lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

The Panama papers - Hồ sơ Panama 2016

the panama papers, hồ sơ panama

***

Hồ sơ Panama và những hệ lụy

the panama papers và những hệ lụy

Hồ sơ Panama (Panama Papers) là vụ tiết lộ thông tin lớn nhất về việc trốn thuế, rửa tiền, chuyển ngân phi pháp… trong lịch sử thế giới với khối lượng lên đến 11,5 triệu emails, thư, fax… cùng với 214.000 hộp thư của các hãng, xí nghiệp ma…, tương đương với 2,6 Terabyte (*) lưu trữ trong ổ đĩa cứng (hard disk) của một máy vi tính.

Hãy thử tưởng tượng, một bài viết 3-4 trang A4 như bài này, chỉ vào khoảng 9-10Kb (kilobyte) thì 2,6 Terabyte sẽ là một hồ sơ lớn xấp xỉ vài trăm triệu đến cả tỉ lần.

Panama Papers là những tài liệu, hồ sơ bí mật của một công ty dịch vụ hải ngoại, trụ sở chính ở Panama có tên Mossack Fonseca, không biết bằng cách nào đã lọt vào tay môt nhân vật là John Doe cách đây một năm.

John Doe (tất nhiên không phải là tên thật) chỉ là một nick name được người Mỹ dùng để chỉ một nhân vật ẩn danh muốn thông báo những chuyện ly kỳ cho những ai tò mò, thích tìm hiểu, khi đặt câu hỏi: “Bạn có thích chuyện lạ, chuyện giật gân không? Tôi sẵn sàng chia sẻ, kể cho bạn nghe”.

John Doe, vì sự nguy hiểm đến tính mạng (đương nhiên) phải giấu tên, bí mật liên lạc với tờ báo Nam-Đức (Süddeutsche Zeitung), tiết lộ về những hoạt động của công ty dịch vụ Mossack Fonseca nói trên.

Đây là công ty chuyên về luật pháp, đặc trách thiết lập chứng từ cho các hãng, xưởng ma (chỉ có tên và thùng thư: dummy firm), các hợp đồng cho vay, hóa đơn, kết toán chương mục ngân hàng dưới dạng PDF (Portable Document Format), lưu trữ hình ảnh của khách hàng từ 1977 đến nay.

Sau đó, Süddeutsche Zeitung đã cùng ủy ban quốc tế các nhà báo chuyên về điều tra ICIJ (International Consortium of Investigative Journalists) phối hợp, đánh giá một năm dài các dữ liệu và truy lùng, tìm kiếm thêm các nguồn tài liệu khác.

Vào ngày 3 tháng 4 năm 2016, kết quả đầu tiên của hồ sơ Panama được trình bày trên 109 tờ báo, đài truyền hình và các phương tiện truyền thông trực tuyến trong 76 quốc gia cùng một lúc.

Mặc dù các dữ liệu nguyên thủy không được tiết lộ nhưng sự trình bày về hồ sơ Panama đã làm bùng lên sự giận dữ của dân chúng trong nhiều quốc gia. Điển hình là ngày 7.04.2016, 22.000 người ở thủ đô của Island, Reykjavick trong tổng số 330.000 dân sống trong thủ đô đã xuống đường biểu tình, yêu cầu thủ tướng Island, Sigmundur David Gunnlaugsson từ chức vì những trương mục mờ ám, cùng lúc họ đòi hỏi chính phủ tổ chức bầu cử lại.

Trước đó một ngày, 06.04.2016, cảnh sát Thụy Sĩ khám xét trụ sở của Liên hội thống nhất các hiệp hội bóng tròn Âu Châu UEFA (Union of European Football Associations) ở Nyon.

Căn cứ vào hồ sơ Panama, công tố viện Thụy Sĩ ở Genève tuyên bố sẽ khởi tố việc tham nhũng, hối lộ ở UEFA nhưng không nói rõ chi tiết.

Cùng ngày này tại Uruguay, Juan Pedro Damiani, một luật sư, đồng sáng lập viên của FIFA nộp đơn từ chức.

Tóm lại, còn nhiều vụ khác tương tự xẩy ra khắp nơi.

Phạm vi tác động của hồ sơ Panama không chỉ nằm trong các chuyện trốn thuế, rửa tiền, chuyển ngân bất hợp pháp… mà còn liên hệ đến an ninh thế giới vì các hồ sơ này cho thấy những kẻ khủng bố hay các chính quyền độc tài như Syria đã dùng Mossack Fonseca để thoát khỏi cấm vận hoặc mua sắm vũ khí.

Tuy nhiên, “bức xúc” nhất vẫn là lãnh đạo các nước cộng sản mà tên tuổi của họ hay của thân nhân, họ hàng bị tiết lộ trong hồ sơ Panama như Putin, Tập Cận Bình…

Hai nước có liên can nhiều nhất đến hồ sơ Panama là Nga và Trung cộng, thứ ba là Hongkong.

Ngay sau khi hồ sơ Panama được công bố, trả lời những câu hỏi về các khoản tiền chuyển ngân khổng lồ, tổng cộng hơn 2 tỷ đô la Mỹ từ những bạn bè, những cộng tác viên tín cẩn, thân cận của Putin như nhạc sĩ Sergei Roldugin, phát ngôn viên của Vladimir Putin đã lên tiếng chỉ trích rằng hồ sơ Panama là một cuộc tấn công bằng truyền thông của phương tây nhằm bôi nhọ, xúc phạm đến danh dự, uy tín của tổng thống Putin để trả thù việc Putin đã chứa chấp Edward Snowden, đồng thời kích động thêm tình trạng bất ổn tại Nga hiện nay.

Trước khi hồ sơ được công bố, những phóng viên tìm cách liên lạc với những người dính líu đến hồ sơ nhưng đã bị hăm dọa. Cùng lúc đó, văn phòng Mossak Fonseca cũng lên tiếng chỉ trích hành động của Süddeutsche Zeitung và các cơ quan truyền thông khác trên khắp thế giới.

Văn phòng Mossack Fonseca ở Panama cho biết sẽ có những bước đi bằng luật pháp để phản ứng lại việc công bố hồ sơ này. Theo họ, việc công bố hồ sơ Panama đã phạm vào tội hình sự khi sử dụng những thông tin được thâu thập bất chính.

Ramon Fonesca, một đồng sáng lập viên của Mossack Fonesca tiết lộ thêm là trung tâm lưu trữ dữ liệu của công ty đã bị xâm nhập.

Mặc dù tờ báo Süddeutsche Zeitung cho biết họ đã kiểm chứng với những đồng nghiệp về độ xác tín của hồ sơ, không thấy có điểm nào đáng nghi, nhưng độ tin cậy của hồ sơ Panama cũng như bằng cách nào hồ sơ này lọt vào tay John Doe vẫn đang còn là một câu hỏi đối với nhiều người.

Riêng tại Trung cộng, Tập Cận Bình cũng như đảng cộng sản Tầu cùng với chế độ cho thiết lập tường lửa ngăn chận mọi thông tin về hồ sơ Panama, nhưng đã trễ.

Nhiều người Tầu đã biết đến những trương mục bí mật, những tài khoản kếch sù, những chuyển ngân bí mật với nhiều hãng ma do thân nhân các cựu lãnh đạo, các viên chức đang nắm quyền hành trung ương của chế độ hoặc thân nhân của họ như con gái cựu thủ tướng Lý Bằng, hoặc em rể Tập Cận Bình…

Cựu đại sứ Anh Craig Murray, cũng là một người hoạt động cho nhân quyền chỉ trích ICIJ là bao che cho các chính trị gia và các nhà tư bản Âu, Mỹ nên đã không công bố danh sách họ.

Süddeutsche Zeitung phủ nhận cáo buộc này, họ cho biết trong hồ sơ Panama có khoảng 200 người Mỹ, nhưng không có tên các chính trị gia Mỹ, Đức, chỉ nói đến trường hợp duy nhất là Helmut Linssen, bộ trưởng tài chánh của tiểu bang Nordrhein-Westfallen từ 2005 đến 2010, nhưng ông này đã từ chức tổng giám đốc ngân khố Đức năm 2014 sau khi có các tiết lộ trên báo chí Đức là ông đã trốn thuế.

Chưa thấy có „rò rỉ“ nào nói đến những tài sản ngất ngưỡng của các cán bộ lãnh đạo quan chức Việt Nam như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh… nhưng tất cả bí mật của hồ sơ Panama, vì lợi ích công cộng, cần phải được công bố cho toàn thế giới biết.

Lợi ích này không phải chỉ để biết hay ngắm chơi. Nếu một quốc gia không có hành động hoặc hành động không thích ứng, tương xứng trong việc xử lý các vi phạm luật lệ sử dụng thông tin thì thế giới cần phải lên tiếng.

Sử dụng thông tin ngụy tạo để làm thiệt hại đất nước hay cộng đồng thế giới thì cho dù là một công dân, xí nghiệp, hoặc một tổ chức, bất kể là tổ chức tư nhân hay chính quyền như trong trường hợp Syria, khủng bố ISIS…đều cần phải được làm rõ “vụ việc”.

Không thể tha thứ, nhân nhượng những hành động lập công ty, xí nghiệp ma để luồn lách, trốn thuế, tẩu tán tài sản hay né tránh các biện pháp trừng phạt của quốc tế đối với các chính quyền, chế độ độc tài, phản dân chủ.

Công bố hồ sơ Panama là việc của báo chí, truyền thông. Xử lý các thông tin, dữ kiện trong đó để có biện pháp thích hợp là việc của chính phủ các nước, cơ quan điều tra quốc tế Europol, Interpol…

____

(*) 1Terabyte = 1.024Gigabyte, 1 Giagabyte = 1.048.576 Megabyte, 1 Megabyte = 107.874.1824 Kb)

Tài liệu tham khảo:

https://de.wikipedia.org/wiki/Panama_Papers

http://panamapapers.sueddeutsche.de/articles/5703d064a1bb8d3c3495b6ae

Basam 

***

Hồ sơ Panama không làm thay đổi cuộc trấn át tham nhũng ở Trung cộng

09.04.2016

Việc rò rỉ ồ ạt hơn 11 triệu email có liên hệ đến một công ty luật ở Panama, tiết lộ những vụ giao dịch làm ăn của nhiều nhân vật chính trị Trung cộng, diễn ra trong khi Trung cộng đang tiến hành một cuộc trấn át tham nhũng dưới quyền Chủ tịch Tập Cận Bình.

Vụ trấn áp đã khiến hơn 30.000 người ở Trung cộng sa lưới và bị trừng phạt về tội tham nhũng. Nhưng giới chỉ trích vụ trấn áp nói rằng đây là cách tiện lợi để các nhà lãnh đạo chính trị truy đuổi kẻ thù.

Ông Willy Lam, một học giả về Trung cộng tại Đại học Hồng Kông, nói những vụ rò rỉ mới đây đã đem lại trọng lượng cho lập luận của họ. Ông nói: “Sự kiện quá nhiều thành viên của cái được gọi là “quý tộc đỏ”, con cái của nhiều đảng viên, bộ trưởng và thành viên Bộ Chính trị, đã được miễn trừ, làm tăng thêm cảm tưởng của dân chúng là ông Tập Cận Bình đã chủ mưu chiến dịch chống tham những trong 2 hay 3 năm vừa qua chủ yếu là nhắm mục tiêu vào các kẻ thù chính trị của ông ta”.

Hôm thứ Năm, thêm 2 thành viên nữa của ban lãnh đạo cầm quyền Trung cộng bị tiết lộ có can dự đến các hồ sơ đó. Một người con dâu của ông Lưu Văn Sơn, người hiện đang đứng đầu Ban Tuyên huấn của đảng Cộng sản và từng làm giám đốc công ty Ultra Time Investments, được thành lập ở quần đảo Virgin Islands của Anh vào năm 2009. Người con rể của đệ nhất Phó thủ tướng Trương Cao Lợi bị tiết lộ là người nắm cổ phần của 3 công ty thành lập ở quần đảo Virgin Islands của Anh, là các công ty Zennon Capital Management, Sino Reliance Networks Corporation và Glory Top Investments.

Có một công ty ở nước ngoài không phải là bất hợp pháp, nhưng những doanh nghiệp ở nước ngoài đó có thể được sử dụng để rửa tiền và trốn thuế.

Kho email của công ty luật Panama cũng nêu danh các thành viên trong gia đình của 5 cựu đảng viên trong Bộ Chính trị Trung cộng, cũng như chồng của một trong những người cháu gái của ông Mao Trạch Đông. Người anh em rể của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng mượn công ty này để thành lập 3 công ty ở nước ngoài.

Ông Victor Gao, một giám đốc của Hiệp hội Quốc gia Nghiên cứu Quốc tế Trung cộng, nói những tiết lộ, tuy quan trọng, có phần chắc không tác động đến cuộc trấn át tham nhũng của Trung cộng.

the panama papers, chinese communist xi jinping

Tập Cận Bình, người chủ trương tiến hành cuộc trấn át tham nhũng ở Trung cộng, bị cáo buộc có em rể sử dụng công ty luật ở Panama để thành lập 3 công ty ở nước ngoài. 

Ông nói: “Lập trường của chính phủ Trung cộng cũng rất rõ ràng. Họ không muốn bị lay chuyển cách này hay cách khác bằng những tiết lộ hay công bố như thế, hoặc trong bất kỳ trường hợp nào bằng những bài tường thuật của báo New York Times hay các nhật báo khác. Điều họ muốn làm là công việc của riêng họ, thu thập thông tin và bằng chứng thông qua các nguồn đáng tin cậy của riêng họ, và đối phó với tham nhũng ở nguyên trạng theo cách riêng của họ”.

Trong mấy tuần lễ gần đây, Trung cộng đã tăng cường việc kiểm duyệt mọi cuộc đối thoại  hay tường trình trên mạng về Hồ sơ Panama. Giới hữu trách đang xóa những cuộc thảo luận qua mạng truyền thông xã hội về những tiết lộ, và “Panama” hiện đang là một trong những từ bị kiểm duyệt nhiều nhất trên mạng internet của Trung cộng.

Ông Ding Xueliang, một giáo sư tại trường Khoa học Kỹ thuật thuộc Đại học Hồng Kông, nói những tiết lộ của hồ sơ có phần chắc sẽ không tác động mấy đến cách thức chính sự và kinh doanh được tiến hành ở Trung cộng, một phần lớn bởi vì đa số người dân trong nước không biết về những tiết lộ đó. “Ngay cả một số giáo sư đại học, họ cũng có kiến thức rất ư là hạn chế về những bản tường trình quốc tế về những việc như thế. Và nếu tiếp xúc với người dân bình thường, thì đôi khi họ biết được gì về ai đó, và thường là sẽ rất mơ hồ, không hiểu biết gì về nguồn gốc thông tin cả”.

Những tìm kiếm trên mạng ở Trung cộng về từ khóa “panama papers” đưa ra một lời cảnh báo rằng kết quả tìm kiếm có thể không phù hợp với các luật lệ và quy định và do đó không thể được trình bày. Hồi đầu tuần này, báo Global Times của nhà nước nói rằng truyền thông Tây phương dùng những tiết lộ đó để gây phương hại cho các nước không phải là Tây phương.

the panama papers, chinese communist xi jinping

Những gương mặt chính trị gia Trung cộng bị tiết lộ có dính dánh đến Hồ sơ Panama.

http://www.voatiengviet.com/content/ho-so-panama-khong-lam-thay-doi-cuoc-tran-at-tham-nhung-o-trung-quoc/3276888.html

***

'Hồ sơ Panama' bị Vạn lý Tường Lửa Trung cộng chận lại

the panama papers

Báo chí Trung cộng ngày 5/4/2016 đăng hình cựu Chủ tịch Trung cộng Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ tướng Trung cộng Ôn Gia Bảo ngày 5/4/2016. 

05.04.2016

Trung cộng đã tức thời hành động để ngăn chận bất cứ cuộc thảo luận nào về các tài liệu Panama và thông tin về việc sử dụng những thiên đường trốn thuế của gia đình ít nhất là 8 lãnh tụ tại chức hoặc cựu lãnh tụ, kể cả người anh em rể của Chủ tịch nước Tập Cận Bình.

Những tài sản kếch sù do gia đình các lãnh tụ cai trị Trung cộng gom góp, từ lâu đã là một quan tâm lớn ở nước này, nhưng đây cũng là một đề tài thảo luận đã bị kiểm soát chặt chẽ từ lâu.

Hôm thứ Ba, truy cập các trang mạng tiếng Hoa cho thấy những kết nối với những câu chuyện trên mạng về vụ rò rỉ tài liệu quy mô lớn này, nhưng đa số đều bị chận, ngoại trừ các trường hợp liên hệ tới các ngôi sao trong làng thể thao.

Trên các phương tiện truyền thông xã hội, các cuộc thảo luận bị kiểm duyệt gắt gao.

Theo trang web Freeweibo.com, chữ Panama bằng tiếng Anh và các từ tiếng Hoa về Panama và các tài liệu Panama là những từ và cụm từ nằm trong danh sách top 10 những từ bị chặn trong ngày hôm nay.

Một bình luận đã bị xoá viết “dùng những thiên đường trốn thuế là điều thường xuyên xảy ra trong giới kinh doanh, nhưng những khoản tiền không phải đóng thuế của các quan chức, xuất xứ từ đâu?”

Biện pháp kiểm soát bình luận làm nhiều người ngạc nhiên, nhưng đối với những người khác, động thái này càng gây ra nhiều đồn đoán hơn nữa.

Trong khi đa số báo chí không nhắc gì tới tin này, tờ Hoàn Cầu Thời báo đăng một bài xã luận bằng tiếng Anh và Hoa ngữ, cho rằng vụ rò rỉ tài liệu khủng này chủ yếu nhắm vào các nhà lãnh đạo không thuộc phương Tây.

Bài báo không đề cập gì đến các tài liệu bị lộ có liên quan tới gia đình Chủ tịch Tập Cận Bình, con gái của cựu Thủ Tướng Lý Bằng, hay cháu gái của ông Giả Khánh Lâm, nhưng lưu ý rằng truyền thông Tây Phương đặc biệt nhấn mạnh các tài liệu có liên kết với Tổng Thống Nga Vladimir Putin.

http://www.voatiengviet.com/content/ho-so-panama-bi-van-ly-tuong-lua-trung-chan-lai/3270182.html

***

Les personnalités citées par les Panama papers 

the panama papers, jackie chan

the panama papers, chinoise xi jinping

the panama papers

the panama papers, vladimir putin

the panama papers, Bachar al-Assad

http://www.msn.com/fr-ch/actualite/monde/les-personnalit%C3%A9s-cit%C3%A9es-par-les-panama-papers/ss-BBrjMyZ?ocid=mailsignoutmd#image=5 

***

« Panama Papers » : Trung cộng ngăn báo chí đưa tin 

Trọng Thành Đăng ngày 05-04-2016 Sửa đổi ngày 06-04-2016 14:26

the panama papers

Ông Tập Cận Bình, một trong các lãnh đạo bị nghi có liên quan đến việc biển thủ tài chính thông qua công ty luật Panama Mossack Fonseca. Ảnh chụp ngày 25/03/2016 tại Bắc Kinh REUTERS/Lintao Zhang/Pool  

Trong khi nhiều quốc gia tuyên bố mở điều tra về nghi ngờ biển thủ tài chính quy mô toàn cầu, sau khi báo chí quốc tế đồng loạt loan báo về « Panama Papers » trong hai ngày qua, 03/04 và 04/04/2016, tại Trung Quốc, thông tin về vụ bê bối gần như vắng bóng trên báo chí Nhà nước. Tờ báo chính thống Hoàn Cầu Thời Báo thậm chí cáo buộc có âm mưu của phương Tây đằng sau.

Theo Reuters, nếu đánh chữ « Panama » trên các công cụ tìm kiếm Trung Quốc, thoạt nhìn có thể thấy một loạt tên bài báo Trung Quốc, nhưng phần lớn các đường dẫn đều bị vô hiệu hóa hoặc chỉ liên quan đến các ngôi sao thể thao. Trả lời báo giới hôm nay, 05/04/2016, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh « sẽ không bình luận về những cáo buộc vô căn cứ ».

Trong một bài xã luận, Global Times/Hoàn Cầu Thời Báo, nhật báo tiếng Anh của Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đặt vấn đề có âm mưu đằng sau vụ bê bối, nhằm hạ uy tín các lãnh đạo chính trị không phải của phương Tây : « Các phương tiện truyền thông phương Tây kiểm soát việc bình luận mỗi khi có một đợt rò rỉ thông tin như vậy và Washington có một ảnh hưởng đặc biệt trong vấn đề này. (…) Các thông tin có hại cho Hoa Kỳ thường được giảm thiểu, trong khi phát hiện về các lãnh đạo không phải phương Tây, như tổng thống Nga Putin, thường được bình luận ầm ĩ ». Hoàn Cầu Thời Báo hoàn toàn không hề nhắc đến việc một số lãnh đạo cao cấp hàng đầu của Trung Quốc có thể liên quan đến hoạt động trốn thuế quy mô lớn.
 
Công ty Panama Mossack Fonseca có 8 văn phòng tại Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông. Đây là quốc gia Mossack Fonseca đặt nhiều văn phòng nhất. Theo báo cáo của Liên minh quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ), phụ trách cuộc điều tra, bê bối liên quan đến ít nhất tám lãnh đạo đương chức hoặc đã về hưu của Thường Vụ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc, được coi là cơ quan quyền lực nhất quốc gia này.  Ngoài chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hãng truyền thông Anh BBC còn dẫn ra tên của hai lãnh đạo đương nhiệm khác, ông Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli) và ông Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan).
 
Theo Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc, các quan chức tham nhũng của nước này đã chuyển ra nước ngoài khoảng 120 tỷ đô la, riêng trong năm 2010. Về mặt chính thức, công ty bình phong không bị coi là bất hợp pháp, chúng có thể được sử dụng cho các mục tiêu thương mại chính đáng, tuy nhiên, loại công ty này rất hay được sử dụng để các quan tham bí mật chuyển các khoản tiền kiếm được bất hợp pháp ra ngoài.
 
Từ chiều Chủ nhật 03/04/2016, hơn 100 cơ quan truyền thông quốc tế công bố về vụ Panama Papers. Công ty luật Panama Mossack Fonseca, với mạng lưới 214.000 công ty bình phong, có mặt tại 21 thiên đường trốn thuế, bị coi là có liên quan đến khoảng 140 nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo chính trị hàng đầu thế giới. Đây là vụ « lộ tẩy » được đánh giá là kỷ lục, với 11,5 triệu tài liệu, nhiều gấp 10 lần vụ Offshore Leaks, công bố vào năm 2013.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20160405-vu-%C2%AB-panama-papers-%C2%BB-trung-quoc-ngan-bao-chi-dua-tin

***

Số lãnh tụ Trung cộng có tên trong 'Hồ sơ Panama' tiếp tục gia tăng

the panama papers, Péking

Một quầy bán báo tại Bắc Kinh, Trung cộng, ngày 5/4/2016. 

07.04.2016

Hôm thứ tư, con số những nhân vật lãnh đạo cấp cao nhất của Trung cộng, kể cả Chủ tịch Tập Cận Bình, có người thân dính líu tới những hoạt động trốn thuế và che giấu tài sản bị Hồ Sơ Panama phanh phui đã tăng tới 9 người.

Đầu tuần này giới hữu trách Trung cộng đã nhanh chóng hành động để ngăn chận việc bàn bạc về Hồ Sơ Panama và những thông tin về việc sử dụng “cảng tránh thuế” của những người trong gia đình của ít nhất 8 người đang là hoặc từng là Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị. Nhưng những sự phanh phui do Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) đưa ra vẫn tiếp tục.

Hôm thứ tư, ICIJ cho biết trong số những người thân thuộc của các nhà lãnh đạo Trung cộng làm chủ công ty vỏ bọc ở hải ngoại có ông Đặng Gia Quí – anh rể của Chủ tịch Tập Cận Bình; ông Lý Thánh Bát – con rể của Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Trương Cao Lệ; ông Tăng Khánh Hoài, em của cựu Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng; và bà Lý Tiểu Lâm, con gái của cựu Thủ tướng Lý Bằng.

Số của cải khổng lồ mà gia đình của những đảng viên đảng Cộng Sản Trung cộng tích luỹ là một mối quan tâm lớn ở Trung cộng trong nhiều năm nay, nhưng nó cũng là một đề tài mà sự thảo luận bị kiểm soát hết sức nghiêm nhặt.

Trong lúc hầu hết các cơ quan truyền thông Trung cộng im tiếng về vụ Hồ Sơ Panama, tờ Hoàn cầu Thời báo của đảng Cộng Sản Trung cộng đầu tuần này đã cho đăng một bài bình luận bằng tiếng Trung cộng và tiếng Anh trong đó nói rằng vụ rò rỉ hồ sơ qui mô lớn này nhắm mục tiêu vào các nhà lãnh đạo của các nước không thuộc phe phương Tây.

Theo những hồ sơ mà ICIJ có được, ông Đặng Gia Quí đã trở thành giám đốc và cổ đông duy nhất của một công ty vỏ bọc ở hải ngoại vào năm 2004 và hai công ty nữa vào năm 2009. ICIJ cho biết tới khi ông Tập Cận Bình lên làm chủ tịch nước vào năm 2013, các công ty đó đã ngưng hoạt động.

Ông Đặng Gia Quí và bà Lý Tiểu Lâm đã được nói tới trong những văn kiện mà ICIJ đã phổ biến trước đây về những tài khoản hải ngoại.

Hồi đầu tuần này, khi được hỏi về những thông tin đó, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung cộng nói rằng ông không có bình luận nào cả.

the panama papers, xi jinping

Trong vài năm qua Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng 'đả hổ diệt ruồi'  

Trong vài năm qua, Tập Cận Bình đã tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng với qui mô lớn và đã cho phổ biến rộng rãi trên các cơ quan truyền thông về một số những vụ truy tố để tìm cách chứng tỏ là đảng Cộng Sản Trung cộng có quyết tâm bài trừ tham nhũng. Tuy nhiên, giới hữu trách cũng kiểm duyệt một cách hết sức gắt gao những bài tường thuật của truyền thông nước ngoài về những hoạt động đầu tư ở ngoại quốc và số của cải của các giới chức cấp cao và thân nhân của họ.

Trong một chương trình hội thoại trực tuyến của ban Hoa Ngữ đài VOA hôm thứ tư, một thính giả họ Bành nói “Điều đáng buồn nhất là thái độ của chính phủ Trung cộng. Họ tìm cách che giấu, ngăn chận tin tức, để đạt mục tiêu gọi là ‘duy trì ổn định.’ Chiến dịch chống tham nhũng của họ là giả vì tham nhũng là một vấn đề cơ chế. Các quan chức trong chế độ này không thể sống sót mà không tham nhũng.”

Kinh tế gia Hà Thanh Liên, một trong những người chủ trì cuộc hội thoại, cho biết ở Trung cộng việc sở hữu tài khoản hải ngoại không phài là bất hợp pháp. Bà nói rằng “Trung cộng chỉ quan tâm tới vấn đề là nguồn gốc của số tiền bạc đó có hợp pháp hay không.” Bà nói thêm rằng “Những gì mà Hồ Sơ Panama tiết lộ chỉ là phần nổi của một tảng băng.”

Bỏ tiền vào tài khoản hải ngoại không nhất thiết là bất hợp pháp và có thể được dùng để thiết lập những nơi giúp giảm bớt gánh nặng thuế khoá một cách hợp pháp hoặc tạo điều kiện dễ dàng cho những vụ giao dịch quốc tế. Tuy nhiên, báo cáo của ICIJ nói rằng những văn kiện bị rò rỉ cho thấy các ngân hàng, các công ty luật và những người khác hoạt động trong lãnh vực này thường không tuân hành những qui định pháp luật để bảo đảm là thân chủ của họ không dính líu tới các hoạt động phi pháp, trốn thuế hay tham nhũng.

http://www.voatiengviet.com/content/so-lanh-tu-trung-quoc-co-ten-trong-ho-so-panama-tiep-tuc-gia-tang/3274275.html

***

« Panama Papers » : « Choáng, chóng mặt và ghê tởm » 

Minh Anh Đăng ngày 05-04-2016 Sửa đổi ngày 06-04-2016 14:25

the panama papers

Vụ bê bối «Panama Papers» chiếm trang nhất nhiều báo Mỹ REUTERS/Kacper Pempel/Illustration  

Cụm từ « Panama Papers » xuất hiện đặc kín trên các trang nhất báo Pháp số ra ngày 05/04/2016. Le Monde trên trang nhất, với hai mầu chủ đạo đen và đỏ, bên dưới hàng tít đậm « Tiền cất giấu của các lãnh đạo Nhà nước ». « Cơn chấn động thế giới vụ Panama Papers » như nhận xét của Le Figaro. Libération cho rằng « Vụ Panama Papers : Đấy còn là cuộc chiến thuế khóa ». Hay như « Để chấm dứt với các thiên đường thuế », tựa của La Croix.

Đây chắc chắn là vụ rò rỉ lớn nhất trong lịch sử, Le Figaro nhận định. Hiện chỉ mới có một phần thông tin được công bố. Le Figaro tin rằng vụ tai tiếng toàn cầu này sẽ gây ra một dư chấn mạnh, và nhiều quốc gia có nguy cơ bị chao đảo.

Trước mắt, tại Iceland, vụ việc đang gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị : Phe đối lập yêu cầu thủ tướng từ chức và thông báo biểu tình. Về phần mình, « Nga tố cáo đó là một âm mưu của tình báo Mỹ », trong khi đó tại Trung Quốc, « Đảng Cộng sản bị vấy bẩn », tựa các bài nhận định của Le Figaro. Trước các tiết lộ tày đình, theo lệnh của chính quyền, truyền thông Nhà nước hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Le Figaro và Les Echos cho biết là trang mạng của ICIJ (Liên minh các phóng viên điều tra) đã bị chặn hoàn toàn tại Trung Quốc.

Đối với Le Monde, nhật báo chính tham gia vào cuộc điều tra với hàng trăm tờ báo khác trên thế giới, vụ « Panama Papers » này đã thật sự gây « choáng, bàng hoàng, và ghê tởm », như tựa đề nhận xét của bài xã luận.

« Choáng » là do các con số đưa ra : Gần 11,5 triệu tài liệu nội bộ của văn phòng luật sư Mossack Fonseca bị rò rỉ ; 107 báo đài tại 76 quốc gia phối hợp điều tra phân tích ; 214.000 công ty bình phong đã được Mossack Fonseca thành lập hay quản lý tại 21 thiên đường thuế và cho các khách hàng đến từ 200 quốc gia khác nhau.

Tiếp đến, « ghê tởm » là do những cái tên được phát hiện. Từ quốc vương Ả Rập Xê Út, tổng thống Achentina, thủ tướng Iceland… và cả những người thân cận các nhà lãnh đạo đã về hưu hay còn đang tại quyền như người thân tổng thống Nga Vladimir Putin, người thân chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình. Tổng cộng danh sách đưa ra có đến 128 các nhân vật chính trị cao cấp trên toàn thế giới (thẩm phán cấp cao, thống đốc ngân hàng trung ương, bộ trưởng, nghị sĩ…) nằm bên cạnh các trùm ma túy, các tỷ phú và danh thủ bóng đá.

Và cuối cùng toàn bộ bức tranh giải mã đã khiến cho các nhà điều tra cảm thấy phải « chóng mặt ». Cuộc điều tra lần này là một cuộc điều tra đầy đủ nhất và cập nhật nhất. « Panama Papers » cho thấy rõ « tiền bẩn » được đặt cạnh « tiền sạch ». Các dòng vốn « xám » đến từ việc lậu thuế lẫn chung cùng với « tiền đen » có từ các hoạt động tội ác, buôn lậu, tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

Chống trốn thuế : Cuộc chiến dài hơi

Câu hỏi đặt ra làm thế nào chấm dứt tình trạng lạm dụng các công ty bình phong để trốn thuế ? Le Monde trong bài xã luận cho biết rằng « đấy sẽ là một cuộc chiến dài hơi ».

Một quan điểm cũng được La Croix đồng chia sẻ. Tờ nhật báo công giáo này khẳng định kiểu rò rỉ này cũng không phải là cái đầu tiên. Nhưng sự việc cho thấy đòi hỏi cấp bách một cuộc chiến toàn cầu chống lại các tập đoàn bình phong và các thiên đường trốn thuế. Những thành công đó đã được ghi lại nhưng công việc không dừng lại ở đó. Vấn đề là phải đấu tranh chống nạn biển thủ công quỹ và gian lận trên diện rộng gây thiệt hại cho vô số thường dân.

Phải giảm bớt những vùng xám rộng lớn ở đó mọi thứ không hẳn là bất hợp pháp. Nhưng đây là nơi các doanh nghiệp có cửa hiệu riêng và những cá nhân đơn giản chỉ « dị ứng » với thuế khóa lại cùng đồng hành với những tên tội phạm nguy hiểm nhất : các băng đảng mafia và các tổ chức khủng bố nằm lẫn trong số những khách hàng tốt nhất của mạng lưới tiền đen.

...

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160405-%C2%AB-panama-papers-%C2%BB-%C2%AB-choang-chong-mat-va-ghe-tom-%C2%BB 

***

NGƯỜI GỐC VIỆT ĐẦU TIÊN TRONG HỒ SƠ RÒ RĨ PANAMA; TRONG KHI ANH QUỐC LÀ TRUNG TÂM MẠNG LƯỚI RỬA TIỀN VÀ TRỐN THUẾ 

Wednesday, April 06, 2016 

the panama papers, Eric Van Nguyen

Eric Van Nguyen, 32 tuổi, người Canada gốc Việt đầu tiên bị tiết lộ tên trong vụ "Hồ sơ Panama" 

the panama papers, Eric Van Nguyen

Eric Van Nguyen hay Nguyen Long Van và các xe hơi đời mới của anh ta 

VietPress USA (06-4-2016): Vụ hồ sơ siêu trốn thuế của những người quyền lực và giàu có mở Công ty tại nước ngoài để trốn thuế được Công ty Luật Mossack Fonseca ở Panama che đậy, bảo vệ trong 40 năm qua đã bị rò rỉ tài liệu gồm 11.5 triệu hồ sơ trốn thuế và rửa tiền đã bị Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), hợp tác với báo Sueddeutsche Zeitung của Đức và hơn 100 tổ chức thông tấn khác công bố từ hôm Chủ Nhật 03-4-2016 hiện đang làm nhiều chính phủ và giới tài phiệt thế giới lo ngại.

Người Việt Nam đầu tiên bị nêu tên trong "Hồ sơ Panama" là Eric Van Nguyen 32 tuổi, hay có tên gọi khác là Van Long Nguyen, một người gốc Việt mang quốc tịch Canada. 

Theo tin của Reuters, Journal de Montreal hoặc báo Toronto Star thì Eric Van Nguyen là người gốc Việt đầu tiên bị nêu tên trong danh sách những Công ty, Quan chức trốn thuế và rửa tiền.

the panama papers, Eric Van Nguyen

Eric Van Nguyen 

Hồ sơ Panama do Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) cho biết Eric Van Nguyen đã đăng ký lập một công ty ở đảo Samoa, Nam Thái Bình Dương, và một công ty vô danh ở quần đảo Virgin của Anh.

Năm 2014, Eric Van Nguyen bị truy tố nằm trong đường dây lừa gạt hàng ngàn nhà đầu tư với thủ thuật Pump-and-Dump (bơm và bỏ) vào loại cổ phiếu giá rẻ với trị giá lên đến 290 triệu đôla ở New York, Mỹ.

Eric Van Nguyen lừa các nhà đầu tư bơm tiền vào sau đó bỏ chạy nên Eric Van Nguyen và 7 người khác đồng phạm bị cáo buộc đã sử dụng cương vị là người quảng bá cổ phiếu, làm nội gián công ty để bơm giá cổ phiếu nhằm hưởng lợi. Nhóm 8 người đã bị truy tố với 85 tội trạng lừa gạt và trộm cắp.

Các đường dây của Eric Van Nguyen đều thông qua hệ thống "lưới nhện" của Anh quốc. Thông tấn xả AFP hôm nay loan tin rằng hệ thống trốn thuế và rửa tiền của Công ty Luật Mossack Fonseca đã sử dụng Ngân hàng Anh quốc tại Luân Đôn (London) là trung tâm của mạng lưới toàn cầu.

Tin rò rỉ nói rằng Công ty Luật Mossack Fonseca đã dùng đầu mối tại Anh để tiếp xúc hằng nghìn Công ty có trụ sở tại Panama và các đảo quốc khác để đầu tư vào thị trường bất động sản Anh Quốc, đặc biệt là tại Luân-Đôn.

Những người chỉ trích cáo buộc chính quyền Anh nhắm mắt làm ngơ để các dòng chảy rửa tiền đã đưa tài chánh vào Anh Quốc sau đó đi ra các lãnh thổ thuộc địa hải ngoại của Anh như tại đảo Virgin mà Eric Van Nguyen đã mở Công ty rửa tiền. Riêng tại Virgin, hồ sơ rò rỉ Panama cho biết có tới 110.000 Hồ sơ các Công ty trốn thuế và rửa tiền kếch xù do Công ty Luật Mossack Fonseca quản lý.

"London là trung tâm của rất nhiều các nhớp nhúa đó xảy ra trên thế giới," Nicholas Shaxson, tác giả của cuốn sách "Quần đảo Kho Báu" (Treasure Islands), trong đó kết án vai trò của các ngân hàng nước ngoài của Anh liên quan đến "thiên đường thuế", nói với AFP.

"Các nhà phân tích chính trị nói rằng nước Anh có thể là tương đối minh bạch và sạch sẽ, nhưng mà các Công ty sử dụng lãnh thổ của nước Anh tại hải ngoại như là một đế chế để thành lập ra những mạng lưới rửa tiền và trốn thuế qui mộ tại nước ngoài và được đội những lớp vỏ bọc của Anh Quốc, liên kết với các Ngân hàng, các Công ty Luật của Anh quốc nên đích thực Luân-Đôn là trung tâm điểm của Mạng Nhện." ông Nicholas Shaxson nói.

"Trốn thuế và các công cụ như thế sẽ được thực hiện trong các bộ phận bên ngoài của mạng lưới. Thông thường sẽ có các liên kết đến thành phố London, các công ty luật Anh, Vương quốc Anh, các công ty kế toán và ngân hàng Anh," ông nói, gọi London là trung tâm của một "mạng nhện" che phủ cho hằng trăm nghìn các chủ nhân vô danh.

Các chính phủ trên thế giới đã vào cuộc điều tra về khả năng trốn thuế của những người giàu có và quyền lực trong nước mình sau khi ‘Hồ sơ Panama’ của Công ty Luật Mossack Fonseca ở Panama được tiết lộ cho biết đã có những ‘dàn xếp tài chánh’ với các chính trị gia và những người nổi tiếng trên toàn cầu.

Danh sách rò rỉ có hàng loạt các tên tuổi lớn như Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Iceland, vua Ả Rập Xê-út, Thủ tướng Pakistan, Cựu chủ tịch FIFA Eugenio Figueredo, tiền đạo bóng đá Argentina Messi, diễn viên Thành Long…

 

the panama papers, Eric Van Nguyen

Eric Van Nguyen 

Phát ngôn viên của Giám đốc Văn phòng Tổng Cục Thuế Canada Chloe Luciani-Girouard cho biết Canada hiện đang theo dõi sát những cá nhân có doanh nghiệp ở Panama và những nơi khác và sẽ truy tố nếu cần thiết.

Ngân hàng Hoàng gia Canada cho biết họ đã áp dụng các biện pháp kiểm soát để ngăn chặn những hoạt động phi pháp sau khi hồ sơ Panama cáo buộc ngân hàng này thường xuyên sử dụng dịch vụ của công ty Luật Mossack Fonseca.

Ngân hàng Hoàng gia là ngân hàng lớn nhất của Canada và các chi nhánh của ngân hàng này bị cáo buộc đã giúp khách hàng thành lập đến 378 công ty ở Panama.

Trong khi đó, Báo Newsweek hôm nay cho hay một nhà đầu tư Ngân hàng tên là Nigel Cowie của Anh Quốc đã tài trợ vốn cho Bắc Triều Tiên của Kim Jong-un để chế tạo Bom Nguyên tử. Ông Nigel Cowie đã ở trong Bắc Hàn hơn 2 thập niên và đã cùng với chính quyền độc tài Bắc Hàn thành lập một công ty ở nước ngoài nhằm phát triển Nguyên tử và bán vũ khí. Tên của Nigel Cowie bị nêu sau khi Hồ sơ rò rỉ Panama được tung ra hôm Chủ Nhật 03-4-2016.

Nigel Cowie di chuyển vào Bắc Hàn và thành lập Ngân hàng Daedong Credit Bank (DCB) là Ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Bắc Hàn. Năm 2008 Nigel Cowie đưa một số nhà đầu tư vào mua 70% cổ phần của Ngân hàng nầy và cùng năm đó, Nigel Cowie thành lập Ngân hàng DCB ở nước ngoài tại Đảo Vigin thuộc Anh mà Hồ sơ Mossack Fonseca công bố.

Hạnh Dương, dịch và tổng hợp

www.Vietpressusa.com

***

Dòng tiền Trung Cộng chảy ra nước ngoài thế nào? 

Celia Hatton BBC News

the panama papers, chinoise xi jinping

Ít nhất bảy nhà lãnh đạo đương chức và đã về hưu của Trung cộng bị đề cập trong Hồ sơ Panama

Dòng tiền của giới lãnh đạo và nhà giàu Trung cộng đang chảy ra từ Đại lục qua các giao dịch ẩn danh với tốc độ lớn chưa từng có.

Các giao dịch lớn được thực hiện thông qua các đại lý chuyền tiền tại Hong Kong và xa hơn.

Hồ sơ Panama tiết lộ làm thế nào gia đình của các nhà lãnh đạo của Trung cộng giữ tiền ở nước ngoài.

Và bây giờ, bản phân tích của Hiệp hội Nhà báo điều tra quốc tế cho thấy gần một phần ba thương vụ của hãng luật Mossack Fonseca đến từ văn phòng tại Hong Kong và Trung cộng - khiến Trung cộng trở thành thị trường lớn nhất và Hong Kong là văn phòng bận rộn nhất của hãng.

Hồ sơ Panama cũng cho thấy những người giàu nhất Trung cộng có xu hướng tin tưởng vào việc đầu tư ra nước ngoài.

Khoảng 1.000 tỷ đôla Mỹ được chuyển khỏi Trung cộng năm ngoái, làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối quốc gia.

Điều này có thể gây bất ổn cho toàn bộ nền kinh tế Trung cộng.

Và thân nhân của các nhà lãnh đạo của Trung cộng nằm trong danh sách những người cất giấu tài sản ở nước ngoài.

Ít nhất bảy nhà lãnh đạo đương chức và đã nghỉ hưu của Trung cộng được tìm thấy có liên hệ với các công ty hải ngoại được hãng luật Panama thành lập, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình cùng hai quan chức cao cấp khác.

Báo chí trước đây từng đề cập đa số trong những cái tên này liên quan đến các ngân hàng ở nước ngoài. Tuy nhiên, Hồ sơ Panama xuất hiện trong thời điểm gay cấn với lãnh đạo Trung cộng.

Việc sở hữu công ty hải ngoại không phải là bất hợp pháp ở Trung cộng, nhưng sự tồn tại của các cơ sở tài chính bí mật đặt ra nghi vấn về gia đình của các nhà lãnh đạo Trung cộng.

Các quan chức Cộng sản Trung cộng được cho có lối sống "trong sạch", không thu lợi từ chức quyền, theo điều lệ đảng. Và quan trọng là gia đình họ cũng không được lạm dụng quyền lực của người thân để thu lợi.

'Thiếu minh bạch'

Willy Lam, nhà phân tích chính trị tại Đại học Hong Kong, cho biết Tập Cận Bình đã tự miêu tả ông là "người theo chủ nghĩa thuần túy về đạo đức và thanh đạm".

Việc cất giữ các khoản tiền lớn trong tài khoản ở nước ngoài "chắc chắn đi ngược lại những lời giáo huấn của ông Tập và điều lệ Đảng Cộng sản", ông nói.

"Rất khó để kết luận con của cán bộ cấp cao làm giàu phi pháp vì pháp luật Trung cộng thiếu minh bạch."

the panama papers, chinoise xi jinping

Hầu hết nguồn tiền từ Trung cộng được cho là chảy qua ngả Hong Kong  

Các tập tin của Hồ sơ Panama bị rò rỉ cũng cho thấy giới thượng lưu Trung cộng cất giữ tiền ở nước ngoài thế nào. Một loạt email tiết lộ rằng hãng Mossack Fonseca liên tục giúp khách hàng giới chính trị trở thành cổ đông các công ty hải ngoại mà không tìm hiểu lý lịch theo yêu cầu của luật quốc tế.

Chẳng hạn, Mossack Fonseca giúp Đặng Gia Quý, anh rể ông Tập, lập ba công ty tại quần đảo Virgin thuộc Anh.

Tuy nhiên, hãng luật không điều tra cao mối liên hệ chính trị của ông Đặng khi giúp ông lập các công ty trong năm 2004 và 2009.

Hiện chưa rõ những công ty này được dùng để làm gì dù một công ty bị giải thể và hai công ty kia không hoạt động vào thời điểm ông Tập nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản năm 2012.

Nhưng trớ trêu là từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ trong đảng Cộng sản. Hơn 300.000 quan chức bị thanh trừng vì vi phạm luật chống tham nhũng của đảng chỉ tính riêng trong năm 2015.

Khoảng 1.000 tỷ đôla Mỹ được chuyển khỏi Trung cộng năm ngoái, làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối quốc gia

Giới nhà giàu Trung cộng đang dùng Hong Kong như cổng kết nối giúp bảo vệ tài sản bằng cách chuyển ra nước ngoài.

"Người ta lo lắng về việc giữ tiền ở Trung cộng vì hai lý do," Andrew Collier”, nhà phân tích Trung cộng độc lập có trụ sở tại Hong Kong lý giải.

"Thứ nhất, kinh tế Trung cộng đang tăng trưởng chậm lại. Thứ hai, lãnh đạo Đảng đang chống tham nhũng khiến một số người tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài."

Tháng trước, Ủy ban chống tham nhũng Trung cộng thừa nhận rằng hầu hết dòng tiền chảy qua ngả Hong Kong và cam kết sẽ ngăn chặn việc này, dù đó có thể là nhiệm vụ bất khả.

Luật Trung cộng quy định công dân nước này chỉ có thể chuyển tối đa 50.000 đôla/năm ra nước ngoài. Bất cứ khoản nào nhiều hơn thế thường được chuyển ngân bất hợp pháp.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160407_how_china_wealth_sneaked

***

Hồ sơ Panama 'là do tin tặc' 

6 tháng 4 2016 

the panama papers, Mossack Fonseca, hãng luật Panama

Một luật sư thành viên của Mossack Fonseca, hãng luật Panama đang nằm giữa tâm điểm của cuộc tiết lộ thông tin tài chính mật khổng lồ, nói rằng công ty ông là nạn nhân của một vụ tin tặc.

Ramon Fonseca nói rằng việc để rò rỉ thông tin không phải là một "công việc nội bộ" - công ty đã bị hack ở các máy chủ đặt tại nước ngoài.

Hãng đã đệ đơn khiếu nại lên văn phòng tổng chưởng lý Panama.

Một số quốc gia đang điều tra về khả năng có những hoạt động tài chính sai trái của những đối tượng giàu có và quyền lực sau vụ hơn 11 triệu tài liệu bị tiết lộ.

"Chúng tôi ngạc nhiên vì chưa ai nói rằng: 'Này, một hành vi phạm tội đã được thực hiện tại đây'," ông Fonseca, một trong các thành viên sáng lập của hãng luật, nói với hãng tin Reuters.

"Thế giới này đã đang chấp nhận rằng quyền riêng tư không phải là nhân quyền nữa rồi," ông nói riêng rẽ với hãng tin AFP.

Hồi tuần trước, tin tức nói hãng luật này đã gửi đi một thư điện tử cho khách hàng, nói rằng hãng bị "vi phạm bất hợp pháp vào máy chủ quản trị email của chúng tôi".

Hãng cáo buộc các tổ chức truyền thông là đưa tin về vụ rò rỉ thông tin khi "không được phép tiếp cận các tài liệu và thông tin thuộc sở hữu của công ty chúng tôi và đã bị lấy đi từ công ty chúng tôi", và là đã đưa thông tin ra khỏi bối cảnh thực sự.

Trong một lá thư gửi báo Guardian của Anh hôm Chủ Nhật, người đứng đầu bộ phận quan hệ công chúng của hãng đe dọa có thể sẽ tiến hành hành động pháp lý đối với việc sử dụng các thông tin "đã có được một cách bất hợp pháp".

Vụ tiết lộ chấn động đã làm dấy lên phản ứng chính trị ở một số quốc gia, nơi các nhân vật nổi danh bị vướng tên vào.

Hôm thứ Ba, Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson đã từ chức sau khi các tài liệu cho thấy ông sở hữu một công ty hải ngoại cùng với vợ, nhưng lại không khai báo khi ông vào Quốc hội.

Ông bị cáo buộc đã che giấu các tài sản gia đình trị giá hàng triệu đô la.

Ông Gunnlaugsson nói ông đã bán cổ phần của mình cho vợ, và nói mình không làm gì sai.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160406_panama_law_firm_claimed_victim_of_hack

***

Hồ sơ Panama: Sao Bollywood bác bỏ liên hệ 

6 tháng 4 2016  

the panama papers, Bollywood Amitabh Bachchan

Amitabh Bachchan bị cho là đứng tên trong bốn công ty vận tải biển hải ngoại

Ngôi sao điện ảnh Bollywood Amitabh Bachchan bác bỏ việc có bất kỳ liên hệ nào với các công ty hải ngoại tại các thiên đường thuế.

Báo Indian Express đưa tin là ông Bachchan được bổ nhiệm làm giám đốc tại ít nhất bốn công ty vận tải biển hải ngoại trong năm 1993, đăng ký tại British Virgin Islands và Bahamas.

Ông và nữ diễn viên Bollywood Aishwarya Rai nằm trong số 500 người Ấn Độ bị liệt kê trong hồ sơ Panama, tờ báo nói.

Cố vấn truyền thông của diễn viên Rai đã đặt câu hỏi về tính xác thực của các tài liệu.

Indian Express đưa tin là ông Bachchan ban đầu đã không phản hồi trước các lời đề nghị ông bình luận, nhưng ông ra một tuyên bố hôm thứ Ba theo đó bác bỏ việc mình có bất kỳ liên quan nào.

"Tôi chưa bao giờ là giám đốc của bất kỳ... công ty nào được nhắc tới. Có thể là tên tôi đã bị sử dụng sai trái," tuyên bố nói.

"Tôi đã trả toàn bộ các khoản thuế, gồm cả tiền mà tôi chi ở nước ngoài theo đúng luật, gồm cả các khoản chuyển thông qua Chương trình Tự do hóa Chuyển tiền (LRS), sau khi đã trả các loại thuế Ấn Độ."

"Trong bất kỳ trường hợp nào, tin tức được tường thuật trên Indian Express thậm chí cũng không đề cập tới bất kỳ điều gì bất hợp pháp từ phía tôi."

Indian Express cũng đưa tin là Aishawarya Rai và gia đình cô đã được bổ nhiệm làm các thành viên ban điều hành một công ty thành lập tại British Virgin Islands hồi 2005, và công ty này đã giải thể vào năm 2008.

Một cố vấn truyền thông của cô Rai nói với tờ báo rằng "toàn bộ các thông tin mà quý vị có đều không đúng, đều là sai".

Cô Rai kết hôn với con trai của ông Amitabh Bachchan là Abhishekh.

Cô Aishwarya Rai kết hôn cùng con trai của ông Amitabh Bachchan và bị cho là có tên trong một công ty được thành lập ở British Virgin Islands hồi 2005 nhưng đã giải thể hồi 2008

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160406_bollywood_star_denies_offshore_links

***

Hồ sơ Panama: Bắc Hàn tránh trừng phạt 

Simon Cox BBC News

5 tháng 4 2016 

the panama papers, North Korea DCB Finance, Kim Chol Sam, Nigel Cowie, Daedong Credit Bank

Bắc Triều Tiên phát triển chương trình vũ khí hạt nhân với tiền được cung cấp từ các công ty đặt trụ sở ở nước ngoài

Tài liệu rò rỉ từ công ty luật ở Panama cho thấy công ty này giúp các khách hàng tránh lệnh trừng phạt quốc tế.

Công ty Mossack Fonseca làm việc với 33 cá nhân và công ty bị Bộ Ngân khố Hoa Kỳ trừng phạt, bao gồm cả các công ty ở Iran, Zimbabwe và Bắc Triều Tiên.

Một công ty có liên hệ với chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Thông tin có được sau khi 11 triệu tài liệu nội bộ của công ty này bị rò rỉ.

Các chủ sở hữu Bình Nhưỡng

Một số công ty được đăng ký trước khi lệnh trừng phạt quốc tế được áp đặt. Nhưng trong một số trường hợp, Mossack Fonseca tiếp tục nhận ủy thác cho họ dù các công ty này đã bị đưa vào danh sách trừng phạt.

Công ty tài chính DCB Finance thành lập năm 2006, có chủ sở hữu và giám đốc ở Bình Nhưỡng, thủ đô Bắc Hàn. Sau đó công ty này bị Bộ Ngân khố Hoa Kỳ trừng phạt vì gây quỹ cho chế độ Bắc Hàn và liên kết với một ngân hàng giúp cung cấp tài chính cho chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.

Tài liệu rò rỉ cho thấy chủ sở hữu của công ty DCB Finance là một quan chức Bắc Hàn tên Kim Chol Sam và Nigel Cowie, một chủ ngân hàng đồng thời là chủ tịch của Ngân hàng Daedong Credit Bank cũng bị trừng phạt.

Mossack Fonseca có vẻ như đã bỏ qua thông tin chủ và giám đốc của công ty đóng ở Bình Nhưỡng cho đến khi nhà chức trách từ Quần đảo Virgin thuộc Anh (BVI) liên hệ với công ty này vào năm 2010, trong quá trình điều tra về một công ty khác mà Mossack Fonseca thành lập với các giám đốc từ Bắc Hàn.

the panama papers, North Korea DCB Finance, Kim Chol Sam, Nigel Cowie, Daedong Credit Bank, BVI

Bắc Hàn phóng tên lửa để thử tên lửa đạn đạo

Năm 2013, Nhà chức trách BVI tiếp tục liên lạc với Mossack Fonseca, hỏi họ đã kiểm tra những gì trước khi mở công ty DCB Finance năm 2006.

Một email từ Phòng tiếp nhận phản ánh của Mossack Fonseca vào ngày 9/8/2013 cho hay: "Chúng tôi chưa đưa ra lý do vì sao duy trì liên hệ với DCB Finance khi chúng tôi biết hoặc lẽ ra nên biết từ khi hợp tác năm 2006, rằng Bắc Triều Tiên nằm trong danh sách đen."

Bức thư này cũng cho biết: "Chúng tôi lẽ ra nên xác định từ đầu rằng đó là một công ty có nhiều nguy cơ."

Anh họ ông Assad

Một vụ khác trong Hồ sơ Panama có liên quan đến Rami Makhlouf, anh họ Tổng thống Syria Basha al-Assad, được cho là sở hữu 5 tỷ đô-la Mỹ.

Năm 2008, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ ban hành lệnh trừng phạt người này, vì cho rằng ông là "tay trong của chế độ" và là người "thao túng hệ thống tư pháp Syria và dùng tình báo Syria để đe dọa các đối thủ kinh doanh".

Mossack Fonseca tiếp tục đứng tên sáu công ty cho ông Makhlouf, gồm một công ty tên Drex Technologies sau khi có lệnh trừng phạt.

Tài liệu cho thấy chi nhánh Thụy Sĩ của ngân hàng HSBC cung cấp dịch vụ tài chính cho công ty này.

Năm 2010, hai năm sau lệnh trừng phạt, Ngân hàng HSBC viết cho Mossack Fonseca và nói họ tin rằng công ty Drex Technologies là một công ty "uy tín".

Một email nội bộ từ phòng tiếp nhận phản ánh khách hàng của Mossack Fonsec cũng cho thấy nhân viên của HSBC giao dịch với công ty Drex Technologies biết ông Rami Makhlouf là ai.

Email viết ngày 17/2/2011 nói: "Chúng tôi đã liên lạc với HSBC, công ty này vừa cho biết họ biết rõ rằng ông Makhlouf là anh họ tổng thống Syria."

the panama papers, Rami Makhlouf, brother Syria président Basha al-Assad, Drex Technologies, HSBC switzerland

Anh họ tổng thống Syria Basha al-Assad là một trong những doanh nhân giàu nhất Syria

HSBC nói: "Chúng tôi làm việc chặt chẽ với nhà chức trách để chống tội phạm tài chính và áp đặt các lệnh trừng phạt. Chính sách của chúng tôi rõ ràng rằng các tài khoản ở nước ngoài chỉ có thể để mở ở nơi nào khách hàng được kiểm tra kỹ lưỡng nơi các nhà chức trách yêu cầu chúng tôi duy trì một tài khoản để giám sát hoạt động kinh doanh, hoặc nơi nào một tài khoản bị đóng băng theo lệnh trừng phạt".

Nhiên liệu chiến tranh

Mossack Fonseca cắt tất cả liên hệ với ông Rami Makhlouf tháng 9/2011, chín tháng sau khi được đề nghị.

Nhưng tài liệu rò rỉ cũng tiết lộ công ty luật này cũng cung cấp dịch vụ doanh nghiệp cho một công ty nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ năm 2014.

Công ty này tên Pangates International Corporation Limited. Bộ Ngân khố Hoa Kỳ tin rằng nó cung cấp nhiên liệu máy bay cho chính phủ Syria để sử dụng các phi cơ chiến đấu trong cuộc nội chiến. Tài liệu cho thấy Mossack Fonseca bắt đầu hợp tác với công ty dầu này vào năm 1999.

the panama papers, chinoise xi jinping

Một công ty cung cấp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu của Syria trong chiến tranh cũng được Mossack Fonseca nhận làm dịch vụ

Chín tháng sau lệnh trừng phạt, Mossack Fonseca vẫn xử lý việc giấy tờ cho công ty Pangates International Corporation và chứng nhận công ty ở đảo Seychelles này có uy tín.

Mãi đến tháng 8/2015, Mossack Fonseca mới công bố công ty này nằm trong danh sách đen và báo cho các cơ quan quản lý tài chính ở đảo Seychelles.

Mossack Fonseca cho hay: "Chúng tôi chưa bao giờ cố ý cho phép các cá nhân có liên hệ với Bắc Triều Tiên hoặc Syria sử dụng công ty của chúng tôi. Chúng tôi có quy trình riêng để xác nhận những cá nhân như vậy, trong giới hạn hợp lý nhất có thể."

Tổng thống Panama Juan Carlos Varela nói với BBC rằng nước này sẵn sàng trợ giúp điều tra về bất cứ quốc gia nào có liên quan đến hồ sơ.

"Chúng tôi là một quốc gia minh bạch" - ông nói.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160405_panama_papers_north_korea_sanction

***

Hồ sơ Panama: Cách giấu tài sản, trốn thuế

Jonty Bloom Phóng viên kinh doanh, BBC News

Những tiết lộ về hàng triệu tài liệu từ hãng luật Panama, Mosack Fonseca, theo đó cho thấy đường dây rửa tiền nghi do các cộng sự thân cận với ông Vladimir Putin điều hành khiến độc giả bị chìm ngập trong hàng đống những thuật ngữ, những câu từ.

Tuy có những cách hợp pháp để tận dụng thiên đường thuế, nhưng hầu hết những gì đang diễn ra lại là chuyện che giấu những người chủ thực sự của các khoản tiền, nguồn gốc của các khoản tiền, và cách tránh phải trả thuế trên các khoản tiền đó.

Nếu như quý vị là một ông chủ doanh nghiệp giàu có tại Đức và quyết định trốn thuế, hay là một kẻ buôn ma túy quốc tế, hay là người đứng đầu một chế độ bạo tàn, thì các phương cách thực hiện cũng đều khá giống nhau.

Mossack Fonseca nói họ luôn tuân thủ với các trình tự quốc tế để đảm bảo các công ty mà họ hỗ trợ không dính vào việc trốn thuế, rửa tiền, tài trợ khủng bố hay bất kỳ mục đích bất hợp pháp nào khác.

Các công ty vỏ bọc

Một công ty vỏ bọc có vẻ bề ngoài như một doanh nghiệp hoạt động hợp pháp. Nhưng đó chỉ là cái vỏ bên ngoài, còn thực ra không làm gì hết ngoài việc quản lý tiền, trong lúc lại giấu kín danh tính những người chủ sở hữu tiền.

Việc quản lý được thực hiện bởi các luật sư, kế toán, thậm chí cả nhân viên dọn dẹp vệ sinh trong công ty, những người không làm gì mấy ngoài việc ký tài liệu và đề danh tính của mình trên mẫu thư công ty.

Khi giới chức muốn tìm hiểu xem ai lả chủ thực sự của các khoản tiền, hay là người kiểm soát các khoản tiền trong công ty, thì họ được cho biết đó là ban lãnh đạo. Thế nhưng đó chỉ là bề nổi. Có ai đó trả tiền để những người đó che giấu nguồn tiền trước giới chức, thậm chí trước cả những bà vợ cũ của ông chủ.

Các công ty vỏ bọc cũng còn được gọi là các công ty "hộp thư", bởi chúng chẳng có gì nhiều ngoài cái địa chỉ để nhận tài liệu gửi tới.

Trung tâm tài chính ở nước ngoài

Nếu quý vị có một công ty vỏ bọc, quý vị sẽ không muốn công ty đó đặt tại London hay Paris, nơi giới chức thường sẽ tìm được ra ai là chủ, nếu muốn.

Bạn cần một Trung tâm Tài Chính Nước ngoài, nơi thường được gọi là thiên đường thuế.

Các trung tâm này thường đặt tại các quốc đảo nho nhỏ, nơi bí mật ngân hàng được bảo vệ rất kỹ trong lúc có rất ít, hoặc thậm chí không có thuế gì được áp lên các giao dịch tài chính.

Có rất nhiều các quốc gia như thế trên thế giới, từ British Virgin Islands, tới Macao, Bahamas và Panama.

Cổ phiếu và trái phiếu vô danh

Để tăng thêm mức độ ẩn danh, giúp quý vị có thể chuyển những khoản tiền lớn một cách dễ dàng, các loại cổ phiếu và trái phiếu vô danh là một câu trả lời đương nhiên. Mỗi tờ bạc 5 bảng Anh đều có dòng chữ "Tôi hứa sẽ trả cho người cầm tờ giấy này theo yêu cầu một khoản năm bảng". Điều đó có nghĩa là nếu nó nằm trong túi quý vị thì nó sẽ là của quý vị.

Người "cầm" hoặc mang số tiền thì là người sở hữu nó, có thể tiêu đi hoặc làm bất kỳ điều gì họ muốn đối với tờ tiền đó.

Cổ phiếu và trái phiếu vô danh cũng tuân theo cách thức tương tự, ai có nó trong túi, trong cặp hay trong két sắt an toàn thì người đó sở hữu nó.

Nhưng trị giá của các cổ phiếu, trái phiếu vô danh không phải chỉ có giá 5 bảng. Các trái phiếu vô danh thường có giá trị ở mức 10 ngàn bảng chẳng hạn. Rất tiện nếu quý vị muốn chuyển đi một số tiền lớn, và rất thích hợp nếu quý vị muốn chối đi quyền sở hữu.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như các trái phiếu đó được giữ tại một văn phòng luật ở Panama, người sẽ biết đó có phải là tài sản của quý vị hay không, hay thậm chí số trái phiếu đó có tồn tại hay là không. Điều này giải thích vì sao chính phủ Hoa Kỳ dừng phát hành trái phiếu vô danh hồi 1982. Chúng quá dễ để bị lợi dụng.

Rửa tiền

Hoạt động rửa tiền liên quan tới việc tẩy tiền "bẩn" để quý vị có thể dùng số tiền đó mà không gây ra nghi ngờ gì.

Nếu quý vị là một kẻ buôn ma túy, một kẻ gian lận, hay một chính trị gia tham nhũng, quý vị sẽ có rất nhiều tiền mặt và không cách nào tiêu nó đi hoặc đem cất lại dùng về sau mà không phải tính cách.

Số tiền này cần phải được làm sạch, cho nên quý vị có thể chở nó tới một công ty mờ ám nào đó ở một Trung tâm Tài chính Nước ngoài, và công ty đó sẽ giúp quý vị chuyển số tiền này thành ra các loại trái phiếu vô danh, do một công ty vỏ bọc làm sở hữu và sẽ chẳng có ai biết đến chuyện đó. Quý vị cũng có thể dùng nó để mua nhà ở London hay ở miền nam nước Pháp trong trường hợp có đảo chính, hoặc trả học phí cho con cái, hoặc đãi đằng bà cô họ hàng những chuyến đi Paris mua sắm.

Trừng phạt và phá lệnh trừng phạt

Một trong những cách trừng trị các chế độ khét tiếng trên thế giới là áp dụng lệnh trừng phạt. Lệnh trừng phạt có thể từ việc giới hạn hoạt động nhập khẩu thiết bị quân sự hay súng đạn, cấm xuất khẩu dầu và các hàng hóa khác, và các lệnh trừng phạt áp lên từng cá nhân; đóng các tài khoản ngân hàng của các nhà độc tải và thân hữu, gia đình và các ủng hộ viên của họ.

Chính quyền Anh gần đây đã áp hàng ngàn lệnh trừng phạt lên các quốc gia, các công ty, ngân hàng và các cá nhân.

Nhưng càng rắc rối trong chuyện một chế độ bị trừng phạt, lại càng dễ kiếm được nhiều tiền nếu ai đó có thể tìm cách phá vỡ các lệnh trừng phạt đó.

Cung cấp các tài khoản ngân hàng bí mật cho những kẻ giết người hàng loạt, những kẻ tra tấn, hay cung ứng vũ khí cho một bên, thậm chí cả hai bên trong một cuộc nội chiến, hay tài trợ cho các tham vọng hạt nhân của những chế độ bị cô lập... Lợi nhuận thu được là những con số khổng lồ, đương nhiên, và rất nhiều các tài khoản ngân hàng bí mật, các công ty vỏ bọc trên thế giới nơi các quan chức nhắm mắt làm ngơ, là chìa khóa giúp mở tung cánh cửa các lệnh trừng phạt ra một cách an toàn và đầy lợi nhuận.

Quy chế về Gửi Tiết kiệm của Âu châu

Trong nỗ lực nhằm chặn việc che giấu tiền khỏi mắt các cơ quan thuế, Liên hiệp Âu châu đã ra quy chế về gửi tiền tiết kiệm (ESD).

Về căn bản, các ngân hàng tại EU phải thu thuế trên các tài khoản ngân hàng của các công dân EU. Cho nên quý vị không thể nào là một người dân Ai-len chẳng hạn, có tài khoản ngân hàng Hà Lan và hy vọng là giới chức thuế Ai-len sẽ không tìm ra được thông tin đó, hoặc không thu được thuế dựa trên tài khoản đó.

ESD khiến cho việc giấu diếm tiền ở châu Âu trở nên khó khăn hơn.

Điều này khá là thú vị, bởi khi ESD được thảo luận và đưa ra áp dụng, đã có sự tăng vọt số người muốn mở tài khoản ngân hàng ở bên ngoài châu Âu, dẫn tới làn sóng quan tâm tới các nơi như Panama và British Virgin Islands.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160404_panama_paper_assets_hidden_taxes_dodged

***

Rò rỉ tài liệu trốn thuế lớn chưa từng có

Richard Bilton BBC Panorama

Một vụ rò rỉ tài liệu mật vừa tiết lộ những người giàu và quyền lực sử dụng các thiên đường trốn thuế để che giấu tài sản ra sao.

11 triệu tài liệu từ một trong những công ty bí ẩn nhất thế giới, công ty luật Mossack Fonseca ở Panama, bị tung ra.

Các tài liệu này cho thấy Mossack Fonseca đã giúp các khách hàng rửa tiền, tránh lệnh trừng phạt và trốn thuế ra sao.

Công ty này cho biết họ đã hoạt động không thể chê vào đâu được trong suốt 40 năm và chưa bao giờ bị cáo buộc phạm tội.

Tài liệu cho thấy các đầu mối có liên hệ đến 72 cựu lãnh đạo và lãnh đạo đương nhiệm, bao gồm cả các nhà độc tài bị cáo buộc tham nhũng từ chính quốc gia của mình.

Gerard Ryle, Giám đốc của Nghiệp đoàn quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ), cho biết tài liệu bị tung ra cho thấy hoạt động hàng ngày của công ty Mossack Fonseca trong suốt 40 năm qua.

"Tôi nghĩ vụ tiết lộ sẽ là đòn mạnh nhất đánh vào vào các thiên đường thuế vì phạm vi của các tài liệu này" - ông cho biết

Panama Papers - Thiên đường trốn thuế của người giàu và giới quyền lực bị phơi bày

Dữ liệu bao gồm bí mật của các công ty bình phong (offshore company - đặt ở nước ngoài, thường liên quan đến các thiên đường trốn thuế).

Các công ty này liên đới đến các gia đình và tổ chức của cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarack, cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi và Tổng thống Syria Basha al-Assad.

Image copyright AFP Image caption Công ty luật Mossack Fonseca nói họ luôn tuân thủ luật pháp

Liên quan đến Nga

Tài liệu này tiết lộ một tỷ đô-la nghi ngờ từ mạng lưới rửa tiền do một ngân hàng Nga điều hành và có liên hệ với tổng thống Nga Putin.

Ngân hàng Rossiya điều hành việc rửa tiền, nhắm đến lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và Châu Âu, sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea.

Lần đầu tiên, tài liệu tiết lộ cách thức ngân hàng này hoạt động.

Tiền được đưa qua các công ty đặt trụ sở ở nước ngoài, hai trong số các công ty này chính thức do một người bạn thân của tổng thống Putin sở hữu.

Nghệ sĩ đàn cello Sergei Roldugin quen Tổng thống Putin từ thời thiếu niên và là cha đỡ đầu cho con gái tên Maria của tổng thống.

Trên giấy tờ, cá nhân ông Roldugin đã thu lợi hàng trăm triệu đô-la từ những hợp đồng đáng ngờ.

Nhưng tài liệu từ công ty của ông Roldugin cho biết: "Công ty là một cổng sàng lọc được thành lập với mục đích bảo vệ danh tính và sự bảo mật của người sở hữu lợi nhuận duy nhất của công ty."

Liên quan đến Iceland

Dữ liệu của công ty Mossack Fonseca cho thấy thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson có hưởng lợi nhuận không công bố từ các ngân hàng được giải cứu ở quốc gia này.

ông Gunnlaugsson bị cáo buộc che giấu hàng triệu đô-la đầu tư vào các ngân hàng trong nước nhờ vào một công ty bình phong có trụ sở ở nước ngoài.

Các tài liệu được tung ra cũng cho thấy ông Sigmundur Gunnlaugsson và vợ đã mua công ty Wintris vào năm 2007.

Ông không công khai lợi nhuận từ công ty này khi bước vào quốc hội năm 2009. Ông bán 50% công ty Wintris cho vợ với giá 1 đô-la tám tháng sau đó.

Ông Gunnlaugsson giờ phải đối mặt với lời kêu gọi từ chức. Ông nói mình không phạm luật và vợ ông không hưởng lợi gì từ quyết định của ông.

Công ty bình phong này được sử dụng để đầu tư hàng triệu đô-la từ tiền thừa kế, theo một tài liệu do vợ ông Gunnlaugsson, bà Anna Sigurlaug Pálsdóttir ký vào năm 2015.

"Hoàn hảo"

Thêm vào đó, Mossack Fonseca cung cấp một người đại diện giả vờ sở hữu 1,8 tỷ đô la, để người sở hữu thực sự có thể rút tiền mặt từ ngân hàng mà không bị lộ danh tính.

Mossack Fonseca cho biết họ luôn tuân thủ các quy tắc quốc tế, đảm bảo các công ty mà họ hợp nhất không sử dụng dịch vụ vào việc việc trốn thuế, rửa tiền, tài trợ khủng bố hay các mục đích trái phép.

Công ty này cho biết họ thẩm định kỹ lưỡng và lấy làm tiếc vì sự lạm dụng với dịch vụ của họ.

"Trong 40 năm, Mossack Fonseca đã hoạt động hoàn hảo ở đất nước chúng tôi và các khu vực pháp lý nơi chúng tôi hoạt động. Công ty luật của chúng tôi chưa bao giờ bị cáo buộc hay bị truy tố vì liên quan đến tội phạm."

"Nếu chúng tôi thấy các hoạt động đáng ngờ hoặc làm sai, chúng tôi nhanh chóng trình báo cho nhà chức trách. Tương tự, khi các cơ quan chức năng tiếp cận chúng tôi với bằng chứng cho thấy có thể xảy ra hoạt động sai trái, chúng tôi luôn hợp tác đầy đủ với họ."

Mossack Fonseca nói các công ty bình phong có ở khắp thế giới và được sử dụng với nhiều mục đích hợp pháp.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160404_panama_papers_leak_document

***

Anh rể ông Tập dùng thiên đường thuế 

the panama papers, chinoise xi jinping

Anh rể ông Tập Cận Bình bị tố cáo dùng thiên đường trốn thuế để giấu tài sản

Hồ sơ Panama tiết lộ rằng thân quyến giàu có của một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình, đã sử dụng những thiên đường thuế ở nước ngoài để che giấu tài sản khổng lồ của mình.

Danh sách này bao gồm ít nhất tám ủy viên đương chức hoặc đã nghỉ của Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tám người này nằm trong số 140 chính trị gia trên thế giới bị cáo buộc có liên quan đến các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.

Một trong số đó được tiết lộ là tài khoản của anh rể ông Tập là ông Đặng Gia Qúy.

Là chồng bà Tập Kiều Kiều, chị gái ông Tập Cận Bình, ông Đặng Gia Quý thành lập hai công ty tại Quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2009.

Tại thời điểm đó ông Tập Cận Bình chưa lên làm Chủ tịch nước, mới là Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị.

Báo chí nước ngoài từng cho rằng thân nhân của ông Tập có tài sản gửi ở nước ngoài.

Trong hồ sơ Panama cũng có tên người gửi tiền là bà Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng và bà Jasmine Li, cháu gái của ông Giả Khánh Lâm, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Công ty của bà Lý Tiểu Lâm, tên là Cofic Investments Ltd, có địa chỉ tại British Virgin Islands, còn bà Jasmine Li thì nhận được một công ty ở hải ngoại khi còn ở tuổi thiếu niên.

Hai đương kim ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Trương Cao Lệ và Lưu Vân Sơn đều có thân nhân mà tên tuổi hiện ra trong Hồ sơ Panama.

Những cáo buộc này bị báo chí chính thống tại Trung Quốc phớt lờ và những ấn phẩm trên mạng bị kiểm duyệt.

Bộ trưởng Ấn Độ cảnh báo

the panama papers, waibo portail

Mạng Weibo ở TC chặn các bài liên quan đến Hồ sơ Panama

Bộ trưởng tài chính Ấn Độ, ông Arun Jaitley cho rằng đây là “sự phiêu lưu giá đắt” cho những người không tranh thủ đợt ân xá năm ngoái để khai báo tài sản bất hợp pháp của mình ở nước ngoài.

Ông nói thêm về việc sẽ thi hành sáng kiến toàn cầu chống lại việc che giấu tài khoản ở nước ngoài vào năm tới.

Một báo cáo cho biết hơn 500 người Ấn Độ có liên quan đến những thiên đường trốn thuế ở nước ngoài, theo tài liệu bị tiết lộ của công ty luật Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama.

Tiền của bố thủ tướng Anh

Cha đã quá cố của Thủ tướng Anh David Cameron, ông Ian Cameron, cũng bị nêu tên là người từng sử dụng các công ty ở nước ngoài để lập quỹ cho các nhà đầu tư.

Ông Ian Cameron, người qua đời hồi năm 2010, thường phải bay tới Thụy Sỹ hay Bahamas để họp hội đồng quản trị của công ty Blairmore Holdings.

Nay con ông, thủ tướng Cameron kêu gọi cần có sự minh bạch hơn nữa ở các thiên đường thuế.

Khi được đề nghị xác nhận xem gia đình ông Cameron có còn tiền đầu tư trong quỹ mà Hồ sơ Panama đưa ra hay không, người phát ngôn của Thủ tướng Anh nói: "Đây là vấn đề riêng tư."

Chính quyền Anh nói họ sẽ điều tra dựa trên những gì Hồ sơ Panama đưa ra.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160404_panama_papers_xi

***

Hồ sơ Panama: Liên hệ với Bình Nhưỡng 

7 tháng 4 2016 

the panama papers, top secret

Step 1: Listen/Nghe

Sau đây là một đoạn trích từ bản tin của BBC ngày 5 tháng Tư 2016. Trước khi nghe, hãy đọc ba tóm tắt sau:

a) Documents from Mossack Fonseca reveal it has customers from North Korea.

b) Documents from North Korea reveal is has links with a Panamanian legal firm.

c) Documents from the US Treasury show it has blacklisted North Korean companies.

Hãy bấm vào đây để nghe đoạn trích và chọn xem câu tóm tắt nào là đúng nhé. Các bạn hãy nghe lại nếu thấy cần thiết.

Step 2: Learn the key words and listen again/Học từ và nghe lại

Hãy nghe lại một lần nữa. Đây là định nghĩa các từ có thể giúp bạn khi nghe:

at the heart of (at the centre of): ở tâm điểm, ở ngay chính giữa một cái gì đó

leak (here: sharing of secret information with the public): rò rỉ, ở đây có nghĩa là tiết lộ thông tin bí mật cho công chúng

blacklisted (put on a blacklist: a list of people, countries, organisations etc who are not approved of and blocked from doing certain things): bị đưa vào danh sách đen, danh sách nười, nước hay tổ chức bị cấm làm một việc gì đó

Step 3: Transcript and answer/Bài khóa và câu trả lời

Documents from the Panamanian legal firm at the heart of a huge data leak, Mossack Fonseca, show it has clients from Syria and North Korea who were blacklisted by US Treasury sanctions. They include companies linked to North Korea's nuclear weapons programme and a close relative of Syria's president.

Answer/Giải đáp

a) Documents from Mossack Fonseca reveal it has customers from North Korea.

This bulletin comes from BBC World Service Radio.

http://www.bbc.com/vietnamese/english/2016/04/160407_elt_witn_panama_paper

***

Hồ sơ Panama: Điều gì sẽ đến với châu Á?

Karishma Vaswani Phóng viên kinh doanh chuyên về Á châu

7 tháng 4 2016 

the panama papers, Singapore

Singapore là một trong các trung tâm được giới nhà giàu quan tâm, tới mở tài khản ngân hàng

Thuế chưa bao giờ là điều hấp dẫn mọi người.

Nay thì chúng ta biết về các cáo buộc theo đó nói những người siêu giàu, hay có những mối quan hệ chính trị cấp cao, thậm chí cả thân nhân của những người đó, đã chuyển hàng trăm ngàn đô la từ quốc gia nơi họ cư trú tới các tài khoản hải ngoại mở ở Panama, Hong Kong và Singapore cùng nhiều nơi khác nữa.

Một số các trung tâm ngân hàng hải ngoại lớn nhất thế giới hiện diện tại Á châu - Singapore, Macao, Dubai và Hong Kong chẳng hạn, là những trung tâm hàng đầu được giới nhà giàu thế giới nhìn vào khi muốn mở tài khoản ở nước ngoài.

Bản thân hoạt động ngân hàng như thế không phải là bất hợp pháp, nhưng các thủ đô Á châu đã bị áp lực phải chia sẻ thêm thông tin về việc các chủ tài khoản là ai, tiền từ đâu tới. Vậy Hồ sơ Panama có buộc chính phủ các nước phải minh bạch hơn về thuế hay không?

Khó có thể xảy ra, Andy Xie, một kinh tế gia độc lập tại Trung Quốc và Hong Kong nói.

"Tại Á châu, đó là chuyện làm sao để giấu đi được khối tài sản họ có được một cách không hợp pháp," ông Xie nói. "Quyền lực chính trị và sự giàu có từ những cách không sạch sẽ luôn đi kèm với nhau tại đây."

Trốn thuế hay tránh thuế?

Phải nói rõ thế này - việc mở tài khoản ở nước ngoài hoặc mở một công ty ở nước ngoài là điều hoàn toàn hợp pháp.

Nhưng vấn đề trở nên phức tạp hơn ở chỗ có sự khác biệt giữa việc trốn thuế và việc tránh thuế.

Trốn thuế, theo Paul Lau, thành viên chuyên về thuế trong hãng kiểm toán PricewatherhouseCooper (PwC), là khi "một người có thu nhập cần phải báo cáo nhưng lại không trình báo về khoản thu nhập đó".

Như vậy, nếu quý vị có thu nhập ở một tài khoản hải ngoại nhưng quý vị không khai báo với cơ quan thuế ở quốc gia mình sinh sống, mà theo luật thì quý vị lẽ ra phải khai báo, thì đó là việc làm bất hợp pháp.

Nhưng tránh thuế lại là thứ không rõ ràng như thế, theo ông Lau.

"Tránh thuế là việc lợi dụng một số điều khoản thuế để áp dụng theo cách không đúng với nội dung của điều khoản đó, nhằm tránh phải trả thuế."

the panama papers, Mossack Fonseca hong kong

Hãng luật Mossack Fonseca của Panama có văn phòng hoạt động tại Hong Kong

Điều đó có nghĩa là nếu như quý vị tìm được một cách thức hoàn toàn hợp pháp để tránh phải trả thuế dựa vào một điều khoản nào đó trong hệ thống thuế, thì khi đó, tùy thuộc vào từng quốc gia cụ thể mà quý vị có thể được cho là không làm điều gì bất hợp pháp hết.

"Thế giới đầy những quốc gia và các vùng lãnh thổ cung cấp các dịch vụ đặc biệt nhằm hỗ trợ cho các cách che giấu tài sản," nhóm chuyên hoạt động chống tham nhũng Transparency International nói.

Các nhà hoạt động nói nay đã đến lúc các quốc gia này cần cải tổ thế giới tài chính ngầm mà họ cho hoạt động, và cần trở nên minh bạch hơn.

"Những nhà vận dụng, gồm các kế toán, luật sư, những người thành lập công ty - họ đều liên quan," Casey Kelso từ Transparency International nói.

"Họ đều kiếm được rất nhiều tiền, tính theo tỷ lệ phần trăm các lợi nhuận từ những giao dịch này."

'Quan điểm nghiêm túc'

Thế nhưng việc cải tổ các trung tâm ngân hàng hải ngoại không phải là điều dễ dàng.

Loại hình dịch vụ này thu hút hàng tỷ đô la mỗi năm cho các trung tâm ngân hàng hải ngoại, và đó không phải chỉ là cho các cá nhân.

Các tập đoàn thu lợi khổng lồ thường đặt văn phòng tại những trung tâm này để chỉ phải trả khoản thuế thấp hơn.

Google, Apple, Microsoft, BHP Billiton và Rio Tinto - toàn những cái tên nổi tiếng - đều thừa nhận là đang bị giới chức thuế Úc kiểm tra về việc sử dụng Singapore làm nơi marketing và đầu mối cung cấp dịch vụ.

Các hãng báo cáo thu nhập hàng trăm triệu đô la tại Singapore, nhưng trả thuế ở mức thấp hơn so với mức họ lẽ ra phải trả tại Úc, bởi Singapore có quy định thuế ở mức thấp hơn.

Hồ sơ Panama tiết lộ nhiều giao dịch tài chính vốn bị giấu kín từ nhiều năm qua

Các công ty nói rằng họ không làm gì sai, bởi Singapore là một cổng kinh doanh quan trọng đối với họ.

Thế nhưng Úc nói rằng nếu như số tiền các hãng kiếm được là từ Úc thì các hãng phải đóng thuế ở Úc.

Cả Singapore và Hong Kong nói họ có quan điểm nghiêm túc trong chuyện trốn thuế và ủng hộ các nỗ lực quốc tế trong việc xử lý các vấn đề xuyên biên giới.

Chính phủ nơi này đã nhanh chóng chỉ ra các nỗ lực mà họ thực hiện nhằm trấn áp các hoạt động bất hợp pháp.

"Singapore có quan điểm nghiêm túc đối với chuyện trốn thuế và sẽ không dung thứ bất kỳ trung tâm kinh doanh, tài chính nào hỗ trợ cho các hoạt động tội phạm liên quan tới thuế," Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore nói trong một tuyên bố.

Bộ Tài chính Singapore nói thêm: "Chúng tôi đang xem xét thông tin liên quan tới Hồ sơ Panama và sẽ tiến hành mọi biện pháp kiểm tra cần thiết."

"Nếu như có bằng chứng về việc làm sai trái bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào tại Singapore, chúng tôi sẽ không ngần ngại trong việc có hành động cứng rắn."

Trên thực tế, nhiều quốc gia Á châu đã cam kết đến 2018 sẽ trao đổi thêm các thông tin về thuế, như một phần trong sáng kiến Tự động Trao đổi Thông tin do OECD đưa ra.

Singapre, Nhật Bản, Hong Kong và Úc đều đã ký kết tham gia sáng kiến này.

Vậy nên nếu quý vị là một công dân Úc và mở tài khoản tại Singapore, về mặt lý thuyết, đến 2018 thì chính phủ của quý vị sẽ biết chuyện đó.

Nhưng các nhà chỉ trích nói rằng các nước phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng hải ngoại thì chẳng được lợi gì trong việc này. Trên thực tế, việc làm ăn của họ phụ thuộc và việc giữ kín được thông tin.

Rốt cuộc, vấn đề phụ thuộc vào việc ai sẽ có bước đi đầu tiên. Và chúng ta biết rằng một khi vẫn còn có cầu, thì sẽ luôn có nguồn cung.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160407_panama_papers_what_next_for_asia

***

Hồ sơ Panama: Putin bác bỏ cáo buộc 

5 giờ trước (07-04-16) 

the panama papers, russian Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin bác bỏ việc có "bất kỳ yếu tố tham nhũng nào" trong vụ tiết lộ thông tin Hồ sơ Panama và nói các phe đối lập chống lại ông đang tìm cách gây bất ổn cho nước Nga.

Ông Putin lần đầu tiên phát biểu sau vụ hàng triệu tài liệu mật bị rò rỉ từ hãng luật Mossack Fonseca đặt tại Panama.

Các tài liệu thể hiện rằng có một số công ty hải ngoại là thuộc sở hữu của các cộng sự thân cận của ông Putin.

Các tài liệu cho thấy những công ty này có lẽ đã được sử dụng để rửa tiền.

Ông Putin trong lúc phát biểu trực tiếp trên truyền hình nói rằng các thành phần chống đối lại Nga ở phương Tây "đang lo lắng trước sự thống nhất và đoàn kết của dân tộc Nga... và đó là lý do vì sao họ tìm cách chống phá chúng ta từ bên trong, khiến chúng ta phải chịu nghe lời họ".

Ông nói bởi các thành phần chống đối không thể tìm thấy cái tên Putin trong hồ sơ Panama, nên "họ đã tạo ra một sản phẩm thông tin".

"Họ đã tìm được một vài người quen, một vài bạn bè của tôi... và đã dựng lên chuyện từ những thông tin đó."

the panama papers, mossack fonseca

Các tài liệu nêu danh một người bạn lâu năm của Putin và là cha đỡ đầu cho con gái của ông, nghệ sỹ chơi đàn cello Sergei Roldugin, là chủ sở hữu hai công ty hải ngoại, International Media Overseas và Sonnette Overseas.

Theo các tài liệu, hai công ty này đã tham gia vào một số giao dịch đáng ngờ, trong đó có một giao dịch International Media Overseas nhận được khoản vay trị giá 6 triệu đô la hồi năm 2007 và sau đó ba tháng đã được xóa nợ với mức giá chỉ một đô la.

Ông Roldugin chưa công khai bình luận gì về các cáo buộc trên.

Ông Putin không đi vào chi tiết các cáo buộc chống lại ông Roldugin hay các lợi ích nào khác của Nga ở hải ngoại, nhưng lên tiếng ca tụng người bạn của mình.

Ông nói ông tự hào về những người như ông Roldugin, người mà ông nói đã chi gần như toàn bộ số tiền kiếm được vào các loại nhạc cụ và góp tiền cho các tổ chức nhà nước.

Một số quốc gia đang điều tra về khả năng có tội phạm tài chính trong số những người giàu có và quyền thế sau vụ rò rỉ thông tin Mossack Fonseca.

Thủ tướng Iceland trong tuần đã phải từ chức sau khi các thông tin cho thấy ông từng sở hữu một công ty hải ngoại cùng với vơ nhưng đã không khai báo khi vào quốc hội. Ông nói mình không làm điều gì sai trái.

Việc tiết lộ thông tin ồ ạt cho thấy tầm mức khủng khiếp của Mossack Fonseca trong việc giúp một số khách hàng tốn thuế và tránh các lệnh trừng phạt, tuy hãng luật này nói họ không làm gì sai và các thông tin đã bị đưa ra không đúng bối cảnh thực tế.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160407_panama_putin_rejects_allegations


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site