương mại, Ủy ban liên hợp hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ hai nước trong việc chỉ đạo, điều phối tổng thể, đôn đốc thực hiện hợp tác thiết thực giữa hai nước trong các lĩnh vực liên quan. Thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam-Tàu cộng” vừa được ký kết trong chuyến thăm này.

- Tích cực thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng, nông lâm nghiệp, giao thông, điện lực, công nghệ thông tin, khoáng sản, năng lượng, du lịch..., tăng cường trao đổi về thúc đẩy cân bằng thương mại song phương, khuyến khích và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp của hai nước mở rộng hợp tác lâu dài cùng có lợi, xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới và hợp tác “hai hành lang, một vành đai”...

- Tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như khoa học kỹ thuật, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, văn hóa, y tế, thể thao, báo chí… Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, quản lý nguồn nước và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện tốt “Thỏa thuận trao đổi giáo dục 2011-2015,” mở rộng số lượng lưu học sinh cử sang nhau.

- Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu nhân dân, như Diễn đàn Nhân dân Việt-Trung, Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung, đẩy mạnh tuyên truyền tình hữu nghị Việt-Trung, tăng cường định hướng dư luận và quản lý báo chí, thúc đẩy tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, giữ gìn đại cục quan hệ hữu nghị hai nước, làm cho tình hữu nghị Việt-Trung được kế thừa và phát huy rạng rỡ.

- Mở rộng hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biển, giáp biên giới của hai nước như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Tàu cộng.

- Tiếp tục thực hiện tốt các văn kiện có liên quan đến biên giới trên đất liền Việt Nam-Tàu cộng, “Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ” và “Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ;” tích cực tìm tòi mô hình mới trong kiểm tra liên hợp khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ; thúc đẩy thiết lập đường dây nóng liên lạc giữa cơ quan ngư nghiệp hai nước.

- Đẩy nhanh tiến trình đàm phán, sớm ký kết “Hiệp định tàu thuyền qua lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân” và “Hiệp định hợp tác khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc,” cùng nhau duy trì ổn định và phát triển ở khu vực biên giới.

Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký “Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Tàu cộng (2011-2015),” “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế-thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2012-2016,” “Thỏa thuận trao đổi giáo dục 2011-2015 giữa Bộ Giáo dục-Đào tạo nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,” “Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Tàu cộng về sửa đổi Hiệp định vận tải ôtô giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Tàu cộng,” “Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Tàu cộng về thực hiện Hiệp định vận tải ôtô giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Tàu cộng,” “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”

( Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Tàu cộng - VnExpress

https://vnexpress.net/...nguyen-phu-trong...trung.../topic-9608.html )

Thông cáo chung nầy cho thấy rõ toàn bộ công việc điều hành quốc gia được thực hiện trực tiếp từ Trung ương Trung Nam Hải về mặt Đảng và từ Chánh phủ Trung ương Bắc Kinh đi thẳng tới các Bộ - Phủ việt cọng mà không qua " thủ tục Ngoại giao nào " kể cả những việc liên lạc thẳng bằng " đường dây nóng ", nghĩa là chỉ thi thẳng bằng miệng.

Cho nên mới nói đây là bước chấp hành văn kiện đầu hàng: Đặt công tác điều hành nhà nước trên thực tế dưới sự chỉ đạo, giám sát của Trung ương chệt.

12 Bước kết thúc Quá Trình Sáp nhập

Việt - Trung ký 12 văn kiện trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình

.... 12 văn kiện được ký kết

Sau cuộc hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Tàu cộng Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký 12 văn kiện hợp tác giữa hai bên.

1. Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Tàu cộng về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường".

2. Bản ghi nhớ về việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán thỏa thuận khung về xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Tàu cộng.

3. Bản ghi nhớ về việc thành lập nhóm công tác, hợp tác thương mại điện tử giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Tàu cộng.

4. Công thư trao đổi giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Tàu cộng về việc nghiên cứu tính khả thi trước khi lập dự án về dự án viện trợ xây mới cơ sở 2 y dược học cổ truyền Việt Nam.

5. Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển nguồn nhân lực giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Thương mại Tàu cộng.

6. Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Thương mại Tàu cộng về việc xác định danh mục các dự án hợp tác trọng điểm của quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Tàu cộng giai đoạn 2017-2021.

7. Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Tàu cộng về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực điện lực và năng lượng tái tạo.

8. Bản ghi nhớ về danh mục dự án hợp tác năng lực sản xuất năm 2017 giữa Bộ Công Thương nước Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Tàu cộng.

9. Bản ghi nhớ về hợp tác công nghiệp văn hóa giữa Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa Tàu cộng.

10. Kế hoạch hành động về hợp tác y tế giữa Bộ Y tế Việt Nam và Ủy ban Quốc gia về Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Tàu cộng giai đoạn 2017-2020.

11. Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi thông tin thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Quản lý giám sát ngân hàng Tàu cộng.

12. Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Tàu cộng.

Ngoài ra, hai nước cũng tiến hành trao một số văn bản:

- Thỏa thuận về hợp tác đào tạo cán bộ giữa tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

- Thỏa thuận hợp tác về trao đổi khoa học giữa Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học xã hội Tàu cộng.

- Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quản lý pháp quy an toàn hạt nhân giữa Cục An toàn bức xạ hạt nhân Việt Nam và Cục An toàn hạt nhân Quốc gia Tàu cộng.

- Thỏa thuận khung hợp tác giữa Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Việt Nam và Cục Sự nghiệp Xuất bản Phát hành Ngoại văn Tàu cộng giai đoạn 2017-2022.

- Thỏa thuận giao lưu và hợp tác báo chí giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo toàn quốc Tàu cộng.

- Văn bản chấp thuận nguyên tắc việc thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Tàu cộng chi nhánh Hà Nội.

- Thỏa thuận đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe.

Tối 12/11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng bí thư, Chủ tịch Tàu cộng Tập Cận Bình và đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Tàu cộng đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Bảo Quyên

12/11/2017 20:14

Mật ước Thành Đô được ký kết ngày 4 tháng 9 năm 1990.

Thời hạn bàng giao lãnh thổ 30 năm sau ngày ký kết là ngày 4 tháng 9 năm 2020.

Từ đây tới đó chỉ còn ven vẹn non 3 năm!

Nếu tất cả bình chân như vại thì lời xác quyết của Nguyễn Cơ Thạch được xác nhận:" Thời kỳ Bắc thuộc mới nguy hiểm bắt đầu! "

Năm kia, Tổng thống Obama qua Việt Nam đọc

Thiên thư Lý Thường Kiệt

" Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
"

Vừa rồi Tổng thống Trump đọc Hịch Mê Linh Hai Bà Trưng

" Một xin rửa sạch quốc thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vận sở công lênh này
"
(Trích Thiên Nam ngữ lục diễn ca).

42 năm nay ở Miền Nam

72 năm nay trên cả nước

Vì hoạn họa hồ tinh giặc dỏ
Duy vật vô thần vô Tổ quốc
Tàn phá giang sơn gấm vóc
Sĩ khí như gà phải cáo
Nhưng Bình ngô Đại cáo vẫn có câu:
" Nhât nguyệt hối rồi lại minh
Càn khôn bỉ rồi lại thái
Nền vạn thế xây nên vững chắc
Thẹn nghìn thu rửa sạch làu làu
"

Với thời đại truyền thông điện tử
Tuổi trẻ Viêt Nam một mai thức tỉnh
Tinh thần Dân tộc chống xâm lăng trổi dậy
Hán ngụy toàn trị chết không có đất chôn
" Thiện ác đáo đầu chung hữu báo ,
cao phi diển tẩu giả nan tàng ..."

Nước Việt lúc Rạng Đông

 


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site