lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, nhà nước Hồi giáo và Trung cộng

09-2015; 10-2015; 11-2015

Phần mềm gián điệp được cài đặt sẵn trên điện thoại thông minh Lenovo, Huawei và Xiaomi

Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times | Dịch giả: Hannah 15 Tháng Chín, 2015

china hacker, huawei, lenovo, xiaomi

Mã độc (malware) nghe lén các cuộc điện thoại, theo dõi người sử dụng và [tự động] mua hàng trực tuyến bị phát hiện cài đặt sẵn trên điện thoại thông minh từ các công ty Trung Quốc bao gồm Lenovo, Huawei, và Xiaomi.

Những phát hiện mới nhất từ công ty an ninh mạng của Đức G DATA làm dài thêm danh sách các phần mềm gián điệp được tìm thấy trong điện thoại thông minh từ các công ty Trung Quốc.

“Rất nhiều điện thoại bị cài đặt sẵn phần mềm gián điệp”, Andy Hayter, một nhà nghiên cứu bảo mật của G DATA cho biết trong một cuộc phỏng vấn điện thoại.

Vào tháng 3, các nhà nghiên cứu thuộc Bluebox đã phát hiện mã độc tương tự cài đặt trên điện thoại Xiaomi Mi 4 LTE mà họ phát hiện được trong một chuyến đi đến Trung Quốc.

Trước đó, vào tháng 6 năm 2014, G Data phát hiện mã độc được cài đặt sẵn trên điện thoại Star N9500 của ​​Trung Quốc . Vào tháng 7 năm 2014, một nhà nghiên cứu bảo mật trên diễn đàn Hồng Kông IMA Mobile tìm thấy phần mềm gián điệp được cài đặt trên Xiaomi Redmi Note.

Phần mềm gián điệp được tìm thấy trên tất cả các thiết bị này giống nhau ở chỗ nó được cài đặt sẵn trên các thiết bị trước khi đến tay người tiêu dùng. Theo Hayter, mã độc mà G Data phát hiện có một đặc điểm độc đáo: đó là không thể bị gỡ bỏ.

“Bạn không thể xóa nó đi”, Hayter nói, nhấn mạnh rằng nếu có ai tìm thấy mã độc trên điện thoại của mình, lựa chọn duy nhất của họ là đi mua một cái mới.

Điều này không chỉ nói đến sự phức tạp của các mã độc, mà còn liên quan đến khối lượng công việc đằng sau nó. Các nhóm hoặc cá nhân đứng sau các phần mềm gián điệp sẽ cần phải mở khóa mỗi điện thoại, cài đặt mã độc, sau đó khóa lại mỗi điện thoại thêm một lần nữa.

Các nhà nghiên cứu chưa thể tìm ra mã độc bị cài đặt vào lúc nào trong chuỗi cung ứng. Hayter cho biết có những dấu hiệu đây là một tổ chức lớn. Ông lưu ý, “bởi vì chúng ta phát hiện ngày càng có nhiều điện thoại bị cài đặt mã độc.”

Cùng với các điện thoại từ Huawei, Lenovo và Xiaomi, các nhà nghiên cứu tại G Data tìm thấy phần mềm gián điệp tương tự trên điện thoại từ Alps, Concorde, DJC, SESONN, và Xido. Trong một báo cáo đề cập đến những phát hiện của họ, họ nêu tên 26 model điện thoại bị cài đặt mã độc.

Tất cả các điện thoại này được sản xuất tại Trung Quốc, trừ Concorde, theo website tin tức công nghệ Softpedia.

G Data đã liên lạc với các công ty và thông báo với họ về các phần mềm độc hại, và chỉ có hai phản hồi. Huawei nói với họ hành vi này chắc hẳn đã xảy ra ở phần dưới của chuỗi cung ứng, bên ngoài quá trình sản xuất. Lenovo cho biết họ sẽ điều tra vụ việc.

Hayter nghi ngờ các phần mềm độc hại được cài đặt bởi một bộ phận trung gian, giữa các nhà sản xuất và các cửa hàng điện thoại.

Các nhà nghiên cứu không thể cung cấp thông tin họ thu hồi điện thoại bị nhiễm độc như thế nào. Hayter lưu ý rằng chi tiết về vụ nhiễm malware xuất phát từ người dùng cài đặt phần mềm bảo mật điện thoại di động G Data trên điện thoại thông minh của họ.

Các điện thoại có thể đến từ các nhà sản xuất, hoặc có thể từ quá trình mua trên Amazon hoặc một cửa hàng điện thoại đường phố.

Tất nhiên, cũng không thể loại trừ chương trình gián điệp của nhà nước. Chính quyền Trung Quốc từng có tiền sử sử dụng phần mềm độc hại tương tự trên điện thoại thông minh để do thám người dân.

Các nhà nghiên cứu tại Lacoon Mobile Security phát hiện ra một chiến dịch gián điệp nhằm vào người biểu tình dân chủ Hồng Kông vào ngày 30 tháng 9 năm 2014. Phần mềm cho phép tin tặc toàn quyền kiểm soát các điện thoại.

Michael Shaulov, Giám đốc điều hành của Lacoon Mobile Security, nói với Epoch Times khi nhắc đến vai trò của điện thoại thông minh mà có thể theo dõi vị trí người dùng, nghe lén các cuộc gọi, và thường chứa mật khẩu của người dùng, “với mục đích làm gián điệp thì đó hẳn là công cụ hoàn hảo.”

Tuy nhiên, trong các trường hợp gần đây, hai yếu tố cho thấy đây là việc làm của tội phạm công nghệ và không phải là gián điệp chính phủ.

Trước hết, nếu các thiết bị bị nhiễm được bán trong các cửa hàng, không có vẻ như họ đang nhắm mục tiêu vào người dùng cá nhân. Đối với chính quyền Trung Quốc, đây là một bước đi không cần thiết, vì họ đã có chương trình gián điệp tỏa rộng trong cả nước để xác định vị trí của những người bất đồng chính kiến.

Ngoài ra, như Hayter lưu ý, phần mềm độc hại nhắm vào các “khách hàng ít phức tạp hơn – những người mua điện thoại ở cửa hàng đường phố”. Ông tin rằng phần mềm độc hại được cài đặt bởi các nhà phân phối điện thoại, những người dùng nó với mục đích xấu.

Tuy nhiên, phát hiện này cho chúng ta thấy tiêu chuẩn bảo mật kém của điện thoại thông minh Trung Quốc, vốn trước giờ thường tự quảng cáo là lựa chọn thay thế cho các thương hiệu lớn với giá rẻ.

Hayter lưu ý rằng việc cài đặt mã độc kiểu này “không phải là một hoạt động tầm thường”, khi có thể kiếm tiền, sẽ có những thương vụ tội phạm công nghệ”, và có vẻ như đây là con đường mà tội phạm đang theo đuổi.”

Nguồn: vietdaikynguyen.com

Link: http://vietdaikynguyen.com/v3/76499-phan-mem-gian-diep-duoc-cai-dat-san-tren-dien-thoai-thong-minh-lenovo-huawei-va-xiaomi/#

***

Công nghệ Thông Tin: Một cuộc chiến khác giữa Hoa Kỳ - Trung cộng

Minh Anh Đăng ngày 17-09-2015 Sửa đổi ngày 17-09-2015 16:42

china hacker, réseaux, network, infomatik, informatique, administrateur réseaux

Trung cộng dần khẳng định thế mạnh về công nghệ trước đối thủ Hoa Kỳ. Pixabay

Chỉ còn vài ngày nữa là Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tại Hoa Kỳ. Nhưng một mặt trận đang âm thầm mở ra giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Theo nhận định của tờ báo New York Times tại Hoa Kỳ, hồ sơ « tin tặc » sẽ là chủ đề « nổi cộm » trong thượng đỉnh Trung – Mỹ lần này. Bài viết được tuần san Courrier International của Pháp (số ra từ ngày 17-23/09/2015) lược dịch lại dưới tiêu đề : « Trung cộng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình tại Hoa Kỳ ».

Sự việc bắt đầu bằng tuyên bố của chính quyền Obama cho rằng Washington rất có thể sẽ ban hành lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào những doanh nghiệp Trung cộng bị tố là đã đánh cắp dữ liệu bí mật thương mại. Bắc Kinh đáp trả bằng cách tổ chức một hội thảo về chủ đề các công nghệ mới. Mục tiêu : chứng tỏ khả năng chi phối lên lãnh vực công nghệ của Hoa Kỳ.

Diễn đàn các tập đoàn mạng Trung – Mỹ sẽ được tổ chức ngay tại Seattle (bang Washington) vào ngày 23/09/2015. Chương trình dự kiến đón tiếp ông « trùm » quản lý mạng Trung cộng, Lỗ Vĩ (Lu Wei), người đã đề ra các biện pháp hạn chế các doanh nghiệp mạng nước ngoài gia nhập thị trường Trung cộng. Tờ báo lưu ý, trong hàng ngũ đảng Cộng sản Trung cộng, ông Lỗ Vĩ là viên chức cao cấp nhất phụ trách kiểm soát mạng internet.

Các nguồn thạo tin về dự án, yêu cầu giữ kín tên (do chính quyền cấm không được nói về cuộc họp này), cho biết rất nhiều chủ nhân tập đoàn mạng lớn tại Trung cộng đã được triệu tập. Trong số đó có Robin Li, nhà sáng lập công cụ tìm kiếm Baidu và ông Mã Vân (Jack Ma), chủ nhân của trang bán hàng qua mạng Alibaba. Phía Hoa Kỳ, rất có thể sẽ có sự tham gia của lãnh đạo các tập đoàn lớn như Apple, Facebook, IBM, Google và Uber.

Hội thảo này đang làm Hoa Kỳ khó chịu, vì đã làm xáo trộn kịch bản về chuyến công du Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình, vốn dĩ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, theo như nhận định của hai quan chức cao cấp Mỹ. Khi giới thiệu các lãnh đạo Trung cộng như là những đối tác mang tính xây dựng với các doanh nghiệp Mỹ, sự việc có nguy cơ làm lung lay lập trường cứng rắn của ông Obama. Chính quyền Washington vẫn nói là các công ty Hoa Kỳ đang gánh chịu hậu quả các biện pháp chống cạnh tranh của Bắc Kinh.

Ngoài ra, nhân hội thảo này, ông Tập Cận Bình rất có thể sẽ có bài phát biểu ngắn, hoặc trước cử tọa, hoặc trước các chủ doanh nghiệp Trung – Mỹ, đã được chọn trước. Theo dự kiến, nhân chuyến đi Seattle, ông Tập Cận Bình sẽ đến thăm và dùng bữa tối với Bill Gates, theo lời mời của đồng sáng lập viên Microsoft, trước khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào ngày 25/09.

Đấu khẩu Trung – Mỹ

Theo tờ báo tại New York, từ nhiều năm nay, Bắc Kinh và Washington đang lao vào một kiểu chiến tranh lạnh về công nghệ. Các lãnh đạo Hoa Kỳ lên án một loạt các vụ tấn công tin tặc và quy trách nhiệm cho Trung cộng. Washington yêu cầu Bắc Kinh nới lỏng các quy định hạn chế việc bán các trang thiết bị tin học của Hoa Kỳ và ngăn chặn việc truy cập vào một số trang mạng Internet.

Về phần mình, Trung cộng đáp trả lại rằng chính các tiết lộ của Edward Snowden đã tạo điều kiện cho việc hợp pháp hóa các biện pháp này. Những tiết lộ đó chứng minh rằng Hoa Kỳ đang tấn công tin tặc vào các tập đoàn Trung cộng. Do đó, theo Bắc Kinh, mỗi quốc gia sẽ phải có quyền buộc các tập đoàn mạng tôn trọng các luật lệ của nước sở tại.

Theo quan điểm của Bắc Kinh, các luật đó bao gồm cả việc kiểm duyệt các nội dung, giám sát người sử dụng và lưu trữ tại Trung cộng các dữ liệu có liên quan đến người sử dụng Trung cộng. Vừa làm lóa mắt các tập đoàn mạng Hoa Kỳ, những tập đoàn rồi sẽ phải chấp nhận những đòi hỏi của Bắc Kinh, các quan chức Trung cộng như ông Lỗ Vĩ còn hy vọng tác động lên việc quản lý mạng trên cấp độ quốc tế và áp đặt mô hình của họ.

Với việc tổ chức hội thảo này tại Seattle, Trung cộng còn muốn đưa ra hai thông điệp. Thứ nhất là cho chính người dân trong nước, rằng những tập đoàn Hoa Kỳ cuối cùng cũng phải nhìn nhận và nể phục sức mạnh Trung cộng. Thứ hai, nhắm vào các nước khác, rằng những doanh nghiệp nào muốn vào thị trường Trung cộng sẽ phải chấp nhận yêu cầu của Bắc Kinh.

Các bất đồng quan điểm ngay trên chính đất Mỹ

Về điểm này, một quan chức trong lãnh vực công nghệ thông tin, cũng có tham gia vào việc chuẩn bị cho chuyến công du Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình, có giải thích như sau : « Vấn đề ở đây là đánh bóng lại hình ảnh của Trung cộng nếu có thể được trước chuyến công du Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình tại Washington, vào lúc mà chính quyền Obama đang giận dữ phản đối các vụ tấn công tin học và việc xiết chặt các phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp Mỹ ».

Việc tổ chức diễn đàn cũng làm lộ rõ những bất đồng quan điểm, một mặt ngay trong lòng giới công nghệ cao tại Hoa Kỳ và mặt khác là giữa chính phủ với các doanh nghiệp Mỹ về thái độ cần phải có đối với Trung cộng.

Lý do là vì, Trung cộng là một thị trường mạng rất lớn với gần 600 triệu người sử dụng Internet. Mức chi tiêu cho các sản phẩm công nghệ của doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung cộng ước tính lên đến hàng trăm tỷ đô-la. Do đó, Trung cộng là một nguồn thu không thể bỏ qua đối với nhiều tập đoàn tin học lớn của Mỹ và có một tiềm năng lớn về mức tăng trưởng cho nhiều doanh nghiệp tin học trẻ hơn.

Thế nhưng, từ hai năm nay, Bắc Kinh đã đề ra rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế nhiều công nghệ nước ngoài và ngăn chận các tập đoàn lớn như Google, Facebook hay Twitter xâm nhập thị trường. Trong bối cảnh đó, một số doanh nghiệp đã thúc giục Washington phải cứng rắn hơn. Số khác thì lại nghĩ đến những gì họ có nguy cơ bị mất, nếu như Trung cộng có phản ứng lại bằng cách siết chặt hơn nữa thị trường của mình.

Công nghệ Tin học : Trung cộng đang dần khẳng định vị thế

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp sợ rằng các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ sẽ gây tác hại cho không những lên kết quả hoạt động của họ mà còn cả triển vọng tăng trưởng. Chính phủ Mỹ không giấu giếm ý định đáp trả lại các vụ tấn công tin tặc Trung cộng, khi ký một sắc lệnh hồi tháng 4/2015. Theo sắc lệnh này, Tổng thống Obama được phép phong tỏa tài sản của các tập đoàn nước ngoài phạm tội đánh cắp dữ liệu thương mại.

Chính quyền Hoa Kỳ đã cố tình đưa ra lời đe dọa, nhưng việc có nên thực thi những biện pháp trừng phạt trước chuyến đi ông Tập Cận Bình, đang gây nhiều tranh cãi gay gắt tại Washington. Bởi lẽ việc này có thể ảnh hưởng xấu đến chuyến đi của lãnh đạo Trung cộng, thậm chí có thể khiến họ hủy chuyến thăm. Đáp lại những lệnh trừng phạt như thế chắn chắc là Bắc Kinh sẽ có những hành động trả đũa, theo như đánh giá của nhiều nhà ngoại giao Hoa Kỳ và Châu Âu.

Chính quyền của ông Obama hiện đang trong một vị thế khá tế nhị. Tổng thống Mỹ đã yêu cầu ông Tập Cận Bình có những biện pháp chống tin tặc ngay từ năm 2013, nhân thượng đỉnh tại California. Nhưng kể từ đó tình hình ngày càng trở nên tồi tệ.

Thoạt nhìn, bang Washington dường như không thể là điểm dừng đầu tiên của ông Tập Cận Bình. Nhưng đây lại là bang xuất khẩu nhiều nhất sang Trung cộng. Đây cũng phải là lần đầu tiên Seattle tiếp một lãnh đạo cao cấp của Trung cộng. Năm 1993, tại thành phố này, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã từng gặp đồng nhiệm Hoa Kỳ, ông Bill Clinton lúc bấy giờ. Đấy cũng là cuộc gặp cấp cao nhất giữa hai nước kể từ sau vụ đàn áp người biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989.

Năm 2006, người kế nhiệm là ông Hồ Cẩm Đào cũng đã đến gặp Bill Gates ngay tại Seattle. Khi chủ tịch Trung cộng cho biết vẫn sử dụng Windows mỗi ngày, đích thân ông Bill Gate đã đề nghị giúp sữa chữa nếu như có sự cố gì.
Trong vòng chín năm, mọi thứ đã thay đổi nhiều : Bắc Kinh giờ đã phát triển được cho mình một hệ điều hành riêng và cấm các cơ quan chính phủ cài đặt Windows 8 trên máy tính của họ. Nhiều doanh nghiệp khác như nhà cung cấp con chíp điện tử Qaulcomm bị điều tra chống cạnh tranh trái phép. Tháng Hai năm nay, tập đoàn này đã bị các nhà quản lý Trung cộng phạt 860 triệu euro vì bị coi là lạm dụng thế áp đảo.

Năm nay, nhiều tập đoàn Mỹ đã phản đối một đạo luật của Trung cộng muốn ngăn cấm các doanh nghiệp công nghệ Mỹ có cơ sở tại Hoa Kỳ bán thiết bị và phần mềm cho các ngân hàng Trung cộng.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150917-cntt-tq-hk-ng

***

Vấn đề tin tặc bao trùm hội nghị Mỹ-Trung về công nghệ cao

microsoft, bill gates

Chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates.

16.09.2015

Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình sẽ họp với những viên giám đốc hàng đầu của các công ty công nghệ cao của Mỹ và Trung cộng, trong khuôn khổ của một nỗ lực nhằm phô bày tầm quan trọng của Trung cộng như một nhà sản xuất và một người tiêu thụ các sản phẩm công nghệ cao. Theo tường thuật của thông tín viên Joyce Huang của đài VOA, cuộc họp này dự kiến sẽ nêu bật mối quan tâm của các công ty Mỹ về những mối rủi ro và những thách thức trong việc làm ăn trên thị trường Trung cộng.

Cuộc hội thảo do Microsoft đồng chủ trì tại Seattle vào thứ tư tuần sau dự kiến sẽ có sự tham dự của các nhà tỉ phú ngành công nghệ cao của Mỹ, trong đó có các viên tổng giám đốc của Apple, IBM, Facebook, Google và Uber cùng với các đối thủ cạnh tranh của họ ở Trung cộng như Baidu, Alibaba và ZTE.

Bao trùm hội nghị này, theo các nhà quan sát, là những mối quan tâm về gián điệp mạng và tấn công mạng. Giới hữu trách Mỹ tố cáo những tay tin tặc có bản doanh ở Trung cộng đánh cắp hồ sơ của hàng triệu nhân viên chính phủ liên bang và đánh cắp rất nhiều bí mật thương mại của các công ty Mỹ. Trong khi đó, Bắc Kinh nêu lên những sự tiết lộ của cựu nhân viên hợp đồng của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Edward Snowden về những chương trình theo dõi của Mỹ như một nguồn gây lo ngại cho Trung cộng.

Các viên giám đốc của những công ty Trung cộng nói rằng cuộc họp ở Seattle có thể giúp cho đôi bên giải quyết những mối quan tâm này.

Ông Trình Lập Tân, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc ZTE Hoa Kỳ, phát biểu như sau.

"Các chính phủ và các cơ quan tiêu chuẩn hoá cũng có thể làm việc chung với các đối tác của họ từ nhiều nước khác nhau về những tiêu chuẩn an ninh chung. Điều mà tôi đang thật sự trông mong là một cuộc đối thoại như vậy sẽ cung cấp một khung sườn cho những nỗ lực chung trong tương lai."

apple tim cook

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook trình làng iPad mới tại San Francisco, California, ngày 9/9/2015.

Hoa Kỳ đã xem xét tới việc áp đặt các biện pháp chế tài đối với những công ty hoặc cá nhân Trung cộng dính líu tới những vụ tấn công hồi gần đây nhắm vào các hệ thống máy vi tính ở Mỹ. Nhưng tin tức báo chí hồi đầu tuần này cho biết Tòa Bạch Ốc đã quyết định không hành động trước cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Obama với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Các giới chức Mỹ đã chật vật để hình thành một cách đáp trả đối với những tố cáo về vấn đề tin tặc, một phần là vì đây là một hiện tượng tương đối mới. Ngoài ra còn có vấn đề là không dễ để xác định những nhân vật tranh đấu, nhân viên chính phủ hay các công ty ai là kẻ đã thực hiện những vụ tấn công cụ thể.

Ông Dư Gia Minh, giáo sư luật của Đại học Texas A&M, cho rằng mặc dù sự bất định làm cho việc áp dụng các biện pháp trừng phạt trở nên vô cùng khó khăn, nhưng các cuộc thảo luận có thể giúp cho đôi bên có được một nhận thức chung.

"Điều kiện của những biện pháp chế tài sẽ cho phép chính phủ Mỹ vạch ra một lằn ranh rõ ràng hơn về những gì là chấp nhận được và những gì là không chấp nhận được. Nó cũng sẽ là một bước đầu tốt đẹp để thực hiện thêm những cuộc thảo luận về vấn đề làm thế nào để chúng ta có thể thật sự ngăn chận những hoạt động tin tặc."

Bên cạnh vấn đề tin tặc, những người chỉ trích nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình có phần chắc sẽ bị chất vấn về những biện pháp quản lý nghiêm nhặt của chính phủ Trung cộng, sự hạn chế đối với quyền tiếp cận thị trường Trung cộng của các công ty công nghệ Tây phương, và chính phủ Trung cộng có một vai trò như thế nào trong những vụ mà các công ty Trung cộng vi phạm quyền tài sản trí thức.

Ông Nicholas Thomas, chuyên gia Á Châu của Đại học Thành thị Hồng Kông, nhận định như sau.

"Sự thật đơn giản là Trung cộng mỗi ngày một hung hăng hơn trong các chiến lược mạng. Nhưng có một điểm hết sức quan trọng là những gì mà Trung cộng đánh cắp được họ sẽ chuyển cho các công ty Trung cộng, mang lại cho những công ty đó một ưu thế không công bằng trên thị trường và quyền tiếp cận không công bằng đối với những người làm chủ tài sản trí thức."

Giáo sư Thomas dự đoán Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thoả hiệp về vấn đề luật lệ quản lý, vốn đã làm cho các công ty đa quốc có chi nhánh ở Trung cộng cảm thấy ngày càng khó làm ăn ở nước này. Ngoài ra, ông Tập có lẽ cũng sẽ hứa tiến hành những hành động cụ thể để chống lại tệ nạn làm hàng giả hàng nhái của thương hiệu Mỹ ở Trung cộng.

Một cuộc khảo sát về môi trường kinh doanh năm 2015 do Phòng Thương mại Mỹ ở Bắc Kinh thực hiện cho thấy 61% hội viên của tổ chức này trong lãnh vực công nghệ thông tin và viễn thông nói rằng hoạt động làm luật của Trung cộng là không rõ ràng và thiếu nhất quán, ảnh hưởng tới khả năng và ý muốn của các công ty này trong việc đầu tư ở Trung cộng.

Các giới chức Trung cộng tham dự hội nghị Seattle có phần chắc sẽ tập trung vào việc phát triển thương hiệu và công nghệ địa phương với sự giúp đỡ của các công ty nước ngoài.

Bà Hoắc Cẩm Khiết, giám đốc công ty IDC China, cho biết như sau.

"Nếu cuộc thảo luận tập trung vào việc làm thế nào các công ty Mỹ có thể hợp tác làm ăn với các công ty Trung cộng hay cùng nhau phát triển một thứ gì đó ở Trung cộng, thì đó sẽ là một bước khởi đầu rất tốt."

Nhân định của bà Hoắc phù hợp với cam kết của nhà lãnh đạo Trung cộng là sẽ thúc đẩy cho điều được gọi là “sự sáng tạo bản địa” để giảm bớt sự lệ thuộc của Trung cộng đối với công nghệ nước ngoài. Tuy nhiên, bà Hoắc cũng nói rằng nhiều sáng kiến ở Trung cộng để kích thích tăng trưởng kinh tế không thể đạt mục tiêu nếu chỉ dựa vào thương hiệu Trung cộng không thôi. Bà nói rằng điều này có nghĩa là Trung cộng sẽ phải tìm cách cân bằng giữa chủ trương bảo hộ công nghiệp nội địa với chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

http://www.voatiengviet.com/content/van-de-tin-tac-bao-trum-hoi-nghi-my-trung-ve-cong-nghe-cao/2966144.html

***

TIN ĐỘC QUYỀN: Hoạt động tin tặc và gián điệp giúp Trung cộng tăng trưởng kinh tế ra sao?

Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times | Dịch giả: ĐKN

13 Tháng Chín , 2015

Các cơ quan của quân đội, nhà nước, các doanh nghiệp và học viện của Trung cộng có mối liên kết gắn bó với nhau hơn mấy chục năm qua và được tổ chức chỉ xoay quanh một mục tiêu chung: đánh cắp bí mật của phương Tây. Chế độ cộng sản Trung cộng này thực hiện hành vi trộm cắp mà không hề lo sợ bị trừng phạt, nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế và quân sự công nghệ cao của nó, trong khi đánh cắp của riêng Hoa Kỳ các thứ có giá trị tương đương hàng nghìn tỷ USD mỗi năm.

Phải đến gần cuối cuộc chơi, Mỹ mới bắt đầu đáp trả. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã ra những thông báo quan trọng vào tháng 5 năm 2014, buộc tội 5 tin tặc thuộc đơn vị 61398 của quân đội Trung cộng vì đã tham gia đánh cắp các bí mật kinh tế.

Tuy nhiên, hệ thống này không chỉ có các tin tặc quân đội. Các tổ chức rộng khắp Trung cộng hoạt động như các “Trung tâm chuyển giao”, có nhiệm vụ xử lý các thông tin bị đánh cắp thành các thiết kế hữu dụng. Nhiều chương trình của chính phủ tạo điều kiện cho việc đánh cắp. Và rồi toàn bộ hệ thống vận hành thông qua một đường dây bẩn thỉu được kết nối giữa các quan chức chính phủ, sĩ quan quân đội, ban quản trị của các doanh nghiệp và các học viện trên khắp Trung cộng.

Dòng tin tức nói về các cuộc tấn công mạng và gián điệp Trung cộng đánh cắp công nghệ của phương Tây gần như tiếp nối không ngừng, nhưng phạm vi thực sự của các cuộc tấn công mạng và các lỗ hổng mà họ gây ra còn vượt xa những gì đã được báo cáo.

Bài viết này là phần cuối trong chuỗi bài viết điều tra gồm 4 phần đã được thực hiện trong hai năm qua. Với kiến thức của các chuyên gia an ninh và tình báo, bài viết này tiết lộ hoạt động nội bộ của một chương trình được nhà nước Trung cộng phê duyệt nhằm đánh cắp bí mật của phương Tây và phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế và sức mạnh quân sự của quốc gia này.

“Chúng ta chỉ mới nhìn thấy được một phần nhỏ dữ liệu rò rỉ thực tế được báo cáo ở Mỹ. Nhiều vụ rò rỉ dữ liệu được báo cáo trong năm 2014 là từ các doanh nghiệp bán lẻ, là những đơn vị mà thông tin liên quan đến danh tính của khách hàng một khi mà chúng bị xâm nhập thì buộc phải được báo cáo”, theo ông Casey Fleming – Chủ tịch kiêm CEO của BLACKOPS Partners Corporation.

Ông Fleming ở một vị thế thật đặc biệt. Công ty của ông theo dõi cả những điệp viên nằm vùng lẫn gián điệp mạng thâm nhập vào các công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Ông nói, bên cạnh những thông tin xuất hiện trên báo chí, “hàng trăm công ty khác đã không báo cáo các vụ rò rỉ dữ liệu chỉ vì sợ các bài viết tiêu cực của giới truyền thông – hay tệ hơn nữa là hầu hết họ chưa bao giờ phát hiện được lỗ hổng để mà bắt đầu [với việc báo cáo]”.

Ông nói thêm rằng, chỉ trong vòng năm ngoái, công ty của ông đã quan sát và thấy rằng “mức độ công kích, cường độ và tần số” của hoạt động gián điệp nội bộ và các cuộc tấn công mạng xâm phạm vào các công ty đã tăng gấp 10 lần. Ông cho biết công ty ông nghĩ rằng vấn đề này sẽ ngày càng tồi tệ hơn.

“Các ước tính mới nhất từ đơn vị tình báo của chúng tôi cho thấy rằng các công ty và nền kinh tế Hoa Kỳ mất khoảng 5 ngàn tỷ USD mỗi năm, tức hơn 30% GDP quốc gia khi bạn tính đến toàn bộ giá trị của các sáng tạo đã bị đánh cắp”, ông Fleming nói.

“Không bao lâu nữa thì mỗi công dân Mỹ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy mô của cuộc tấn công gián điệp kinh tế này, với các hình thức như mất việc, giá cả đắt hơn và chất lượng cuộc sống kém đi”, ông nói.

china hacker, tin tặc trung cộng, tin tặc trung quốc, giặc điện toán trung cộng, tổ hợp công nghiệp quân sự trung quốc

Inforgraphic bởi Epoch Times Anh ngữ. Dịch Việt ngữ bởi T.Mai.

Đa nguồn

Hoạt động đánh cắp thông tin diễn ra trên phạm vi rộng lớn bắt nguồn từ việc chính quyền Trung cộng kìm kẹp gần như tất cả các khía cạnh của xã hội nước này – theo ông Josh Vander Veen, Giám đốc bộ phận quản lý tính toán thiệt hại sau khi bị tấn công an ninh mạng tại SpearTip, một công ty phản gián tình báo mạng.

Ông Vander Veen là cựu đặc vụ của cơ quan phản gián quân đội Hoa Kỳ và đã làm việc hơn chục năm trong lĩnh vực điều tra các hoạt động gián điệp nước ngoài.

“Chính phủ Trung cộng thao túng rất nhiều ngành công nghiệp quốc nội của họ”, ông nói và cho biết thêm rằng nền tảng mà Trung cộng sử dụng cho hoạt động đánh cắp thông tin kinh tế bao gồm “các trung tâm chuyển giao, các cuộc tấn công mạng và các viện nghiên cứu học thuật tại các trường đại học của Mỹ”.

“Một khi chính quyền Trung cộng vận hành một hệ thống rất lớn để đánh cắp và xử lý sản phẩm trí tuệ như vậy, họ kiếm được tiền bằng cách phát triển các sản phẩm dựa trên thông tin đã đánh cắp được. Đã có rất nhiều lần các sản phẩm của Trung cộng – được sản xuất dựa trên thông tin đánh cắp từ nghiên cứu và phát triển của Mỹ – được bán lại ở Mỹ với khoảng phân nửa giá sản phẩm gốc của Mỹ.

“Bọn họ bận rộn, và họ đầu tư rất nhiều nhân lực và thời gian”, ông Vander Veen nói. “Nhưng thật sự đó mới chỉ là nói đến một phần nhỏ của chi phí và một phần nhỏ của thời gian mà họ dùng cho kiểu nghiên cứu này”.

Theo lời ông Richard Fisher, nhân viên cao cấp tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế, muốn hiểu được phương thức đánh cắp bí mật kinh tế của chính quyền Trung cộng và sự dính líu của các lực lượng vũ trang, các công ty kinh doanh và các trường đại học của nước này trong hoạt động đánh cắp, “chúng ta nên nhìn nó từ lăng kính của người Trung cộng”.

“Thực ra nó rất dễ hiểu, nhưng chúng ta lại không muốn chấp nhận điều mình đang thấy trước mắt”, ông Fisher nói, bổ sung thêm rằng bất kỳ tổ chức nào có dính dấp đến Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTQ) cũng “đều có khả năng làm gián điệp hay thực thi mệnh lệnh quân sự”.

Cái mác công ty “quốc doanh” ở Trung cộng cũng có thể là để lừa phỉnh, bởi vì gần như toàn bộ các công ty đều bắt buộc phải có người của ĐCSTQ, theo lời một khách hàng giấu tên của BLACKOPS Partners Corporation, vốn là một nhà kinh doanh cao cấp tại Trung cộng.

“Bất kỳ công ty nào có trên 50 người thì cũng đều bị yêu cầu phải có người liên lạc do chính phủ bổ nhiệm”, nguồn tin cho biết. “Đó là luật tại Trung cộng”.

Ở Trung cộng, chỉ có một lằn ranh mờ ngăn cách giữa công nghiệp tư nhân với chính phủ, giữa quân đội với chính phủ, và giữa tư nhân với quân đội. Các hệ thống đánh cắp kinh tế do đó cũng diễn ra xoay quanh cả 3 bộ phận này.

Một lịch sử sao chép

Trong khi các sự việc rò rỉ thường thu hút sự chú ý, rất ít người nhận thức được điều gì sẽ xảy ra sau khi thông tin bị đánh cắp.

Để hiểu được phương thức hoạt động và phát triển của hệ thống này thì cần nhắc đến một chút lịch sử, bắt đầu từ thời Chiến tranh Lạnh với những mối liên hệ giữa chế độ Trung cộng và Liên Xô.

Một nguồn tin nắm rất rõ hệ thống kỹ nghệ đảo ngược (reverse engineering) từ thông tin đánh cắp của chế độ Trung cộng đã giải thích cho thời báo Epoch Times về sự phát triển của hệ thống này. Ông cho biết, chế độ này mặc dù kế thừa những thủ đoạn của Liên Xô, nhưng những nhà lãnh đạo của Trung cộng đã có những thay đổi cốt yếu để thích ứng với năng lực công nghệ lúc bấy giờ còn yếu kém của nước này.

Giả dụ như một điệp viên Liên Xô đánh cắp được những thiết kế của Mỹ về một chiếc camera do thám, thì những thiết kế đó sẽ được chuyển đến một cơ sở nghiên cứu mà ở đó các kỹ sư Liên Xô sẽ cố gắng tạo ra một công nghệ giống y như đúc.

Nhưng người Trung cộng lại có cách tiếp cận rất khác. Nguồn tin giải thích rằng chế độ Trung cộng lúc đó không hề ảo tưởng về sự chênh lệch thời gian về mặt công nghệ giữa Trung cộng với các nước khác. Thế nên ông nói, trong khi Liên Xô bắt đầu công nghệ sao chép từ đỉnh thì Trung cộng lại xuất phát từ đáy.

Nếu một điệp viên Trung cộng có trong tay chiếc camera do thám giống như đề cập ở trên, anh ta cũng sẽ chuyển nó đến một cơ sở nghiên cứu. Nhưng thay vì cố tạo ra một chiếc camera giống hệt như thế, các nghiên cứu viên của cơ sở này sẽ tìm ra những thế hệ công nghệ cũ hơn và học cách tạo ra những thứ cũ đó trước.

Họ sẽ gửi điệp viên đi thu thập thông tin công cộng có được về những vật mẫu đầu tiên của công nghệ mục tiêu, mua những thế hệ công nghệ kế tiếp có trong các cửa hàng, và gửi sinh viên đi học và làm việc ở nước ngoài trong ngành công nghiệp mục tiêu.

Quá trình này sẽ giúp họ có được nền tảng kiến thức và cuối cùng một khi họ đã sẵn sàng thực hiện thao tác kỹ nghệ đảo ngược cho các thiết bị thế hệ hiện đại, họ có thể dễ dàng thấy được phần nào đã được nâng cấp, phần nào vẫn sử dụng công nghệ của thế hệ trước đó.

Cũng theo nguồn tin trên, cách tiếp cận của Trung cộng nhanh hơn và ít tốn kém hơn rất nhiều so với Liên Xô.

Các Trung tâm Chuyển giao

Hệ thống hiện tại của chế độ Trung cộng nhằm xử lý và đảo ngược kỹ nghệ từ các thiết kế được đánh cắp đã phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh, nó không còn ở quy mô quân đội thuần túy mà đã là một hệ thống xuyên suốt cả một chế độ.

Sau khi ai đó đánh cắp được những bí mật thương mại cho chế độ Trung cộng, thông tin này sẽ ít được động đến chừng nào nó chưa được xử lý và áp dụng kỹ nghệ đảo ngược, vốn là công việc được thực hiện bởi một mạng lưới rộng lớn gọi là “các trung tâm chuyển giao”.

“Chẳng có nơi nào trên thế giới có thứ gì giống như thế”, theo lời William C. Hannas, James Mulvenon, và Anna B. Puglisi trong cuốn sách được xuất bản năm 2013 của họ với tựa đề “Tình báo Công nghiệp của Trung cộng”.

Họ cho biết “Hệ thống này thật khổng lồ, là nhiệm vụ của cả một quốc gia 1,3 tỷ người, và vận hành ở một quy mô áp đảo hoạt động kinh doanh khoa học và công nghệ của chính Trung cộng”… “Chúng ta đang nói đến một hệ thống tinh vi và toàn diện chuyên nhăm nhe những công nghệ của nước ngoài, tìm đủ mọi cách để lấy được chúng và biến chúng thành vũ khí và hàng hóa cạnh tranh”.

Những cơ quan thực hiện kỹ nghệ đảo ngược có tên gọi chính thức là “Các Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Quốc gia” hay “Các Tổ chức Chứng minh Quốc gia”. Cuốn sách lưu ý rằng những đơn vị này bắt đầu hoạt động tại Trung cộng từ tháng 9 năm 2001 và “được đưa vào chính sách” từ tháng 12 năm 2007 thông qua “Kế hoạch Thi hành Xúc tiến Chuyển giao Công nghệ Quốc gia”.

china hacker, tin tặc trung cộng, tin tặc trung quốc, giặc điện toán trung cộng, tổ hợp công nghiệp quân sự trung quốc

Những người lính thuộc Quân đoàn Pháo binh II thuộc Quân đổi Giải phóng Nhân dân đang thực hành trên máy tính tại một địa điểm không được tiết lộ. Chế độ Trung Cộng sử dụng các tin tặc trong quân đội để nuôi nền kinh tế (mil.huanqiu.com)

Cuốn sách ước tính có 202 trung tâm “chứng minh” như vậy hiện đang hoạt động tại Trung cộng. Tuy nhiên quy mô thật sự có thể còn lớn hơn bởi vì 202 trung tâm này là “những mô hình thi đua cho các cơ sở chuyển giao khác”.

Có thể kể tên một vài Trung tâm Chuyển giao, đó là Ủy ban Nhà nước về Chuyên gia Ngoại quốc thuộc Quốc vụ viện, Văn phòng Khoa học Công nghệ thuộc Văn phòng Người Hoa ở Nước ngoài, và Trung tâm Chuyền giao Công nghệ Quốc gia thuộc Đại học Công lý Đông Hoa.

Những cơ quan này không hề có ý định giấu diếm hoạt động của họ. Các tác giả dẫn chứng một nghiên cứu của các trung tâm chuyển giao, trong đó khẳng định rằng họ thực hiện “chuyển đổi công nghệ tiên tiến của nước ngoài thành sản phẩm đổi mới của quốc nội” và thậm chí còn đề nghị “đưa chuyển giao công nghệ trở thành đặc trưng cốt lõi về đổi mới công nghệ của chúng ta”

“Hiến chương của họ thẳng thừng gọi ‘công nghệ trong nước và nước ngoài’ là những mục tiêu cho ‘thương mại hóa’ “, các tác giả khẳng định.

Các trung tâm chuyển giao đảm nhiệm nhiều vai trò, trong đó có xử lý công nghệ đã đánh cắp, phát triển các dự án nghiên cứu hợp tác giữa Trung cộng và các khoa học gia nước ngoài, và vận hành các chương trình có mục tiêu thu hút các Hoa kiều đã từng học tập tại nước ngoài.

Sự tăng trưởng của kinh tế Trung cộng có thể là bắt nguồn từ hệ thống này, một hệ thống “đầu tư tối thiểu vào khoa học cơ bản thông qua một bộ máy chuyển giao công nghệ hoạt động gần như không hề theo quy tắc gì cả để rút ruột những thành tựu thuộc sở hữu của nước ngoài, trong khi thế giới lại thờ ơ và chẳng làm gì cả”, dẫn lời của cuốn sách.

Cuốn sách cho biết, chế độ Trung cộng đã không thể trải qua sự chuyển mình về kinh tế mà thế giới hiện nay đang chứng kiến, “cũng không thể duy trì đà tăng trưởng như hiện nay, nếu không đột nhập vô hạn độ và ti tiện vào công nghệ của các nước khác”.

Những phát hiện của họ tương hợp với một báo cáo năm 2010 của Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng của Mỹ, trong đó cho biết hiện đại hóa quân sự Trung cộng phụ thuộc “rất lớn vào những đầu tư cơ sở hạ tầng khoa học kỹ thuật, vào những cải cách của công nghiệp quốc phòng, và thu mua vũ khí tối tân của nước ngoài”.

Báo cáo còn cho biết, sự ăn cắp công nghệ của chế độ Trung cộng là độc nhất vô nhị, ở điểm là hệ thống này “cho các học viện nghiên cứu, các tập đoàn và các đơn vị được thoải mái vạch ra những kế hoạch thu thập tùy theo các nhu cầu cụ thể”.

Một Quân đội háu đói

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung cộng (PLA) giữ vai trò đặc biệt trong hoạt động ăn cắp thông tin. Lực lượng quân đội của quốc gia này được yêu cầu phải tự trang trải một phần chi phí riêng của mình, và qua nhiều thập kỷ nhờ tập trung gây dựng các nguồn tiền mặt bên ngoài, những lãnh đạo trong quân đội luôn nằm trong hàng ngũ những người quyền lực nhất tại Trung cộng.

Theo cuốn sách “Tình thế lưỡng nan của kinh tế Trung cộng trong những William Triplett, cựu cố vấn trưởng cho Ủy ban Đối ngoại Thượng viện năm 1990: Các vấn đề về Cải cách, Hiện đại hóa, và Tương thuộc”, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung cộng chủ yếu phải dựa vào các nguồn lực bên ngoài để tiến hành các công tác nghiên cứu và phát triển các dự án của mình.

Tác giả của cuốn sách cho biết: “Ngân sách nhà nước chỉ đóng góp 70 phần trăm chi phí hoạt động trong việc duy trì quân đội, Quân đội Giải phóng Nhân dân phải tự trang trải phần còn lại và thậm chí còn dư dả quỹ phục vụ cho việc hiện đại hoá.”

Cũng giống như các mối quan hệ giữa chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân ở Trung cộng, lằn ranh giữa quân đội và nhà nước, cũng như quân đội và các bộ phận tư nhân, là rất mong manh.

Có rất nhiều quan chức chóp bu trong quân đội Trung cộng cũng đồng thời giữ các vị trí cao cấp trong các công ty nhà nước, và nhiều người trong số đó cũng lại giữ vị trí tối cao trong đảng cộng sản cầm quyền ở Trung cộng.

china hacker, tin tặc trung cộng, tin tặc trung quốc, giặc điện toán trung cộng, tổ hợp công nghiệp quân sự trung quốc

Tên lửa của Trung cộng được đặt trên các xe tải trong cuộc diễu binh ngày 3 tháng 9 năm 2015 (Kevin Frayer/Getty Images)

Trong một báo cáo ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Jamestown Foundation, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình – người đứng đầu chế độ Trung Cộng hiện nay, “một số lượng lớn chưa từng có các cán bộ cấp cao từ khu phức hợp ‘Quân Công Hàng Thiên’ (quân sự-công nghiệp và không gian-công nghệ) đã được bổ nhiệm vào các vị trí cấp cao trong các cơ quan của Đảng và chính quyền, hoặc bị chuyển giao cho các đơn vị hành chính khu vực”.

Trong những năm cuối thập niên 1990, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung cộng Giang Trạch Dân đã tiến hành cải cách hệ thống quản lý trong bối cảnh quân đội gần như đã kiểm soát hoàn toàn các công ty lớn ở Trung cộng. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, những thay đổi mà Giang Trạch Dân đã thực hiện chỉ thuần túy là chuyển dịch quyền kiểm soát từ quân đội sang bàn tay của những người phụ trách các công ty này.

Ông William Triplett, cựu cố vấn trưởng cho Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn điện thoại: “Họ đã ngồi cùng nhau như trong phim “Bố già” (The Godfather), và cùng bàn thảo: ‘ông sẽ phụ trách các bến cảng và tôi sẽ lo các khoản vay nặng lãi’.”

Các “cải cách” về cơ bản chỉ là chuyển đổi cơ chế hoạt động từ quân đội sang nhà nước, đồng thời vẫn cho phép các sĩ quan quân đội và các quan chức cấp cao trong Đảng Cộng sản duy trì phần lớn cổ phần trong các công ty, và ngăn ngừa nguy cơ mất vị thế khi sự nghiệp quân sự của họ kết thúc.

Bà Lisa Bronson, Phó Bộ trưởng bộ Quốc phòng về Chính sách Bảo mật Công nghệ và Nhân bản, cho biết trong một bài phát biểu năm 2005, quân đội Trung cộng đã duy trì vận hành “khoảng từ 2.000 đến 3.000 công ty ở Hoa Kỳ làm bình phong, và lý do duy nhất khiến các công ty như vậy tồn tại là để ăn cắp, khai thác công nghệ của quốc gia này”.

Theo báo cáo năm 2010 của Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng của Mỹ, cựu phó giám đốc FBI về chống phản gián sau đó đã cho biết, chế độ Trung cộng vận hành hơn 3.200 công ty thuộc quân đội làm bình phong tại Hoa Kỳ chỉ để dành riêng cho hoạt động trộm cắp.

Hướng dẫn của nhà nước

Trong khi hệ thống ăn cắp được nhà nước bảo trợ này mở xích cho các sáng kiến cá nhân, với các cơ quan cố gắng đánh cắp thật nhanh những gì mà họ có thể biến thành lợi nhuận, thì chế độ này cũng có những chỉ dẫn chiến lược.

Dự án 863 (còn được gọi là “chương trình 863”) được khởi xướng bởi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình vào tháng 3 năm 1986. Theo một báo cáo năm 2011 của Văn phòng Hành pháp Phản gián Quốc gia của Mỹ thì dự án này “tài trợ và hướng dẫn cho các nỗ lực bí mật giành lấy công nghệ và các thông tin kinh tế nhạy cảm của Mỹ”.

Ban đầu Dự án 863 hướng mục tiêu đến 7 ngành công nghiệp: công nghệ sinh học, hàng không, công nghệ thông tin, công nghệ laser, vật liệu mới, và năng lượng. Nó đã được cập nhật vào năm 1992 để thêm vào ngành viễn thông và tiếp tục được cập nhật năm 1996 để thêm vào ngành công nghệ hàng hải.

Tuy nhiên các chương trình chính thức của chế độ Trung cộng nhằm tạo điều kiện cho việc đánh cắp thông tin ở nước ngoài không chỉ hạn chế trong Dự án 863. Nó còn bao gồm “Chương trình Ngọn đuốc” xây dựng các ngành công nghiệp thương mại công nghệ cao, chương trình 973 tập trung vào nghiên cứu, chương trình 211 “cải tổ” các trường đại học, và “vô số các chương trình thu hút các học giả đã học tập tại phương Tây ‘quay trở về’ Trung cộng”, theo như cuốn “Tình báo Công nghiệp của Trung cộng”

Các tác giả lưu ý “Mỗi một chương trình như thế luôn mong đợi sự hợp tác với nước ngoài cũng như các công nghệ để khỏa lấp những thiếu sót then chốt”, đồng thời cho biết thêm rằng họ khuyến khích các chuyên gia đã từng học tập ở phương Tây hãy trợ giúp cho sự phát triển công nghệ của chế độ Trung cộng bằng cách quay trở về, hay “phục vụ tại chỗ” bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết mà họ có được trong khi đang làm việc với các ông chủ phương Tây.

Các tác giả trích dẫn một văn kiện của chế độ Trung cộng trong đó khẳng định rằng Dự án 863 giữ một thư viện bao gồm 38 triệu bài viết mã nguồn mở trong gần 80 cơ sở dữ liệu chứa đến “hơn 4TB thông tin được lượm lặt từ các ấn bản, các báo cáo quân sự và các bộ tiêu chuẩn của Mỹ, Nhật, Nga, và Anh”

Đầu não

Có một đầu não đứng đằng sau hệ thống này, vốn là một nguồn sức mạnh then chốt của chế độ Trung cộng. Một số nguồn tin đã tiết lộ một tổ chức kín kẽ ẩn sâu trong quân đội của chế độ này.

Một trong những tổ chức có uy quyền nhất đứng đằng sau hoạt động trộm cắp kinh tế là Viện Nghiên cứu 61, trực thuộc Tổng cục 3 của Bộ Tổng Tham mưu quân đội Trung cộng, theo một nguồn tin giấu tên trước đây đã làm việc tại một trong những cơ quan tình báo nòng cốt của chế độ Trung cộng.

Ở Trung cộng, ảnh hưởng và các mối liên hệ là chìa khóa mang lại quyền lực, và người được cho là lãnh đạo Viện Nghiên cứu 61, Vương Kiến Tân, có những mối quan hệ rất uy thế.

Ông ta là con của Vương Chấn, người tiên phong trong hoạt động tình báo của ĐCSTQ dưới thời đại Mao Trạch Đông, lãnh đạo đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông Vương Chấn có 3 người con, tất cả đều đang nắm giữ những cương vị rất quyền lực tại Trung cộng.

Một người con khác của ông Vương Chấn được cho là phó chủ tịch “Quân đội Hoàng gia”, một tổ chức gồm những cảnh vệ cho các lãnh đạo hàng đầu trong khu phức hợp trung ương Đảng tại Trung Nam Hải. Và Vương Lợi Lợi, cháu của ông Vương Chấn, hiện đang là CEO của một trong những công ty tài chính hàng đầu Trung cộng.

Nguồn tin cho biết “Dòng họ đó, họ kiểm soát tất cả mọi thông tin liên lạc”, đồng thời lưu ý rằng chính điều ấy, cùng với những mối quan hệ khác của gia đình này, đã cho họ quyền lực rất lớn trong quân đội Trung cộng.

Cụ thể là, nguồn tin cho biết Vương Kiến Tân chỉ huy các tin tặc quân đội trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu của chế độ Trung cộng. Ông còn cho biết con số “61” đứng trước tên của rất nhiều đơn vị tin tặc Trung cộng ám chỉ đến Viện Nghiên cứu 61.

Tên gọi của rất nhiều đơn vị tin tặc nổi tiếng tại Trung cộng đúng là có số “61” ở phía trước. Có ít nhất 11 đơn vị trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục 3, có ký hiệu “61”, theo một báo cáo của Dự án Viện 2049. Trong số các đơn vị có ký hiệu “61” có “Đơn vị 61398”, là đơn vị có 5 tin tặc quân đội đã bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ buộc tội vào năm 2014.

Những lời tuyên bố của nguồn tin này không thể được kiểm chứng độc lập. Khi điều tra những lời buộc tội này sâu hơn, chúng tôi đã bắt gặp nỗi sợ hãi đối với tổ chức bí ẩn này. Nguồn tin yêu cầu được giữ bí mật tên tuổi và mối quan hệ với Viện Nghiên cứu 61, bởi vì ông lo sợ bị “thủ tiêu chỉ trong vòng một tuần”, nếu họ biết được chính ông đã tiết lộ thông tin.

Một nguồn tin khác, một nhà phân tích tình báo cấp cao, đã ngừng một cuộc phỏng vấn qua điện thoại khi đề cập đến Viện Nghiên cứu 61 và từ chối bình luận.

Một khách hàng của BLACKOPS Partners Corporation cho biết, ông cũng lo ngại đến an nguy của bản thân khi nhắc đến tổ chức này, mặc dù ông có biết về nó. Ông nói, Viện Nghiên cứu 61 có trụ sở tại quận Hải Điến ở phía Tây Bắc của Bắc Kinh. Ông nói “Bởi vì họ là chính quyền”, “họ có nhà tại quận Triều Dương, gần Công viên Triều Dương”.

Dựa vào kinh nghiệm bản thân, ông xác nhận rằng Viện Nghiên cứu 61 là một trong những trung tâm quyền lực chủ yếu của chế độ Trung cộng.

Theo Triplett, cơ cấu quyền lực của chế độ Trung cộng là tách biệt với cơ cấu tổ chức của nó. Nói cách khác, có những đơn vị quân đội mặc dù trên cơ cấu tổ chức thì đứng dưới vài bậc nhưng lại có nhiều quyền lực hơn những đơn vị có cấp bậc cao hơn.

“Về cơ bản, bạn tưởng đâu nó như nhau, nhưng không phải thế”, Triplett nói.

Ông cho biết thêm, trong những năm 1980, 1990, một trong những đơn vị quân đội có quyền lực nhất Trung cộng là Tổng cục 2 thuộc Bộ Tổng Tham mưu, là đơn vị vận hành các hoạt động tình báo sử dụng con người (HUMINT).

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự tập trung lớn vào không gian ảo ngày nay, ông nói, có vẻ như quyền lực đang dần chuyển sang Tổng cục 3, là đơn vị điều hành hoạt động tình báo tín hiệu (SIGINT) cũng như các tin tặc quân đội.

Hồi cuối

Theo ông Edward Luttwak, cộng sự cao cấp cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, việc chế độ Trung cộng sử dụng rộng rãi các phương thức đánh cắp làm bàn đạp cho nền kinh tế chính là một dấu hiệu cho thấy chế độ này đã bước sang giai đoạn cuối cùng của bất kỳ nền cộng sản nào – khi mà hệ tư tưởng cộng sản đã phai mờ.

Luttwak mô tả Trung cộng trong giai đoạn cuối cùng này là nơi mà chủ nghĩa “siêu thực dụng” đã thay thế cho lý tưởng. Đó là giai đoạn mà trong một xã hội cộng sản, mọi người đã ngừng tin tưởng vào “thế giới đại đồng” và bắt đầu suy tính đến những phương cách khiến bản thân có thể vươn lên bằng mọi giá.

Luttwak đưa ra một ví dụ tượng trưng như sau: khi đưa một cây kem cho một người có lý tưởng thì có lẽ họ sẽ từ chối, người thực dụng thì sẽ nhận, còn người theo chủ nghĩa “siêu thực dụng” sẽ tìm mọi cách lấy cây kem bất kể là có được cho hay không.

Đảng Cộng sản Trung cộng khởi đầu vốn là một đảng có lý tưởng, ông nói. “Vấn đề là khi những người dân có lý tưởng không còn giữ quan điểm ý thức hệ như trước, họ không chỉ trở nên thực dụng mà thậm chí là siêu thực dụng”.

Ông cho biết: “Mọi chế độ độc tài đều chỉ là một vương quốc dối trá. Hậu quả tất yếu là các nhà chức trách trở thành những con người siêu thực dụng.”

Ở giai đoạn này, ông nói: “Họ muốn điều gì thì họ sẽ chiếm đoạt cho bằng được”

Nguồn: vietdaikynguyen.com

Link: http://vietdaikynguyen.com/v3/76691-tin-doc-quyen-hoat-dong-tin-tac-va-gian-diep-giup-trung-quoc-tang-truong-kinh-te-ra-sao/#

***

“Quả bom” Lệnh Hoàn Thành sẽ “dữ dội” hơn cả Snowden?

Ông Thành hiện đang sống ở Mỹ, tại một địa điểm bí mật ở California và nhiều khả năng đang tìm kiếm quy chế tị nạn chính trị tại Mỹ - tờ Tin tức Duwei chuyên về các vấn đề chính trị Trung Quốc đặt trụ sở ở Mỹ, bình luận.

Tháng 12/2014, ông Lệnh Kế Hoạch, 58 tuổi và là cựu Chánh Văn phòng Trung ương ĐCS Trung Quốc dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị điều tra do nghi ngờ “vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc kỉ luật” và chính thức bị khai trừ đảng hôm 20/7 vừa qua với các cáo buộc vi phạm kỉ luật đảng, lạm dụng quyền lực, nhận hối lộ, tiếp cận các thông tin “tối mật quan trọng” của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, ông còn bị buộc tội có quan hệ tình ái phức tạp.

nhà của lệnh kế hoạch ở hoa kỳ

Lệnh Kế Hoạch được cho là đã bỏ 2,5 triệu USD mua ngôi nhà tại Sierra Nevada, California.

Chưa mở phiên tòa xét xử, nhưng cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc đã ra thông báo chính thức, nói rằng vụ việc của ông Hoạch coi như đã được “đóng gói”. Tuy nhiên, tờ Tin tức Duwei thì nhận định, số phận cựu Chánh văn phòng Trung ương đảng này hiện vẫn ở tình cảnh lơ lửng, lý do là bởi người em trai út Lệnh Hoàn Thành được cho là đang nắm giữ nhiều thông tin tối mật nhờ thời gian quá dài làm “người liên lạc” cho anh trai.

Theo tờ Tin tức Duwei, Lệnh Hoàn Thành đang sống ở Mỹ tại một địa điểm chưa xác định cụ thể và ông này có thể sử dụng thông tin, tài liệu mật để gây sức ép, buộc chính phủ Trung Quốc phải phóng thích người anh trai. Nhiều nguồn tin cho thấy, ông Thành nắm trong tay nhiều tin tức nhạy cảm và quan trọng hơn nhiều so với trường hợp cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, người từng chạy trốn vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô hồi năm 2012. Thậm chí, các tài liệu của Lệnh Hoàn Thành được cho là còn có sức “công phá” mạnh hơn nhiều so với tin tức mà kẻ đào tẩu Edward Snowden từng công bố về hoạt động do thám của chính quyền Mỹ. Nếu như thông tin tìm kiếm tị nạn chính trị ở Mỹ là đúng, thì Lệnh Hoàn Thành chính là bản sao Snowden của Trung Quốc – tờ báo viết.

Thông tin đăng tải trên Tin tức Duwei cũng được củng cố bởi báo cáo do tờ Thời báo New York (The New York Times) công bố hôm 2/8. Theo đó, Lệnh Hoàn Thành có thể đang sở hữu nhiều thông tin nhạy cảm về những vấn đề chính trị tại Trung Quốc trong quá khứ và hiện tại và ông này có thể sẽ trở thành một trong những “kẻ đào tẩu nguy hại nhất” trong lịch sử Trung Quốc hiện đại một khi nhận được quy chế tị nạn chính trị từ Washington. Tờ báo Mỹ dẫn lời cựu chuyên gia phân tích CIA Christopher Johnson cho biết, Bắc Kinh rất muốn bắt giữ Lệnh Hoàn Thành để phục vụ việc xét xử người anh trai và quan trọng hơn cả là không để những thông tin nhạy cảm rơi vào tay người Mỹ.

Tác động quan hệ Mỹ - Trung

Theo tờ Thời báo New York, Trung Quốc trong vài tháng gần đây đã gây sức ép đòi Mỹ trao trả Lệnh Hoàn Thành, dù phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Ernest ngày 3/8 phủ nhận điều này. Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận trực tiếp về số phận của ông Thành, chỉ nói một cách chung chung rằng, Bắc Kinh và Washington sẽ phối hợp trong lĩnh vực buộc các quan chức Trung Quốc tham nhũng chạy sang Mỹ phải về nước. Bộ này cũng nhấn mạnh, Bắc Kinh phải có trách nhiệm cung cấp những thông tin, bằng chứng rõ ràng, đầy đủ, tin cậy để giới chức pháp luật Mỹ khởi động việc điều tra, chuyển trả hoặc kết tội nghi phạm.

Trung Quốc dường như đang là bên “yếu thế” hơn. Nước này chưa ký với Mỹ hiệp định dẫn độ, nhưng vẫn có một số biện pháp khác. Bắc Kinh có thể gửi yêu cầu dẫn độ tới Bộ Ngoại giao Mỹ để bộ này phối hợp với Bộ Tư pháp xem xét yêu cầu này có đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về dẫn độ hay không. Nếu có, đề nghị sẽ được chuyển tới một tòa án để xem xét quyết định dẫn độ Lệnh Hoàn Thành có hợp pháp hay không. Nếu câu trả lời là có, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ là người thông báo cuối cùng.

Một cách khác là thông qua hệ thống nhập cư tại Mỹ. Trường hợp này liên quan đến trách nhiệm của Bộ An ninh Nội địa. Hồi tháng Tư vừa qua, chính bộ này đã ký với đối tác Trung Quốc thỏa thuận về hồi trả những quan chức chạy trốn truy nã sang Mỹ, nhưng kèm theo đó là điều khoản họ vi phạm hoặc tình nghi vi phạm luật pháp Mỹ. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy Lệnh Hoàn Thành là đối tượng rơi vào trường hợp này.

Cho đến lúc này, Nhà Trắng phản ứng theo hướng không muốn làm rùm beng vụ việc, mà muốn xử lý thông qua thảo luận kín giữa hai bên mà ở đó Mỹ là người chiếm ưu thế. Dẫn việc ông Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỉ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn hoãn chuyến đi Mỹ hồi đầu năm, tờ Tin tức Duwei nói rằng quá trình đàm phán thời gian qua không hề dễ dàng. Vụ Lệnh Hoàn Thành cũng sẽ có tác động đến chuyến thăm chính thức tới Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến vào tháng 9 tới.

Theo Hoài Thanh/Nytimes, WCT

http://dantri.com.vn/the-gioi/qua-bom-lenh-hoan-thanh-se-du-doi-hon-ca-snowden-20150807062449957.htm

***

Vấn đề tin tặc sẽ nằm cao trong cuộc hội đàm Mỹ-Trung

china hacker, tin tặc trung quốc, tin tặc trung cộng, computer, network, réseaux informatique

Đây không phải là lần đầu tiên cuộc tấn công trên mạng qui mô lớn được truy nguyên xuất phát từ Trung cộng.

07.06.2015

Theo các bản tin thì việc tin tặc đánh cắp hàng triệu hồ sơ nhân viên chính phủ Mỹ, và những cáo buộc cho rằng vụ tấn công này có thể xuất phát từ Trung cộng sẽ đặt vấn đề an ninh mạng lên hàng đầu tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung vào cuối tháng này.

Việc xâm nhập hệ thống máy vi tính của Văn phòng Quản trị Nhân viên được chính quyền Obama tiết lộ hôm thứ Năm nói rằng một con số kỷ lục lên đến 4 triệu hồ sơ cá nhân của cựu nhân viên và nhân viên liên bang hiện hành có thể đã bị đánh cắp.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest hôm thứ Sáu cho biết các nhà điều tra “nhận thức được rằng mối đe dọa xuất phát từ Trung cộng.”

Thông tấn xã AP trích lời dân biểu Jim Langevin, một tiếng nói hàng đầu tại Quốc hội về an ninh mạng cho rằng “Chúng tôi biết là cuộc tấn công diễn ra tại một nơi nào đó ở Trung cộng, nhưng chúng tôi không biết đó là một cá nhân, một nhóm hay một cuộc tấn công cấp nhà nước.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Hồng Lỗi gọi những cáo buộc là “vô trách nhiệm” và nói Trung cộng cũng là nạn nhân của những cuộc tấn công trên mạng.

Những cáo buộc về vai trò của Trung cộng trong cuộc tấn công, bao gồm cả việc có thể do nhà nước bảo trợ, có thể làm tăng thêm mối căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Căng thẳng đã lên cao về sự quyết đoán của Trung cộng trong việc theo đuổi chủ quyền lãnh thổ tại Biển Nam Hải.

Tin tặc cũng làm phát sinh những câu hỏi về việc Hoa Kỳ đáp ứng như thế nào nếu quả thật chính phủ Trung cộng đứng đằng sau những vụ tấn công trên mạng này.

Việc tiết lộ tin tặc được đưa ra trước cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ- Trung hàng năm được tổ chức từ ngày 22 đến 24 tháng 6 tại Washington D.C.

An ninh mạng được dự trù sẽ đứng hàng đầu trong nghị trình của cuộc đối thoại.

Các giới chức Mỹ nói những cuộc thảo luận sẽ được tiến hành như dự trù, cũng như kế hoạch của Tổng thống Barack Obama tiếp đón chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức Washington vào mùa thu năm nay.

Thông tấn xã Reuters trích lời ông James Lewis, một chuyên gia an ninh mạng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói rằng “Trung cộng đã nói một cách riêng tư và đôi lúc công khai là chúng tôi muốn hội nghị thượng đỉnh tiến hành tốt đẹp. ‘Đừng nói đến gián điệp, nhưng hãy nói về việc làm thế nào chúng ta có thể làm việc với nhau.’”

Ông Lewis nói thêm là “Có thể câu trả lời của Mỹ là ‘Không, chúng ta thảo luận về gián điệp’”

Đây không phải là lần đầu tiên cuộc tấn công trên mạng qui mô lớn được truy nguyên xuất phát từ Trung cộng.

Tháng 7 năm ngoái, tờ New York Times trích lời các giới chức Mỹ không tiết lộ danh tánh cho biết các tin tặc Trung cộng cũng bị qui trách là đã xâm nhập vào mạng lưới máy vi tính của Văn phòng Quản trị Nhân viên Mỹ hồi năm ngoái.

Trong năm 2014, FBI truy tố 5 sĩ quan của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung cộng về tội phối hợp xâm nhập hệ thống máy vi tính của 6 công ty có trụ sở tại Mỹ như U.S. Steel và Alcoa.

Các giới chức Trung cộng liên tục phủ nhận bất cứ liên hệ nào đối với những cuộc tấn công như vậy, nói rằng Hoa Kỳ chưa bao giờ đưa ra những bằng chứng rõ rệt về những vụ tấn công mạng có nguồn gốc từ Bắc Kinh.

Ông Bruce Schneier, một chuyên gia về mật mã hàng đầu nói rất khó truy nguyên những cuộc tấn công mạng.

Ông Schneier nói với Đài VOA trong một cuộc phỏng vấn trước đây trong năm là “Chúng ta có thể làm được việc này khi các tin tặc phạm lỗi trong việc che dấu vết tích của họ và đây không phải là việc chúng ta có thể làm một cách nhanh chóng. Trong những trường hợp khác chúng ta có thể biết với đảm bảo hợp lý là những cuộc tấn công xuất phát từ các tòa nhà và văn phòng tại Trung cộng và chính phủ biết được và chấp thuận việc này.”

http://www.voatiengviet.com/content/van-de-tin-tac-se-nam-cao-trong-nghi-trinh-cuoc-thao-luan-my-trung/2810810.html

***

Nga, TC giải mã được các hồ sơ mật Edward Snowden đánh cắp

edward snowden, china hacker, tin tặc trung quốc, tin tặc trung cộng, computer, network, réseaux informatique

Cựu nhân viên hợp đồng tình báo Mỹ Edward Snowden

14.06.2015

Một nhật báo hàng đầu của Anh loan tin rằng Nga và Trung Quốc đã giải mã được các hồ sơ tối mật mà cựu nhân viên hợp đồng tình báo Mỹ Edward Snowden đánh cắp, buộc giới hữu trách Anh phải rút các điệp viên "đang hoạt động tại các nước thù địch."

Tờ Sunday Times nói rằng lệnh rút điệp viên được đưa ra sau khi Moscow giải mã được hơn một triệu tài liệu mật mà ông Snowden đã đánh cắp khi trốn khỏi Mỹ vào năm 2013.

Không lâu sau đó Edward Snowden xin Nga bảo vệ, và được Tổng thống Vladimir Putin cho tị nạn tạm ở Nga. Sau đó, ông Snowden được cho phép tạm trú và tự do đi lại trên lãnh thổ Nga.

Tờ Times trích một nguồn tin từ văn phòng Thủ tướng Anh nói rằng việc hồ sơ mật bị giải mã này "có nghĩa là các điệp viên phải bị chuyển đi và cách hoạt động gián điệp bị bại lộ không cho phép chúng tôi lấy được những thông tin thiết yếu nữa."

Giới chức của văn phòng Thủ tướng David Cameron này nói rằng "không có bằng chứng về bất cứ ai bị phương hại gì."

Nhật báo này trích các nguồn tin khác của chính phủ cho biết rằng Trung Quốc cũng đã giải mã được các hồ sơ trong đó có nhiều kỹ thuật tình báo của phương Tây bị bại lộ.

Không có bình luận chính thức nào về diễn biến này từ London hay Washington.

Edward Snowden làm nhân viên hợp đồng cho Cục Tình báo Trung ương (CIA)  và Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, gọi tắt là NSA. Tại NSA, ông Snowden đã lấy 1,7 triệu tài liệu mật cho thấy chính phủ Mỹ lén thẽo dõi điện thoại của hàng trăm triệu thường dân bên trong lẫn ngoài nước Mỹ.

Edward Snowden vừa được tán dương một anh hùng và một người yêu nước đã dám nói ra những thông tin mật, vừa bị nguyền rủa là một kẻ phản bội làm lộ thông tin.

Một đại bồi thẩm đoàn Mỹ cáo buộc Edward Snowden hai tội danh là vi phạm Luật gián điệp của Mỹ và đánh cắp tài sản chính phủ.

http://www.voatiengviet.com/content/nga-my-giai-ma-duoc-cac-ho-so-mat-snowden-danh-cap/2821287.html

***

Chính phủ Mỹ bị tin tặc tấn công lần hai, nhắm vào tình báo và quân đội

china hacker, tin tặc trung quốc, tin tặc trung cộng, computer, network, réseaux informatique

13.06.2015

Cơ quan nhân lực của chính phủ Hoa Kỳ hình như lại bị một vụ tấn công lớn của tin tặc lần thứ hai. Các tin tặc có liên hệ với Trung Quốc được cho là đã thực hiện cả hai vụ tấn công này, một cáo buộc mà Bắc Kinh bác bỏ.

Một giới chức Hoa Kỳ không nêu danh tánh cho biết trong vụ xâm nhập thứ hai vào mạng điện toán của Cơ quan Quản lý Nhân sự, gọi tắt là OPM, các tin tặc đã có thể lấy được các thông tin cơ sở nhậy cảm do các cơ quan tình báo và quân đội lưu giữ để xác minh lý lịch an ninh cho các cơ quan chính phủ, trong đó có Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA).

Các thông tin cá nhân chuyên sâu cần thiết để xác minh lý lịch an ninh bao gồm những thông tin về sức khỏe tâm thần, tiền án, tiền sử về sử dụng chất cồn, thuốc cấm và phá sản. Các nhân sự cũng phải cung cấp thông tin liên lạc của thân nhân và những người tiếp xúc, bà con của các nhân viên tình báo Mỹ ở nước ngoài có thể bị cưỡng bức.

Trong vụ xâm nhập mạng điện toán của OPM lần đầu được loan báo hồi tuần trước, tin cho hay là các hacker đã lấy được thông tin cá nhân nhậy cảm của hàng triệu công chức liên bang Mỹ. OPM nói rằng có đến 4 triệu công chức liên bang hiện tại và đã thôi việc bị ảnh hưởng trong vụ tấn công mạng xảy ra hồi tháng 12.

Liên đoàn Lao động của Chính phủ Liên bang (AFGE) hôm thứ Năm nói rằng các tin tặc đã lấy được thông tin cá nhân của tất cả công chức liên bang.

AFGE nói vụ xâm nhập này cho thấy "một sơ hở quá lớn của cơ quan trông giữ thông tin đã được lực lượng lao động liên bang tín cẩn giao phó."
Vụ xâm nhập mạng điện toán thứ hai được phát hiện trong cuộc điều tra vụ tin tặc nhắm vào các nhân viên liên bang.

Các vụ xâm nhập mạng điện toán này xảy ra hai năm sau khi Edward Snowden, một nhân viên hợp đồng với chính phủ, đã đánh cắp được hàng ngàn hồ sơ tối nhậy cảm của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ.

http://www.voatiengviet.com/content/chinh-phu-my-bi-tin-tac-tan-cong-lan-2-nham-vao-tinh-bao-quan-doi/2820485.html

***

Mỹ điều tra mức thiệt hại của vụ tin tặc nhắm vào Phòng Quản lý Nhân viên

opm, phòng quản lý nhân viên chính phủ hoa kỳ

Trụ sở Phòng Quản lý Nhân viên (OPM) ở Washington.

06.06.2015

Tòa Bạch Ốc cho biết thứ hai này chính phủ sẽ bắt đầu thông báo cho gần 4 triệu nhân viên hiện đang làm việc hoặc từng làm việc cho chính phủ nếu thông tin cá nhân của họ bị xâm hại trong vụ tin tặc qui mô lớn nhắm vào Phòng Quản lý Nhân viên (OPM).

Các giới chức chấp hành luật pháp Mỹ nghi tin tặc ở Trung Quốc, có thể có liên hệ với chính phủ Trung Quốc, là thủ phạm của vụ này.

Các nhà phân tích cho biết những nhân viên chính phủ liên bang đã thông qua những cuộc sưu tra an ninh có thể có sự hấp dẫn đặc biệt đối với những tay tội phạm. Họ cho rằng bọn chúng có thể tìm cách lợi dụng để những nhân viên đó làm gián điệp.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest chưa chính thức tố cáo chính phủ Trung Quốc dính líu tới vụ tin tặc mà OPM phát giác hồi tháng tư. Ông nói “Tôi không thể nói ai là thủ phạm của vụ việc cá biệt này, nhưng nói một cách tổng quát, chúng tôi đã nêu ra những mối quan tâm lớn về cách thức mà Trung Quốc và những cá nhân hoạt động cho nhà nước Trung Quốc đã hành động trong không gian mạng.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ sáu phủ nhận các cáo giác và nói “Chúng tôi hy vọng phía Mỹ bớt đa nghi, ngưng đưa ra những tố cáo vô căn cứ, chứng tỏ sự tin cậy nhiều hơn và tăng cường hợp tác.”

Bộ An ninh Nội địa và Cơ quan Điều tra Liên bang FBI đang tìm cách xác định mức độ thiệt hại của vụ tin tặc này.

http://www.voatiengviet.com/content/my-dieu-tra-muc-thiet-hai-cua-vu-tin-tac-nham-vao-opm/2810290.html

***

TC trấn an các công ty công nghệ cao về luật chống khủng bố

china hacker, tin tặc trung quốc, tin tặc trung cộng, computer, network, réseaux informatique

Bà Phó Oánh nói rằng các công ty Trung cộng làm ăn ở Mỹ cũng phải trải qua những cuộc kiểm tra an ninh nghiêm ngặt.

Bill Ide

04.03.2015

BEIJING—

Trung cộng đã phản bác những sự chỉ trích của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama về những luật lệ mới, có thể ảnh hưởng tới các công ty công nghệ cao của Mỹ. Phát ngôn viên Quốc hội Trung cộng nói rằng các công ty làm ăn ở nước này không có gì phải lo sợ về một dự luật chống khủng bố đang được xem xét. Thông tín viên Bill Ide của đài VOA ở Bắc Kinh có bài tường thuật.

Theo bản sơ thảo của dự luật chống khủng bố, các công ty công nghệ cao hoạt động ở Trung cộng phải giao cho nhà chức trách các khóa mật mã và lắp đặt các cổng sau để giúp đỡ các nhân viên điều tra chống khủng bố thi hành nhiệm vụ.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Reuters, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cảnh báo rằng Bắc Kinh phải sửa đổi những qui định về quyền tiếp cận của chính phủ nếu các công ty Trung cộng muốn làm ăn ở nước Mỹ.

china hacker, tin tặc trung quốc, tin tặc trung cộng, computer, network, réseaux informatique

Theo bản sơ thảo của dự luật chống khủng bố, các công ty công nghệ cao hoạt động ở Trung cộng phải giao cho nhà chức trách các khóa mật mã và lắp đặt các cổng sau để giúp đỡ các nhân viên điều tra chống khủng bố thi hành nhiệm vụ

Tại cuộc họp báo hôm thứ Tư, một ngày trước phiên họp của Quốc hội Trung cộng, người phát ngôn của cơ quan này, bà Phó Oánh, đã tìm cách giảm bớt những sự căng thẳng đối với vụ tranh cãi này. Bà nói rằng các công ty Trung cộng làm ăn ở Mỹ cũng phải trải qua những cuộc kiểm tra an ninh  nghiêm nhặt.

Bà cho rằng sự quan tâm của ông Obama đối với dự luật của Trung cộng là một dấu hiệu tiến bộ, chứng tỏ đôi bên đang chủ động giao tiếp với nhau về vấn đề này.

Bà Phó Oánh nói rằng những qui định đó phù hợp với các nguyên tắc của luật hành chánh Trung cộng và tập quán quốc tế. Bà nói thêm rằng những qui định đó không ảnh hưởng tới lợi ích của các công ty internet.

Dự luật chống khủng bố Trung cộng đã thông qua thủ tục tuyên đọc lần thứ nhì và có thể sẽ được chấp thuận trong những tuần lễ tới đây.

Nhưng qui định đòi các công ty dành cho các giới chức chính phủ quyền tiếp cận cửa sau đã làm cho dư luận Mỹ xôn xao rất nhiều. Các công ty công nghệ đang ra sức để bảo đảm với khách hàng là nội dung của những hoạt động thông tin liên lạc của họ là an toàn, sau khi có những tiết lộ về những cách thức theo dõi tinh vi của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.

Các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài ở Trung cộng đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đối với những qui định mới và yêu cầu được thảo luận thêm với chính phủ.

Ông Kenneth Jarret, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Thượng Hải, nói hãng tin Reuters rằng dự luật của Trung cộng đòi hỏi quá nhiều ở các công ty.

Ông Jarret cho biết: "Nói một cách tổng quát, những yêu cầu đòi cung cấp mã nguồn, khóa mật mã và thuật toán là những yêu cầu mà các công ty công nghệ thông tin cảm thấy rất ngần ngại, không muốn thỏa mãn. Tôi muốn nói là họ không muốn làm bất kể là họ hoạt động ở nước nào."

Tổng thống Obama nói rằng đây là một vấn đề mà ông và các giới chức khác trong chính phủ đã trực tiếp nêu lên với Chủ tịch Tập Cận Bình và giới hữu trách Trung cộng.

barack obama

Tổng thống Obama nói rằng đây là một vấn đề mà ông và các giới chức khác trong chính phủ đã trực tiếp nêu lên với Chủ tịch Tập Cận Bình và giới hữu trách Trung cộng.

Tổng thống Obama nói: "Tôi nghĩ rằng có một điều trớ trêu là những cách làm việc hạn chế đó sẽ gây thương tổn cho nền kinh tế Trung cộng về lâu về dài, bởi vì tôi không nghĩ là có bất kỳ công ty nào của Mỹ, của Âu châu, hay bất kỳ công ty quốc tế nào có thể chấp nhận một sự giao nộp dữ liệu, dữ liệu cá nhân, cho một chính phủ một cách quá đáng như vậy."

Dự luật chống khủng bố không phải là luật lệ duy nhất mà chính quyền Trung cộng đang xem xét để đòi các công ty nước ngoài giao nộp những thông tin như vậy, khiến họ phải mở ngỏ cho hoạt động theo dõi của chính phủ và buộc họ giao nộp những thông tin nhạy cảm mà họ có quyền sở hữu trí tuệ.

Kể từ khi cựu nhân viên hợp đồng của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Edward Snowden tiết lộ những khả năng theo dõi của chính phủ Mỹ, Trung cộng đã siết chặt những qui định về an ninh mạng. Bắc Kinh đã giám sát chặt chẽ hoạt động Internet trong nước và dùng tường lửa để ngăn không cho những người sử dụng internet ở Trung cộng tiếp cận truyền thông nước ngoài, các trang mạng xã hội như Facebook và những trang web bị chính quyền cấm đoán.

Tân Hoa Xã của nhà nước Trung cộng đã dùng những từ ngữ mạnh mẽ để nói về phản ứng của Tổng thống Obama đối với dự luật của Bắc Kinh. Một bài bình luận đăng ngày hôm nay của hãng tin này nói rằng những lời chỉ trích của ông Obama là vô căn cứ và là bằng chứng của điều mà họ gọi là sự đạo đức giả của chính sách của Mỹ.

http://www.voatiengviet.com/content/tq-tran-an-cac-cong-ty-cong-nghe-cao-dang-lo-ngai-ve-luat-chong-khung-bo/2667416.html

***

Nhiều điện thoại 'gián điệp' Trung Cộng có mặt ở Việt Nam

Địa chỉ mà Redmi Note trao đổi được xác định có máy chủ đặt tại Trung Quốc. Tiếp tục kiểm tra smartphone của hai nhà sản xuất Trung Quốc khác đang bán tại thị trường Việt Nam, máy cũng gửi thông tin đến máy chủ nhưng dùng địa chỉ IP khác.

Xiaomi cũng đã thừa nhận trên ChinaPost rằng Redmi Note tự động kết nối và tải dữ liệu lên máy chủ. Tuy vậy, thiết bị của hãng không gửi thông tin cá nhân mà chỉ là các hoạt động của người dùng để từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm. 

điện toán, điện tử, tin học, personel computer, server, serveur, máy chủ

Hai mẫu điện thoại Trung cộng mà Số Hóa thử nghiệm đều tự động gửi dữ liệu tới một địa chỉ IP tại Trung cộng.

Trong khi đó trang tin công nghệ Đài Loan TechNews lại dẫn nguồn chứng minh Redmi Note gửi cả tin nhắn, hình ảnh cùng nhiều dữ liệu khác đến máy chủ tại Trung Quốc. Mẫu điện thoại của Xiaomi chỉ gửi dữ liệu khi kết nối mạng Wi-Fi và tự động ngắt khi dùng mạng di động

Ông Nguyễn Ngọc Trung đại diện HTC Việt Nam cho biết, việc các hãng điện thoại thu thập thông tin người dùng là điều không hiếm gặp. Tuy vậy, các nhà sản xuất uy tín luôn thông báo rõ ràng với khách hàng và đưa ra những điều khoản cụ thể nhằm bảo mật dữ liệu.

Ví dụ, điện thoại HTC mặc định không kích hoạt tính năng thu thập dữ liệu người dùng mà chỉ thực hiện khi khách hàng cho phép trong cài đặt, ông Trung nói. Chia sẻ về nghi vấn “gián điệp” trên Xiaomi, đại diện HTC cho biết chưa thể kết luận về điều này song cũng đặt ra nhiều nghi vấn khi Redmi Note liên tục gửi dữ liệu đến máy chủ Trung Quốc mà không báo trước. "Ít nhất nhà sản xuất này chưa tôn trọng người dùng", ông Trung nhận xét.

điện toán, điện tử, tin học, personel computer, server, serveur, máy chủ

Bằng chứng cho thấy Redmi Note gửi dữ liệu tin nhắn về máy chủ Trung Quốc. Ảnh: TechNews.

Trên cả ba thương hiệu smartphone Trung Quốc Số Hóa thử nghiệm, các máy đều không hỏi người dùng có cho phép thu thập dữ liệu hay không, mà tự động kích hoạt. Trong khi đó các điện thoại của Apple, Samsung, HTC… luôn có bước xác nhận từ khách hàng trước khi gửi dữ liệu về máy chủ.

Với trường hợp của các smartphone Trung Quốc, chưa có kiểm chứng chính xác dữ liệu được gửi về có mục đích gì, được sử dụng ra sao và có được mã hóa trong quá trình tuyền tải hay không.

Vấn đề khác đáng chú ý là mẫu điện thoại của Xiaomi chỉ gửi dữ liệu khi kết nối mạng Wi-Fi và tự động ngắt khi dùng mạng di động. Ý kiến trên TechNews cho rằng sản phẩm của nhà sản xuất Trung Quốc làm như vậy để tránh khách hàng phát hiện ra. 

Ông Ngọc Trung cho hay, thông thường các smartphone chỉ gửi dữ liệu cho nhà sản xuất khi máy kết nối Wi-Fi nhằm tránh mất chi phí cho người dùng và smartphone của Xiaomi có thể hoạt động trên cơ chế tương tự. Tuy vậy, thiết bị này cũng rất đáng ngờ khi kết nối liên tục đến máy chủ Trung Quốc trong suốt quá trình sử dụng, theo ông Trung, đây là vấn đề bất thường cần lưu tâm.

điện toán, điện tử, tin học, personel computer, server, serveur, máy chủ

Các thương hiệu lớn thường hỏi khách hàng trước khi thăm dò thông tin.

Trong giải thích của mình với ChinaPost, Xiaomi nói rằng những hành động của hãng là hoàn toàn phù hợp với chính sách bảo mật nơi mà sản phẩm bán ra. Các mẫu máy của nhà sản xuất Trung Quốc này chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, chưa được phân phối chính thức tại Việt Nam mà đều xuất hiện thông qua đường “xách tay”.

Ông Lê Hoàng một chuyên viên bảo mật đang công tác tại TP HCM chia sẻ, không thể đánh đồng tất cả các máy Trung Quốc là "gián điệp". "Nhiều smartphone của các tên tuổi lớn được lắp ráp tại Trung Quốc và theo kiểm tra của tôi, ngay cả sản phẩm của nhà sản xuất Trung Quốc cũng có hãng không phát hiện có theo dõi người dùng". 

Dù vậy ông Hoàng cũng cho biết, những thương hiệu lớn sẽ đáng tin cậy hơn và người dùng nên cân nhắc trước khi mua điện thoại "xách tay" hay từ các nhà sản xuất ít tên tuổi trước khi có những kiểm chứng cụ thể hơn.

Xiaomi và điện thoại của nhiều nhà sản xuất Trung Quốc khác đang được bán rộng rãi tại Việt Nam. Các thiết bị này thu hút người dùng nhờ mức giá hấp dẫn trang bị thông số kỹ thuật ấn tượng. Trước đây, điện thoại Trung Quốc Star N9500 cũng bị phát hiện cài đặt sẵn phần mềm nhằm sao chép dữ liệu cá nhân, tự động ghi âm cuộc gọi, gửi tin nhắn hay kích hoạt micro cho mục đích nghe lén...

Theo Đình Nam/Vnexpress
http://vtc.vn/1-498300/kinh-te/nhieu-dien-thoai-gian-diep-trung-quoc-co-mat-o-viet-nam.htm

***

Cách phát hiện điện thoại TC có phần mềm gián điệp

Muốn biết điện thoại Trung Quốc tại Việt Nam có bị cài mã độc hoặc phần mềm gián điệp như cảnh báo của các chuyên gia ở Hồng Kông, Đài Loan hay không cần phải có phần mềm chuyên dụng kiểm tra trên từng máy.

Ngay sau khi trên các diễn đàn công nghệ hàng đầu của Hồng Kông, Đài Loan, thậm chí cả Trung Quốc liên tục đưa ra những thông tin cảnh báo về việc điện thoại này, nhiều người dùng điện thoại của hãng Xiaomi tại Việt Nam cũng đang lo lắng, hoang mang khi chưa biết xoay xở ra sao với sản phẩm mình đã trót mua này.

mobil phone, hacker, virus, điện toán, personnel computer, tin học

Điện thoại Redmi Note bị nghi là có cài phần mềm gián điệp đang được bán tràn lan tại Việt Nam.

Theo khảo sát của PV Báo CAND, trên địa bàn Hà Nội, mặc dù hàng chính hãng Xiaomi chưa chính thức vào thị trường Việt Nam thông qua các nhà phân phối lớn như FPT hay Thế giới di động nhưng các sản phẩm xách tay Xiaomi đang được bán khá nhiều trên các website bán hàng qua mạng. Chỉ cần gõ từ khóa điện thoại thông minh Xiaomi, ngay tức thì có hàng chục trang web, cửa hàng quảng cáo có bán sản phẩm này. Trong đó phổ biến nhất là Mi-3 và Redmi Note, sản phẩm được phát hiện có gắn ứng dụng sao lưu dữ liệu và phần mềm gián điệp hiện được bán tại thị trường như Hồng Kông, Đài Loan hay Trung Quốc. Giá bán trung bình của các loại sản phẩm này dao động trong khoảng từ 3,5 đến 5 triệu đồng. Theo đánh giá của những người đam mê sản phẩm công nghệ, ưu điểm của điện thoại thông minh này là giá rẻ nhưng cấu hình rất cao. Máy sở hữu màn hình lớn 5.5 inch, bộ xử lý 8 lõi tốc độ 1.7GHz, ram 2Gb cùng với bộ nhớ trong 8Gb, camera có độ phân giải 13 megapixel và màn hình lớn, góc nhìn rộng.

Anh Nguyễn Hữu Cường, chủ một cửa hàng điện thoại trên phố Thái Hà (Hà Nội) cho biết: Được mệnh danh là “Iphone của Trung Quốc” với các tính năng, cấu hình tốt và ứng dụng thông minh tương tự Iphone nhưng lại có giá bán thấp rất nhiều lần so với các sản phẩm tương ứng của Iphone nên các loại điện thoại của Xiaomi đã trở thành hiện tượng, được nhiều bạn trẻ Việt Nam lựa chọn. Đối tượng sử dụng điện thoại này phổ biến vẫn là giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Các máy Redmi Note ở thị trường trong nước hiện nay phần lớn được nhập thẳng từ thị trường Trung Quốc, nhưng cũng có một số máy đến từ Hong Kong, nơi người dùng phát hiện ra hiện tượng tự động gửi dữ liệu nói trên.

Cũng theo anh Cường, ngay sau khi trên các diễn đàn lan truyền thông tin điện thoại bị cài phần mềm gián điệp, đánh cắp dữ liệu cá nhân của người dùng nên số lượng bán ra đã giảm sút hẳn. Nhiều cửa hàng đang tạm ngừng nhập mới các loại máy này. Còn với những người đã trót mua loại điện thoại này, hầu hết đều lo lắng.

Anh Văn Đức Phú ở Hà Đông (Hà Nội) cho biết: Anh vừa mua điện thoại Redmi Note được gần 2 tuần nhưng khi nghe tin loại điện thoại này có cài phần mềm gián điệp đánh cắp thông tin nên anh cảm thấy rất hoang mang chưa biết xoay xở ra sao. “Dù rằng, những dữ liệu trong máy không có gì quan trọng hay quá bí mật song cảm giác toàn bộ dữ liệu của mình rơi vào tay người khác rất khó chịu và không thoải mái.”- anh Phú bức xúc.

Trao đổi với PV Báo CAND, Thiếu tướng Nguyễn Viết Thế, nguyên Cục trưởng Cục Tin học nghiệp vụ-Tổng cục Hậu cần kỹ thuật, Bộ Công an cho biết: Trung Quốc hiện là một trong những quốc gia có đội quân hacker đông đảo và hùng mạnh vào loại nhất thế giới. Rất nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ đã từng phát hiện nhiều hacker xâm nhập để lấy thông tin cá nhân, đặc biệt là các thông tin liên quan tình báo có xuất xứ từ các địa chỉ IP từ Trung Quốc.

Mặt khác, Trung Quốc cũng là “bậc thầy” trong việc cài cắm các phần mềm gián điệp vào các thiết bị công nghệ để lấy cắp dữ liệu cá nhân, gửi vào các hộp thư bên ngoài rồi truyền thông tin về nước mà nhiều quốc gia đã từng nhiều lần cảnh báo. Việc điện thoại Xiaomi gắn các ứng dụng tự sao lưu tin nhắn, thu thập dữ liệu rồi gửi về máy chủ như các chuyên gia của Hồng Kông cảnh báo có thể xem là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, đe dọa an toàn-an ninh quốc gia và xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do, bí mật riêng tư của người dùng mà pháp luật bảo vệ. Điều đáng nói, đây không phải là sản phẩm đầu tiên của Trung Quốc bị cáo buộc về “gián điệp”.

Gần đây nhất là vào tháng 6, điện thoại Star N9500 được sản xuất tại Trung Quốc nhái thiết kế của Galaxy S4 cũng bị phát hiện có cài phần mềm gián điệp ngay từ khi sản xuất. Chương trình này vờ hoạt động như là kho ứng dụng Google Play Store và có thể thu thập, sao chép thông tin cá nhân, tự động ghi âm cuộc gọi, kích hoạt micro để nghe lén hay gửi tin nhắn đến các dịch vụ thu phí. Với người sử dụng điện thoại nói chung, để tránh rủi ro, khi quyết định chọn mua điện thoại, cần cẩn trọng với các sản phẩm được giới thiệu là có công nghệ tốt mà giá lại rẻ, đặc biệt là các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.

Cách phát hiện điện thoại có cài mã độc hoặc phần mềm gián điệp:

Muốn biết điện thoại thông minh Xiaomi Redmi Note đang có mặt tại thị trường Việt Nam có bị cài mã độc hoặc phần mềm gián điệp như cảnh báo của các chuyên gia ở Hồng Kông, Đài Loan hay không cần phải có phần mềm chuyên dụng kiểm tra trên từng máy mới biết chính xác. Người dùng không thể phát hiện được thông qua những sự kiểm tra thông thường bởi các phần mềm gián điệp này được cài đặt rất tinh vi ngay trong quá trình sản xuất. Do vậy, để tránh trở thành nạn nhân của việc bị đánh cắp thông tin cá nhân, với các trường hợp người dùng đã mua máy điện thoại thông minh Xiaomi Redmi Note và đã sử dụng, người dùng có thể mang điện thoại đến Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính (Bộ TT&TT) hoặc các công ty chuyên về an ninh mạng như Bkav để nhờ kiểm tra.

http://www.baomoi.com/Cach-phat-hien-dien-thoai-TQ-co-phan-mem-gian-diep/136/14417271.epi

***

Tràn lan phần mềm gián điệp Trung Cộng

china hacker, gián điệp trung cộng, mobil phone, natel, pc, computeur, điện toán, tin học

Smartphone của hãng Xiaomi bị tố âm thầm thu thập dữ liệu của người dùng, truyền tải về Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về phần mềm gián điệp.

Giữa tháng 7-2014, trang Ocworkbench.com công bố thông tin từ nhóm nghiên cứu IMA Mobile (Hồng Kông) về việc phát hiện smartphone Redmi Note (RN) của hãng Xiaomi cài sẵn ứng dụng ngầm, có khả năng tự sao lưu dữ liệu người dùng để gửi về máy chủ đặt tại Trung Quốc.

Có ý đồ?

Theo Ocworkbench.com, những phiên bản RN bán tại thị trường Hồng Kông, Đài Loan hay Trung Quốc đều cài sẵn ứng dụng ngầm nêu trên. Ứng dụng này được tích hợp thẳng vào firmware khiến người dùng không thể gỡ bỏ được nó.

Một số người dùng đã tìm cách cài lại máy với hy vọng được sử dụng một chiếc RN “sạch” nhưng việc trao đổi dữ liệu ngầm vẫn diễn ra. Các chuyên gia nhận định có thể chức năng thu thập dữ liệu đã được nhúng vào phần cứng của smartphone này nên người dùng không thể can thiệp.

china hacker, gián điệp trung cộng, mobil phone, natel, pc, computeur, điện toán, tin học

Kiểm tra của một cửa hàng ĐTDĐ tại TP HCM cho thấy chiếc smartphone của Xiaomi có kết nối và truyền tải dữ liệu của người dùng về máy chủ ở Trung Quốc.

Mới đây, Xiaomi khẳng định RN không tự động tải thông tin cá nhân của người dùng mà chỉ ghi nhận những sở thích và thói quen sử dụng thiết bị của họ để có thể gửi những gói nâng cấp và khuyến nghị sử dụng thích hợp. Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng việc âm thầm thu thập dữ liệu và gửi về máy chủ của smartphone Xiaomi mà không cho người dùng biết, cũng không hỏi họ có đồng ý hay không là điều khó thể chấp nhận và rõ ràng là “có ý đồ”.

Những người dùng RN tại Đài Loan và Hồng Kông khẳng định smartphone của họ tự động kết nối về máy chủ có IP được xác định là của Trung tâm Thông tin Internet, trực thuộc Bộ Công nghiệp Thông tin Trung Quốc (CNNIC). Đây chính là đơn vị rất nhiều lần dính tai tiếng theo dõi người dùng ĐTDĐ, phát tán mã độc, phần mềm gián điệp.

Đơn cử, vào giữa tháng 7-2014, Công ty An toàn mạng Nexusguard đã phát hiện nhiều ứng dụng và thiết bị Android TV box xuất xứ Trung Quốc có chứa virus gián điệp, trojan có thể đánh cắp dữ liệu của thiết bị. Vụ việc bị phát giác sau khi các chuyên gia Nexusguard kiểm tra 4 thiết bị: Xiaomi Android TV box 2, Inphic i6 Android TV box, Inphic i9 Android TV box và HiMedia H8. Ngoài ra, Nexusguard còn phát hiện các ứng dụng Android từ Trung Quốc như PPTV, PPS, Youku Movies và Funshion Media cũng chứa phần mềm độc hại.

Tháng 6 vừa qua, điện thoại Star N9500 được sản xuất tại Trung Quốc cũng bị trang công nghệ Heise (Đức) phát hiện có cài chương trình gián điệp từ khi sản xuất. Chương trình này giả vờ hoạt động như là kho ứng dụng Google Play, có thể thu thập, sao chép thông tin cá nhân, tự động ghi âm cuộc gọi, kích hoạt micro trên máy để nghe lén hay gửi tin nhắn tới các dịch vụ thu phí…

Cảnh giác khi cài các ứng dụng xuất xứ Trung Quốc

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo an ninh mạng Athena TP HCM, cho biết: “Nếu cố tình cài phần mềm gián điệp vào smartphone thì nhà sản xuất có thể thực hiện dễ dàng. Họ có thể cài sẵn từ khi xuất xưởng hay lúc cung cấp các bản cập nhật. Các phần mềm gián điệp được ngụy trang rất tinh vi, người bình thường, thậm chí nhiều chuyên gia công nghệ cũng không thể nhận biết”.

Theo ông Thắng, để có thể kiểm tra smartphone của Xiaomi đã truyền tải những dữ liệu gì về Trung Quốc thì cần phân tích cụ thể các gói dữ liệu được gửi đi. Hiện Công ty Bảo mật Bkav đang phân tích các mẫu dữ liệu này.

Để kiểm tra thiết bị của mình có tự động gửi dữ liệu đến địa chỉ không mong muốn, các chuyên gia khuyên người dùng nên vào các kho ứng dụng như Apple App Store, Google Play và cài đặt các phần mềm theo dõi kết nối như Network Connections, Connection Tracker, Network Monitor, Connection List, Netstat Professional. Các ứng dụng này sẽ cho người dùng biết điện thoại của họ đang kết nối đến những nơi nào và truyền tải những dạng dữ liệu gì về đó.

“Nếu nghi ngờ smartphone của mình có kết nối với máy chủ lạ ở nước ngoài, người dùng cần mang máy đến cho các chuyên gia, trung tâm an ninh mạng kiểm tra” - một chuyên gia công nghệ khuyến cáo.

Theo ông Thắng, các phần mềm gián điệp của Trung Quốc có rất nhiều trên các kho ứng dụng di động. Các phần mềm này ngụy trang và đánh lừa rất tinh vi. Trong phiên bản đầu tiên đưa lên Apple App Store hay Google Play, các phần mềm này là “sạch”. Apple hay Google kiểm tra sẽ không phát hiện được các tính năng gián điệp nên sẽ cho phép chúng hoạt động trên kho ứng dụng. Sau đó, chủ sở hữu các phần mềm này sẽ tung ra các bản cập nhật. Khi người dùng cập nhật thì sẽ lấy dữ liệu thẳng từ máy chủ của kẻ xấu về máy ĐTDĐ của mình. Lúc này, các phần mềm gián điệp sẽ len theo và xâm nhập ĐTDĐ của người dùng mà họ không hề hay biết. “Thế nên, người dùng cần hết sức cẩn thận khi cài các ứng dụng có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc” - ông Thắng nhấn mạnh.

Mã độc trên ĐTDĐ ngày càng nhiều

Tháng 2 vừa qua, Kaspersky Lab Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu về “Các mối đe dọa trên di động năm 2013”. Theo đó, trong năm 2013, gần 145.000 chương trình độc hại di động (phần mềm gián điệp, trojan… có khả năng đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và các dữ liệu khác) bị phát hiện, gấp 3 lần con số của năm 2012.

Tính đến tháng 1/2014, bộ tập hợp mã độc của Kaspersky Lab đã có 190.000 mẫu mã độc di động. Có 98,1% các mẫu mã độc di động được phát hiện trong năm 2013 tấn công vào thiết bị Android. Xấp xỉ 4 triệu ứng dụng độc hại được tội phạm mạng sử dụng để phát tán mã độc trên các thiết bị Android. Tổng cộng, 10 triệu ứng dụng Android độc hại đã được phát hiện trong hai năm 2012 và 2013. Năm quốc gia có số người dùng bị mã độc di động tấn công nhiều nhất là Nga (40%), Ấn Độ (8%), Việt Nam (4%), Ukraine (4%) và Anh Quốc (3%).

Theo Người Lao Động

http://kienthuc.net.vn/tin-tuc/tran-lan-phan-mem-gian-diep-trung-quoc-369597.html

***


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site