lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Lễ Truy Điệu 13 Chiến Sĩ Biệt Động Quân Vị Quốc Vong Thân Tại Củ Chi Ngày 30/04/1975

Lịch sử Việt Nam | Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa

1, 2

 

 

Bới Đất Tìm Xương

Trần Đình Thế

...

Vừa nói chuyện với tôi Dũng vừa lấy bàn tay thọc xâu vào lớp đất bì bõm nước, bỗng nhiên Dũng kêu to lên : có xương rồi, xương này to lắm, chắc là xương ống chân…. Tôi như trút được gánh nặng một phần vì đây đúng là hố chôn rồi, nhưng để xác định là có hài cốt chú Tài hay hài cốt của các quân nhân BĐQ là một quá trình rất dài và phải có kỷ vật gì để chứng minh. Dũng nhoẻn miệng cười và hỏi : anh có muốn xem không, không một giây để suy nghĩ tôi trả lời : tất nhiên và tôi là người đầu tiên nhìn thấy cái xương chân đó. Dũng làm một vài động tác và cầm lên một ống xương chân dài, còn nguyên chiếc vớ đã ngả màu bao bọc lại, bất ngờ tiếp theo là còn cả sợi dây trói bằng chỉ cước xanh to bằng ngón tay cái….nước mắt tôi đã rơi vì có lẽ đây là khoảnh khắc đã làm tôi xúc động và sẽ ám ảnh tôi mỗi khi nghĩ về nó, tôi bỗng nhiên hình dung ra thời khắc đó : khi bọn du kích dẫn các quân nhân BĐQ anh hùng ra tàn sát tập thể, họ vẫn bị trói chặt tay hoặc chân, tôi cố dằn cơn xúc động nhưng nước mắt cứ tuôn rơi, lòng tôi gầm thét như bị ai làm tổn thương….. tôi tự hỏi tại sao lại có dây nịt, có lẽ lúc khi bị tàn sát họ vẫn mặc đồ quân phục kiêu hãnh của Biệt Động Quân…..

kỷ vật người đã mất

đợt đầu tiên khi phát hiện ra xương

kỷ vật của các chiến sĩ biệt động quân

Xương ống chân và dây trói bằng chỉ cước xanh
Và có cả sợi dây nịt bằng vải dù mặc dù cái đầu dây nịt đã rỉ sét

Cảm giác đau xót như ai xát muối vào vết thương, nhưng đây là vết thương lòng làm sao mà lành lại được… bỗng nhiên chú Út đứng sau lưng tôi từ khi nào, ông vỗ vai tôi nhè nhẹ như an ủi, làm tôi thức tỉnh nếu tôi quá xúc động sẽ để lộ ra tung tích của mình, đốt vội điếu thuốc lá và cố giữ bình tỉnh, tôi quay sang hỏi chú Út : vậy khi du kích bắn những người này thì họ đang mặc quần áo gì hả chú, ông suy nghĩ vài phút rồi nói : lúc đó đông ngươì lắm, nên chú chỉ nhớ là có người mặc chỉ cái quần cụt, người thì còn mặc quần dài của lính, người thì mặc áo, người thì cởi trần… lâu rồi chú chỉ nhớ có vậy. Tôi ra hiệu cho mọi người nghỉ ngơi một chút vì chính xác là đây rồi với lại tôi muốn có thêm thời gian để suy nghĩ. Tôi quay lưng lại thì hỡi ơi có cả hơn 40 người hiếu kỳ đang đứng xem từ khi nào mà tôi không biết họ đến từ đâu và từ khi nào, họ bắt đầu bàn tán : xót thương có, chửi rủa có, thông cảm có, mắng nhiếc có, cảm thông có và có người đã khóc… họ còn kể chính xác là thời điểm tàn sát vào xế chiều vào khoảng 4h00 hay 5h00 gì đó. Sau vài phút nghĩ ngơi và nói chuyện, bên công nhân khai quật tiếp tục công việc của mình, thời khắc quan trọng đã đến một cái thẻ bài đã được Dũng mang lên từ cái hố chừng nửa mét sâu : tôi như đứng tim và cầm ngay cái thẻ bài đến cái bờ ruộng có nước sạch rửa để xem và hy vọng đó là thẻ bài của chú Tài nhưng một thoáng thất vọng đã xuất hiện trên khuôn mặt của tôi, thẻ bài không phải của chú Tài mà là của :

kỷ vật

Ly A Sam
Số quân : 70/131238
Loại máu : A +

Và một thẻ quân nhân cũng là của Chú Sam: tên đầy đủ là :

Lý A Sầm
Sinh ngày : 19/5/1950
Cha : Lý Man Soi
Mẹ: Hồ Thị Minh

Lịch sử Việt Nam | Biệt Động Quân kỷ vật người đã khuất

Mặt trước và mặt sau của thẻ quân nhân

Lúc này thời tiết càng nóng gay gắt cũng như lòng người cũng gay gắt nóng hy vọng tìm được thêm kỷ vật. Và tiếp theo là một thẻ căn cước với nội dung:

Trịnh Ngọc Thuần
Sinh ngày : 3/03/1957 tại Saigon
Cha: Trịnh Hữu Hiền
Mẹ : Hứa Thị Là
Địa chỉ : 15/1 ngô Quyền – Sai gòn

Lịch sử Việt Nam | Biệt Động Quân thẻ quân nhân việt nam cộng hòa

mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước

Như vậy thời điểm chú Sầm bị tử hình ông vừa tròn 25 tuổi và chú Thuần thì chỉ vừa 18 tuổi và 01 tháng. Tôi tự hỏi tại sao chiến tranh kết thúc, các anh là người thắng cuộc tại sao lại phải đối xử và tàn sát những người như vậy và giờ những người đã thi hành việc tử hình năm xưa đang ở đâu, họ có đứng trong vài chục người đang đứng kề cận bên tôi, và họ nếu có và chứng kiến thì họ đang nghĩ gì trong lúc này……càng quanh quẩn với các câu hỏi tôi càng cảm phục và hãnh diện về các quân nhân BĐQ dưới quyền của Bố tôi, những anh hùng vô danh, vì lý tưởng họ đã chiến đâu đến hơi thở và viên đạn cuối cùng, họ còn quá trẻ để phải chết, nhưng họ đã quyết định chọn cái chết một cách đau đớn nhất nhưng vô cùng kiêu hãnh và đáng để thế hệ sau lấy đó làm niềm tự hào, trong những nổi đau thương luôn có những niềm kiêu hãnh.

Lúc này tinh thần mọi người bắt đầu bớt căng thẳng vì đã có những kỷ vật và ai cũng hy vọng sẽ có bất cứ kỷ vật gì là của chú Tài, có lẽ chú Sầm là người cẩn thận nên hầu như các giấy tờ đều còn. Tôi miên man với bao suy nghĩ và cầu nguyện thì Dũng lại moi từ lòng đất một cái túi nylon đã ngả màu theo thời gian, tôi lập tức cầm lấy và mở ra, thì trời ạ… một chai dầu gió hiệu “song thập”, một bàn chải đánh răng, một cây viết, một cái bóp cá nhân có hình một người mặc đồ lính chụp hình chung với một cô gái – nhưng rất mờ và rất khó để nhận diện khuôn mặt…..tiếp theo trái tim tôi có lẽ ngừng đập trong thời khắc này : đó là một cái đồng hồ đeo tay sợi dây đồng hồ bằng da màu đen, còn nguyên vẹn, tôi vội vàng lẻn ra khỏi nơi đang quá đông người và ồn ào : cái đồng hồ đã bị gỉ sét theo thời gian nhưng hai kim đồng hồ thì còn nguyên vẹn…..

Lịch sử Việt Nam | Biệt Động Quân thẻ quân nhân việt nam

chiếc đồng hồ và sợi dây đeo còn nguyên vẹn

Kim đồng hồ chỉ 4h14 phút ngày 31 – như vậy có 02 giả thuyết chúng ta có thể suy luận :

1. Các quân nhân bị tàn sát vào lúc 4h14 phút, ngày 30-4-1975 vì đồng hồ đeo tay thời đó thường là đồng hồ lên giây nên chỉ chạy đúng 24 giờ sau đó lên dây thì mới tiếp tục vận hành, khi chủ nhân của chiếc đồng hồ này bị tàn sát thì nó vẫn tiếp tục chạy đúng 24 giờ (tức là ngày 31-4-1975) nữa rồi mới ngừng hẳn 36 năm qua trong lòng đất.

2. Là chủ nhân chiếc đồng hồ đó bị tàn sát, vào lúc thời điểm đồng hổ chỉ lúc : 4h14 phút, khi nằm xuống đã gặp nước và hư hỏng ngay.

Tôi như điên như dại, ôm cái đồng hồ vào lòng và bật khóc tôi muốn hét thật to vào không gian yên tĩnh nơi tôi đang đứng một mình. Có một sự huyền bí nào hay chỉ là sự trùng hợp khó tin là các chú đã để lại một dấu hiệu cho mọi người và gia đình biết chính xác ngày và thời gian họ đã nằm xuống cho quê hương, đất nước.

Cuộc đào hố chôn vẫn tiếp tục, thoáng thất vọng đã hiện rõ lên khuôn mặt của cô Hương và gia đình chú Tài là vẫn chưa tìm được bất cứ vật gì để chứng minh là có chú Tài. Nhưng tôi thì hơi khác vì tôi nghĩ rằng trước tiên phải có bất cứ kỷ vật gì để chứng minh đây là TĐ 38, và tôi tiếp tục cầu nguyện, gào thét tên Bố tôi trong tâm khảm là hãy phù hộ cho tôi và mọi người. Và đây rồi thêm một cái bóp cá nhân được Dũng đưa tận tay tôi, tôi lập tức mở ra :

Lịch sử Việt Nam | Biệt Động Quân kỷ vật người đã mất

Mặt trước và mặt sau của giấy quyết định điều động

Tôi lập tức đọc kỹ danh sách các quân nhân có tên và trong đó đã có tên của chú Sầm, như vậy như tôi đã nói ở trên chú Sầm là người cẩn thận….được điều động về TĐ 38- Liên Đoàn 5 – Biệt Động Quân, phía sau có chữ ký Ông Trung Tá Nguyễn Văn Đương – Liên Đoàn trưởng LĐ 5 ký năm 1969, như vậy so với số quân của chú Sầm thì ông về TĐ 38 từ năm 1969 và đã vĩnh viễn không được thuyên chuyển sang các binh chủng khác.

Và một “Chiến Thưởng Bội Tinh” phía sau có chữ ký Ông Trung Tá Nguyễn Văn Đương – Liên Đoàn trưởng LĐ 5 ký 8-5-1969

Và một giấy có ghi phía sau là : Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 38 – Biệt Động Quân – Ông Nguyễn Thanh Tiến hay Tiền… năm 1965.

Lúc này trời đã về chiều, ai cũng mệt mỏi và gần như không còn hy vọng gì là sẽ tìm kiếm được nữa vì cái hố đã được đào quá rộng rồi, với diện tích là 3m x 6m…..

Lịch sử Việt Nam | hố chôn tập thể Biệt Động Quân bói đất tìm xương

Quần áo, dây trói và thắt lưng…

Sau khi hội ý với nhà ngoại cảm thì ông quyết định là tất cả đã đầy đủ và không nên tiếp tục đào nữa… tôi không thể giải thích được hiện tượng này chỉ biết là ông cứ đi quanh trên cái hố đã được đào, nhắm nghiền mắt và nói chuyện một mình.

hố tập thể

Toàn cảnh cái hố chôn tập thể – thật khủng khiếp

Sau đó gia đình hội ý thật nhanh và làm các công tác nhận diện hài cốt của chú Tài bằng hình thức nhà ngoại cảm nói chuyện với các vong linh (lý do tôi không tường thuật việc này vì gia đình chú Tài đã bàn bạc với nhà ngoại cảm). Tiếp theo đó mọi người quyết định sẽ hỏa táng chú Tài và các quần áo, dây nịt, dây trói…… tại cánh đồng lúa nơi chú và các chiến hữu đã nằm lạnh lẽo suốt bao năm qua.

kỷ vật người đã chết

Toàn bộ hài cốt và quần áo, dây thắt lưng và dây trói

hỏa thiêu người đã chết

Đang tiến hành hỏa táng chú Tài

hỏa thiêu người đã chết

Đang tiến hành hỏa táng quần áo và các kỷ vật

Số hài cốt còn lại tạm thời được để vào trong một cái “khạp” để hy vọng gia đình sẽ liên lạc và mang người nhà của mình về.

Lúc này gia đình và mọi người ngồi cách rất xa, tôi và các bạn đi cùng tiến hành việc hỏa táng….cảm giác như kẻ không hồn…buồn vui trộn lẫn…nghĩ về cảm giác nơi này 36 năm về trước khi chiến tranh chấm dứt đã có một cuộc tàn sát diễn ra giữa những người Việt Nam với nhau cùng chung giòng máu Lạc Hồng, cùng huyết thống….cuộc tàn sát này đã có thể không xảy ra nếu lúc đó…

Phần hỏa táng:

Tôi và cô Hương rong ruổi mang cái “khạp” gửi vào nhà thờ mong ước để xin gửi trong vòng 02 tháng để đăng tin tìm người thân và cũng để vận động sự giúp đỡ vì tất cả các chi phí đều do tiền túi của cô Hương bỏ ra… giờ thì cô ấy đã thật sự hết khả năng mất rồi.

Về nước được 02 tuần tôi vui mừng được cô Hương thông báo là đã đủ số tiền để hỏa táng và gửi vào nhà thờ, tôi hạnh phúc đến dâng trào vì mọi việc gần như đã hoàn tất, mang cái ‘khạp” đi hỏa táng về xong thì tôi liền chạy ngay về nhà thờ đễ làm các thủ tục cần thiết nhằm để các chú an nghỉ…

Cảm giác phấn khởi tôi bước vào thì được bộ phận hài cốt cho biết hoàn toàn họ chưa nhận bất cứ tiền của ai để lo cho cái “khạp” này, tôi như chết đứng và vô cùng tức giận, tôi liên lạc với cô Hương thì được Cô cho biết là người đã trực tiếp gửi tiền về cho nhà thờ là ông Đ.T.H – một cựu quân nhân BĐQ, cô Hương cho tôi số phone của người đó để tôi liên lạc và tôi hy vọng chắc họ đã gửi tiền về…… Qua những khó khăn và sự hiểu lầm mà tôi cho rằng có thể tránh được nếu họ – những người đã vận động có một sự tin tưởng và thấu hiểu được các khó khăn mà chúng tôi gặp phải trong suốt quá trình tìm hố chôn – và đây chính là hạt sạn nhỏ trong sự thành công của việc khai quật và hỏa táng mang về nhà thờ đúng như ước nguyện của gia đình.

Đôi dòng tâm sự :

Về đến nhà tôi thẩn thờ và ngồi bệt trên ghế giống như vừa trở về từ cõi chết, cảm giác như các chú cứ quanh quẩn đâu đây… thầm nghĩ đã nhiều năm nằm hiu quạnh, lạnh lẽo nơi hiu hắt và cô đơn, giờ các chú đã được giải thoát… Hãy thực hiện các ước nguyện của nghiệp trai chưa tròn, về thăm gia đình và bạn bè những người thân đã lo lắng trong suốt thời gian qua các chú nhé!!!

Tôi liên tưởng lại các câu chuyện và lời kể của vài nhân chứng và chính thức tôi xác nhận rằng : Tiểu Đoàn 38 – LĐ 32 – Biệt Động Quân là đơn vị BĐQ cuối cùng đã chiến đấu vào giờ 25 của cuộc chiến, họ đã chiến đấu một trận cuối cùng của đời lính vinh quang nhưng đầy cay đắng, họ và chính họ đã chọn cái chết đau đớn nhưng oai hùng sẽ được mọi người nhắc đến…

Theo lời kể của chú Út thì sau khi TĐ 38 hết đạn, người du kích tên là Cò Ráng – đã có những giây phút thóa mạ và mắng nhiếc TĐ 38 và Bố tôi đã to tiếng với người này, sau khi vào trong hội ý chúng đã dẫn Bố tôi ra cái đồng ớt gần đó và tử hình nhằm áp đảo tinh thần anh em còn lại, về nội dung cuộc tranh cãi của Bố tôi thì không ai còn nhớ đến nội dung – kể cả chú Út vì theo ông lúc đó rất đông người, kẻ thóa mạ, dùng những từ khó nghe…. nhưng ai cũng có thể thấy việc tàn sát là chủ đích cá nhân của một nhóm du kích có lẽ lúc đụng độ bên du kích cũng đã bị thiệt hại rất nhiều…

Dự đoán mãi mãi là dự đoán nhưng chúng ta cần tôn trọng sự thật, và vinh danh họ : Thiếu Tá Trần Đình Tự – và các quân nhân TĐ 38 chính là đơn vị BĐQ cuối cùng chiến đấu và cái chết của họ phải được trân trọng như những giá trị lịch sử của QLVNCH.

Bố tôi và họ cũng đã có thể có cách khác để an toàn về với gia đình nhưng tôi hiểu Bố tôi qua nhiều thông tin tôi có được, Ông không bao giờ thỏa hiệp chứ đừng nói đến đầu hàng. Họ đã chiến đấu vì lý tưởng, vì danh dự….Họ không cần vinh danh, không cần chức tước, họ chỉ cần trả lại sự thật cho sự hy sinh của họ, họ chỉ biết chiến đấu với lời nguyện ước với non sông :

Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm

Và sau cùng họ chỉ mong những người còn lại, nhớ đến họ, thắp cho họ một nén hương lòng mỗi khi 30/4 lại về để họ yên lòng nơi cõi trời cao rộng.

Kính Bố : con đã thực hiện xong trăn trở của Mẹ, trách nhiệm và bổn phận của con một người lính VNCH, đâu đó trong cõi tạm trần gian này con mong Bố đã thấy và hài lòng về những gì con làm cho những người đồng đội đã cùng lý tưởng với Bố và đã vĩnh viễn nằm xuống cho quê hương. Hãy thanh thản nơi cõi trời cao rộng – Bố và các Chú sẽ không bao giờ cô đơn, sẽ không bao giờ bị quên lãng.

Trần Đình Thế

Tháng 9 năm 2011

1, 2

 
@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed

free counters
un compteur pour votre site